Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nhóm rủi ro nhóm rủi ro thị trường, nhóm rủi ro sản xuất, nhóm rủi ro thể chế, rủi ro cá nhân, rủi ro tài chính tác động như thế nào đến hi
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPCỦA NÔNG HỘ
Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp 2
Khóa: 34
Cần Thơ, 2012
Trang 2i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày 09 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Diễm Quyên
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, được sự giảng dạy nhiệt tình của quý Thầy Cô của trường, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh em đã học được những kiến thức thật hữu ích cho chuyên ngành của mình Nhất là trong quá trình thu thập số liệu làm đề tài tốt nghiệp, em đã có điều kiện tiếp xúc và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế, giúp em trưởng thành và tự tin bước vào cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh, đặc biệt là Thầy Nguyễn Quốc Nghi và cô Trần Quế Anh, giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ cho em rất nhiều về mặt tài liệu và số liệu, tạo điều kiện giúp em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình đồng thời em cũng cảm ơn đến các bạn trong nhóm nghiên cứu đã nhiệt tình giúp
đỡ em trong quá trình làm đề tài này
Cùng lời cảm tạ, em xin kính chúc quý Thầy Cô cùng các bạn sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống
Ngày 09 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Diễm Quyên
Trang 4iii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN QUỐC NGHI
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD
Tên sinh viên: Nguyễn Thị Diễm Quyên
Mã số sinh viên: 4085280
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp 02 K34
Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO NÔNG NGHIỆP VÀ PHẢN ỨNG CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÖA Ở HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
Chủ đề nghiên cứu của tác giả rất phù hợp với chuyên ngành đào tạo
2 Về hình thức trình bày:
Hình thức trình bày rõ ràng, thẩm mỹ, đúng theo quy định của Khoa và kết cấu của một đề tài nghiên cứu khoa học
3 Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài:
Đề tài kế thừa các nghiên cứu trước đây vì thế cơ sở khoa học của nghiên cứu rất đảm bảo Đề tài mang tính cấp thiết cao vì rủi ro trong nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng đang là vấn đề nan giải cho cả ngành nông nghiệp Đề tài đã đánh giá tác động của các loại rủi ro, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục các rủi ro, giúp nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài:
Nghiên cứu dựa trên phân tích số liệu sơ cấp được tác giả và giáo viên hướng dẫn điều tra trực tiếp với phương pháp chọn mẫu phù hợp vì thế độ tin cậy cao
5 Nội dung và kết quả đạt được:
Kết quả phân tích của đề tài giải quyết tôt các mục tiêu đề ra Nội dung nghiên cứu là cơ sở khoa học cho lãnh đạo ngành nông nghiệp tham khảo nhằm các chính sách hỗ trợ nông hộ giảm thiểu các rủi ro trong nông nghiệp nói chung
và nông hộ trồng lúa ở huyện Châu Thành A nói riêng
6 Kết luận chung:
ĐỀ TÀI ĐẠT YÊU CẦU CỦA MỘT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Cần Thơ, ngày 07 tháng 05 năm 2012
Người nhận xét
Ths Nguyễn Quốc Nghi
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 6
v
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Phạm vi về không gian 2
1.4.2 Phạm vi về thời gian 3
1.4.3 Đối tượng và nội dung nghiên cứu 3
1.5 Lược khảo tài liệu 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1 Phương pháp luận 12
2.1.1 Khái niệm về nông hộ 12
2.1.2 Khái niệm về rủi ro 12
2.1.3 Rủi ro trong nông nghiệp 13
2.1.4 Khái niệm về bảo hiểm 15
2.1.5 Sự cần thiết của bảo hiểm nông nghiệp 16
2.2 Mô hình nghiên cứu 16
2.2.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ 16
2.2.2 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ 20
2.3 Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1 Phương pháp phân tích theo mục tiêu 23
Trang 72.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 24
2.3.2.1 Số liệu thứ cấp 24
2.3.2.2 Số liệu sơ cấp 24
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 25
3.1 Tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCl 25
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 25
3.1.1.1 Vị trí địa lý 25
3.1.1.2 Địa hình 25
3.1.1.3 Khí hậu 25
3.1.1.4 Nguồn nước 25
3.1.1.5 Đất đai 25
3.1.1.6 Sinh vật 26
3.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL 26
3.2 Kinh nghiệm hỗ trợ nông hộ ứng phó với một số rủi ro nông nghiệp của các quốc gia trên thế giới 30
CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO NÔNG NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ PHẢN ỨNG CỦA NÔNG HỘ 36
4.1 Tình hình chung về nông hộ 36
4.1.1 Thông tin chung về đáp viên 36
4.1.2 Hiệu quả sản xuất của nông hộ 40
4.2 Thực trạng rủi ro và phản ứng của nông hộ 43
4.2.1 Thực trạng tác động của rủi ro đến hiệu quả sản xuất của nông hộ 43
4.2.2 Tình hình phản ứng của nông hộ khi gặp rủi ro 48
4.2.3 Kiểm định sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến từng loại hình sản xuất nông nghiệp 58
4.2.4 Mức độ sẵn lòng tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ 59
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ vùng ĐBSCL 61
4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ 64
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT NÔNG
Trang 8vii
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 67
5.2 Một số giải pháp được đề xuất 70
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
6.1 Kết luận 73
6.2 Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 9
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diễn giải biến trong mô hình nghiên cứu 1 19
Bảng 2.2: Diễn giải biến trong mô hình nghiên cứu 2 22
Bảng 2.3: Mô tả cơ cấu mẫu khảo sát theo tiêu chí phân tầng 24
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp khu vực ĐBSCL giai đoạn 09-10 27
Bảng 3.2: Diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng khu vực ĐBSCL giai đoạn 2009-2011 27
Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng khu vực ĐBSCL giai đoạn 2009-2011 29
Bảng 4.1: Mô tả đặc tính kinh tế - xã hội của đáp viên 36
Bảng 4.2: Mô tả một số đặc điểm sản xuất của nông hộ 38
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất nông nghiệp của các nông hộ 41
Bảng 4.4: Mức độ tác động của rủi ro sản xuất đến hiệu quả sản xuất của nông hộ 44
Bảng 4.5: Mức độ tác động của rủi ro thị trường đến hiệu quả sản xuất của nông hộ 45
Bảng 4.6: Mức độ tác động của rủi ro tài chính đến hiệu quả sản xuất của nông hộ 47
Bảng 4.7: Phản ứng của nông hộ trước rủi ro về thời tiết, khí hậu 48
Bảng 4.8: Phản ứng của nông hộ trước rủi ro nguồn nước ô nhiễm 49
Bảng 4.9: Phản ứng của nông hộ trước rủi ro dịch bệnh 50
Bảng 4.10: Phản ứng của nông hộ trước rủi ro về giống 51
Bảng 4.11: Phản ứng của nông hộ trước rủi ro về giá cây con giống 52
Bảng 4.12: Phản ứng của nông hộ trước rủi ro về giá phân bón, hóa chất 53
Bảng 4.13: Phản ứng của nông hộ trước rủi ro về giá thức ăn 54
Bảng 4.14: Phản ứng của nông hộ trước rủi ro về giá bán đầu ra 55
Trang 12TGBH : Tham gia bảo hiểm
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
RMA : Risk Management Agency (Cục quản lý rủi ro)
FCIC : Federal Crop Insurance Corporation (Tổng công ty bảo hiểm mùa màng liên bang)
PCIC : Philippines Crop Insurance Corporation (Tổng Công ty bảo hiểm
mùa màng Philippin)
ĐVT : Đơn vị tính
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
Tuy nhiên, nông nghiệp lại là một ngành sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủiro sản xuất (thiên tai, dịch bệnh…), rủi ro giá đầu vào đầu ra, rủi ro về tài chính, rủi ro thể chế (Bùi Thị Gia, 2005) Vì vậy, nông dân trên cả nước nói chung và ở khu vực ĐBSCL nói riêng luôn phải đối mặt với những nguy cơ, tổn thất về lợi nhuận Đặc biệt trong thời buổi kinh tế lạm phát, bão giá, thời tiết không ổn định, sâu bệnh và dịch hại… như hiện nay thì nông dân phải chịu tác động mạnh hơn của các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp Nhận thức được việc nông dân phải gánh chịu nhiều thiệt hại trong sản xuất, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ nông dân để giảm thiểu tác động của các rủi ro như chính sách Tam nông, hỗ trợ giá đầu vào đầu ra Gần đây Việt Nam cũng đã triển khai chương trình Bảo hiểm nông nghiệp nhằm góp phần đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp của nông dân được ổn định hơn Tuy nhiên nó vẫn chưa đem lại hiệu quả do kinh tế nước ta còn khó khăn, công tác tiếp thị sản phẩm bảo hiểm còn hạn chế, và đặc biệt là do thói quen của người dân chưa coi trọng việc mua bảo hiểm và chưa nhận thức được nguồn lợi từ bảo hiểm Vì vậy, đến nay nông dân vẫn luôn phải chịu thiệt hại “kép” (rủi ro thiên tai và thị trường) trong sản xuất và luôn là đối tượng hưởng lợi thấp trong hệ thống phân phối nông sản
Trang 14- 2 -
Trước tình hình trên, nông dân sản xuất nông nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ kịp thời
để có thể cải thiện thu nhập và đời sống
Do đó, em chọn đề tài nghiên cứu "Giải pháp hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở khu vực ĐBSCL" nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
cho nông hộ, góp phần làm tăng thu nhập và ổn định đời sống cho người dân khu vực ĐBSCL
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tác động của rủi ro nông nghiệp
và phản ứng của nông hộ ở ĐBSCL Từ đó, đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro trong sản xuất trong nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ ở khu vực ĐBSCL
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nông hộ tham gia sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL chịu tác động bởi các loại rủi ro nào?
Tác động của các loại rủi ro trong sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân như thế nào?
Mức độ tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ như thế nào?
Làm thế nào để hạn chế tác động của các rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về thời gian
Các số liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm cả số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu có giá trị thời gian từ năm 2000 đến nay Đối với số liệu sơ cấp, tác giả sẽ tập trung vào việc điều tra thu thập kết
Trang 15quả sản xuất các vụ mùa gần nhất (vụ mùa cuối năm 2011) của nông hộ Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012
1.4.2 Phạm vi về không gian
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là khu vực ĐBSCL vì đây là địa bàn được xem
là vựa lúa lớn nhất và đại diện cho vùng đặc trưng sản xuất nông nghiệp của cả nước, chiếm 90% sản lượng lúa xuất khẩu, 70% lượng trái cây và khoảng 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu[17] Tuy nhiên, khu vực ĐBSCL với sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, địa hình và thổ nhưỡng nên việc sản xuất nông nghiệp của mỗi địa phương trong vùng rất khác nhau Đặc thù mỗi tỉnh có một thế mạnh riêng về sản xuất nông nghiệp Vì vậy, tác giả lựa chọn địa bàn nghiên cứu như sau: Tiền Giang (đại diện là cây ăn trái), Cần Thơ (đại diện là chăn nuôi), Hậu Giang (đại diện là cây lúa), Bạc Liêu (đại diện là thủy sản)
1.4.3 Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ đang hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL, cụ thể là các nông hộ chăn nuôi heo ở Tp Cần Thơ, nông
hộ nuôi tôm sú ở huyện Long Hải tỉnh Bạc Liêu, nông hộ trồng lúa ở huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang và nông hộ trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang Việc sản xuất nông nghiệp của nông hộ cả nước nói chung và nông hộ ở khu vực ĐBSCL nói riêng, luôn đối mặt với rất nhiều rủi ro và khó khăn Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nhóm rủi ro (nhóm rủi ro thị trường, nhóm rủi ro sản xuất, nhóm rủi ro thể chế, rủi ro cá nhân, rủi ro tài chính) tác động như thế nào đến hiệu quả sản xuất của nông hộ… Từ đó, đưa ra các giải pháp giúp nông hộ ở khu vực ĐBSCL giảm thiểu tác động của rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nông thôn
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất ẩn chứa nhiều rủi ro Do đó, người nông dân luôn phải đối mặt với những khó khăn gây thiệt hại đến hiệu quả sản xuất cũng như lợi nhuận của mình Vì vậy, những vấn đề như: nhận diện các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, mức độ tác động của các rủi ro, những phản ứng của nông hộ cũng như các chiến lược quản trị rủi ro trong sản xuất nông nghiệp đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu Dưới đây là một số nghiên cứu mà tác giả lược
Trang 16- 4 -
Tru C Le, và France Cheong (2009), “Đo lường mức độ rủi ro và hiệu quả
của các chiến lược quản trị rủi ro trong việc nuôi cá da trơn ở Việt Nam” Tạp chí
Công nghệ và Kỹ thuật, Viện Khoa học thế giới, Số 57, trang 249-260 Nghiên cứu nhằm phân tích việc nhận thức rủi ro cũng như sự phản ứng trước các rủi ro này của những nông hộ nuôi cá da trơn ở Việt Nam Đặc biệt, nghiên cứu sẽ tập trung vào mức độ của các loại rủi ro và hiệu quả của các chiến lược làm giảm thiểu rủi ro trong ngành nghề nuôi cá da trơn Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi Trước đó, nghiên cứu cũng đã thu thập ý kiến của những người liên quan đến ngành nghề nuôi cá da trơn như các hộ nuôi cá, cán
bộ quản lý thị trường, các nhà nghiên cứu của các trường đại học về những vấn đề liên quan đến các loại rủi ro, nguồn gốc của các rủi ro cũng như sự phản ứng trước các rủi ro đó Nghiên cứu cũng đã tiến hành phỏng vấn thử 10 hộ nuôi cá da trơn với quy mô nuôi khác nhau để kiểm tra tính phù hợp của các câu hỏi Nghiên cứu được tiến hành thông qua phỏng vấn 270 hộ nuôi cá da trơn ở An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ trong đó có 261 quan sát phù hợp để xử lý chủ yếu bằng phương pháp thống kê mô tả Để đo lường mức độ tác động của các rủi ro đến người nuôi cá da trơn nghiên cứu đã đề xuất 40 rủi ro khác nhau và dùng thang đo Likert 5 mức độ để
đo lường từ mức 1 (ít tác động nhất) đến mức 5 (tác động nhất) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, việc nhận dạng các rủi ro đến quá trình sản xuất chỉ mang tính chất cá nhân, tùy thuộc vào từng hộ nuôi cá Một số nguyên nhân gây ra rủi ro được các hộ nuôi quan tâm nhất là: việc sử dụng các loại hóa chất và thuốc, việc không tiếp cận được với thị trường Bốn rủi ro mà các hộ nuôi cá đánh giá là có tác động lớn nhất đến hiệu quả sản xuất của họ: sự thay đổi giá bán, chi phí giá nguyên vật liệu đầu vào, tỷ lệ cá chết do các loại bệnh và chất lượng con giống Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy rằng việc nhận thức về các chính sách làm giảm rủi ro của các hộ nuôi cá
da trơn không khác nhau nhiều: tuân theo các quy định của Chính phủ, tham gia các buổi hội thảo, xử lý ao trước khi thả giống, đảm bảo tính đồng nhất của con giống và quản lý kỹ môi trường nước
James Hanson, Robert Dismukes, William Chambers, Catherine
Greene, Amy Kremen (2004), “Rủi ro và quản trị rủi ro trong nông nghiệp hữu
cơ: nhìn nhận của người nông dân” Đại học Maryland, Tạp chí Thực phẩm và
Nông nghiệp, Số 19, Trang 218-227 Nghiên cứu này nhằm tìm ra các rủi ro mà người nông dân làm nông nghiệp hữu cơ phải đối mặt, làm thế nào để vượt qua và sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý trong việc giảm thiểu rủi ro Để thực hiện được các mục tiêu này thì nhóm tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm đối với các nông dân làm nông nghiệp hữu cơ ở hai bang là New York và Nam
California Trong các buổi phỏng vấn, nông dân sẽ được chia thành nhiều nhóm nhỏ
và mỗi nhóm sẽ thảo luận 6 chủ đề khác nhau trong vòng 2 giờ với mục đích cuối cùng là xác định các rủi ro trong quá trình canh tác mà nông dân gặp phải, cách họ ứng phó cũng như là sự cần thiết đối với các cơ quan quản lý để giảm thiểu rủi ro Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nông dân trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải đối mặt với 5 rủi ro chính Thứ nhất là các rủi ro liên quan đến việc sản xuất nông nghiệp chính bao gồm các yếu tố như: thời tiết, dịch bệnh, các côn trùng cũng như tình trạng một số thiên địch bị chết do các loại thuốc trừ sâu Thứ hai, khi sản xuất người nông dân phải chịu những rủi ro do một số cơ thể biến đổi gene Đây cũng là rủi ro mà theo các nông dân đánh giá là có tác động nhất đến họ, các cơ thể biến đổi gene này xuất hiện khắp nơi, có thể ảnh hưởng xấu đến cây cũng như là phẩm chất
Trang 17chung của cả đợt thu hoạch Rủi ro thứ ba liên quan đến các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, chi phí đất tăng cao Trong đó, theo nhóm nghiên cứu thì yếu tố về khả năng tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng trong nông
nghiệp là đáng lo nhất, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân Thứ tư là các rủi ro liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ Một số nông dân được hỏi cho rằng việc sản xuất với quy mô lớn của họ đôi khi gặp nhiều khó khăn do tình trạng cung vượt quá cầu thường xuyên xảy ra, đặc biệt là do một lượng lớn các loại nông sản được nhập từ Trung Quốc lại càng làm đầu ra thêm khó khăn Cuối cùng là những rủi ro liên quan đến các chính sách nông nghiệp của
Chính phủ Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn xác định được cách ứng phó của người nông dân với các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của họ: sử dụng kinh nghiệm sản xuất, chiến lược marketing và sự hợp tác để giúp đỡ lẫn nhau Nông dân còn hy vọng Chính phủ sẽ có các chính sách phát triển nông nghiệp một cách tổng thể và dài hạn, và đặc biệt là công tác bảo hiểm nông nghiệp
Véronique le Bihan, Sophio Pardo, Patrice Guillotreau (2010), “Nhận thức
rủi ro và chiến lược quản trị rủi ro trong ngành nuôi hào ở Pháp” Nantes University
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá nhận thức của người nuôi hào đối với các rủi ro trong quá trình sản xuất cũng như mức độ sẵn lòng của họ đối với một số cơ chế bảo hiểm có liên quan đến ngành nuôi mặt hàng thủy sản có vỏ cứng Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập một cách ngẫu nhiên từ 93 cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nhỏ trong vùng, chiếm 11% tổng thể cần nghiên cứu Nghiên cứu sẽ tập trung vào bốn khía cạnh chính của việc sản xuất hào ở Vịnh Bourgneuf: đặc điểm cá nhân của các hộ sản xuất hào (tuổi, số năm sản xuất, các công việc của gia đình, sự đa ngành nghề); các hoạt động liên quan đến sản xuất hào (diện tích mặt nước và vị trí
ao nuôi, mùa đẻ của hào, việc chuyển đổi, mạng lưới phân phối, sự phân phối doanh thu); các lựa chọn chiến lược (lựa chọn vị trí ao nuôi, dự đoán các thay đổi liên quan đến sản xuất và thị trường tiêu thụ); nhận thức các rủi ro và lựa chọn các chiến lược chủ yếu liên quan đến bảo hiểm Trong đó, việc nhận thức rủi ro sẽ được phân tích thông qua ba câu hỏi: một câu hỏi mở để các hộ nuôi hào có thể nhận diện và cho biết rủi ro nào họ quan tâm nhất trong hoạt động sản xuất của mình; xếp hạng cho 10 loại rủi ro được đề ra từ trước theo mức độ quan trọng từ 1 đến 10; sử dụng thang đo Likert 7 mức độ đo lường sự tác động của từng loại rủi ro đến hoạt động nuôi hào từ mức 1 (ít tác động nhất) đến mức 7 (tác động nhất) Để phân tích dữ liệu thu thập được, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích MCA (Multiple Correspodence Analysis) để cho ra một danh mục các loại rủi ro mà người nuôi hào gặp phải Lúc này để phân tích nhận dạng các rủi ro, nghiên cứu đã dùng mô hình logit đa thức với biến Y là mức độ tác động của mỗi loại rủi ro Sau đó đối với mỗi loại rủi ro, nghiên cứu sẽ dùng phân tích hồi quy từng bước để loại dần các biến không có ý nghĩa thống kê Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 10 loại rủi ro của sự thay đổi giá nguyên liệu đầu vào và đầu ra, sự thay đổi sản lượng là quan trọng nhất Các hộ nuôi hào được chia làm 3 dạng Dạng thứ nhất bao gồm 12 nông hộ, đây là những người
có nguồn thu nhập khác, đây cũng là những người không đánh giá rằng sự thay đổi giá là rủi ro chính mà họ quan tâm Nhóm thứ hai là nhóm những hộ nuôi hào theo hình thức hợp tác và đây cũng là những hộ có khả năng nhận dạng các rủi ro cao nhất Nhóm thứ ba là những hộ nuôi hào thuộc dạng trẻ, họ quan tâm nhiều nhất đến yếu tố giá nguyên vật liệu đầu vào và đầu ra Nghiên cứu còn cho thấy rằng việc nhận dạng các rủi ro còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm cá nhân của chủ hộ,
Trang 18- 6 -
mạng lưới phân phối Ngoài ra nghiên cứu cũng đã cho thấy được sự phản ứng của các nông hộ đối với các dạng rủi ro này: chuyển đổi hình thức sản xuất; chia sẽ năng lực dự trữ; thay, mua mới các máy móc, hạ tầng cơ sở
Sharon K Bard, Peter J Barry (2000), “Phát triển thang đo để đánh giá
phản ứng của nông dân đối với rủi ro trong nông nghiệp” Tạp chí Kinh doanh nông
nghiệp và Thực phẩm Quốc tế”, Số 3 (2000), trang 9-25 Nghiên cứu nhằm xác định thang đo riêng để đo lường sự phản ứng của nông dân đối với các rủi ro gặp phải trong quá trình sản xuất nông nghiệp Để đạt được mục tiêu này, nhóm tác giả đã xác định một bộ tiêu chí riêng phản ánh được các rủi ro trong nông nghiệp cũng như cách ứng xử của nông dân với các rủi ro đó và khám phá ra phương pháp định lượng
về sự phản ứng này Đầu tiên nghiên cứu tiến hành phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn thử 86 mẫu để xác định được 25 biến Sau đó, nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định độ tin cậy của bộ thang đo này (Reliability analysis) Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành kiểm định sự khác nhau giữa các nhóm nông dân khác nhau về sự phản ứng đối với các biến này Kết quả là có sự khác nhau giữa các nhóm nông dân khác nhau chứng tỏ bộ biến này là phù hợp Cuối cùng phân tích nhân tố đã được dùng để đánh giá bộ biến là có ý nghĩa và xác định xem có đặc điểm chung giữa các biến trong bộ biến được đề xuất không Kết quả cho thấy, với 25 biến được đề xuất thì có 13 biến
có ý nghĩa trong trường hợp nghiên cứu và thuộc vào 3 nhóm nhân tố chính là sự phản ứng liên quan đến sản xuất, đến thị trường và sự phản ứng đối với các rủi ro liên quan đến tài chính
M Njavro, V Par, Drazenka Plesko (2007), “Sử dụng bảo hiểm chăn nuôi
như một dụng cụ để giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi” Zegreb Agricultural
University, Croatian Nghiên cứu nhằm phân tích việc quản trị rủi ro của các trang trại chăn nuôi gia súc lấy sữa, trong đó tập trung vào bảo hiểm chăn nuôi Nghiên cứu đã tiến hành điều tra trực tiếp 20 nông hộ có quy mô trang trại trên mức trung bình để cung cấp thông tin cho phân tích Nghiên cứu sử dụng chủ yếu là thống kê mô tả để phân tích dữ liệu Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng cây quyết định để trình bày hiệu quả của bảo hiểm chăn nuôi, từ đó cho thấy người chăn nuôi có nên sử dụng bảo hiểm chăn nuôi hay không Trong trường hợp này, cây quyết định có 2 nhánh: có và không có sử dụng bảo hiểm chăn nuôi Giá trị mong đợi của cây quyết định là có sự khác nhau giữa những người có sử dụng bảo hiểm chăn nuôi với giá sản phẩm sẽ cao hơn cũng như được bồi thường so với những người không có sử dụng bảo hiểm chăn nuôi Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan ngại về sức khỏe của các thành viên trong gia đình là rủi ro mà các chủ trang trại lo ngại nhất Hai yếu tố rủi ro khác là dịch bệnh và rủi ro từ thị trường tiêu thụ Nghiên cứu cũng cho thấy đa phần các hộ chăn nuôi vẫn chưa sử dụng bảo hiểm chăn nuôi Lý do duy nhất để các hộ mua bảo hiểm đó chính là số tiền bồi thường Ngoài ra, theo cây quyết định cho thấy rằng các
hộ chăn nuôi nên mua bảo hiểm chăn nuôi như là một công cụ để quản trị rủi ro
Gudbrand Lien, Ola Flaten, Martha Ebbesvik, Mathias Koesling, Paul
Steinar Valle (2003), “Rủi ro và quản trị rủi ro trong canh tác nông nghiệp hữu cơ
và theo hình thức truyền thống: Kết quả thực nghiệm từ Na Uy” Presentation of the
Conference on International Agricultural management in 2003 Nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn thực tế về các mục tiêu của người chăn nuôi, các rủi ro trong quá trình sản xuất, nguyên nhân của các rủi ro cũng như là cách phản ứng của nông dân trước những rủi ro Nghiên cứu đã tiến hành thu thập một cách ngẫu nhiên 616 người chăn nuôi theo hình thức truyền thống và tất cả 245 người chăn nuôi theo hình
Trang 19thức hữu cơ (có đăng ký với cơ quan chức năng), dữ liệu thu thập được chỉ phân tích bằng thống kê mô tả đơn giản Kết quả nghiên cứu cho thấy những người chăn nuôi theo hình thức hữu cơ quan tâm đến sự bền vững trong khi đó những người chăn nuôi theo hình thức truyền thống quan tâm nhiều nhất đến yếu tố thu nhập Điều này cũng có nghĩa là những người chăn nuôi theo hình thức truyền thống có phần chịu rủi ro cao hơn Nguyên nhân của rủi ro quan trọng nhất là yếu tố liên quan đến thể chế, đặc biệt là sự thay đổi trong chính sách hỗ trợ tín dụng từ Chính phủ Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy có nhiều chiến lược quản trị rủi ro trong nông nghiệp được người chăn nuôi tin dùng Một cách tổng quát, các chiến lược liên quan trực tiếp đến nông nghiệp ứng phó với sự thay đổi chính sách của Chính phủ được đánh giá cao nhất Trong khi đó các chiến lược về chia sẻ rủi ro như mua bảo hiểm hay kinh doanh cũng được tin cậy ở mức khá cao Sự linh hoạt và sự đa dạng được người chăn nuôi theo hình thức hữu cơ đánh giá cao hơn so với người chăn nuôi theo hình thức truyền thống
George R Patrick và cộng sự (1985), “Nhận dạng các rủi ro và phản ứng:
mô hình rủi ro được đề xuất từ người sản xuất nông nghiệp”, Journal of Southern Agricultural Economics , 1985, trang 231-238 Nghiên cứu này nhằm đề xuất một mô hình rủi ro cũng như là các giả thiết về rủi ro riêng cho lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi Nghiên cứu được tiến hành bằng cách yêu cầu nông hộ cho điểm quan trọng của rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp theo thang điểm Likert 5 mức độ và đánh giá mức độ tác động của các chính sách hỗ trợ giảm thiểu rủi ro theo thang điểm từ 1 đến 4 Các hộ nông dân sẽ được chia làm 5 nhóm chính: hộ sản xuất nông nghiệp hỗn hợp; hộ trồng bông; hộ trồng bắp, đậu tương và nuôi heo; hộ trồng các loại ngũ cốc quy mô nhỏ và hộ theo hình thức trang trại Nghiên cứu dùng kiểm định F để xem có sự khác biệt giữa các nhóm nông dân này hay không Nghiên cứu cho thấy, đối với các hộ trồng trọt thì yếu tố rủi ro về thời tiết được họ đánh giá là có tác động nhất với điểm 4,59/5; rủi ro thứ hai chính là giá của các loại nông sản Ngoài ra, một số rủi ro khác cũng được nông dân cho điểm khá cao như: lạm phát, giá nguyên vật liệu đầu vào, các sự kiện của thế giới, các loại dịch bệnh, sự an toàn và đảm bảo sức khỏe Đối với những hộ chăn nuôi thì yếu tố rủi ro nhất chính là giá bán của các loại gia súc với điểm 4,05/5; giá của các nguyên liệu đầu vào là yếu tố rủi ro thứ hai có tác động chính đến những hộ chăn nuôi Ngoài một số rủi ro thường thấy như dịch bệnh, lạm phát thì các hộ chăn nuôi còn cho rằng các quy định của Chính phủ cũng là một trong những rủi ro của
họ Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy các hộ nông dân cho rằng yếu tố tăng tốc và
mở rộng đầu tư là việc làm hiệu quả nhất để giảm thiểu rủi ro với điểm 3,30/4; việc tăng cường tiếp cận các thông tin thị trường là hình thức giảm thiểu rủi ro hiệu quả thứ hai Cuối cùng nghiên cứu còn cho thấy sự khác nhau nhiều nhất giữa các nhóm nông dân là sự phản ứng của họ đối với thị trường
Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011), “Rủi ro biến động giá cả trong hoạt động
sản xuất nông nghiệp” Đại học Kinh tế Tp.HCM, tạp chí Phát Triển Kinh Tế, Số
243 Bài nghiên cứu khảo sát thực trạng rủi ro biến động giá cả và phản ứng với rủi
ro của người sản xuất nông nghiệp Mẫu khảo sát gồm 576 hộ sản xuất được tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu tại các tỉnh: Vĩnh long, Bạc Liêu, Cà Mau, Đắc Lắc
và Lâm Đồng Với các ngành nghề kinh doanh: gạo, cà phê, cây ăn trái, thủy sản và hoa quả Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả các số liệu sơ cấp cho thấy nông dân đã nhân thức rõ về tầm quann trọng của rủi ro biến động giá Cụ thể
Trang 20- 8 -
55% cho rằng những biến động trong giá đầu vào và giá đầu ra là nguyên nhân làm giảm thu nhập, trong khi đó thời tiết chỉ chiếm 12,6%, dịch bệnh là 19,6% Và bài nghiên cứu cũng đưa ra kết quả về nhu cầu phòng ngừa rủi ro của các nông hộ, 62,8% người trong mẫu khảo sát khẳng định họ có nhu cầu phòng ngừa rủi ro Trong
đó, 37,2% không có nhu cầu phòng ngừa rủi ro nguyên nhân là họ không tin vào các sản phẩm phòng ngừa rủi ro và sợ tốn kém chi phí Thêm vào đó là do thói quen của nông dân không thích sự thay đổi
Nguyễn Văn Song, Chu Thị Thảo (2011), “Xác định nhu cầu bảo hiểm
trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” Tạp
chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 2, trang 53–58 Mục tiêu của nghiên cứu là xác định nhu cầu bảo hiểm chăn nuôi lợn thịt của các hộ dân huyện Văn Lâm
Từ đó xác định một thị trường cho bảo hiểm nông nghiệp phát triển, phân tích một
số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm chăn nuôi của nông hộ, đề ra các giải pháp thu hút nông hộ tham gia bảo hiểm cho vật nuôi Dữ liệu cho nghiên cứu bao gồm nguồn dữ liệu thứ cấp từ sách báo, internet và từ Phòng thống kê và Phòng Nông nghiệp huyện Văn Lâm; dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra 90 hộ chăn nuôi lợn ở 3 xã Đại Đồng, Chỉ Đạo và Tuyên Quang Ngoài các
phương pháp truyền thống như chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin, thống kê kinh tế, so sánh thì phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp tạo dựng thị trường (Contigent Valuation Method – CVM) Phương pháp này được sử dụng nhằm tạo ra một thị trường khi mà hiện tại chưa có thị trường về một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó Người nông dân được điều tra sẽ được coi là tác nhân tham gia vào thị trường Người được phỏng vấn trước tiên sẽ được giới thiệu, mô tả để hiểu rõ lợi ích của việc tham gia bảo hiểm chăn nuôi lợn thịt – “hàng hóa – dịch vụ cần mua” Sau đó, họ sẽ được hỏi về mức sẵn sàng chi trả
- Willingness to pay (WTP) của mình khi tham gia bảo hiểm chăn nuôi Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tham gia bao hiểm của người dân chăn nuôi là khá cao, 64,44% hộ được phỏng vấn có nhu cầu tham gia bảo hiểm chăn nuôi Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm nghiên cứu cho thấy rằng: Thứ nhất, xét theo yếu tố quy mô chăn nuôi thì các hộ có quy mô chăn nuôi lớn và nhỏ có nhu cầu bảo hiểm rất cao, lần lượt là 83,3% và 60% Nhóm hộ có quy mô
chăn nuôi vừa thì nhu cầu ở mức tương đương nhau Thứ hai, xét về trình độ giáo
dục, nhóm hộ có trình độ từ trung cấp trở xuống lại có nhu cầu mua bảo hiểm khá cao cụ thể nhóm hộ có trình độ trung học có 17 hộ sẵn sàng mua bảo hiểm chiếm 29,3% số hộ, trình độ sơ cấp có 23 hộ chiếm 39,7% và trình độ trung cấp có 14 hộ chiếm 24,1% riêng hộ có trình độ đại học chỉ chiếm 6,9% Thứ ba, khi xem xét khối lượng xuất chuồng bình quân/ con lợn thịt thì hộ chăn nuôi có khối lượng xuất
chuồng bình quân từ 90 – 100kg/con có nhu cầu mua bảo hiểm khá cao: 40 hộ chiếm 69% tổng số hộ có nhu cầu Thứ tư, xét đến mức giá bảo hiểm trong tổng số 58 hộ
có nhu cầu mua bảo hiểm nông nghiệp thì số hộ sẵn sàng chi trả ở mức trên 300.000 đồng/ con chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là mức bảo hiểm dưới 100.000 đồng/ con của các hộ chăn nuôi thua lỗ mong muốn mua bảo hiểm để vớt vát một phần chi phí
Đánh giá chung
Qua các tài liệu đã lược khảo cho thấy, các loại rủi ro trong nông nghiệp tác động đến hiệu quả sản xuất của nông dân và bất kỳ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
Trang 21nào cũng ít nhiều đều chịu tác động của các rủi ro Phần lớn những nghiên cứu đi sâu vào việc nhận diện các tác động của rủi ro và phản ứng của nông hộ từ đó đưa
ra cách quản trị các rủi ro Bằng các phương pháp như thống kê mô tả để phân tích các dữ liệu nhằm xác định các dạng rủi ro mà nông hộ gặp phải, kiểm định F để so sánh sự phản ứng với rủi ro đối với từng nhóm nông hộ khác nhau, sử dụng thang
đo Likert với nhiều mức độ khác nhau ứng với từng nghiên cứu để đo lường sự tác động của từng loại rủi ro Ngoài ra mô hình logrit đa thức được sử dụng để nhận dạng rủi ro và mức độ tác động của các rủi ro đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp…
Từ việc sử dụng các công cụ phân tích trên, những nhà nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp để quản trị và hạn chế tác động của các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp Phần lớn tài liệu lược khảo nghiên cứu các loại rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của nước ngoài nên có nhiều sự khác biệt với tình hình sản xuất nông nghiệp trong nước Nhưng do các tài liệu lược khảo có cùng mục tiêu và nội dung nghiên cứu, nên một số mô hình, công cụ phân tích sẽ là nguồn tài liệu quan trọng được sử dụng
để làm cơ sở cho nghiên cứu của tác giả
Trang 22- 10 -
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nông hộ (household)
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động và tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc
sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất; có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng Do đó nông hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được
2.1.2 Khái niệm về rủi ro
Theo Ngô Quang Huân[13] thì “Rủi ro có thể đo lường được nhưng rủi ro là
sự biến động tìm ẩn những kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết những hoạt động của con người Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán chính xác được kết quả Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định Nguy cơ rủi ro xuất hiện bất cứ khi nào khi một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”
Theo Nguyễn Minh Duệ[15]
thì “Rủi ro là sự không đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với kết quả dự đoán; rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất và mức độ rủi ro là khác nhau”
Theo tác giả Đoàn Thị Hồng Vân[1]
thì đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro, với những trường phái khác nhau thì tác giả đưa ra những định nghĩa khác nhau Những định nghĩa đưa ra rất đa dạng, phong phú, nhưng tóm lại có thể chia ra thành 2 trường phái lớn: tường phái truyền thống ( hay còn gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa
Theo trường phái tiêu cực hay cách nghĩ truyền thống thì rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra; hay rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát, hư hại; hoặc rủi ro là những yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn, điều không chắc chắn Còn trong lĩnh vực kinh doanh thì rủi ro là sự tổn thất về tài sản, hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến
Trang 23 Theo trường phái trung hòa thì rủi ro được định nghĩa là sự bất trắc có thể
liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi Hay rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất Ngoài ra, rủi ro có thể
xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất ổn
Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước
Ngoài ra, tác giả còn định nghĩa một số dạng rủi ro như sau: (1) Rủi ro thuần túy là rủi ro chỉ mang lại những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm; (2) Rủi ro suy đoán (rủi ro mang tính đầu cơ) là rủi ro mà trong đó những cơ hội tạo ra thuận lợi gắn với những nguy cơ gây ra tổn thất; (3) Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bớt đóng góp quỹ chung để chia sẻ rủi ro; (4) Rủi ro không thể phân tán là rủi ro không thể giảm bớt bằng con đường đóng góp quỹ chung và chia sẽ rủi ro; (5) Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành, mọi lĩnh vực Trong mỗi lĩnh vực ngoài những đặc điểm chung trên còn những đặc điểm riêng của từng ngành, từng lĩnh vực[1]
2.1.3 Rủi ro trong nông nghiệp
a) Khái niệm rủi ro trong nông nghiệp
Rủi ro nông nghiệp là những bất trắc, tổn thất xảy ra cho người sản xuất nông ngiệp gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá
cả, giống…
b) Phân loại rủi ro trong nông nghiệp
Có nhiều cách phân loại rủi ro trong nông nghiệp, tuy nhiên cách phân chia được các nhà nghiên cứu chuộng hơn hết đó là có 5 nhóm rủi ro trong nông nghiệp:
Rủi ro sản xuất hay còn gọi là rủi ro năng suất (production or yield risk):
là rủi ro do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không kiểm soát được đó là thời tiết (mưa quá ít hoặc quá nhiều, mưa đá, sương muối, nhiệt độ bất thường), sâu bệnh,
cỏ dại và giống xấu Ngoài ra, kỹ thuật cũng là một yếu tố gây ra rủi ro cho người sản xuất vì khi đưa giống mới vào sản xuất không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong muốn Công nghệ mới cũng là một nguyên nhân gây ra rủi
ro sản xuất vì chuyển từ công nghệ cũ sang công nghệ mới bao giờ cũng chứa đựng yếu tố rủi ro trong đó Nhiều công nghệ đã được chứng minh là ưu việt do tiếp thu chậm nên người nông dân luôn tìm thấy mặt không ưu việt về chi phí hoặc năng suất khi họ sử dụng lần đầu
Trang 24- 12 -
Rủi ro giá (hay còn được gọi là rủi ro marketing, rủi ro thị trường) (price
or marketing risk): là rủi ro liên quan đến biến động giá đầu ra Biến động giá
đầu ra là một nguyên nhân quan trọng nữa gây ra rủi ro trong sản xuất nông nghiệp Giá nông sản thay đổi năm này qua năm khác và đặc biệt là biến động lớn theo mùa vụ sản xuất trong một năm Nhiều rủi ro có thể lường trước được nếu chu kỳ sản xuất là rất ngắn nếu giá không kịp thay đổi Nhưng nông nghiệp lại có chu kỳ sản xuất dài thường là 3 - 4 tháng hoặc dài hơn, do đó các quyết định sản xuất phải được đưa ra trước đó 3 - 4 tháng hoặc nhiều hơn nữa, với khoảng thời gian đó đủ để giá các nông sản có thể thay đổi
Giá nông sản thay đổi do vô số lý do mà nông dân không có khả năng kiểm soát Nguồn cung nông sản chịu tác động của quyết định sản xuất của từng người nông dân và thời tiết xảy ra trong năm đó Còn nhu cầu nông sản cũng chịu ảnh hưởng bởi vô số yếu tố như thu nhập của người tiêu dùng, xuất khẩu và chính sách xuất khẩu, nền kinh tế nói chung; tất cả những cái đó đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhu cầu thông qua chính sách của chính phủ
Rủi ro thể chế (institutional risk): Các chính thể cũng là một nguồn rủi ro
Thay đổi các quy định có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp có thể làm cho lợi nhuận không đạt được như mong muốn Ví dụ như người sản xuất có thể bị ảnh hưởng xấu bởi việc giới hạn sử dụng thuốc trừ sâu hoặc người chăn nuôi cũng có thể bị ảnh hưởng lớn bởi việc hạn chế sử dụng thuốc chữa bệnh Những quy định của chính phủ về sử dụng thuốc sâu, bệnh có thể làm giảm nhập khẩu của nước ngoài đối với một số sản phẩm
Rủi ro do con người gây ra hoặc rủi ro cá nhân (individual risk): người sản
xuất tự họ cũng có thể là nguyên nhân Ví dụ như ốm đau bệnh tật kéo dài của chủ
có thể ảnh hưởng đến sản xuất hoặc tăng chi phí một cách đáng kể, người làm công thiếu cẩn thận trong chăm sóc gia súc hoặc sử dụng máy móc cũng có thể dẫn đến những thiệt hại lớn…
Rủi ro tài chính (financial risk): là rủi ro liên quan đến sự an toàn hoặc mất an
toàn về tài chính của các cơ sở sản xuất nông nghiệp, an toàn tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ và khả năng thanh toán Nguyên nhân sinh ra rủi ro tài chính là do
sử dụng vốn vay Tăng vốn vay làm tăng tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, làm tăng cán cân tài chính, điều này có khả năng dẫn đến rủi ro tài chính khi thu nhập giảm
Trang 252.1.4 Khái niệm về bảo hiểm
Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một bên là người được bảo hiểm cam đoan phải trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác, đó là người bảo hiểm Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các
thiệt hại theo các phương pháp của thống kê Theo tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này thì một người, một doanh
nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, và công ty đó
sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm Bên cạnh đó, theo Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm[14]
Bản chất của bảo hiểm: Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người
cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông (the law of large numbers)
Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
1 Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuity not certainty): Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn
của con người chứ không bảo hiểm cho một điều chắc chắn xảy ra
2 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith): Tất cả các giao dịch
kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề
3 Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest): Quyền lợi có
thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hoặc không an toàn của đối tượng bảo hiểm Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm thì phải có lợi ích bảo hiểm Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm
Trang 26- 14 -
4 Nguyên tắc bồi thường (indemnity): Theo nguyên tắc bồi thường, khi có
tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi
5 Nguyên tắc thế quyền (subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, người
bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình
2.1.5 Sự cần thiết của bảo hiểm nông nghiệp
Bảo hiểm nông nghiệp có tác dụng rất lớn vì:
- Bảo hiểm nông nghiệp góp phần bảo đảm an toàn các loại tài sản và quá trình sản xuất, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân và bình ổn giá trên thị trường Đặc biệt với đặc điểm nước ta là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số
và 75% lực lượng lao động xã hội sống dựa vào nghề nông thì bảo hiểm nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn
- Ở nước ta hàng năm ngân sách nhà nước và quỹ lương thực quốc gia phải trích một phần để trợ cấp đồng bào bị thiên tai, mất mùa Vì thế, nếu bảo hiểm nông nghiệp được triển khai trên diện rộng sẽ góp phần giảm nhẹ và ổn định ngân sách nhà nước
- Bảo hiểm nông nghiệp là thị trường lớn, tuy việc triển khai có khó khăn nhưng đối tượng bảo hiểm đa dạng sẽ giúp công ty bảo hiểm dễ dàng khai thác và giảm sức ép cạnh tranh
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ
Nông dân tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp phải chịu tác động của nhiều rủi ro Trong đó, hầu hết các nghiên cứu cho rằng nông dân chịu tác động của các loại rủi ro chính như sau: biến đổi giá đầu vào đầu ra, thiên tai, dịch bệnh, tài chính, các quy định của chính phủ… Tuy nhiên, theo từng lĩnh vực sản xuất và đặc điểm cá nhân của từng nông hộ mà họ cho rằng đâu là loại rủi ro quan trọng nhất Theo James Hanson cùng tác giả Robert Dismukes, William Chambers, Catherine Greene, Amy Kremen (2004)[9] thì nông dân đối mặt với 5 rủi ro chính Thứ nhất là
các rủi ro liên quan đến việc sản xuất nông nghiệp chính bao gồm các yếu tố như:
Trang 27thời tiết, dịch bệnh, các côn trùng cũng như tình trạng một số thiên địch bị chết do các loại thuốc trừ sâu Thứ hai, khi sản xuất người nông dân phải chịu các rủi ro do một số cơ thể biến đổi gen Rủi ro thứ ba liên quan đến các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, chi phí đất tăng cao Thứ tư là các rủi ro liên quan đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ Cuối cùng là các rủi ro liên
quan đến các chính sách nông nghiệp của Chính phủ Tương tự, theo nghiên cứu
của Tru C Le, và France Cheong (2009)[20]
cho rằng có bốn rủi ro mà các hộ nuôi
cá đánh giá là có tác động lớn nhất đến hiệu quả sản xuất của họ: sự thay đổi giá bán, chi phí giá nguyên vật liệu đầu vào, tỷ lệ cá chết do các loại bệnh và chất lượng con giống Nghiên cứu của Véronique Le Bihan cùng tác giả Sophio Pardo, Patrice Guillotreau (2010)[21], cho rằng việc nhận dạng các rủi ro còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: đặc điểm cá nhân của chủ hộ, mạng lưới phân phối Và kết quả nghiên cứu
cho rằng, trong 10 loại rủi ro thì rủi ro của sự thay đổi giá nguyên liệu đầu vào và đầu ra, sự thay đổi sản lượng được các nông hộ quan tâm nhất, và đó cũng là kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011)[17] Đối với nghiên cứu của George R Patrick và cộng sự (1985)[5]
cho thấy, đối với các hộ trồng trọt thì
yếu tố thời tiết được họ đánh giá là có tác động nhất, rủi ro thứ hai chính là giá của các loại nông sản Ngoài ra, một số rủi ro khác cũng được nông dân cho điểm khá cao như: lạm phát, giá nguyên vật liệu đầu vào, các sự kiện của thế giới, các loại dịch bệnh, sự an toàn và đảm bảo sức khỏe Đối với những hộ chăn nuôi thì yếu tố rủi ro nhất chính là giá bán của các loại gia súc, giá của các nguyên liệu đầu vào là yếu tố rủi ro thứ hai có tác động chính đến những hộ chăn nuôi Ngoài một số rủi ro thường thấy như dịch bệnh, lạm phát thì các hộ chăn nuôi còn cho rằng các quy
định của Chính phủ cũng là một trong những rủi ro của họ
Trang 28- 16 - Hình 2.1: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1 (ĐỀ XUẤT)
Nhóm rủi ro sản xuất:
- Rủi ro do yếu tố thời tiết, thiên tai
- Rủi ro do yếu tố dịch bệnh
- Rủi ro do yếu tố công nghệ
- Rủi ro do chất lượng con giống
(George R Patrick và cộng sự, 1985; M
Njavro, V Par, Drazenka Plesko, 2007) Nhóm rủi ro Thị trường và giá:
- Rủi ro do sự thay đổi giá đầu vào (phân bón,
thuốc trừ sâu, thức ăn)
- Rủi ro do sự thay đổi giá bán
- Rủi ro do tình hình tiêu thụ các sản phẩm
biến động
(Gudbrand Lien, Ola Flaten, Martha Ebbesvik,
Mathias Koesling, Paul Valle, 2003; OECD, 2009;
Miranda, Meuwissen Marcel và Ruud, 2006; James
Hanson, Robert Dismukes , William Chambers,
Catherine Greene, Amy Kremen, 2004)
Nhóm rủi ro từ cá nhân nông hộ:
Rủi ro từ một số biến cố của gia đình, các
kế hoạch tương lai của gia đình
(Gudbrand Lien, Ola Flaten, Martha
Ebbesvik, Mathias Koesling, Paul Steinar Valle,
2003; Joy Hawoed và cộng sự, 1999) Nhóm rủi ro tín dụng:
- Rủi ro do việc không vay được vốn cho sản
xuất
- Lãi suất vay vốn biến động
(OECD, 2009; M Njavro, Drazenka Plesko,
2007; George R Patrick và cộng sự, 1985 )
Nhóm rủi ro từ chính sách của Chính phủ:
- Quy định về sử dụng các loại thuốc, xử lý
phân cũng như chất thải trong chăn nuôi
- Chính sách về tín dụng, định hướng phát
triển kinh tế của địa phương
(OECD, 2009; M Njavro, Drazenka Plesko,
2007)
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ
NHỮNG PHẢN ỨNG CỦA NÔNG HỘ TRƯỚC RỦI
- Quy mô sản xuất
(Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam
2011)
Trang 29Bảng 2.1: DIỄN GIẢI BIẾN ĐỘC LẬP TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1
Rủi ro do nguồn nước ô nhiễm; Rủi ro về dịch bệnh; Rủi ro về giống [5], [7], [20]
-
Đây là đại diện nhóm rủi ro thuộc về thị trường
Biến này nhận giá trị tương ứng nếu nông hộ có gặp một hay nhiều các rủi ro sau: Rủi ro do sự thay đổi giá mua các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc hóa học; Rủi ri do sự thay đổi giá bán nông sản đầu ra hay Rủi ro do tình hình tiêu thụ sản phẩm thay đổi [10], [12], [5], [7], [17]
-
Nhận giá trị tương ứng nếu hộ gặp một hay nhiều rủi ro thuộc về tài chính như thiếu vốn sản xuất, lãi suất vay vốn tăng hoặc việc mua chịu thay đổi [6], [5], [7]
Số năm nông hộ tham gia sản xuất nông nghiệp tính đến thời điểm nghiên cứu [20],[8] +
0=Không
Biến thể hiện việc nông hộ có tham gia hay không tham các lớp tập huấn liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của gia đình [20]
-
Trang 30Bác bỏ giả thuyết H0 khi: F > F (k-1), (n-k), α hoặc α = 5% > Sig F
Với k: Số biến hàm hồi quy
n: Số mẫu quan sát
Mô hình 1.2
Để phân tích chính xác nội dung cần nghiên cứu, mô hình cần phải có biến tổng số rủi ro mà nông dân gặp phải trong một vụ (đợt) sản xuất thì kết quả nghiên cứu mới phản ánh chính xác mức độ tác động của rủi ro đến hiệu quả sản xuất của nông hộ Tuy nhiên, nếu đưa các biến này vào cùng mô hình sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Do đó, tác giả đã xây dựng thêm mô hình dưới đây để khắc phục hiện
tượng đa cộng tuyến
TSLN = a + B 1 TSRR+ B 2 HOCVAN + B 3 KINHNGHIEM + B 4 TAPHUAN + B 5 TCP
Giả thuyết: H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 =0
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: F > F (k-1), (n-k), α hoặc α = 5% > Sig F
Với k: Số biến hàm hồi quy
có 4 nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm của nông
Trang 31hộ bao gồm: quy mô sản xuất của hộ, trình độ giáo dục, khối lượng bình quân và mức giá bảo hiểm Còn theo tác giả Ung Minh Thu (2010)[21]
phí bảo hiểm được xem là nhân tố quyết định đến nhu cầu bảo hiểm của hộ Các nhân tố thuộc đặc tính kinh tế
xã hội của hộ có ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm là giới tính và số năm kinh nghiệm Trong nghiên cứu của tác giả, hai biến tổng chi phí đầu tư thể hiện cho quy
mô sản xuất và biến tổng số rủi ro mà hộ gặp phải trong một vụ (đợt) sản xuất được
đề xuất vào mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ nông dân như sau:
TGBH = a + B1KINHNGHIEM + B2HOCVAN + B3TCP
+ B4TSRR + B5TAPHUAN
Trong đó TGBH là biến phụ thuộc, thể hiện nhu cầu tham gia bảo hiểm của nông
hộ nhận giá trị 1 nếu có tham gia bảo hiểm, và nhận giá trị 0 nếu ngược lại
- Giả thuyết: H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = 0
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: F > F (k-1), (n-k), α hoặc α = 5% > Sig F
Với k: Số biến hàm hồi quy
n: Số mẫu quan sát
Hình 2.2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2 (ĐỀ XUẤT)
Nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp
Trình độ học
vấn của chủ hộ
Tổng chi phí nông hộ đã đầu tư
Nông hộ tham gia các buổi tập huấn
Kinh nghiệm sản xuất: số năm nông hộ tham gia hoạt động vào loại hình sản xuất nông nghiệp hiện tại
Tổng số rủi ro mà nông hộ
gặp phải trong một vụ (đợt) sản
xuất
Trang 32- 20 -
Bảng 2.2: DIỄN GIẢI BIẾN ĐỘC LẬP TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2
VỌNG
KINH
NGHIỆM
Số năm tham gia sản xuất
Số năm nông hộ tham gia sản xuất nông nghiệp tính đến thời điểm nghiên cứu [15],[22]
Phần câu hỏi mở: Các hộ điều tra sẽ được hỏi một cách đơn giản rằng họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền cho việc mua bảo hiểm nông nghiêp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản)
Phần phương pháp đấu thầu: các chủ hộ sẽ được hỏi có sẵn lòng chi trả một khoản tiền X nào đó cho việc mua bảo hiểm Nếu câu trả lời là “có”, câu hỏi trên sẽ được lặp lại với mức tiền cao hơn với một tỷ lệ nào đó cho việc mua bảo hiểm Nếu câu trả lời là "có" nông hộ sẽ được tiếp tục hỏi theo cách như trên cho đến khi nhận được câu trả lời là "không" thì kết thúc và được hiểu là mức sẵn sàng chi trả lớn nhất
Trang 33Nếu câu trả lời trước nhận được là “không”, câu hỏi sẽ được lặp lại với số tiền thấp hơn cho đến khi nhận được câu trả lời là “có” và được hiểu là mức sẵn sàng chi trả nhỏ nhất
Sự sẵn sàng chi trả bình quân của người dân cho nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp được xác định theo công thức sau:
WTP: mức WTP trung bình mà nông hộ sẵn sàng chi trả
k: chỉ số của các mức WTP, với k chạy từ 1 đến m
m: các mức WTP người dân sẵn sang chi trả
nk: số hộ được điều tra tương ứng với mức WTPk
WTPk: mức WTP thứ k
Riêng đối với hộ dân không sẵn lòng chi trả coi như WTP = 0
Tính mức giá trung bình các hộ tham gia mua bảo hiểm bằng cách tính trị số giữa theo công thức:
2
maxmin
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp phân tích theo mục tiêu
Đối với mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như số trung
bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn… Kết hợp phân tích kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác biệt về tác động của các loại rủi ro đối với từng loại hình sản xuất nông nghiệp
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để đánh giá
tác động của rủi ro nông nghiệp đến hiệu quả sản xuất của nông hộ
Đối với mục tiêu 3: Tác giả sử dụng mô hình Probit để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm phòng ngừa rủi ro cho nông hộ Bên cạnh đó, phương pháp tạo dựng thị trường (Contigent Valuation Method – CVM)
Trang 34- 22 -
cũng được sử dụng để đánh giá mức sẵn sàng chi trả (Willingness to pay – WTP) cho bảo hiểm nông nghiệp của các nông hộ
Đối với mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp phân tích cây vấn đề nhằm xây dựng
cơ sở đề xuất một số giải pháp hạn chế sự tác động của các rủi ro đến nông hộ, và nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ ở khu vực ĐBSCL
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Bảng 2.3: MÔ TẢ CƠ CẤU MẪU KHẢO SÁT THEO TIÊU CHÍ PHÂN TẦNG
Stt Địa bàn Sản xuất lúa và
cây ăn trái
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
Nuôi trồng thủy sản
Trang 35CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐBSCL 3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
ĐBSCL nằm tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ (khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam), giáp giới với Campuchia, ba mặt Đông, Nam và Tây có biển bao bọc Vị thế nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải
và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á, Đông Á, Châu Úc và rất gần các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin, Indonesia
3.1.1.2 Địa hình
ĐBSCL nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân
bố dày, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy và đường bộ Ngoài
ra với bờ biển dài 700 km là nhân tố quan trọng để vùng này phát triển kinh tế biển,
du lịch, hàng hải và thương mại
3.1.1.3 Khí hậu
ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao, ổn định trong toàn vùng, trung bình khoảng
280C Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226 - 2.790 giờ, ít xảy
ra thiên tai Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa Việc ĐBSCL hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 - 4 tháng tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng Một mặt là hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất trồng trọt[21]
3.1.1.5 Đất đai
Vùng ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và được bồi dần qua
Trang 36- 24 -
thành những giồng cát dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông, một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích trũng thấp (như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau)
Trong số hơn 4 triệu ha đất đai của khu vực, đất phù sa chiếm khoảng 30% Đây là nguồn tài nguyên chính để phát triển nông nghiệp Đất ở ĐBSCL ngoài việc dùng để sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng mang lại hiệu quả cao Ngoài ra, nhiều tỉnh ĐBSCL rất dồi dào nguồn than bùn dùng để làm chất đốt, như tại Cà Mau, chỉ cần đào sâu hơn 3 m là ta có thể lấy đất làm than, làm gạch ngói
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, cơ cấu sử dụng đất tại thời điểm
01-01-2007 của vùng như sau: đất nông nghiệp 63,2% - đất lâm nghiệp 8,6% - đất chuyên dùng 5,5% - đất ở 2,7% Trong những năm gần đây, đất nông nghiệp đang có xu thế giảm dần do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá Nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch - thể thao đang chiếm dần vị trí của các đồng lúa Nông dân nhiều nơi trong khu vực không còn đất sản xuất trong khi những vùng quy hoạch thì đang bị bỏ hoang, hay tốc độ triển khai rất chậm, dẫn đến tình trạng lãng phí đáng được báo động
3.1.1.6 Sinh vật
Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và sông, từ lâu ở ĐBSCL đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo Đó là hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt (Vườn quốc gia Tam Nông, rừng Trà Sư, vùng Đồng Tháp Mười),
hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia U Minh Hạ), hệ sinh thái nông nghiệp Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực
3.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp khu vực ĐBSCL
ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa lớn nhất nước, không ngừng tăng qua mỗi năm, chiếm hơn 33% giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước Cụ thể, mỗi năm đóng góp khoảng 90% sản lượng lúa xuất khẩu, 70% lượng trái cây và khoảng 80% thủy sản xuất khẩu cả nước[17]
Trang 37
Bảng 3.1: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP KHU VỰC ĐBSCL GIAI
ĐOẠN 2009 - 2010 Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch (10/09) Tuyệt đối Tương đối (%)
Trong phát triển nông nghiệp ở vùng ĐBSCL, cây lúa đóng vai trò chủ lực, là sản phẩm chuyên môn hoá cao nhất vùng Sản lượng lúa cả vùng năm 2009 đạt 20,52 triệu tấn, chiếm 52,7% sản lượng cả nước, với nhịp độ tăng trưởng hàng năm khoảng 5% (nhanh hơn bình quân cả nước khoảng 4,5%/năm), tương ứng với khoảng 0,8 - 1 triệu tấn/năm Hàng năm lúa gạo của vùng ĐBSCL đóng góp phần lớn vào việc cung ứng cho nhu cầu trong nước và chiếm tới 90% lượng gạo xuất
khẩu của cả nước (nguồn: Tổng cục Thống kê)
Bảng 3.2: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÖA KHU VỰC
ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 Năm
Chênh lệch (10/09) Chênh lệch (11/10) Tuyệt
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Diên tích (nghìn ha) 3870,00 3970,50 4013,00 100,50 2,60 42,50 1,07 Năng suất (tạ/ha) 53,00 54,30 57,40 1,30 2,45 3,10 5,71 Sản lượng (nghìn tấn) 20523,20 21569,80 23036,30 1046,60 5,10 1466,50 6,80
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thường xuyên đẩy mạnh công tác định hướng thời vụ sản xuất và cơ cấu giống lúa, tăng cường liên kết trong việc sản xuất và tiêu thụ, có sự thống nhất về cơ cấu chất lượng giống trong từng vụ sản xuất với Hiệp hội Lương thực Việt Nam Cho nên, diện tích sản xuất lúa trong vùng năm 2010 đạt
Trang 38- 26 -
3870 nghìn ha, tăng 100,5 nghìn ha so với năm 2009 Năng suất đạt 54,3 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha và sản lượng đạt 21569,8 nghìn tấn, tăng 1046,6 tấn so với năm 2009 Năm 2011, diện tích trồng lúa khu vực ĐBSCL tiếp tục tăng, đạt trên 4 triệu ha tăng 2,6% so với 2010 Diện tích lúa liên tục tăng qua các năm là do, các tỉnh thành vùng ĐBSCL mở rộng diện tích vùng lúa hàng hóa chất lượng cao nhằm làm phong phú thêm sản lượng lúa chất lượng cao của Việt Nam trên thị trường thế giới với các giống lúa như: lúa đặc sản chất lượng cao, lúa thơm, lúa có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng chuyên biệt, lúa giàu protein, lúa dành riêng cho đối tác nước ngoài thu mua, lúa làm thực phẩm chế biến cao cấp, đạt chuẩn VietGAP, Global GAP Bên cạnh đó, năng suất và sản lượng lúa cũng tăng lên trong năm 2011, cụ thể sản lượng tăng 6,8% và năng suất tăng 5,71% so với 2010 Để toàn vùng đạt được sản lượng lớn và năng suất cao như thế, ngành nông nghiệp các tỉnh đã hướng dẫn nông dân
sử dụng giống mới, kháng sâu bệnh mạnh, thích nghi với từng vùng sinh thái đồng thời cho năng suất cao, chất lượng gạo ổn định Ngoài ra, các tỉnh tiếp tục nâng cấp
hệ thống thủy lợi trục, nội đồng bảo đảm đủ nước tưới cho các vụ lúa trong năm; sắp xếp thời vụ sản xuất hợp lý, xuống giống đồng loạt, né rầy
ĐBSCL được biết đến không chỉ với việc có vựa lúa lớn nhất, mà còn là nơi
có vựa trái cây của cả nước với nhiều loại trái cây đặc sản cho giá trị kinh tế cao Tổng diện tích trồng cây ăn trái của Việt Nam năm 2000 là 540.800 ha, đến năm
2005 diện tích này tăng lên 767.400 ha, năm 2008 là 775.370 ha và đến năm 2010 là 780.000 ha Trong đó, khu vực ĐBSCL có diện tích trồng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Năm 2000 toàn vùng ĐBSCL có 205.300 ha trồng cây ăn trái, năm 2005 là 272.300 ha, năm 2008 là 279.400 ha (sản lượng 2.874.807 tấn) và đến 2010 là
270.000 ha (Viện Cây ăn quả Miền Nam)
Trong những năm gần đây, việc sản xuất cây ăn trái ở ĐBSCL nhận được sự
hỗ trợ của các viện, trường và các nhà khoa học, cùng sự cần cù sáng tạo của nông dân, nên có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào việc sản xuất Ngoài
ra, còn có nhiều mô hình sản xuất cây ăn trái cũng đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thế giới và Việt Nam như: các mô hình sản xuất vú sữa, bưởi, xoài cát, chôm chôm, nhãn, thanh long được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, dứa được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP[4]
Trang 39
Xếp thứ hai sau lúa là thủy sản, vùng ĐBSCL có 8/13 tỉnh thành giáp biển,
và 2 con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu song song nối các tỉnh với biển Đông nên có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ cũng như nước ngọt Sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt của vùng năm 2009 đạt trên 2,8 triệu tấn, chiếm 57,9% sản lượng cả nước Nhịp độ tăng trưởng sản lượng thủy sản hàng năm khoảng 8 - 9%/năm (nhanh hơn bình quân cả nước khoảng 8%/năm), tương ứng với khoảng 100 - 120 nghìn tấn/năm Giá trị xuất khẩu thủy sản của vùng chiếm khoảng 60% cả nước Trong thủy sản nuôi trồng, đáng chú ý nhất là con tôm Sản lượng tôm ở vùng ĐBSCL chiếm gần 80% của cả nước
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
và ngọt Trong đó, có 582.000ha nuôi tôm sú, 12.000ha nuôi tôm thẻ chân trắng, hàng chục ngàn ha nuôi tôm càng, cá nước ngọt, nhuyễn thể Sản lượng thủy sản nuôi năm
2011 tại ĐBSCL đạt 2192181 tấn, tăng 252.000 tấn so năm 2010, là nguồn nguyên liệu khá dồi dào phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa
Hiện nay, các tỉnh ven biển ĐBSCL đã hoàn thiện thêm một bước về hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng; tăng cường kiểm soát
Trang 40- 28 -
con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém chất lượng vào nuôi Bên cạnh đó, thực hiện việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng đến các vùng nuôi tập trung, cho nông dân vay vốn cải tạo ao, vuông tôm, mua con giống, thức ăn thủy sản
Tình hình chăn nuôi vùng ĐBSCL vẫn tiếp tục hoàn thiện và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện chất lượng và năng cao số lượng Hoạt động
chăn nuôi của vùng chủ yếu tập trung vào gia cầm, thủy cầm, trâu, bò, lợn
3.2 KINH NGHIỆM HỖ TRỢ NÔNG HỘ ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ RỦI RO NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Đảng và Nhà nước đã xác định dịch vụ sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp mang tính chất là dịch vụ (hàng hoá) công Được triển khai từ năm 1982 nhưng nhìn chung, kết quả bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn hạn chế Trong những năm gần đây, Nhà nước đã coi bảo hiểm nông nghiệp như là một bộ phận trong chiến lược phát triển nông thôn Gần đây nhất Nhà nước ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện thí điểm ở 21 tỉnh trong giai đoạn 2011- 2013 Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai vẫn còn nhiều bất cập, các địa phương vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể nào từ phía Bộ, ngành liên quan về việc chọn địa điểm, mô hình để triển khai thí điểm Dưới đây là một vài kinh nghiệm của các quốc gia đã thành cônng với chương trình bảo hiểm nông nghiệp
Kinh nghiệm bảo hiểm nông nghiệp [3]
Tại Mỹ: Để tiến hành bảo hiểm nông nghiệp, Chính phủ Mỹ đã thành lập Cục
quản lý rủi ro (Risk Management Agency – viết tắt là RMA) và Tổng Công ty bảo
hiểm mùa màng liên bang (Federal Crop Insurance Corporation – viết tắt là FCIC)
RMA có chức năng quản lý nhà nước đối với các chương trình bảo hiểm nông nghiệp cũng như các chương trình đào tạo và quản trị rủi ro có liên quan trên toàn quốc FCIC còn có chức năng tiến hành thẩm định các sản phẩm nông nghiệp trước khi tung ra thị trường, đồng thời hỗ trợ về tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân Các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân chỉ có nhiệm vụ bán sản phẩm, thực hiện các dịch vụ khách hàng và giám định tổn thất Những doanh nghiệp này cũng có thể thiết kế ra các sản phẩm mới, tuy nhiên phải tiến hành đăng ký với FCIC Ngoài ra, họ còn có thể đưa ra thị trường các sản phẩm bổ trợ cho bảo hiểm