1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xác định quy mô đất tối ưu trong sản xuất nông nghiệp của người dân đồng bằng sông cửu long

189 41 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 189
Dung lượng 5,18 MB

Nội dung

Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đến hiệu quả hoạt động sản xuất lúa thông qua năm thước đo gồm năng suấ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

-o0o -NGUYỄN LAN DUYÊN

XÁC ĐỊNH QUY MÔ ĐẤT TỐI ƯU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ

NGÀNH: 9 62 01 15

Cần Thơ, tháng 07/2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

-o0o -NGUYỄN LAN DUYÊN

XÁC ĐỊNH QUY MÔ ĐẤT TỐI ƯU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ

NGÀNH: 9 62 01 15

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS NGUYỄN TRI KHIÊM

Trang 5

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm xác định quy mô đất tối ưu để tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của nông hộ đồng bằng sông Cửu Long thông qua dữ liệu được thu thập ngẫu nhiên từ 498 nông hộ trồng lúa 3 vụ/năm ở ba tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đến hiệu quả hoạt động sản xuất lúa thông qua năm thước đo (gồm năng suất đất, năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn, hiệu quả kinh tế và năng suất nhân tố tổng hợp) và phương pháp vi phân để xác định quy mô đất tối ưu Nội dung nghiên cứu được thực hiện theo ba bước: (1) Ước lượng hoặc xác định từng thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất, (2) Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đến hiệu quả hoạt động sản xuất thông qua các khía cạnh đo lường khác nhau,

(3) Dựa vào kết quả bước 2, tác giả xác định ngưỡng quy mô đất tối ưu trong sản xuất lúa của nông hộ đồng bằng sông Cửu Long.

Nghiên cứu cho thấy quy mô đất và hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của nông hộ đồng bằng sông Cửu Long có thể có mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay không có mối quan hệ với nhau Điều này tùy thuộc hoàn toàn vào cách định nghĩa hiệu quả hoạt động sản xuất, từ đó xác định quy

mô đất tối ưu nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất Bằng cách phân tích đồng thời tất cả năm thước đo thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất, luận án sẽ góp phần khẳng định tính chính xác và nâng cao ý nghĩa của nghiên cứu, trong đó việc phân tích bốn thước đo (gồm năng suất đất, năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn và hiệu quả kinh tế) làm cơ sở minh chứng cho nhận định năng suất nhân tố tổng hợp là thước đo phù hợp nhất Luận án tiến hành phân tích mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất để làm cơ sở xác định ngưỡng quy mô tối ưu nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất được đo lường thông qua năng suất nhân tố tổng hợp Kết quả phân tích cho thấy, mô hình có ý nghĩa thống kê cao và tìm được mối quan phi tuyến có dạng U ngược giữa quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất trong ba vụ canh tác lúa cũng như cả năm Từ đó, xác định được ngưỡng quy

mô tối ưu là 9,7 ha (trong đó, vụ thu đông là 9,3 ha; vụ đông xuân

là 9,8 ha và vụ hè thu là 10 ha).

Bên cạnh quy mô, hiệu quả hoạt động sản xuất còn chịu tác động của các yếu tố khác Các yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động sản xuất gồm chủ hộ là nữ (vụ hè thu), số mảnh ruộng canh tác (vụ thu đông), số ngày công lao động gia đình tham gia ruộng lúa (vụ hè thu), tổng

Trang 6

chi phí đầu tư cho các yếu tố đầu vào (vụ hè thu), sự khác biệt địa bàn cư trú

ở An Giang và Đồng Tháp Đồng thời, các yếu tố có ảnh hưởng ngược chiều

đến hiệu quả hoạt động sản xuất là số ngày công lao động thuê mướn (vụ thu đông), khoảng cách từ nhà đến ruộng lúa (vụ đông xuân), số năm trồng lúa Trên cơ sở kết quả ước lượng kết hợp với kết quả phân tích thực trạng sản xuất lúa của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long, luận án đã đề xuất các giải pháp giúp sử dụng quy mô đất hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và cải thiện thu nhập cho nông hộ trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long.

Trang 7

The thesis aimed to determine the optimal farm size threshold to maximize the efficiency of rice production activities of households in the Mekong Delta through randomly collected data from 498 households planting three rice crops per year in three provinces of An Giang, Can Tho and Dong Thap In order to achieve the set goals, the thesis uses regression method to analyze the effect of farm size on the efficiency of rice production activities through five measures (land productivity, labor productivity, capital efficiency, economic efficiency and total factor productivity) and differential methods to determine the optimal farm size threshold The study was done through in three steps: (1) Estimate or identify each measure of the efficiency of production activities, (2) Analyzing the effect of farm size on the efficiency of production activities through different measurement aspects, (3) Based on the results of step 2, the author determines the optimal farm size threshold in rice production of Mekong Delta households.

The research shows that farm size and the efficiency of rice production activities of the Mekong Delta farmers can have positive or negative relationship,

or no relationship This depends entirely on the definition of the efficiency of production activities, thus determining the optimal farm size to maximize production efficiency By using all five measures of efficiency of production activities, the thesis will contribute to confirming the accuracy and promote the meaning of the study, in which the analysis of four measures (land productivity, labor productivity, capital efficiency and economic efficiency) as the basis for proving that total factor productivity is the most suitable measure.

The dissertation analyzes the relationship between the farm size and the efficiency of production activities as a basis for determining the optimal scale threshold to maximize the efficiency of production activities measured

by total factor productivity The results show that the model is highly statistically significant and finds that an inverted U-shaped nonlinear relationship between farm size and the efficiency of production activities in three rice crops as well as the whole year Hence, the optimum threshold scale of 9.7 ha has been determined (in which, Autumn-Winter crop is 9.3 ha; Winter-Spring crop is 9.8 ha and Summer crop is 10 ha).

Besides farm size, the efficiency of production activities also affected

by other factors The factors having positive effect on the efficiency of production activities including female-headed households (Summer crop),

Trang 8

number of cultivated plots (Autumn-Winter crop), number of family labor days involved in rice field (Summer crop), total investment costs for inputs (Summer crop), the location of residence in An Giang and Dong Thap At the same time, the factors having negative effect on the efficiency of production activities are the number of hired labor days in rice production (Autumn-Winter crop), the distance from household to the largest rice field (Winter-Spring crop), years of experience.

Based on the estimated results combined with the results of analyzing the reality of rice production of households in the Mekong Delta The thesis proposed solutions to help use the farm size appropriately, improve the efficiency of production activities and improve income for households planting rice in the Mekong Delta.

Trang 9

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU 1

1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4

1.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4

1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu 4

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

1.4.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của quy mô đất đến HQHĐSX của nông hộ trồng lúa ĐBSCL 4

1.4.2 Phân tích thực trạng sản xuất và sử dụng đất trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL 5

1.4.3 Ảnh hưởng của quy mô đến HQHĐSX lúa của nông hộ ĐBSCL.5 1.4.4 Xác định quy mô tối ưu trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL .5

1.4.5 Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao HQHĐSX lúa cho nông hộ ĐBSCL 5

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

1.5.1 Đối tượng 6

1.5.2 Nội dung 6

Trang 10

1.5.3 Không gian 6

1.5.4 Thời gian 7

1.6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 7

1.7 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 8

1.7.1 Về lý luận 8

1.7.2 Về thực tiễn 8

CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

2.1.1 Khái niệm 9

2.1.2 Cơ sở lý luận về các thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất .12

2.1.2.1 Năng suất đất 13

2.1.2.2 Năng suất lao động 13

2.1.2.3 Hiệu quả đồng vốn 14

2.1.2.4 Hiệu quả kinh tế (EE) 15

2.1.2.5 Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) 19

2.1.3 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của quy mô đất đến hiệu quả hoạt động sản xuất 21

2.1.4 Cơ sở lý luận về quy mô tối ưu 25

2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

2.2.1 Các nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô đến HQHĐSX 27

2.2.1.1 Ảnh hưởng của quy mô đến năng suất đất 27

2.2.1.2 Ảnh hưởng của quy mô đến năng suất lao động 32

2.2.1.3 Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả đồng vốn 33

2.2.1.4 Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả kinh tế (EE) 34

2.2.1.5 Ảnh hưởng của quy mô đến năng suất nhân tố tổng hợp .38

2.2.1.6 Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả hoạt động sản xuất .39

2.2.1.7 Kết luận 40

2.2.2 Các nghiên cứu về quy mô tối ưu 42

Trang 11

viii

Trang 12

2.3.1.1 Cách tiếp cận 43

2.3.1.2 Khung nghiên cứu 45

2.3.2 Thu thập số liệu 45

2.3.2.1 Số liệu sơ cấp 45

2.3.2.2 Số liệu thứ cấp 46

2.3.3 Phân tích số liệu 47

2.3.3.1 Thống kê mô tả 47

2.3.3.2 Ước lượng hàm sản xuất để tính TFP 47

2.3.3.3 Ước lượng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên để tính EE .48

2.3.3.4 Ước lượng ảnh hưởng của quy mô đến HQHĐSX (trừ EE) .50

2.3.4 Mô hình thực nghiệm ảnh hưởng của quy mô đến HQHĐSX lúa của nông hộ ĐBSCL 50

CHƯƠNG 3TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 58

3.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 58

3.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 59

3.2.1 Tài nguyên đất 59

3.2.1.1 Đồng bằng sông Cửu Long 59

3.2.1.2 An Giang 60

3.2.1.3 Cần Thơ 60

3.2.1.4 Đồng Tháp 60

3.2.2 Tài nguyên nước 60

3.2.2.1 Đồng bằng sông Cửu Long 60

3.2.2.2 An Giang 60

3.2.2.3 Cần Thơ 61

3.2.2.4 Đồng Tháp 61

3.3 SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 61

3.4 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA 62

3.4.1 Thế giới 62

3.4.2 Việt Nam 63

3.4.3 Đồng bằng sông Cửu Long 65

Trang 13

3.5 QUY MÔ ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 66

3.6 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUY MÔ ĐẤT 68

3.6.1 Quy mô và chất lượng đất sản xuất 68

3.6.2 Hạn chế về sử dụng đất 69

3.6.3 Thực trạng tích tụ và tập trung ruộng đất 69

CHƯƠNG 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 71

4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ ĐBSCL 71

4.1.1 Mô tả mẫu khảo sát 71

4.1.1.1 Nhân khẩu và lao động 71

4.1.1.2 Thực trạng vay vốn của nông hộ 73

4.1.1.3 Mối quan hệ xã hội 75

4.1.1.4 Giao thông và thị trường 75

4.1.1.5 Tài sản 78

4.1.2 Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL 79

4.1.2.1 Cơ cấu mùa vụ và mô hình canh tác 79

4.1.2.2 Đất đai 80

4.1.2.3 Giống lúa 82

4.1.2.4 Trình độ công nghệ 82

4.1.2.5 Kết quả sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL 83

4.1.2.6 Thuận lợi, khó khăn và rủi ro của nông hộ trồng lúa ĐBSCL 86

4.2 MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH 89

4.3 QUY MÔ TỐI ƯU NHẰM TỐI ĐA HÓA NĂNG SUẤT ĐẤT TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ ĐBSCL 91

4.3.1 Ảnh hưởng của quy mô đến năng suất đất 91

4.3.2 Quy mô tối ưu 94

4.4 QUY MÔ TỐI ƯU NHẰM TỐI ĐA HÓA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ ĐBSCL 95

4.4.1 Ảnh hưởng của quy mô đến năng suất lao động 95

4.4.2 Quy mô tối ưu 98 4.5 QUY MÔ TỐI ƯU NHẰM TỐI ĐA HÓA HIỆU QUẢ ĐỒNG VỐN

Trang 14

TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ ĐBSCL 98

4.5.1 Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả đồng vốn 98

4.5.2 Quy mô tối ưu 102

4.6 QUY MÔ TỐI ƯU NHẰM TỐI ĐA HÓA HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ ĐBSCL 103

4.6.1 Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả kinh tế 103

4.6.2 Quy mô tối ưu 107

4.7 QUY MÔ TỐI ƯU NHẰM TỐI ĐA HÓA NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ ĐBSCL 108

4.7.1 Năng suất nhân tố tổng hợp 108

4.7.2 Ảnh hưởng của quy mô đất đến TFP 109

4.7.3 Quy mô tối ưu 112

4.8 KẾT LUẬN 113

4.9 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ ĐBSCL 114

4.9.1 Giải pháp sử dụng quy mô đất hợp lý 114

4.9.1.1 Những hộ có quy mô canh tác nhỏ hơn ngưỡng quy mô tối ưu114 4.9.1.2 Những hộ có quy mô canh tác lớn hơn ngưỡng quy mô tối ưu116 4.9.2 Giải pháp về lao động 116

4.9.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 117

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119

5.1 KẾT LUẬN 119

5.2 KIẾN NGHỊ 120

5.3 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN 121

5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

PHỤ LỤC 134

PHỤ LỤC 1 BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ 134

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG 143

Trang 15

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Chi tiết về đối tượng và cỡ mẫu điều tra 46

Bảng 2.2 Kỳ vọng về dấu của các hệ số βi trong mô hình (2.30) 56

Bảng 3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ĐBSCL 58

Bảng 3.2 Số hộ sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSCL phân theo quy mô .67

Bảng 4.1 Các chỉ tiêu cơ bản của nông hộ trồng lúa ĐBSCL 71

Bảng 4.2 Trình độ học vấn của hộ gia đình 72

Bảng 4.3 Nguồn vốn vay phục vụ hoạt động sản xuất lúa 74

Bảng 4.4 Nguồn vốn vay của nông hộ 74

Bảng 4.5 Khoảng cách từ nhà nông hộ đến đường giao thông 76

Bảng 4.6 Khoảng cách từ nhà nông hộ đến thị trường yếu tố đầu vào .78

Bảng 4.7 Khoảng cách từ nhà nông hộ đến trung tâm 78

Bảng 4.8 Giá trị các loại tài sản của nông hộ 79

Bảng 4.9 Thực trạng đất canh tác của nông hộ 80

Bảng 4.10 Quy mô trồng lúa phân theo địa phương 81

Bảng 4.11 Chi phí sản xuất lúa của nông hộ 84

Bảng 4.12 Lượng phân nguyên chất sử dụng bón cho lúa của nông hộ85 Bảng 4.13 Kết quả canh tác lúa của nông hộ ĐBSCL phân theo mùa vụ85 Bảng 4.14 Đối tượng thu mua lúa của nông hộ 86

Bảng 4.15 Những rủi ro thường gặp trong canh tác lúa của nông hộ 88 Bảng 4.16 Các biến định lượng trong mô hình (2.30) 89

Bảng 4.17 Các biến định tính trong mô hình (2.30) 90

Bảng 4.18 Năng suất đất trong canh tác lúa của nông hộ 91

Bảng 4.19 Các yếu tố ảnh hưởng của quy mô đến năng suất đất .92

Bảng 4.20 Năng suất lao động trong canh tác lúa của nông hộ 95

Bảng 4.21 Các yếu tố ảnh hưởng của quy mô đến năng suất lao động .96

Bảng 4.22 HQDV và HQDVR trong canh tác lúa của nông hộ 98

Trang 16

xii

Trang 17

Bảng 4.24 Thống kê mô tả các biến số trong hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên

Trang 18

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế

16

Hình 2.2 Khung nghiên cứu đề xuất 45

Hình 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Châu Á 2010 – 2016 .63

Hình 3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ĐBSCL 2010 – 2017 .64

Hình 3.3 Quy mô canh tác lúa trên địa bàn khảo sát 65

Hình 3.4 Sản lượng sản xuất lúa ở ĐBSCL 2010 – 2017 66

Hình 3.5 Số hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo quy mô ở ĐBSCL 67

Hình 3.6 Quy mô đất trồng lúa ở ĐBSCL phân theo địa phương 67

Hình 3.7 Cơ cấu hộ sử dụng đất trồng lúa ở ĐBSCL phân theo quy mô .68

Hình 4.1 Tuổi chủ hộ 72

Hình 4.2 Trình độ học vấn chủ hộ 73

Hình 4.3 Mối quan hệ xã hội của chủ hộ 75

Hình 4.4 Giống lúa nông hộ sử dụng 82

Hình 4.5 Năng suất sản xuất lúa phân theo mùa vụ 83

Hình 4.6 Sản lượng sản xuất lúa phân theo mùa vụ 84

Hình 4.7 Thời điểm bán lúa 86

Hình 4.8 Quy mô tối ưu trong canh tác lúa của nông hộ ĐBSCL.113

Trang 19

xiv

Trang 20

: Lao động gia đình : Hiệu quả đồng vốn : Hiệu quả đồng vốn ròng : Hiệu quả hoạt động sản xuất

: Ước lượng khả năng thích hợp cực đại

: Năng suất đất : Năng suất lao động

: Ước lượng bình phương bé nhất

: Hiệu quả kỹ thuật : Năng suất nhân tố tổng hợp : Vật tư nông nghiệp

Trang 21

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

Chương này giới thiệu khái quát về lý do nghiên cứu làm cơ

sở hình thành mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Đồng thời, chương này nêu ý nghĩa và những đóng góp mới của luận án.

1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU

Diện tích đất nông nghiệp của Châu Á chiếm 20% tổng diện tích đất nông nghiệp của thế giới nhưng diện tích nông hộ sở hữu rất nhỏ (từ 1 – 2 ha/hộ) so với mức trung bình của thế giới (3,7 ha/hộ) và xu hướng sở hữu quy mô đất nhỏ ngày càng gia tăng (Pookpakdi, 1992) Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam là 0,12 ha/người, chỉ bằng một phần sáu mức trung bình của thế giới, tương đương Bỉ và Hà Lan, cao hơn Philippines và Ấn Độ, nhưng thấp hơn Trung Quốc và Indonesia (OECD, 2015) Quá trình công nghiệp hóa chuyển đổi các nguồn tài nguyên nông nghiệp (đất đai và lao động) sang ngành công nghiệp làm cho nguồn tài nguyên này dành cho sản xuất nông nghiệp ít đi (Dinh Bao, 2014) Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ thì nhà sản xuất đều quan tâm đến rất nhiều yếu tố, từ khâu đầu vào cho đến đầu ra Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong sản xuất đó chính là hiệu quả hoạt động sản xuất (HQHĐSX), do đó họ luôn tìm mọi giải pháp để sử dụng tối ưu các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố khan hiếm (Hoque, 1988), là yếu

tố sản xuất quan trọng (Adamopoulos và Restuccia, 2014) và là một tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 2004) do đó nhà sản xuất cần xác định ngưỡng quy mô đất tối ưu để đầu tư nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau của nền kinh tế thì quy mô đất sản xuất của nông hộ khác nhau Những năm 1960 thì quy mô nhỏ là tốt và hiệu quả vì tận dụng nguồn lực gia đình (lao động, đất đai, công cụ sản xuất, ) nhưng những năm 1970 – 1980 do quá trình đô thị hoá và đặc biệt là công nghiệp hoá nên thu hút nhiều lao động nông -thôn làm cho hoạt động sản xuất hiệu quả hơn với quy mô lớn (Fan và Chan Kang, 2005) Cũng theo các nhà nghiên cứu này, sang những năm 1990 bằng việc áp dụng khoa học

Trang 22

công nghệ vào sản xuất đã gia tăng cường độ sử dụng đất, do đó làm ảnh hưởng không tốt đến tài nguyên đất và môi trường dẫn đến sản xuất không hiệu quả so với trước.

Giả thuyết về mối quan hệ ngược (Inverse Relationship – IR) giữa quy

mô và hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp hàm ý những hộ sản xuất với quy mô nhỏ sẽ đạt hiệu quả cao hơn hộ có quy mô sản xuất lớn Giả thuyết này được thảo luận ở những nước có nền nông nghiệp phát triển trong những thế kỷ gần đây, đầu tiên ở Nga (Chayanov, 1926), sau đó đến Ấn

Độ, những nghiên cứu chính được thực hiện ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu,

Mỹ Latinh và ngay cả những quốc gia có nền nông nghiệp đang phát triển đều ủng hộ mối quan hệ này Kết quả những phát hiện về mối quan hệ ngược là một khám phá thực nghiệm được hoan nghênh đến mức những người ủng hộ nền nông nghiệp quy mô nhỏ đã đề xuất các chiến lược nông nghiệp ưu tiên phát triển sản xuất quy mô nhỏ (Nkonde và cộng sự, 2015) Tuy nhiên, cũng có không ít những nghiên cứu không đồng tình với giả thuyết trên và dựa trên bằng chứng thực nghiệm đã đưa ra nhận định ngược lại,

đó là những hộ sản xuất với quy mô lớn sẽ đạt hiệu quả hơn những hộ có quy

mô sản xuất nhỏ hay mối quan hệ thuận (Positive relationship – PR) giữa quy

mô và hiệu quả hoạt động sản xuất Điều này được thể hiện trong những chính sách nông nghiệp ủng hộ sản xuất với quy mô lớn (Srivastava và cộng sự, 1973; Khan, 1979; Khan và Maki, 1979; Kevane, 1996; Adesina và Djato, 1996; Tadesse

và Krishnamoorthy, 1997; Dorward, 1999).

Như vậy, quy mô đất có thể có tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hai chiều, thể hiện tính kinh tế theo quy mô và tính phi kinh tế theo quy mô (Hoque, 1988; Byiringiro và Reardon, 1996; Heltberg, 1998b; Dorward, 1999; Helfand và Levine, 2004; Barrett và cộng

sự, 2010; Henderson, 2015; Wickramaarachchi và Weerahewa, 2018) Trên lập trường nhà sản xuất thì nông hộ không thể quyết định nên tăng hay giảm quy mô đất khi không chắc chắn quy mô canh tác hiện tại đang

ở giai đoạn kinh tế hay phi kinh tế, bởi chỉ một quyết định sai lầm sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sinh kế gia đình.

Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của nền kinh tế, đa số các nhà nghiên cứu đều đo lường hay định nghĩa hiệu quả hoạt động sản xuất bằng năng suất đất khi phân tích mối quan hệ giữa quy mô và HQHĐSX, và cũng có một vài nghiên cứu khác thay thế thước đo năng suất đất bằng hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả kinh tế Ở Việt Nam nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, vấn đề này cũng được một số nhà kinh tế nghiên

Trang 23

cứu nhưng chủ yếu kế thừa một trong hai cách đo lường (năng suất đất hoặc hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả kinh tế) Những năm gần đây, Li và cộng sự (2013), Nkonde và cộng sự (2015), Wickramaarachchi và Weerahewa (2018) kết hợp cách đo lường truyền thống (năng suất đất hoặc hiệu quả kỹ thuật) với những cách đo lường tổng hợp (năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn và năng suất nhân tố tổng hợp) để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả hoạt động sản xuất của nông hộ.

Những nhà hoạch định chính sách nông nghiệp phải đối mặt với những quyết định khó khăn trong việc lựa chọn cơ cấu nông nghiệp phải đảm bảo đạt được 2 mục tiêu là tăng trưởng và công bằng (Khan và Maki, 1979) đồng thời góp phần tạo động lực tăng trưởng nông thôn và xóa đói giảm nghèo (Lipton, 1993) Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật đất đai mới vào năm 2013, nâng diện tích đất sản xuất nông nghiệp lên

03 ha/hộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất không quá 30 ha/hộ với hy vọng gia tăng HQHĐSX góp phần cải thiện thu nhập nông hộ Nhưng thực tế có tác động hai chiều, có nghĩa là ở quy mô nhất định nào đó khi gia tăng quy mô sẽ tăng hiệu quả hoặc có khi giảm hiệu quả sản xuất và ngược lại.

Trên cơ sở đó, luận án “Xác định quy mô đất tối ưu trong sản xuất nông nghiệp của người dân đồng bằng sông Cửu Long” đi sâu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đến hiệu quả hoạt động sản xuất thông qua các thước đo khác nhau (thước đo về đất, lao động, vốn, hiệu quả kinh tế, kỹ thuật quản lý và cải tiến công nghệ) để xác định ngưỡng quy mô đất tối ưu nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất Đồng thời, kết quả này làm cơ

sở khoa học vững chắc giúp Nhà nước khẳng định hay nhận định tính hợp

lý của chính sách giao đất trong Luật đất đai 2013 và góp phần hữu ích vào việc điều chỉnh chính sách đất đai hợp lý hơn trong tương lai, nhất là giúp nông hộ sử dụng hợp lý quy mô đất nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, cải thiện sinh kế và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Xác định quy mô đất tối ưu trong sản xuất lúa của nông hộ đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên cơ sở sử dụng quy mô đất hợp lý và làm cơ

sở vững chắc cho nhà hoạch định chính sách khi điều chỉnh hạn điền.

Trang 24

1.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu

Kiểm định giả thuyết quy mô đất có mối quan hệ phi tuyến dạng Ungược với hiệu quả hoạt động sản xuất.

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề cấp thiết đã đề cập trên, nghiên cứu tập trung giải quyết các câu hỏi sau:

(1) Hiệu quả hoạt động sản xuất của nông hộ sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long như thế nào?

(2) Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của nông hộ vùng đồng bằng sông Cửu Long?

(3) Quy mô đất ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của nông hộ vùng đồng bằng sông Cửu Long?(4) Mức độ đóng góp của các yếu tố sản xuất như thế nào đến hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của nông hộ đồng bằng sông Cửu Long? (5) Giải pháp nào sẽ được đề xuất để mang lại hiệu quả tối ưu cho nông hộ trồng lúa trong vùng nghiên cứu khi sử dụng quy mô hợp lý?1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.4.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của quy mô đất đến

HQHĐSX của nông hộ trồng lúa ĐBSCL

- Trình bày các cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa quy mô và

hiệu quả hoạt động sản xuất.

- Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến luận án.

Trang 25

1.4.2 Phân tích thực trạng sản xuất và sử dụng đất trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL

- Mô tả hiện trạng sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL.

- Mô tả thực trạng sử dụng đất trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL.

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và rủi ro trong quá trình sử

dụng đất phục vụ cho hoạt động sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL.

1.4.3 Ảnh hưởng của quy mô đến HQHĐSX lúa của nông hộ ĐBSCL

- Phân tích ảnh hưởng của quy mô đến năng suất đất của

nông hộ trồng lúa ĐBSCL.

- Phân tích ảnh hưởng của quy mô đến năng suất lao động

của nông hộ trồng lúa ĐBSCL.

- Phân tích ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả đồng vốn

trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL.

- Phân tích ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả kinh tế trong

sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL.

- Phân tích ảnh hưởng của quy mô đến năng suất nhân tố

tổng hợp trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL.

1.4.4 Xác định quy mô tối ưu trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL

- Xác định quy mô đất tối ưu trên cơ sở tối đa hóa năng suất

đất trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL.

- Xác định quy mô đất tối ưu trên cơ sở tối đa hóa năng suất

lao động trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL.

- Xác định quy mô đất tối ưu trên cơ sở tối đa hóa hiệu quả

đồng vốn trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL.

- Xác định quy mô đất tối ưu trên cơ sở tối đa hóa hiệu quả

kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL.

- Xác định quy mô đất tối ưu trên cơ sở tối đa hóa năng suất

nhân tố tổng hợp trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL.

1.4.5 Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao HQHĐSX lúa cho nông hộ ĐBSCL

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án sẽ đề xuất giải pháp nâng cao

Trang 26

hiệu quả hoạt động sản xuất lúa góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ ĐBSCL.

Luận án tập trung phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đến hiệu quả hoạt động sản xuất lúa thông qua các khía cạnh đo lường khác nhau để tìm ra quy mô đất tối ưu.

Quy mô bao gồm: quy mô lao động, quy mô đất, quy mô vốn, nhưng luận án chỉ tập trung nghiên cứu quy mô đất bởi đất

là yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất Do đó, luận án thống nhất dùng cụm từ “quy mô” thay cho quy mô đất.

Sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt (lúa, rau màu, ) và chăn nuôi Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung phân tích hoạt động trồng trọt với cây trồng chủ lực là cây lúa bởi lúa là sản phẩm chủ lực của nông hộ ĐBSCL (quy mô đất trồng lúa của ĐBSCL chiếm 99,17% trong tổng quy mô đất trồng cây lương thực có hạt và chiếm 98,53% trong tổng quy mô đất trồng cây hàng năm)1.

Luận án tập trung nghiên cứu những nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn với mô hình canh tác thuần lúa (tức canh tác 3 vụ lúa/năm).

1.5.3 Không gian

ĐBSCL có 3 vùng sản xuất đặc trưng là vùng nước ngọt (gồm vùng ngập

lũ hàng năm (An Giang, Đồng Tháp) và vùng phù sa nước ngọt (Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long)), vùng nước phèn (Tiền Giang, Long An) và vùng ven biển ảnh hưởng nước mặn (Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh) Nghiên cứu muốn tìm hiểu về những khác biệt trong sản xuất lúa giữa các tỉnh thuộc một vùng cụ thể để làm cơ sở hình thành các nghiên cứu tiếp theo cho 2 vùng còn lại cũng như nghiên cứu đan xen giữa các tỉnh của mỗi vùng Do

đó, nghiên cứu sẽ tập trung ở 3 Tỉnh (An Giang, Đồng Tháp và

1 Tổng cục thống kê, 2018.

Trang 27

Cần Thơ) bởi theo ý kiến của một số chuyên gia thì việc phân vùng sinh thái trong sản xuất lúa ở ĐBSCL được phân chia theo vùng ngập lũ hàng năm (An Giang và Đồng Tháp) và vùng phù sa nước ngọt (Cần Thơ) Bên cạnh

đó, 3 Tỉnh này có những đặc trưng tương đồng về sinh thái, quy mô, tập quán canh tác lúa, là những tỉnh thuộc vùng sản xuất lúa trọng điểm và có sản lượng sản xuất lúa cao nên việc chọn các địa bàn này làm điểm khảo sát thì nghiên cứu sẽ mang tính đại diện cao cho vùng phù sa, nước ngọt.

1.6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Bên cạnh mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng và hình, tài liệu tham khảo và phụ lục Cấu trúc của luận án bao gồm các chương sau:

Chương 1: Giới thiệu Chương này giới thiệu khái quát các nội dung chính của luận án như lý do, mục tiêu, nội dung, phạm vi nghiên cứu; cấu trúc, ý nghĩa và đóng góp của luận án.

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày cơ sở lý luận cùng với thực nghiệm nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước để minh chứng cho những lý thuyết, đồng thời làm

cơ sở cho quá trình phân tích, lý giải và đề xuất giải pháp của luận án Phần cuối của chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu chi tiết làm cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận án.

Chương 3: Tổng quan địa bàn nghiên cứu Khái quát những vấn đề về tình hình kinh tế - xã hội, về hiện trạng sử dụng đất, về hiệu quả sản xuất, trên địa bàn nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này mô tả lại bức tranh toàn diện về hoạt động sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL Bên cạnh đó, chương này giúp xác định ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả sản xuất, đồng thời xác định quy mô đất tối ưu trong sản xuất lúa cũng như khả năng đóng góp của quy mô đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập và nâng cao

Trang 28

mức sống của nông hộ ĐBSCL.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị Trên cơ sở kết quả đạt được

ở các chương trước, luận án rút ra kết luận và đề xuất kiến nghị đối với các chủ thể có liên quan.

1.7 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.7.1 Về lý luận

Luận án hệ thống hóa các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất, cũng như hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa quy mô đất và hiệu quả hoạt động sản xuất được đo lường trên các khía cạnh khác nhau thể hiện qua 2 nhóm: (i) nhóm thể hiện chỉ tiêu năng suất sản xuất (gồm năng suất đất, năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn và năng suất nhân tố tổng hợp) và(ii) nhóm thể hiện chỉ tiêu hiệu quả sản xuất (là hiệu quả kinh tế) Bên cạnh đó, nghiên cứu hệ thống hóa các phương pháp ước lượng phù hợp với từng khía cạnh đo lường Đồng thời, nghiên cứu cũng cung cấp phương pháp xác định quy mô đất tối ưu để tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất cho nông hộ canh tác lúa ở ĐBSCL.

1.7.2 Về thực tiễn

Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa quy mô đất với các chỉ tiêu

đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất khác nhau Kết quả nghiên cứu cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy mô đất và hiệu quả hoạt động sản xuất lúa được đo lường trên những khía cạnh khác nhau để làm cơ sở khoa học vững chắc cho việc hoạch định các chính sách phát triển ngành trồng lúa của vùng thông qua những chỉ tiêu và phương pháp khác nhau cho thấy việc đánh giá đa chiều về hiệu quả hoạt động sản xuất Trên cơ sở đó, xác định được ngưỡng quy mô tối ưu ứng với từng thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất Dựa trên kết quả phân tích, luận án đề xuất những giải pháp sử dụng hiệu quả quy mô đất tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất lúa, gia tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho nông hộ trồng lúa trong vùng khảo sát, đồng thời làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách có những can thiệp thiết thực và hiệu quả hơn phù hợp với thực tế của địa phương trong bối cảnh xã hội đang khuyến khích “dồn điền đổi thửa”.

Trang 29

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận về ảnh hưởng của quy

mô đến hiệu quả hoạt động sản xuất được đo lường theo từng khía cạnh khác nhau Đầu tiên sẽ trình bày tổng quan về các cách định nghĩa (thước đo) về HQHĐSX nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng Tiếp theo, trình bày cơ sở lý luận về ảnh hưởng của quy mô đất đến HQHĐSX thông qua mô hình tổng quát và cơ sở lý luận về quy mô tối ưu.Trên cơ sở lý thuyết trình bày, chương này sẽ mô tả bức tranh toàn cảnh về các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ở nhiều nước trên thế giới về mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất được đo lường trên những khía cạnh khác nhau làm nền tảng lý luận vững chắc triển khai trong luận án.

Phần cuối của chương trình bày phương pháp nghiên cứu được

sử dụng trong luận án Để đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu, luận án tiến hành qua ba bước: (i) Đầu tiên, xác định hoặc ước lượng từng thước đo thể hiện HQHĐSX (trừ EE); (ii) Bước 2, ước lượng ảnh hưởng của quy mô đến HQHĐSX thông qua các khía cạnh khác nhau; (iii) Sau cùng, xác định quy mô tối ưu Bên cạnh đó, phần này cũng trình bày năm mô hình nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của quy mô đến HQHĐSX theo năm cách đo lường khác nhau.

Theo Liên Hợp Quốc “Hộ gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ”.

Theo Ellis (1993) “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, chủ yếu bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức

độ không hoàn hảo cao” Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng “Hộ nông dân là những

hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề

Trang 30

rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”.

Từ khái niệm trên, nông hộ có thể được hiểu là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình Nông hộ có những đặc trưng riêng và cơ chế vận hành khá đặc biệt không giống như những đơn vị kinh tế khác, ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc

sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng.

Nông hộ là đơn vị tái sản xuất các nguồn lực của quá trình tái sản xuất (gồm lao động, đất đai và vốn) Trong quá trình đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác trong hệ thống kinh tế quốc dân Vì vậy, việc khai thác đầy đủ những khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các khái niệm liên quan đến quy mô và quy mô tối ưu

Theo Gregor (1969) và Adams (1988), nông trại là một khu đất chủ yếu phục vụ cho các quá trình sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là sản xuất lương thực và các cây trồng khác, là cơ sở cơ bản trong sản xuất thực phẩm Quy mô đất sản xuất là tổng diện tích đất thuộc quyền sở hữu của chủ hộ bao gồm đất canh tác, đất vườn, đất ở và các loại đất khác.

Hoque (1988) cho rằng “Đất đai là yếu tố khan hiếm”.Theo Heltberg (2001) “Đất đai là nguồn lực quan trọng bên cạnh các tài sản sinh kế khác như lao động, vốn con người; là tài sản bảo đảm tạo ra thu nhập và là tài sản thế chấp chủ yếu để tiếp cận tín dụng” Đồng thời, cơ quan Phát triển Quốc tế Anh quốc DFID (2002) cũng khẳng định: “Đất đai chính là yếu tố quan trọng trong xóa đói giảm nghèo” Quy mô tối ưu thể hiện sự kết hợp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất trong sản xuất một đơn vị sản phẩm nhất định (Hassanpour, 2013) Tương tự, Wickramaarachchi và Weerahewa (2018) cho rằng, quy mô tối ưu là quy mô mà tại đó hiệu quả hoạt động sản xuất đạt giá trị cao nhất.

Hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp

Freeman (2008) cho rằng, năng suất là tỷ lệ của một thước đo khối lượng đầu ra cho một thước đo sử dụng đầu vào.

Nhiều nhà nghiên cứu dựa trên những quan điểm, những quy tắc riêng của mình và những nông dân, các nhà nông học, các nhà kinh tế học hay những nhà địa lý cũng giải thích năng suất nông nghiệp theo nhiều cách khác

Trang 31

nhau Theo Dharmasiri (2012) năng suất sản xuất nông nghiệp chính là

“đầu ra trên mỗi đơn vị đầu vào” hoặc “sản lượng trên một đơn vị diện tích hay quy mô” và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp là kết quả của việc sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất Tương tự, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có thể được định nghĩa là tỷ số của chỉ tiêu sản lượng nông nghiệp địa phương với tổng đầu vào sử dụng trong sản xuất (Shafi, 1984) Do đó, hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp cho thấy mối quan hệ giữa nông nghiệp với những đầu vào chính như đất đai, lao động hoặc vốn, trong khi các yếu tố bổ sung khác vẫn giữ nguyên.

Dharmasiri (2012), Wickramaarachchi và Weerahewa (2018) cho rằng hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm năng suất đất, năng suất lao động và vốn Từ đó, những tác giả này đã đưa ra các thước đo tương ứng với từng loại hiệu quả hoạt động sản xuất (HQHĐSX):

- Năng suất đất là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

do đây là yếu tố cố định và luôn tồn tại trong sản xuất, cùng với 2 yếu

tố sản xuất chính (lao động và vốn) Năng suất đất có thể gia tăng thông qua việc cải tiến giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các phương pháp thâm dụng lao động (Fladby, 1983) Bên cạnh đó, có thể gia tăng năng suất đất thông qua đa dạng hoá cây trồng hoặc đa vụ trên cùng một vùng đất mà nông dân thực hiện (Dharmasiri, 2008) và cũng có thể trồng xen canh trên cùng một vùng đất (Dharmasiri, 2010).

nông hộ trong sản xuất nông nghiệp Mặt khác, năng suất lao động là yếu tố chính quyết định mức sống và có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách Tuy nhiên, nó chỉ phản ánh một phần năng suất lao động về năng lực cá nhân của người lao động hoặc mức độ nỗ lực của họ (OECD, 2001) Trong địa lý nông nghiệp, năng suất lao động có hai khía cạnh quan trọng Thứ nhất, ảnh hưởng sâu sắc đến sự thịnh vượng của quốc gia và thứ hai, chủ yếu xác định mức sống của dân số nông nghiệp.

- Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu bởi nông hộ cần vốn để

mua vật tư, giống, máy móc, thuê lao động, nhằm đảm bảo tính thời

vụ và giảm thiểu rủi ro (Nguyễn Lan Duyên, 2014) và vốn có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau (Modigliani và Miller, 1958).

Năng suất nông nghiệp cũng có thể được tính bằng năng suất nhân tố tổng hợp (Coelli và cộng sự, 2005) Phương pháp tính năng suất nông nghiệp này được đo lường bằng việc sử dụng nhiều đầu vào trong quá trình sản xuất Cách đo lường năng suất nông nghiệp này được thiết lập để khắc phục những

Trang 32

thiếu sót của việc đo lường một phần năng suất Những thay đổi trong năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) thường được cho là do cải

gia tăng của tổng đầu ra trừ cho tổng đầu vào, do đó kỹ thuật thay đổi

là nguồn gốc duy nhất làm gia tăng năng suất và tác động từ việc cải tiến hiệu quả sản xuất đến gia tăng năng suất là kết quả tất yếu Theo Solow (1957), TFP là trình độ công nghệ hay tiến bộ công nghệ.

Li và cộng sự (2013) cho rằng, hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp là một khái niệm đa chiều trong quá trình sản xuất, ít nhất bao gồm năng suất đất, năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn, hiệu quả kỹ thuật (TE)

và năng suất nhân tố tổng hợp nhằm phản ánh việc sử dụng những kỹ thuật

có liên quan Farrell (1957), Dhungana và cộng sự (2004) cho rằng, hiệu quả

kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được bằng cách sử dụng lượng đầu vào tối thiểu với trình độ công nghệ đang được áp dụng TE là một trong những chỉ số hiệu quả được sử dụng phổ biến nhất để đo lường tình trạng hiệu quả của các đơn vị sản xuất (Li và cộng sự, 2013).

2.1.2 Cơ sở lý luận về các thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất Như vừa trình bày, HQHĐSX nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng được đo lường một cách toàn diện được thể hiện thông qua hai khía cạnh chính đó là: năng suất sản xuất (gồm năng suất đất, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đồng vốn và năng suất nhân tố tổng hợp) và hiệu quả sản xuất (gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả quy mô và hiệu quả kinh tế) Mỗi khía cạnh thể hiện một cách đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất khác nhau, lần lượt theo thời gian cũng như mức độ đóng góp của từng cách định nghĩa về hiệu quả hoạt động sản xuất ta có: năng suất đất, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đồng vốn, hiệu quả kỹ thuật (hay hiệu quả kinh tế là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối) và năng suất nhân tố tổng hợp Nhằm đánh giá toàn diện hoạt động sản xuất lúa của nông hộ vùng ĐBSCL cũng như xác định khả năng tác động của các yếu tố khác ngoài quy mô đến hiệu quả hoạt động sản xuất theo từng khía cạnh khác nhau, luận án trình bày cơ sở lý luận (khái niệm, công thức tính hay cách thức đo lường, ý nghĩa, ) của năm cách đo lường về hiệu quả hoạt động sản xuất, cụ thể là năng suất đất, năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn, hiệu quả kinh tế và TFP.

2 Agricultural Investment and Productivity in Developing Countries, FAO Economic And Social Development Paper No 148, ed Lydia Zepeda, 2001, FAO Corporate Document Repository, 12 July 2007, http://www.fao.org/docrep/003/X9447E/x9447e00.HTM.

Trang 33

2.1.2.1 Năng suất đất

Theo Coelli và cộng sự (2005), năng suất là chỉ số đầu ra trên chỉ số đầu vào, theo đó hình thành năng suất đất chính là sản lượng sản phẩm được sản xuất ra trên một đơn vị diện tích.

Năng suất đất có thể được đo lường thông qua hai cách Đầu tiên

và ngay từ rất sớm, nhiều nhà kinh tế đã đo lường năng suất đất bằng hiện vật (Bardhan, 1973; Ghose, 1979; Carter, 1984; Bhalla và Roy, 1988; Byiringiro và Reardon, 1996; Tadesse và Krishnamoorthy, 1997; Assuncao và Braido, 2007; Barrett và cộng sự, 2010; Ali và Deininger, 2015; Wickramaarachchi và Weerahewa, 2018) và cũng có thể được đo lường thông qua giá trị bằng tiền (Srivastava và cộng sự, 1973; Khan, 1977; Khan, 1979; Khan và Maki, 1979; Mahmood và Nadeem-ul-haque, 1981; Cornia, 1985; Newel và cộng sự, 1997; Heltberg, 1998b; Dorward, 1999; Sial và cộng sự, 2012; Carletto và cộng sự, 2013; Ali và Deininger, 2015; Gaurav và Mishra, 2015; Nkonde và cộng sự, 2015).

Trên cơ sở đó, luận án sử dụng cách đo lường năng suất đất thông qua giá trị bằng tiền (Khan, 1977; Khan, 1979; Mahmood và Nadeem-ul-haque, 1981; Cornia, 1985; Newel và cộng sự, 1997; Heltberg, 1998b) được khái quát hóa qua chỉ tiêu giá trị tổng sản phẩm sản xuất ra trên quy mô (NSDAT), xác định bởi:

=

Trong đó, GV là tổng giá trị sản phẩm lúa của nông hộ, QMDAT

là quy mô đất canh tác lúa, i thể hiện số hộ trồng lúa thứ i và j chỉ mùa vụ canh tác lúa thứ j.

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của nông hộ trồng lúa hay nói cách khác cứ một ha đất dùng sản xuất lúa sẽ mang lại giá trị tổng sản phẩm là bao nhiêu Do đó, năng suất đất cao chính là mục tiêu quan trọng nhất đối với nhiều quốc gia đang phát triển an ninh lương thực Rõ ràng, đây chỉ

là một chỉ tiêu thể hiện một yếu tố sản xuất đơn nên nó không thể phản ánh toàn diện quá trình sản xuất nông nghiệp (Li và cộng sự, 2013).

2.1.2.2 Năng suất lao động

Theo Coelli và cộng sự (2005), năng suất là chỉ số đầu ra trên chỉ số đầu vào, theo đó hình thành năng suất lao động chính là sản

(2.1)

Trang 34

13

Trang 35

Năng suất lao động có thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau Cornia (1985) đo lường năng suất lao động thông qua chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng/ngày lao động hoặc tổng giá trị sản lượng/lượng lao động Theo Byiringiro và Reardon (1996), năng suất lao động cũng có thể được đo lường thông qua giá trị sản phẩm trung bình hay giá trị sản phẩm biên của lao động trên mỗi đơn vị lao động Freeman (2008) đo lường năng suất lao động bằng tỷ lệ giữa sản lượng đầu ra (tổng sản phẩm quốc nội hoặc tổng giá trị sản lượng gia tăng) với thước đo sử dụng đầu vào (tổng số giờ làm việc hoặc tổng số việc làm) Dharmasiri (2012) đo lường năng suất lao động bằng số giờ lao động hoặc số ngày làm việc cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Li và cộng sự (2013) đo lường năng suất lao động bằng sản lượng sản xuất trên tổng ngày công lao động làm việc trên ruộng lúa Nkonde và cộng sự (2015) đo lường năng suất lao động thông qua chỉ tiêu giá trị thuần của sản lượng canh tác trên ngày công lao động gia đình Theo những nhà nghiên cứu (Shafi, 1984; Li và cộng sự, 2013; Wickramaarachchi

và Weerahewa, 2018), năng suất lao động cũng được đo lường thông qua tổng sản lượng nông nghiệp được sản xuất ra trên mỗi đơn vị lao động.

Trên cơ sở đó, nghiên cứu này sẽ sử dụng cách đo lường năng suất lao động (NSLD) của Shafi (1984), Li và cộng sự (2013), Wickramaarachchi và Weerahewa (2018) thông qua công thức:

=

Trong đó, SLUONG là sản lượng lúa được sản xuất ra trong mùa

vụ và QMLD là số thành viên trong độ tuổi lao động của gia đình tham gia canh tác lúa, i thể hiện số hộ trồng lúa thứ i và j chỉ mùa vụ thứ j.

Công thức (2.2) thể hiện hiệu quả sử dụng lao động của gia đình, với mỗi lao động gia đình đầu tư cho ruộng lúa sẽ tạo được bao nhiêu tấn lúa Vì vậy, chỉ tiêu này càng cao càng tốt cho hộ.

Freeman (2008) cho rằng, trong số các thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất như năng suất đa nhân tố hoặc năng suất vốn thì năng suất lao động đặc biệt quan trọng trong phân tích kinh tế và thống kê của một quốc gia Vì vậy, chỉ tiêu này cũng tương tự như chỉ tiêu năng suất đất, tức đây chỉ là một chỉ tiêu thể hiện một yếu tố sản xuất đơn nên nó không thể phản ánh toàn diện quá trình sản xuất nông nghiệp (Li và cộng sự, 2013).

2.1.2.3 Hiệu quả đồng vốn

(2.2)

Trang 36

14

Trang 37

vào, theo đó hình thành năng suất vốn hay hiệu quả đồng vốn chính

là sản lượng sản phẩm được sản xuất ra trên một đơn vị vốn.

Có nhiều cách khác nhau để đo lường hiệu quả đồng vốn và một trong những chỉ tiêu được sử dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đó chính là tỷ suất lợi nhuận (Schultz, 1964; Li và cộng sự, 2013) và hiệu quả chi phí (Nkonde và cộng sự, 2015).

Trên cơ sở đó, luận án sử dụng cách đo lường hiệu quả đồng vốn được xác định bằng phần trăm của lợi nhuận so với chi phí sản xuất (Schultz, 1964; Li

và cộng sự, 2013) bởi đây là 1 chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, phản ánh trình độ tăng hiệu quả đồng vốn, nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cao trình độ sử dụng vốn và tổ chức kinh doanh của đơn vị Mức doanh lợi càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao và khả

năng tích lũy càng lớn thể hiện qua công − thức:

=

Trong đó, HQDV là hiệu quả đồng vốn, GV là tổng giá trị sản lượng lúa của nông hộ, TC là chi phí đầu tư cho các yếu tố đầu vào (bao gồm: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lao động, ), i thể hiện số hộ trồng lúa thứ i và j chỉ mùa vụ thứ j.

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả về lợi nhuận của chi phí đầu tư trên đất Hiệu quả đồng vốn hay hiệu quả đồng vốn ròng, ngụ ý bình quân một đồng chi phí đầu tư cho các yếu đầu vào (không có hoặc có sự tham gia của lao động gia đình) sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng đồng vốn càng cao Và chỉ tiêu này cũng tương tự như hai chỉ tiêu trước (chỉ thể hiện một yếu tố đầu vào).

2.1.2.4 Hiệu quả kinh tế (EE)

Theo Farrell (1957), hiệu quả là khả năng sản xuất một lượng sản phẩm đầu ra cho trước ứng với chi phí đầu vào thấp nhất Do vậy, hiệu quả nhà sản xuất có thể được đo lường bằng tỷ số giữa chi phí tối thiểu và chi phí thực tế để sản xuất ra lượng đầu ra cho trước.

Nếu tiếp cận theo hướng đầu vào, hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency – TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được bằng cách

sử dụng lượng đầu vào tối thiểu với trình độ công nghệ đang được áp dụng (Farrell, 1957; Dhungana và cộng sự, 2004).

Hiệu quả kỹ thuật thể hiện khả năng tạo ra một lượng đầu ra từ một

(2.3)

Trang 38

15

Trang 39

lượng đầu vào cho trước ứng với một trình độ công nghệ nhất định Hiệu quả kỹ thuật đo lường mức sản lượng đầu ra thật sự đạt được so với mức sản lượng tối đa có thể được tạo ra Xét hoạt động sản xuất sử dụng 2 yếu

tố đầu vào là X 1 và X 2 để sản xuất ra một loại sản phẩm Y, với giả định trong điều kiện hiệu suất thay đổi theo quy mô (variable returns to scale).

Đo lường hiệu quả kinh tế có liên quan mật thiết với việc sử dụng hàm giới hạn biên Các nghiên cứu hiện nay đều xuất phát từ công trình nghiên cứu của Farrell (1957) Farrell, chịu ảnh hưởng rất lớn từ khái niệm phổ biến của Koopmans (1951) và đo lường hiệu quả kỹ thuật của Debreu (1951) đã đưa ra một phương pháp để tách hiệu quả tổng thể của một đơn vị sản xuất thành các thành phần kỹ thuật và phân phối Farrell mô tả những khái niệm khác nhau trong đó một đơn vị sản xuất có thể không hiệu quả hoặc đạt được ít hơn mức sản lượng tối đa từ những đầu vào cho trước (phi hiệu quả kỹ thuật) hoặc bằng cách không mua những yếu tố đầu vào tốt nhất do giá cả và năng suất biên (phi hiệu quả phân phối) được lý giải ở Hình 2.1.

Nguồn: Mô phỏng từ Farrell, 1957.

Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế

Đường đẳng lượng cho biết các cách kết hợp khác nhau giữa lượng các yếu tố đầu vào nhằm mang lại cùng một lượng đầu ra Tuy nhiên, trong nghiên cứu này thì đường đẳng lượng YY’ cho biết số lượng đầu vào tối thiểu được sử dụng để sản xuất ra một lượng đầu ra nhất định Do đó, những điểm – những cách kết hợp khác nhau giữa các yếu tố đầu vào – nằm trên đường đẳng lượng chính là những điểm sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật “hoàn toàn” Những điểm nằm phía trên hay bên phải đường đẳng lượng YY’ (cụ thể như điểm P) được xem như là phi hiệu quả kỹ thuật bởi nông hộ phải sử dụng nhiều đầu vào hơn mức cần thiết chỉ để sản xuất một đơn vị đầu ra Do đó, mức phi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ tại điểm P được đo lường bởi tỷ số RP/OP

và hiệu quả kỹ thuật (TE) chính là [1 – (RP/OP)] hay TE = OR/OP.

Trang 40

Nếu có thêm thông tin về giá thị trường của các yếu tố đầu vào thì tỷ số giữa giá các yếu tố đầu vào chính là độ dốc của đường đẳng phí CC’ Mức phi hiệu quả phân phối của nông hộ được đo lường bằng tỷ số SR/OR Do đó, hiệu quả phân phối (AE) 3 tại điểm P được đo lường bằng tỷ số OS/OR Đối với sự kết hợp những đầu vào có chi phí thấp nhất tại điểm R’ thì tỷ lệ trên cho thấy việc giảm chi phí mà một nhà sản xuất sẽ có thể đạt được nếu chuyển từ những đầu vào đạt hiệu quả kỹ thuật nhưng phi hiệu quả phân phối (điểm R) đến những đầu vào đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối (điểm R’).

Bên cạnh những khái niệm về hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân phối (AE), Farrell (1957) mô tả khái niệm tổng thể về hiệu quả để đi đến khái niệm hiệu quả kinh tế (Economic Efficiency – EE) Sản xuất lúa sẽ đạt hiệu quả kinh tế khi nông hộ đạt cả hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân phối Hay

hiệu quả kinh tế=chính×là tích= số giữa× hiệu=quả kỹ thuật và hiệu(2.4)quảphân phối:

Mặc dù có rất nhiều phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ nhưng hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong hầu hết các nghiên cứu đó là phương pháp ước lượng phi tham số (DEA) và phương pháp ước lượng tham số (SFA) Điểm khác biệt nhất giữa hai phương pháp này đó là đối với phương pháp ước lượng phi tham số thì không cần xác định hàm số; còn đối với phương pháp ước lượng tham số thì hình dạng hàm sản xuất, hàm chi phí, hàm lợi nhuận, cần phải được xác định trước.

Phương pháp ước lượng phi tham số dựa trên nền tảng kỹ thuật phân tích màng bao dữ liệu (data envelopment analysis – DEA) để đo lường hiệu quả trong quá trình sản xuất Phương pháp này sẽ xây dựng đường biên bao quanh các quan sát (các kết hợp yếu tố đầu vào thực của nhà sản xuất) Những điểm quan sát không nằm trên đường biên được xem là phi hiệu quả Các sai lệch từ điểm quan sát đến đường biên này được xem như là mức độ phi hiệu quả của nhà sản xuất Bất lợi chính của phương pháp ước lượng phi tham số là phương pháp DEA không phân biệt giữa phần phi hiệu quả và phần nhiễu (phần sai số không thể kiểm soát bởi mô hình ước lượng) Đối với phương pháp ước lượng tham số sử dụng mô hình phân tích biên ngẫu nhiên (stochastic frontier analysis – SFA) có thể tách phần phi hiệu quả và phần nhiễu ra khỏi các sai số trong mô hình ước lượng nhưng phương pháp ước lượng này đòi hỏi phải xác định được hình dạng của hàm số và các sai số.

3Hiệu quả phân phối (Allocative Efficiency – AE) phản ảnh khả năng sử dụng đầu vào tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận (Farrell, 1957; Ellis, 1993)

Ngày đăng: 30/07/2020, 06:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w