HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI THỊ TRANG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN CÁC XÃ VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TIỀN HẢI, HUYỆN TIỀ
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
BÙI THỊ TRANG
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN CÁC XÃ VÙNG ĐỆM
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TIỀN HẢI, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Bùi Thị Trang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS Đinh Thị Hải Vân đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước tiền Hải, Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Bình, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải, UBND xã Nam Thịnh, UBND xã Nam Hưng, UBND xã Nam Phú đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Học viên
Bùi Thị Trang
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình ix
Trích yếu luận văn x
Thesis abstract xi
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Giả thuyết khoa học 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1 Khí hậu và biến đổi khí hậu 4
2.2 Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 11
2.2.1 Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới 11
2.2.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam 14
2.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 18
2.3.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên thế giới 18
2.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 20
2.4 Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 25
2.4.1 Khái niệm về thích ứng 25
2.4.2 Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu được áp dụng trên thế giới 25
2.4.3 Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 29
2.5.1 Khái niệm đánh giá tính dễ bị tổn thương 32
2.5.2 Tổng quan các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương 33
Trang 5Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 36
3.1 Đối tượng nghiên cứu 36
3.2 Nội dung nghiên cứu 36
3.3 Phương pháp nghiên cứu 36
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 36
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 37
3.3.3 Phương pháp đánh giá tính tổn thương của biến đổi khí hậu 38
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 45
Phần 4 Kết quả và thảo luận 46
4.1 Khái quát đặc điểm khu vực nghiên cứu 46
4.1.1 Vị trí địa lý 46
4.2 Diễn biến khí hậu huyện tiền hải 48
4.2.1 Diễn biến biến đổi về nhiệt độ 48
4.2.2 Diễn biến biến đổi về lượng mưa 50
4.2.3 Số ngày nắng nóng và rét đậm rét hại 52
4.2.4 Bão 54
4.2.5 Xâm nhập mặn và xu hướng xâm nhập mặn 55
4.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đệm 58
4.3.1 Ảnh hưởng của BĐKH đến trồng trọt 61
4.3.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến NTTS 70
4.3.3 Ảnh hưởng của BĐKH đến đánh bắt thủy sản 78
4.3.4 Ảnh hưởng của BĐKH đến chăn nuôi 80
4.4 Đánh giá tính tổn thương với biến đổi khí hậu 81
4.5 Các biện pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp trước những tác động của biến đổi khí hậu 86
4.4.1 Các biện pháp - chính sách thích ứng cấp nhà nước 87
4.4.2 Các biện pháp tự thích ứng của người dân 92
Phần 5 Kết luận 105
Tài liệu tham khảo 106
Phụ lục 112
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
năng chống chịu với biến đổi khí hậu
đổi khí hậu
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Đáp ứng của cây lúa đới với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng
khác nhau 8
Bảng 2.2 Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa của Việt Nam trong 50 năm qua 16
Bảng 2.3 Trái đất ấm lên ảnh hưởng đến nông nghiệp 19
Bảng 2.4 Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam
(1995 – 2003) 21
Bảng 2.5 Thiệt hại do thiện tai gây ra đối với nông nghiệp ở nước ta 23
Bảng 2.6 Thiệt hại của ngành thủy sản do thiên tai 24
Bảng 3.1 Bảng các biến thành phần của độ phơi nhiễm trong tính toán chỉ số DBTT 41
Bảng 3.2 Bảng các biến thành phần của độ nhạy cảm trong tính toán chỉ số DBTT với ngành NTTS 42
Bảng 3.3 Bảng các biến thành phần của độ nhạy cảm trong tính toán chỉ số DBTT với ngành trồng trọt 42
Bảng 3.4 Bảng các biến thành phần của khả năng thích ứng trong tính toán chỉ số DBTT với ngành NTTS 43
Bảng 3.5 Bảng các biến thành phần của độ nhạy cảm trong tính toán chỉ số DBTT với ngành trồng trọt 44
Bảng 4.1 Xu hướng biến đổi của nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp theo tháng tại huyện Tiền Hải trong giai đoạn 1962 – 2014 49
Bảng 4.2 Xu hướng cấp bão và tần suất bão đổ bộ vào bờ biển Quảng Ninh – Thanh Hóa giai đoạn 1962 - 2014 54
Bảng 4.3 Xu hướng của bão đổ bộ vào bờ biển Quảng Ninh – Thanh Hóa giai đoạn 1962 - 2014 55
Bảng 4.4 Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ điều tra tại địa điểm nghiên cứu 59
Bảng 4.5 Mức độ tác động của thời tiết, thiên tai đến các lĩnh vực đời sống ở các xã vùng đệm của huyện Tiền Hải 60
Bảng 4.6 Tác động của những yếu tố thời tiết do BĐKH gây ra tại khu vực nghiên cứu 60
Trang 8Bảng 4.7 Mức độ thiệt hại của các hộ gia đình sau cơn bão Sơn Tinh
năm 2012 61
Bảng 4.8 Hiện trạng và năng xuất cây trồng chính qua các hộ điều tra tại địa điểm nghiên cứu 62
Bảng 4.9 Chi phí sản xuất lúa của các hộ được điều tra thực tế 69
Bảng 4.10 Chi phí sản xuất tôm qua một các hộ điều tra tại điểm nghiên cứu 77
Bảng 4.11 Hiệu quả sản xuất khai thác hải sản qua các hộ điều tra tại địa điểm nghiên cứu 79
Bảng 4.12 Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số độ phơi nhiễm E năm 2014 82
Bảng 4.13 Bảng kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm E cho năm 2014 82
Bảng 4.14 Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số độ nhạy cảm S với ngành NTTS năm 2014 83
Bảng 4.15 Bảng kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm S cho ngành NTTS năm 2014 83
Bảng 4.16 Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số độ nhạy cảm S với ngành trồng trọt năm 2014 83
Bảng 4.17 Bảng kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm S cho ngành trồng trọt năm 2014 84
Bảng 4.18 Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số năng lực thích ứng AC với ngành NTTS năm 2014 84
Bảng 4.19 Bảng kết quả tính toán chỉ số năng lực thích ứng AC cho ngành NTTS năm 2014 85
Bảng 4.20 Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số năng lực thích ứng với ngành trồng trọt năm 2014 85
Bảng 4.21 Bảng kết quả tính toán chỉ số năng lực thích ứng AC cho ngành trồng trọt năm 2014 86
Bảng 4.22 Bảng kết quả tính toán tính dễ bị tổn thương CVI năm 2014 86
Bảng 4.23 Hỗ trợ của huyện Tiền Hải cho nông nghiệp năm 2014 89
Bảng 4.24 Tổng số tiền hỗ trợ của Nhà nước sau cơn bão Sơn Tinh, 2012 89
Bảng 4.25 Bảng hệ thống đường giao thông được cứng hóa ở các xã vùng đệm 91
Bảng 4.26 Các loại giống lúa gieo trồng ở Tiền Hải từ 2005 đến 2014 93
Trang 9Bảng 4.27 Lịch thời vụ của cây lúa tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm
2009 (âm lịch) và năm 2014 (âm lịch) 94
Bảng 4.28 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong Sản xuất lúa của người dân 96
Bảng 4.29 Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong chăn nuôi của
người dân (n = 90) 97
Bảng 4.30 Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong NTTS của người dân
(n = 90) 98
Bảng 4.31 Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong đánh bắt của người dân (n = 90) 100
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ xác định chỉ số dễ bị tổn thương 39
Hình 4.1 Diễn biến và xu hướng nhiệt độ tại huyện Tiền Hải giai đoạn
1962 – 2014 48
Hình 4.2 Diễn biến và xu hướng lượng mưa tại huyện Tiền Hải giai đoạn 1962 – 2014 50
Hình 4.3 Diễn biến và xu thế lượng mưa tháng 1 và tháng 7 tại huyện 51
Hình 4.4 Diễn biến và xu thế số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt tại huyện Tiền Hải giai đoạn 1962 – 2014 52
Hình 4.5 Diễn biến và xu thế số ngày rét đậm, rét hại tại huyện Tiền Hải giai đoạn 1962 – 2014 53
Hình 4.6 Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc cửa sông Hồng 57
Hình 4.7 Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc cửa sông Trà Lý 57
Hình 4.8 Tỷ trọng giá trị kinh tế các xã vùng đệm khu bảo tồn năm 2015 58
Hình 4.9 Năng suất lúa vụ Mùa và Vụ Xuân tại điểm nghiên cứu 64
Hình 4.10 Mối tương quan giữa năng suất vụ Mùa với lượng mưa tại địa điểm nghiên cứu 65
Hình 4.11 Mối tương quan giữa năng suất vụ Xuân với số ngày rét đậm tại địa điểm nghiên cứu 66
Hình 4.12 Tần suất phun thuốc BTVT 5 năm trước và hiện nay 68
Hình 4.13 Diện tích NTTS của huyện Tiền Hải giai đoạn 2007 – 2014 70
Hình 4.14 Cơ cấu diện tích nuôi phân theo các loại hình nuôi mặn lợ qua các hộ điều tra tại khu vực nghiên cứu 71
Hình 4.15 Diễn biến sản lượng hải sản nuôi qua các điều tra các hộ gia đình tại khu vực nghiện cứu 72
Hình 4.16 Năng suất ngao tại địa điểm nghiên cứu 73
Hình 4.17 Mối tương quan giữa năng suất ngao và ngày có mưa lớn (200 -300 mm) tại địa điểm nghiên cứu 74
Hình 4.18 Mối tương quan giữa năng suất tôm và số ngày nắng tại địa điểm nghiên cứu 76
Hình 4.19 Các biện pháp thích ứng của người dân với BĐKH 92
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) đất ngập nước Tiền Hải có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú Tuy nhiên, BĐKH đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư vùng đệm Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác động của BĐKH và sản xuất nông nghiệp; tìm hiểu tính dễ bị tổn thương
và phân tích khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của người dân các xã vùng đệm khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Các phương pháp bao gồm thảo luận nhóm, phỏng vấn bảng hỏi tại 90 hộ gia đình ở 3 xã vùng đệm KBT gồm Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, tác giả tính chỉ
số dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu được xác định theo IPCC năm 2007 và phương pháp cân bằng trọng số Kết quả cho thấy các xã vùng đệm chịu nhiều tác động của BĐKH làm giảm 10,5% diện tích và giảm 0,52% năng suất lúa xuân và 3,55% lúa mùa; diện tích nuôi ngao giảm 6,08% Các chỉ tiêu đánh giá tính tổn thương cho thấy ngành NTTS bị tổn thương nhiều nhất CVI = 0,5, sau đó là ngành trồng trọt CVI = 0,4 Kết quả điều tra về những biện pháp thích ứng với BĐKH mà người dân thực hiện trong thời gian qua cho thấy hiện tại họ chỉ tập trung vào các biện pháp tức thời, ngắn hạn, mang tính ứng phó mà thiếu các biện pháp thích nghi dài hạn như: các biện pháp thích ứng đó là phục tráng giống chịu mặn, ngắn ngày; thay đổi công thức luân canh; dịch chuyển lịch thời vụ; tăng cơ cấu giống lúa lai chịu mặn, phèn tốt; chuyển đổi mục đích
sử dụng đất Chính quyền cũng đã có những chính sách - thể chế cũng như các biện pháp thủy lợi giúp người dân thích ứng trước những BĐKH Tuy nhiên người dân vẫn gặp những vấn đề rủi ro đặc biệt trong vấn đề dự báo thời tiết, cơ sở vật chất, nhận thức còn hạn chế
Trang 12THESIS ABSTRACT
Natural reservation of wetland Tien Hai is under high pressure from livelihood activities of local people living in the buffer zone However, climate change has caused great impact on agricultural production of the communities in the buffer zone Research projects carried out for the purpose of climate change impact assessment and agricultural production; explore the vulnerability analysis and the adaptibility to climate change of people in the buffer zone of wetland natural reservation in Tien Hai These methods include group discussions, interviews questionnaires in 90 households in the reserve buffer zone includes 3 communes Nam Thinh , Nam Hung , Nam Phu in Tien Hai District , Thai Binh Province In this research, indices vulnerable climate change were determined by the IPCC (2007) and weighted balance methods The results showed that the buffer zone was affected by climate change reduces 10.5 % of the area and reduced yield 0.52 % and 3.55 % spring and summer rice; clam farming area decreased 6.08% The assessment indicators showed vulnerability of aquaculture was more vulnerable with CVI = 0.5, followed by the cultivation CVI = 0.4 The survey result on adaption measures to climate change which local people have taken in the recent time shows that they are focusing on temporary, short-term measures, anonymous response without adaptation measures long-term such as: applied salt tolerant variety, short growing duration, crop rotation, change cropping pattern, increase area of hybrid rice, and landuse changes The government also has policy and irrigation measures to help local people adapt to climate change However, local people still encounter problems with particular risk of weather forecast, facilities and limited awareness
Trang 13PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bất lợi nhất
do biến đổi khí hậu (BĐKH) (Peter và Greet, 2008; Dasgupta và cs., 2007; IPCC, 2007; UNDP, 2007; WB, 2007; ADB, 1994) Theo Viện chiến lược và chính sách về tài nguyên thiên nhiên và môi trường (ISPONRE, 2009), trong suốt 50 năm qua, nhiệt độ bề mặt trung bình hàng năm của Việt Nam đã tăng xấp xỉ 0,5 - 0,7°C trong khi mực nước biển dọc bờ biển đã tăng xấp xỉ 20 cm BĐKH là một trong những vấn đề đang được quan tâm ngày càng có tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp (SXNN) và đời sống của con người ở nhiều quốc gia, trong đó
có Việt Nam Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng như nắng nóng kéo dài, rét hại, bão lụt, hạn hán, mực nước biển dâng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động SXNN, đặc biệt là ở vùng ven biển
Tiền Hải là một trong hai huyện nằm ven biển của tỉnh Thái Bình, có đường
bờ biển dài trên 23km, có 3 cửa sông lớn đổ ra biển đó là sông Trà Lý, cửa Lân, cửa Ba Lạt, nhiều bãi ngang rộng và hàng chục ngàn km2 vùng lãnh hải, tạo nên một hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng phong phú với diện tích lớn trải dài theo các vùng đất ven biển Bên cạnh đó khu vực này rất nhạy cảm về biến đổi khí hậu (BĐKH) đã dẫn đến sự xuất hiện của các hiện tượng thiên tai ngày càng khốc liệt hơn và thường xuyên hơn, đặc biệt những cơn bão lốc, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao, xâm nhập mặn… ngày càng nhiều Theo thống kê của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Bình năm 2014, lượng mưa trong nhiều năm gần đây tuy ở mức trung bình, nhưng xu hướng những trận mưa, đợt mưa với cường độ mưa lớn diễn ra trong thời gian ngắn, thường xuất hiện vào thời điểm lúa mùa mới cấy (cuối tháng 7, đầu tháng 8) làm ngập úng, gây thiệt hại cho người dân Kèm theo đó, trong khoảng thời gian này, do nước biển dâng cao, xâm thực mặn lấn sâu vào các cửa sông Mặc dù, đã được rửa mặn nhưng gặp thời tiết nắng nóng, mặn bốc lên khiến lúa chết phải cấy đi cấy lại nhiều lần làm cho năng suất lúa kém Bên cạnh đó, cường độ và lượng mưa làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dài dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt
là nhuyễn thể hai vỏ (ngêu, sò ) bị chết hàng loạt do không chịu nổi lượng muối thay đổi Nhiệt độ tăng gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật Các sinh vật tiêu tốn nhiều
Trang 14năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thủy sản Nhiều hoạt động thích ứng cấp hộ gia đình và cộng đồng đã được thực hiện trong vùng đệm của khu bảo tồn Cùng với
đó, sự hỗ trợ của nhà nước đóng vai trò rất quan trọng nhằm đạt được sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu Xuất phát
từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân các xã vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”
1.2 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Luận văn tìm hiểu BĐKH gây tổn thương đến SXNN như thế nào Từ đó đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị nhằm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH Kết quả nghiên cứu sẽ là minh chứng khoa học cho các nhà khoa học và quản lý tham khảo để đưa ra các công trình, chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại trong SXNN do tác động tiêu cực của BĐKH
1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục đích chung
Đánh giá tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và khả năng thích ứng của người dân vùng đệm KBT thiên nhiên ĐNN Tiền Hải Từ đó nhằm đề xuất các biện pháp giảm thiểu và thích ứng trước tác động nâng cao hiệu quả thích ứng BĐKH
- Tính chỉ số dễ bị tổn thương do BĐKH đối với ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản (NTTS) của người dân tại điểm nghiên cứu
- Tìm hiểu được năng lực thích ứng của cộng đồng ven biển khu vực vùng đệm khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu
Trang 151.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Phạm vi thời gian: 10/01/2015 – 30/05/2016
- Phạm vi không gian: vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, thực hiện trên 03 xã bao gồm: Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú là những xã vùng đệm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Tiền Hải
1.5.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi để đánh giá mức độ tác động của các hiện tượng BĐKH theo quan điểm của người dân địa phương; bên cạnh đó luận văn cũng sử dụng phương pháp tính chỉ số dễ bị tổn thương của BĐKH được xác định theo khái niệm của IPCC (2001) và phương pháp cân bằng trọng số để tính toán trồng trọt và NTTS có khả năng bị tổn thương trước BĐKH như thế nào?
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học, luận văn mô tả được đầy đủ những tác động của các hiện tượng BĐKH đến sự thay đổi các hoạt động sản xuất và đánh giá được tính tổn thương đến ngành trồng trọt và NTTS của người dân tại khu vực nghiên cứu, và tìm hiểu được năng lực thích ứng của người dân trước những tác động của BĐKH
Trang 16PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1 Khí hậu và biến đổi khí hậu
Khí hậu là trạng thái vật lý của khí quyển xảy ra ở một vùng địa lý nào đó, được đặc trưng bởi các trị số thống kê các yếu tố khí tượng nhiều năm về bức
xạ, nắng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, tốc độ và hướng gió Các trị số thống kê thông dụng là số trung bình, số min, số max, tần số, tần suất và độ biến động Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định theo những chu kỳ tự nhiên, ít thay đổi Trên trái đất, chu kỳ khí hậu tự nhiên là biến đổi mùa, khí hậu mỗi vùng ngoài những đặc điểm chung theo từng đới thì chúng còn chịu sự chi phối riêng của gió mùa khu vực Tuy nhiên, tất cả những đặc điểm chung và riêng đều duy trì tính ổn định theo thời gian Hàng năm, thời tiết thường biến động xung quanh giá trị trung bình đặc trưng của vùng khí hậu đó (Đoàn Văn Điếm và cs., 2012)
Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam đang được sử dụng Một số khái niệm thường được sử dụng nhất hiện nay: Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu thì: “Biến đổi khí hậu là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con người gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó được thêm vào sự biến đổi khí hậu tự nhiên quan sát được trong các thời kỳ có thể so sánh được” (Nguyễn Ngọc Hoàn và cs., 2010)
Theo IPCC, 2007 các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm:
- Nhiệt độ trung bình tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển toàn cầu;
- Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan;
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển;
- Sự di chuyển các đới khí hậu các vùng khác nhau của trái đất;
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác;
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần thủy quyển, sinh quyển, địa quyển
Trang 17Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình và mực nước biển dâng thường được coi là hai biểu hiện chính của BĐKH
2.1.2 Nguyên nhân của BĐKH
Có 2 nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu đó là do tự nhiên và do con người
2.1.2.1 Nguyên nhân tự nhiên
Như đã biết Trái Đất là hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có dạng hình tròn trên mặt phẳng có tên là mặt phẳng hoàng đạo với bán kính xấp xỉ 149,6 km và tốc độ 29,79 km/s Trái Đất tự xoay có góc nghiêng trung bình là 23,50 so với mặt phẳng hoàng đạo Trục xoay này của Trái Đất không cố định mà quét hình nón có tâm đường vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo Thời gian thực hiện một vòng xoay của trục khoảng 25.800 năm Kết quả là hàng năm, Mặt Trời tới điểm xuân phân sớm hơn
20 phút 24 giây Với những thay đổi đó hàm lượng nhiệt từ Mặt Trời đến với Trái Đất có những thay đổi rất nhỏ theo chu kỳ (Lưu Đức Hải, 2010)
Tổng năng lượng của Mặt Trời phát ra là yếu tố quyết định đến khí hậu Trái Đất Sự biến đổi cường độ bức xạ Mặt Trời sẽ tác động trực tiếp đến biến đổi khí hậu Kể từ khi hình thành hệ Mặt Trời, bức xạ của mặt trời tăng ổn định khoảng 30% Hầu hết năng lượng nhận được từ Mặt Trời bắt nguồn trong quyển sáng Mặt Trời, có nhiệt độ phát xạ khoảng 6.000K0 Những đặc tính có ưu thế hơn được thấy trong quyển sáng là những vết tối – vết đen Mặt Trời (sunspot) Tuy nhiên, vết đen của mặt trời là đặc điểm nhất thời, trung bình những vết đen Mặt Trời tồn tại một hoặc hai tuần Diện tích đĩa sáng của Mặt Trời bị phủ bởi vết đen Mặt Trời biến thiên từ 0 đến khoảng 0,1% Như vậy, sự biến đổi ánh sáng Mặt Trời ảnh hưởng không đáng kể đối với biến đổi khí hậu Trái Đất (Lê Văn Khoa
và cs., 2012)
Các núi lửa là nguồn gây ô nhiễm tự nhiên quan trọng trên Trái Đất, thường tạo thành ở các vành đai, trong đó có hai vành đai lớn phân bố ở rìa Thái Bình Dương và Địa Trung Hải Trong lịch sử đã có trường hợp một núi lửa khi hoạt động đã phun trào một lượng dung nham và bụi vào khí quyển, dẫn đến thay đổi đột ngột khí hậu, thời tiết Ví dụ của trường hợp phun trào của núi lửa Huaynaputina ở dãy Andes, Peerru năm 1600, Krakatao ở Indonesia năm 1883
và núi lửa Pinatobo ở Philippines năm 1991 Tuy nhiên, cũng rất ít khi xảy ra
Trang 18trên Trái Đất, những vụ núi lửa phun trào đưa vào tầng cao khí quyển một lượng bụi, SO2 và các chất ô nhiễm khác và hiệu ứng biến đổi khí hậu giảm nhiệt độ khí quyển cục bộ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn
Tóm lại, có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người
2.1.2.2 Nguyên nhân nhân tạo
Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu là do hoạt động của con người Chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, phá rừng làm mất cân bằng sinh thái, sản xuất hóa chất và thay đổi mục đích sử dụng đất bao gồm thay đổi trong nông nghiệp, công nghiệp, nhà ở Ngoài ra còn một số hoạt động khác như đốt sinh khối, sản phẩm sau thu hoạch Nhu cầu năng lượng của nhân loại ngày càng nhiều, trong đó năng lượng hóa thạch chiếm phần lớn Mặc dù, năng lượng hạt nhân hoặc một số dạng năng lượng sạch khác có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ so với nhu cầu năng lượng nói chung Sử dụng năng lượng hóa thạch là nguyên nhân làm tăng đáng kể nồng độ khí CO2 trong khí quyển, trong đó các nước phát triển đóng góp phần lớn
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007), hàm lượng khí CO2
trong khí quyển năm 2005 đã vượt xa mức tự nhiên trong khoảng 650.000 năm qua (180 – 280 ppm) và đạt 379 ppm (tăng ~ 35%) Lượng phát thải khí
CO2 từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng trung bình từ 6,4 tỷ tấn cacbon (23,5 tỷ tấn CO2) mỗi năm trong những năm 1990 đến 7,2 tỷ tấn cacbon (45,9
tỷ tấn CO2) mỗi năm trong thời kỳ 2000 – 2005 Lượng phát thải khí CO2 từ việc thay đổi sử dụng đất ước tính bằng 1,6 tỷ tấn cacbon (5,9 tỷ tấn CO2) trong những năm 1990
Hàm lượng khí CH4 trong khí quyển đã tăng từ 715 ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1.732 ppb trong những năm đầu thập kỷ 90 và đạt 1.774 ppb năm 2005 (tăng ~148%) Hàm lượng khí ôxit nitơ (N2O) trong khí quyển đã tăng
từ 270 ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 319 ppb vào năm 2005 (tăng
Trang 19khoảng 18%) Các khí metan và nito ôxit tăng chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, đốt nhiên liệu hóa thạch, chôn lấp rác thải,… (IPCC, 2007)
Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải 70 - 90% lượng CO2 vào khí quyển Năng lượng hóa thạch được sử dụng trong giao thông vận tải, chế tạo các thiết bị điện: tủ lạnh, hệ thống điều hòa nóng lạnh và các ứng dụng khác Lượng
CO2 còn do hoạt động trong nông nghiệp và khai thác rừng (kể cả cháy rừng), khai hoang và công nghiệp Do đó, việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch đóng góp khoảng một nửa (46%) vào tiềm năng nóng lên toàn cầu Phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18% và hoạt động nông nghiệp tạo ra khoảng 9% tổng số các khí gây
ra lượng bức xạ cưỡng bức làm nóng lên toàn cầu Các sản phẩm hóa học (CFC, Halocacbon,…) là 24% và các nguồn khác như rác chôn dưới đất, nhà máy xi măng,…là 3% (Lê Văn Khoa và cs., 2012)
Như vậy, BĐKH hiện nay có cả nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo, song sự nóng lên toàn cầu được khẳng định là do hoạt động của con người làm tăng hàm lượng các khí nhà kính trong khí quyển gây ra một lượng bức xạ cưỡng bức dương
2.1.3 Hệ thống sản xuất nông nghiệp và khí hậu
Hệ thống canh tác là các biện pháp canh tác được thực hiện trên đồng ruộng Hệ thống canh tác được hình thành từ môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng kinh tế cụ thể (Phạm Chí Thành và cs., 2004)
Hệ thống canh tác phải phù hợp với môi trường Khi điều kiện môi trường thay đổi hệ thống canh tác phải thay đổi theo, sự thay đổi này được gọi là thích ứng (về hệ thống canh tác, về loại cây trồng và vật nuôi, về kỹ thuật canh tác) (Vũ Đức Kính, 2015)
2.1.3.1 Khí hậu đối với canh tác lúa nước
* Nhiệt độ
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu Nhiệt độ trên 40oC hoặc dưới 17oC, cây lúa tăng trưởng chậm lại Dưới 13oC cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây lúa sẽ chết Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng được và nhiệt độ tối hảo thay đổi tùy theo giống lúa, giai đoạn sinh trưởng, thời gian bị ảnh hưởng là tình trạng sinh lý của cây lúa Nói chung các giống lúa ôn đới chịu đựng nhiệt độ thấp giỏi hơn các giống lúa nhiệt đới và ngược lại Cây lúa già chịu đựng giỏi hơn cây lúa
Trang 20non, thời gian bị ảnh hưởng càng dài, cây lúa càng suy yếu thì khả năng chịu đựng càng kém
Bảng 2.1 Đáp ứng của cây lúa đới với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng
Trang 21Nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 20oC làm giảm hoặc ngưng hẳn sự nẩy mầm của hạt, làm mạ chậm phát triển, cây mạ ốm yếu, lùn lại, lá bị mất màu, trổ trễ, bông bị nghẹn, phần chót bông bị thoái hoá sự thụ phấn bị đình trệ, khả năng bất thụ cao, hạt lép nhiều và chín kéo dài bất thường Ở nhiệt độ cao vượt quá 35oC chót lá bị khô trắng, trên lá có những dãy và đốm bị mất màu, nở bụi kém, chiều cao giảm, số hạt trên bông giảm, bông lúa bị trắng, hạt thoái hóa nhiều, hạt bất thụ cao, hạt chắc giảm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Nói chung, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây lúa là 26 - 28oC, nhiệt độ thay đổi tùy theo cao độ, vĩ độ và mùa trong năm
* Lượng mưa
Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh, lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các vụ lúa trong năm
Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 - 7mm/ngày và 8 - 9mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ sung Nếu tính luôn lượng mước thấm rút và bốc hơi thì trung bình 1 tháng cây lúa cần một lượng mưa khoảng 200mm và suốt vụ lúa 5 tháng cần khoảng 1000mm Nếu công tác thủy lợi thực hiện tốt, ruộng lúa chủ động nước thì mưa không có lợi cho sự gia tăng năng suất lúa Ngược lại mưa nhiều, gió to, trời âm
u, ít nắng, cây lúa phát triển không thuận lợi Mưa còn tạo điều kiện ẩm độ thích hợp cho sâu bệnh phát triển làm hại lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
* Gió
Ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỉ lệ hạt lép, hạt lửng (gạo không đầy vỏ trấu) làm giảm năng suất lúa Tuy nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi không khí trong quần thể ruộng múa tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp và hô hấp của ruộng lúa góp phấn tăng năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
2.1.3.2 Khí hậu đối với NTTS
Tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng nhiều đến phương diện trong đời sống của tôm như hô hấp, tiêu thụ thức
ăn, đồng hoá thức ăn, tăng cường miễn dịch đối với bệnh tật, sự tăng trưởng…
Trang 22Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt động sống của tôm trong môi trường ao nuôi Theo Yang (1994) cho rằng nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của tôm sú, nhất là trong giai đoạn ấu trùng
* Nhiệt độ
Theo W I Liu (1996), nghiên cứu trong điều kiện thí nghiệm nhiệt độ
18-33oC, tôm cỡ 1 - 5g/con, tốc độ sinh trưởng cao nhất ở 27 - 33oC và mức phát triển trong ao tăng lên theo nhiệt độ từ 21 - 27oC (I J Lester và J R Paute, 1992) Tôm trong ao nuôi có nhiệt độ nước tăng khoảng 18 - 24oC sinh trưởng chậm hơn trong khoảng một tháng so với tôm trong ao có nhiệt độ nước khoảng
24 - 27oC (Tạ Khắc Thường, 1996)
Ở Việt Nam, một số tác giả cho rằng tôm sú thích hợp ở nhiệt độ 25 -
30oC (Nguyễn Chính, 1993; Đoàn Văn Đẩu, 1996, Nguyễn Hưng Điền, Bùi Vân Anh và ctv, 1991) Trên 30oC tôm lớn nhanh hơn nhưng rất dễ bị bệnh, nhất là bệnh BMV (Monodon bacillo Virus) (Vũ Thế Trụ, 1994)
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt động sống của tôm sú ở các giai đoạn khác nhau, Vũ Thế Trụ (1994), cho rằng: Tôm lúc nhỏ (1gr) lớn nhanh hơn trong nước ấm (30oC), tới khi tôm lớn hơn (12 - 18gr) sinh trưởng tốt nhất ở 27oC Khi tôm lớn hơn nữa, mà nhiệt độ cao hơn 27oC thì môi trường nước này bất lợi cho sự tăng trưởng của tôm sú Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2003), cho rằng: đối với tôm he chân trắng thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống, nhiệt độ nước thích hợp là 25-32oC
* Độ mặn (S‰)
Độ mặn là tổng nồng độ các ion hoà tan trong nước, có quan hệ mật thiết với đời sống của thuỷ sinh vật Nhu cầu về độ mặn thay đổi tuỳ theo từng loại tôm và thời điểm trong chu trình sống của mỗi loại Tôm sú có thể chịu được sự biến thiên về độ mặn từ 3 - 45‰, nhưng độ mặn lý tưởng cho tôm sú là 18 - 20‰ (Vũ Thế Trụ, 1994) Độ mặn trên 40‰ làm chậm tốc độ sinh trưởng của hậu ấu trùng tôm sú (postlarvae), nếu cùng nhiệt độ 29 - 30oC thì tốc độ sinh trưởng của postlarvae ở độ mặn 15‰ nhanh hơn độ mặn 29‰ và 0‰ (Hoàng Bích Đào,
1995, Lê Xân, 1998) Độ mặn thích hợp cho tôm he chân trắng 28-34‰ (Thái Bá
Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003) Trong chu trình nuôi tôm sú, ChenkongJung và G
Trang 23William đề nghị nuôi tăng dần độ mặn cao tạo cho tôm cứng vỏ và tăng sản lượng thu hoạch (Theo Tạ Khắc Thường, 1996)
+ Độ mặn 15‰ nuôi 95 ngày đầu
+ Độ mặn 15 - 20‰ cho giai đoạn tiếp từ ngày 95 - 105
+ Độ mặn 20 - 25‰ cho giai đoạn tiếp từ ngày 105 - 120
+ Độ mặn 25 - 30‰ cho giai đoạn cuối từ ngày 120 - 135
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Bích Đào (1995) và I J Lester và J R Paute (1992), cho thấy tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú thay đổi theo độ mặn khác nhau, ở độ mặn 30‰ tỷ lệ sống > độ mặn 35‰ > độ mặn 40‰ > độ mặn 25‰ Nhiều tác giả cho nhận xét: tôm sú sinh trưởng chậm và năng suất thấp khi nuôi
ở độ mặn cao hơn 30‰ (Nguyễn Trọng Nho, 1994), Tạ Khắc Thường, 1996) 2.2 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.2.1 Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
Sự nóng lên toàn cầu là rất rõ ràng với những biểu hiện của sự gia tăng nhiệt độ không khí và qua đó là mức tăng mực nước biển trung bình toàn cầu Theo báo cáo gần đây của WMO, năm 2010 là năm nóng nhất trong lịch sử Ngoài ra, trong mười năm qua (2001 - 2010), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn 0,5oC so với giai đoạn 1961 - 1990, mức cao nhất đối với bất kỳ giai đoạn 10 năm nào kể từ khi bắt đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2012) Theo số liệu của NOAA (Hoa Kỳ), tháng 6 năm 2010 được ghi nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế giới kể từ những năm 1880, khi các quan trắc khí tượng được thực hiện một cách tương đối hệ thống Sự tăng lên của nhiệt độ không khí dẫn đến suy giảm khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu
Từ năm 1978 đến nay, lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm khoảng 2,1 - 3,3% mỗi thập kỷ (IPCC, 2007) Và điều này đã được minh chứng
rõ ràng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí
và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu
Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30oB thời kỳ 1901 - 2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ giữa những năm 1970
Ở khu vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901 - 2005 Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng
Trang 24lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á Tần
số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm đi (IPCC, 2007) Xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) chịu sự chi phối của biến đổi nhiệt độ nước biển, của hoạt động ENSO Xu thế tăng cường hoạt động của XTNĐ rõ rệt nhất ở Bắc, Tây Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc trên toàn cầu cho thấy, mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961 - 2003 đã dâng với tốc độ 1,8 0,5mm/năm, trong đó đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 0,12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 0,50mm/năm (IPCC, 2007)
Nghiên cứu của Chuch và White năm 2009 cho rằng, tốc độ mực nước biển trung bình toàn cầu dâng khoảng 1,8mm/năm Mực nước biển thay đổi không đồng đều trên toàn bộ các đại dương trên thế giới Một số vùng tốc độ dâng có thể gấp một vài lần tốc độ dâng trung bình toàn cầu trong khi mực nước biển ở một số vùng khác lại có thể hạ thấp Xu thế tăng của mực nước trung bình xuất hiện hầu hết tại các trạm quan trắc trên toàn cầu, mặc dù vẫn xuất hiện một số khu vực có xu hướng giảm như ở bờ biển phía Đông của Nam Mỹ và khu vực ven biển phía Nam Alaska và Đông Bắc Canada, vùng biển Scandinavia Theo một số báo cáo của các nhà khoa học, trong thập kỷ vừa qua, mực nước biển dâng nhanh nhất ở vùng phía Tây Thái Bình Dương và phía Đông Ấn Độ Dương Trên quy mô toàn cầu, xu thế biến đổi của mực nước biển tăng mạnh ở ven bờ Tây Thái Bình Dương đó có xu thế giảm ở bờ Đông Thái Bình Dương
Bên cạnh nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng, con người cũng đã cảm nhận ngày càng rõ rệt về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan Hạn hán
và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, các cơn bão trở nên mạnh hơn, nhiều đợt nắng nóng hơn; số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá giảm đi, trong khi các đợt nắng nóng ngày càng xảy ra thường xuyên hơn; cường độ của những cơn bão và lốc nhiệt đới đã trở nên nghiêm trọng hơn
Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã đưa ra 4 báo cáo đánh giá tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu
Báo cáo lần thứ nhất năm 1990 là cơ sở để Liên Hợp Quốc quyết định thành lập Ủy ban Hiệp thương liên Chính phủ về một Công ước khí hậu và đã tiến tới Công ước Khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu được ký kết tháng 6 năm 1992
Trang 25Báo cáo đánh giá lần thứ 2 năm 1994 là cơ sở để thảo luận và thông qua Nghị định thư Kyoto tại hội nghị lần thứ 3 các bên Công ước (1997)
Báo cáo đánh giá lần thứ 3 năm 2001, sau 10 năm thông qua Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
Báo cáo lần thứ 4 năm 2007, sau 10 năm thông qua Nghị định thư Kyoto và
1 năm trước khi bước vào thời kỳ cam kết đầu tiên theo Nghị định thư 2012), để chuẩn bị cho việc thương lượng về thời kỳ cam kết tiếp theo (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2010)
(2008-Mỗi lần đánh giá đều có những tiến bộ mới về nguồn số liệu và phương pháp, làm giảm đáng kể những điều chưa chắc chắn tồn tại trước đây, do đó nâng cao rõ rệt mức độ tin cậy của những kết luận về biến đổi khí hậu trong quá khứ cũng như trong tương lai
Những kết luận chính trong báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC được công
bố tháng 2 năm 2007
● Sự nóng lên của hệ thống khí hậu trái đất hiện nay là chưa từng có và rất
rõ ràng từ những quan trắc về sự tăng lên của nhiệt độ không khí và đại dương trung bình toàn cầu, sự tan chảy của băng và tuyết trên phạm vi rộng lớn và sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu:
- Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 - 2005) là 0,74oC, lớn hơn xu thế tăng nhiệt độ 100 năm thời kỳ 1901 - 2000, trong đó riêng ở Bắc cực nhiệt độ đã tăng 1,5oC, gấp đôi tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu
- Xu thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,13oC/thập kỷ, gấp gần 2 lần xu thế tăng nhiệt độ của 100 năm qua Nhiệt độ tăng tổng cộng từ 1850 - 1899 đến 2001 - 2005 là 0,76oC (0,58 - 0,95oC)
- Trong 12 năm gần đây (1995 - 2006) thì 11 năm trong số 12 năm nóng nhất trong chuỗi số liệu quan trắc bằng máy kể từ 1850
● Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/năm trong thời kỳ 1961 - 2003 và với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ 10 năm 1993 - 2003 Tổng cộng, mực nước biển dâng quan trắc được là 0,31m ( 0,07)/100 năm gần đây
Chính sự tan băng ở Greenland, Bắc cực và Nam cực đã làm cho mực nước biển tăng nhanh hơn trong thời kỳ 1993 - 2003 Ngoài ra, nhiệt độ trung bình của
Trang 26địa dương toàn cầu tăng lên (ít nhất là tới độ sâu 3000m) cũng góp phần vào sự tăng lên của nước biển
● Diện tích băng biển trung bình năm ở Bắc Cực đã thu hẹp với tỷ lệ trung bình 2,7%/ thập kỷ Riêng trong mùa hè là 7,4%/ thập kỷ Diện tích cực đại của lớp phủ băng theo mùa ở Bắc bán cầu đã giảm 7% kể từ 1990, riêng trong mùa xuân giảm tới 15%
- Các báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về biến đổi khí hậu họp ở Brucxen (Bỉ) cho biết, ở Bắc cực, khối băng có độ dày khoảng 3 km đang mỏng dần và đã mỏng đi 66 cm Ở Nam Cực, băng cũng đang tan với tốc độ chậm hơn và những núi băng ở Tây Nam Cực đổ sụp Ở Greenland, những lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy Ở Alaska (Bắc Mỹ), nhiệt độ trung bình những năm gần đây đã tăng 1,5oC so với trung bình nhiều năm, làm tan băng và diện tích lớp băng vĩnh cửu giảm 40%, lớp băng hàng năm thường dày 1,2 m nay chỉ còn 0,3 m Các núi băng trên cao nguyên Thanh Hải (Trung Quốc) ở độ cao 5000 m mỗi năm bị giảm trung bình 7% khối lượng và 50 - 60m độ cao, uy hiếp nguồn nước của các sông lớn ở Trung Quốc Trong 30 năm qua, trung bình mỗi năm diện tích lớp băng trên cao nguyên Tây Tạng bị tan chảy khoảng 131km2, chu vi vùng băng tuyết bên sườn cao nguyên mỗi năm giảm 100 - 150m, có nơi tới 350m Tất cả đang làm cạn kiệt hồ nước Thanh Hải - một hồ lớn nhất Trung Quốc - đe dọa sẽ
bị biến mất trong vòng 200 năm tới Nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng, khối lượng băng tuyết ở khu vực cao nguyên sẽ giảm 1/3 vào năm 2050 và chỉ còn một nửa vào năm 2090, đe dọa hệ thống đường sắt trên cao nguyên
2.2.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, mưa lớn, nắng nóng, hạn hán, Có thể nói sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt, cực đoan chính là thách thức lớn nhất với Việt Nam hiện nay trong việc ứng phó với BĐKH Tại Việt Nam, có khá nhiều bằng chứng về BĐKH
* Hiện tượng thay đổi nhiệt độ
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008 trong vòng 50 năm trở lại đây (1951 – 2000), nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam đã tăng 0,70C
Từ năm 1900 – 2000, cứ mỗi thập kỷ nhiệt độ trung bình lại tăng lên 0,10C, và có
Trang 27lẽ còn tăng nhanh hơn vào nửa sau thế kỷ Mùa hè đã trở lên nóng hơn với mức tăng từ 0,1°C – 0,3°C một thập kỷ Dự đoán nhiệt độ ở hầu hết các vùng miền của Việt Nam sẽ tăng thêm 2ºC – 4ºC vào năm 2100
Theo thống kê trong 16 năm gần đây, số đợt nắng nóng hàng năm có xu thế tăng khá mạnh Năm 2012 có tới 18 đợt nắng nóng, nhiều nhất trong giai đoạn này Năm ít nhất là năm 1998 có 6 đợt Tuy nhiên, đây lại là năm có tổng số ngày nắng nóng lớn nhất giai đoạn, lên tới 132 ngày trong 6 đợt Trong các đợt nắng nóng mạnh, nhiệt độ ở một số nơi lên tới trên 40oC Các tỉnh ven biển Trung Bộ, nhất là Bắc Trung Bộ, là nơi có tần suất nắng nóng lớn nhất và gay gắt nhất ở Việt Nam Ví dụ, đợt nắng nóng xảy ra từ ngày 12 - 16/6/1998 ở Tĩnh Gia - Thanh Hóa nhiệt độ lên tới 40,9oC, còn trong đợt nắng nóng từ ngày 07 - 31/7/1998 đã đo được nhiệt độ cao nhất tại Cửa Rào - Nghệ An là 41,2oC (Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia, 2009)
* Hiện tượng thay đổi lượng mưa
Việt Nam xu hướng mưa lớn thường là hệ quả của một số hình thế, loại hình thời tiết như bão, ATNĐ, dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt Khi
có sự kết hợp của chúng sẽ gây nên mưa lớn trong một thời gian dài trên một phạm vi rộng, ngày được coi là mưa lớn được xác định từ tổng lượng mưa đo đạc trong 24h bao gồm: mưa vừa 16 - 50mm/24h, mưa to 51 - 100mm/24h, mưa to
>100mm/24h Một đợt mưa lớn diện rộng là một đợt mưa xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian, trong đó có ít nhất một ngày ½ số trạm trên khu vực đo được lượng mưa lớn Trung bình hàng năm trên cả nước có khoảng 25 đợt mưa lớn diện rộng Thời kỳ tập trung mưa lớn diện tích rộng là tháng 4 đến tháng 12, sớm hơn ở các khu vực phía Bắc và muộn dần ở các khu vực phía Nam Mưa lớn diện rộng tương đối nhiều ở các khu vực phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, trong
đó nhiều nhất là khu vực phía Đông Bắc Bộ Các khu vực còn lại có số đợt mưa lớn diện rộng lại tương đối ít, trong đó ít nhất là khu vực ven biển Trung và nam Trung Bộ (Nguyễn Duy Chinh, 2004) Lượng mưa gia tăng vào mùa mưa, nhất là
từ tháng 9 đến tháng 11, và ngược lại lượng mưa giảm vào mùa khô Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958 – 2000) giảm khoảng 2% Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam (Endo và nnk, 2009)
Trang 28Bảng 2.2 Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa
của Việt Nam trong 50 năm qua
Vùng khí hậu
Số lượng trạm
Tháng 9-11
Tháng 5-10
Tổng lượng năm
* Hiện tượng cực đoan
Trong những thập kỷ gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có diễn biến phức tạp và khác thường Trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 45% số cơn bão nảy sinh ngay cả trên Biển Đông và 55% số cơn
từ Thái Bình Dương di chuyển vào Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ảnh hưởng đến Việt Nam vào khoảng 7 cơn/năm và trong đó có 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta Trong đó, khu vực bờ biển miền Trung và khu vực bờ biển Bắc Bộ có tần suất hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới cao nhất trong cả dải ven biển nước ta, số lượng các cơn bão rất mạnh có xu hướng gia tăng, mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần đây Nếu những năm trước thập kỷ 90 thế kỷ XX, bão mạnh nhất chỉ ở cấp 12, giật trên cấp 12 thì những năm gần đây đã xuất hiện siêu bão cấp 13 và giật tới cấp 15 Mức độ ảnh hưởng của bão đến nước ta có xu hướng ngày càng mạnh lên (Bộ TN&MT, 2012)
Ở nước ta, hạn hán xảy ra trong tất cả các mùa vụ, tùy từng vùng và từng năm mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng hạn hán ở Trung Bộ, nhất là Nam Trung
Trang 29Bộ và Tây Nguyên thường nặng nề nhất Các kịch bản về biến đổi lượng mưa trong thế kỷ XXI cho thấy, lượng mưa mùa mưa ở phần lớn các vùng, nhất là Trung Bộ sẽ tăng 5 – 10%, trong khi lượng mưa mùa khô giảm 0 – 5% Như vậy, hạn hán trong mùa khô có thể nghiêm trọng hơn (Bộ TN&MT, 2012) Theo IPCC (2007) đã tổng kết trong 1 báo cáo những thay đổi về khí hậu như các đợt nóng, số ngày nóng tăng, số ngày lạnh giảm cùng với những cảnh báo khác ở Đông Nam Á từ năm 1950 Báo cáo cũng nhấn mạnh sự tăng lên của các trận mưa lớn trong khu vực từ 1900 - 2005, các cơn lốc xoáy trong mùa hè (tháng 7 - 8) và mùa thu (tháng 9 - 11) Năm 2004, số lượng các trận sụt lở, bão và bão nhiệt đới tăng chưa từng thấy (21 cơn bão nhiệt đới) Những hiện tượng cùng cực bất thường này gây lụt lội và sụt lở trên diện rộng tại nhiều vùng miền, ảnh hưởng đến tài sản và mạng sống của nhiều người (Đào Xuân Học, 2009)
Ở Việt Nam, số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm không giống nhau Hầu hết các trạm có xu hướng tăng, tuy nhiên một số ít trạm lại không thể hiện rõ
xu hướng này Xu hướng biến đổi trung bình của mực nước biển dọc theo bờ biển Việt Nam là khoảng 2.8mm/năm Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng trung bình toàn Việt Nam trong khoảng từ 78 - 95 cm Trong đó, khu vực có mức dâng cao nhất là từ Cà mau đến Kiên Giang 85 - 105cm và khu vực có mức dâng thấp nhất ở khu vực Móng Cái 66-85cm (Trần Thục và nnk, 2012) Các nghiên cứu gần đây cho thấy, một số trạm nước biển tăng mạnh như trạm Cửa ông, Hòn Dáu, Côn Đảo với tốc độ khoảng 5mm/năm, một số ít trạm có xu hướng giảm như trạm Phú Quý (Hoàng Trung Thành, 2011; Nguyễn Xuân Hiển và cs., 2011) Trong điều kiện BĐKH, mực nước biển cực trị tại các điểm sát bờ có thể đạt hoặc cao trình đê cao nhất Ví dụ tại khu vực Hải Phòng, mực nước cực trị với chu kỳ lặp lại 100 năm đạt xấp xỉ 550cm, mực nước cực trị với chu kỳ lặp lại
1000 năm đạt gần 600cm, mực nước này vượt qua cao trình đê biển cao nhất tại đây (Nguyễn Xuân Hiển và cs., 2012) Nếu mực nước biển dâng 1m thì 6,3% diện tích Việt Nam, khoảng 39% diện tích ĐBSCL, trên 10% diện tích ĐBSH và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập (Bộ TN&MT, 2012)
Tóm lại, BĐKH thực sự đã làm các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá
Trang 30rét, bão, lũ lụt, hạn hán,…) xảy ra bất thường với sự gia tăng tần suất xuất hiện
Ngoài các biểu hiện của BĐKH gây ra ảnh hưởng xấu đến các ngành nông, lâm, ngư nghiệp như bão lụt, hạn hán, mực nước biển dâng cao,… thì các nhân tố sơ cấp gây biến đổi khí hậu như nhiệt độ trái đất, lượng mưa, nồng độ
CO2, lại tác động trên năng suất, sự sinh sản, của các loại cây trồng, vật nuôi Ngoài ra, ngành nông nghiệp mà cụ thể là hiện diện của cây trồng hay các thảm thực vật đều có đóng góp vào việc phát tán hay hấp thụ CO2 và các khí thải nhà kính khác
Nhiệt độ trên mặt đất và trong không khí tăng dần dưới ảnh hưởng của các chất khí thải nhà kính Trong trường hợp xuất hiện các hiện tượng cực đoan như nóng và lạnh quá mức thì nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế bị tác động nhiều nhất Thực vật và động vật đều rất nhạy cảm với những thay đổi, dù rất nhỏ, của nhiệt độ trung bình trong môi trường sống Quá một mức nhiệt độ nào đó,
Trang 31tốc độ phát triển của chúng sẽ trở nên suy tính, rồi đến một mức khác cao hơn,
sự phát triển sẽ giảm đi trông thấy Khi có đủ nước trong đất thì hạt lúa giống chỉ nảy mầm nếu nhiệt độ đất ở một ngưỡng thích hợp Cây mạ non cũng phát triển nhanh hay chậm tùy theo nhiệt độ Nếu bất ngờ bị rét đậm thì cây mạ có thể bị thối rễ Ở các nước nhiệt đới mà phần lớn thuộc thành phần các quốc gia đang phát triển, nhiệt độ không khí đã ở mức ngưỡng của sinh trưởng cao nên khi nhiệt độ tăng lên thì năng suất cây trồng sẽ không tăng mà còn giảm đi Phần lớn các nước này đều nghèo, ít có khả năng ứng phó, hơn nữa nông nghiệp lại thường là hoạt động kinh tế chính, cho nên việc giảm năng suất cây trồng sẽ gây tác hại lớn cho nền kinh tế quốc dân Người ta tính rằng, với việc trái đất ấm dần lên, năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển sẽ giảm
đi từ 9% đến 21%, trong khi ở các nước công nghiệp phát triển năng suất này còn giảm ít hơn 6% Theo báo cáo Stern năm 2009, các ảnh hưởng trên nông nghiệp của hiện tượng trái đất ấm dần lên sẽ như sau:
Bảng 2.3 Trái đất ấm lên ảnh hưởng đến nông nghiệp
Nếu trái đất ấm lên Ảnh hưởng trên sản xuất lương thực thế giới
10C Năng suất ngũ cốc ở các vùng ôn đới có thể tăng ít nhiều
20C Năng suất cây lương thực ở vùng nhiệt đới bị giảm đi
(giảm 5% - 10% ở châu Phi)
30C
Năng suất cây lương thực ở các vĩ độ cao đạt đến đỉnh cao nhất, 100 triệu – 550 triệu người có thể bị thiếu đói ở các vùng năng suất thấp
40C
Năng suất nông nghiệp ở châu Phi giảm đi từ 15% đến 35% Nhiều vùng khô cằn như ở châu Úc sẽ không còn khả năng sản xuất nông nghiệp
50C Độ axit của nước biển lên cao, tác động đến hệ sinh thái
biển Nhiều loại cá không sinh trưởng được nữa
Nguồn: Stephen N Ngigi (2009)
Ngoài ra, độ ẩm của không khí cũng là một yếu tố quan trọng trong nông nghiệp Nếu độ ẩm này giảm đi thì hiện tượng bốc hơi và thoát hơi nước tăng lên,
do đó, muốn duy trì sự tăng trưởng tối ưu của thực vật, người ta cần phải bổ sung
Trang 32nước tưới Trong mùa thu hoạch, độ ẩm không khí cũng có tác động không nhỏ đến hiện tượng chín của hạt Độ ẩm cao còn làm tăng khả năng mắc bệnh của cây trồng Nhiệt độ không khí lên cao cũng như việc kéo dài chu kỳ sinh trưởng trong trồng trọt có thể đẩy mạnh việc phát triển của sâu bệnh Ở các xứ lạnh, nếu mùa đông có nhiệt độ cao thì các ấu trùng sâu bệnh có thể tồn tại đến mùa gieo trồng sau khi nhiệt độ lên cao hơn
Theo báo cáo AR4 của IPCC, một số các tác hại của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp sẽ tăng dần trong thế kỷ 21 Mặc dù, trên các vĩ độ cao và trung bình, hiện tượng ấm dần lên của trái đất (từ 1 đến 30C) đi đôi với sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển có thể ít nhiều tăng năng suất cây trồng, nhưng ở các vĩ độ thấp vùng nhiệt đới, chỉ cần một sự gia tăng nhỏ của nhiệt độ (từ 1 đến
20C) cũng đủ làm giảm năng suất các cây lương thực chính Ở châu Á, năng suất cây lương thực sẽ bị giảm đi từ 2,5 đến 10% vào năm 2020 và sẽ giảm từ
5 – 30% vào năm 2050 so với năm 1990 Lúa, ngô, lúa mì đã bị giảm năng suất
từ nhiều thập kỷ nay ở những vùng bị hạn hán đe dọa Theo nghiên cứu của Viện Lúa Quốc Tế (IRRI), năng suất lúa sẽ giảm đi 10% nếu nhiệt độ tối thiểu trong mùa gieo trồng tăng thêm 10C Trong thế kỷ 20, sản lượng lúa ở châu Á đã giảm
đi 3,8% do nhiều lý do, trong đó có biến đổi khí hậu Khi nhiệt độ tăng lên 20C, năng suất lúa nước ở Trung Quốc giảm từ 5 đến 12%, còn năng suất lúa mì ở Ấn
Độ giảm đi 0,45 tấn một hecta nếu nhiệt độ mùa đông tăng 0,50C Các hiện tương thời tiết cực đoan có khả năng tăng cường và tần suất cũng gây nguy hại cho nông, lâm, ngư nghiệp Hạn hán, lũ lụt, nắng nóng cũng như dịch bệnh, côn trùng, cháy rừng có nguy cơ tăng lên sẽ làm cho sản lượng lương thực, cây có sợi, bị hao hụt đi rất nhiều Trong đợt nắng nóng vào mùa hè 2003 (nhiệt độ cao hơn bình thường đến 60C), sản lượng ngô ở Pháp giảm đi 20% so với năm 2002, sản lượng hoa quả giảm 25%, sản lượng rượu nho thấp nhất trong một thập kỷ và thiệt hại tổng cộng của nước Pháp lên đến 4 tỷ euro (Nguyễn Thọ Nhân, 2009)
2.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Việt Nam là một nước nông nghiệp với 73% dân số sống bằng nghề nông
và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống người dân còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết Đây là một thách thức lớn dưới tác động của BĐKH Nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh
Trang 33hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt Sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, giá rét
sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ những tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam như: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất sử dụng cho nông nghiệp, mất diện tích do nước biển dâng Sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đông, tăng cường thời gian nắng nóng dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn cây, con trên vùng sinh thái, BĐKH làm mất đi một số đặc điểm quan trọng của các vùng nông nghiệp phía Bắc
Thiên tai, hạn hán, lũ lụt là một trong những hậu quả của BĐKH Việt Nam được đánh giá là nước nằm trong trung tâm của vùng bão nhiệt đới Kết hợp với các thiên tai khác, hàng năm ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung chịu thiệt hại nặng nề do hậu quả của bão và hiện tượng thời tiết cực đoan (bảng 2.4)
Bảng 2.4 Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam
Cơ cấu thiệt hại
Nguồn: Bộ NN&PTNN (2011)
Trang 34Từ số liệu của bảng 2.4 cho thấy, thiệt hại do thiên tai của ngành nông nghiệp nước ta trung bình năm (trong giai đoạn 1995 – 2007) là 781.764 tỷ đồng (tương đương 54,9 triệu USD) Thiệt hại do thiên tai đối với sản suất nông nghiệp chiếm 0,67% giá rị GDP ngành Trong khi tổng thiệt hại của tất cả các ngành chiếm 1,24% Kết qủa này cho thấy cơ cấu thiệt hại do thiên tai trong giá trị ngành nông nghiệp chiếm 35,08% so với tổng thiệt hại GDP Cùng với đó giá trị nông nghiệp lại là nguồn sống của trên 71.41% dân số, do vậy bất cứ thiệt hại nào do thiên tai đối với nông nghiệp sẽ mang tổn thương nhiều hơn tới nông dân nghèo và khả năng phục hồi sẽ khó khăn vì cần có thời gian dài hơn
Đợt rét hại kỷ lục kéo dài 33 ngày (năm 2007 – 2008) là một minh chứng
cụ thể cho vấn đề đó Theo số liệu thống kê, có 33.000 con trâu bò, 34.000 ha lúa Xuân đã cấy, hàng chục ngàn ha mạ non, nhiều đầm cá tôm ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ bị chết, thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng (trong đó chưa tính tới các cây, con hoang dã ở các vùng núi cao bị băng giá trong nhiều ngày liền) Lũ năm 2008 do bão Kammuri (tháng 8) làm thiệt hại lớn về người (162 người chết) và tài sản cho các tỉnh miền núi phía Bắc Hạn hán năm 2009, kéo dài đến 2010 trên hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc làm thiệt hại rất lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp, bao gồm cả việc gia tăng nguy cơ cháy rừng, điển hình là cháy rừng ở Vườn Quốc Gia Hoàng Liên vào tháng 1/2010 thiêu trụi hơn 1.000 héc ta rừng Đợt rét hại kỷ lục kéo dài 33 ngày (năm 2007 – 2008) là một minh chứng cụ thể cho vấn đề đó (Bộ NN&PTNN, 2011)
Năm 2011, thời tiết thủy văn đã có những diễn biến phức tạp, khó lường, trong năm có hàng chục cơn bão và đợt áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, nhiều đợt gió mùa Đông Bắc và không khí lạnh tăng cường Mưa lớn kéo dài gây lũ, lụt ở nhiều địa phương của miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ, đặc biệt là đợt lũ tháng 9 và tháng 10 tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và ĐBSCL đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhà nước và nhân dân Theo thống kê, trong năm 2012, thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, bão gây ra đã làm 239.676 ha lúa bị ngập, trong đó có 15.848 ha bị mất trắng và nhiều thiệt hại khác về nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản,…
Trang 36Đánh bắt thủy sản là một sinh kế quan trọng của nhiều hộ gia đình ở vùng ven biển mặc dù chi phí đầu tư tàu, thuyền, xăng dầu cao và mức độ rủi ro đến tính mạng cao cũng như sản lượng, giá cả phụ thuộc theo mùa Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, không phải hộ gia đình nào cũng có đủ tiềm lực kinh tế để thực hiện mà chỉ có một số hộ khá giả mới có khả năng thực hiện Những năm gần đây, do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước, ngọt hóa do lũ lụt, muối hóa do xâm nhập mặn và hạn hán, thay đổi thời tiết, khí hậu nên sản lượng nuôi trồng giảm, có hộ lỗ hàng trăm triệu trong một vụ Do phụ thuộc vào nguồn nước và sự phong phú của nguồn lợi ven biển, nên ngành thủy sản là một trong những lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sự thay đổi môi trường sống sau khi bị ảnh hưởng của thiên tai hay sự tàn phá của thiên tai với hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn và san hô Vậy nên thiệt hại do thiên tai đối với ngành thủy sản là thiệt hại lớn
Bảng 2.6 Thiệt hại của ngành thủy sản do thiên tai
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thiệt hại thiên tai qua các năm
Ở Việt Nam, cực đoan khí hậu không đồng đều về cường độ và phân bố không gian trên cả nước, do đó, vai trò, tác động và mức độ nguy hiểm của từng hiểm họa, và mức độ phơi bày trước các hiểm họa cực đoan cũng khác nhau tùy thuộc vào bản chất và vùng mà chúng gây tác động Sự tương tác (ảnh hưởng lẫn
Trang 37nhau, làm giảm hoặc gia tăng tác động tiêu cực ) giữa các hiểm họa cực đoan và tác động phụ thuộc vào quy mô, tần suất của chúng (Buzna và cs., 2006)
Do tác động của BĐKH, những năm gần đây, thiên tai dị thường về khí hậu vượt qua những hiểu biết hiện tại của con người đã xảy ra ngày thường xuyên hơn, diễn biến phức tạp hơn gây hậu quả khó lường (Bộ TN&MT, 2011)
2.4 BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.4.1 Khái niệm về thích ứng
Thích ứng là một khái niệm rất rộng, khi áp dụng vào lĩnh vực BĐKH nó được dùng trong rất nhiều trường hợp Thích ứng với BĐKH là một quá trình, trong đó những giải pháp được triển khai và thực hiện nhằm giảm nhẹ hoặc đối phó với tác động của các sự kiện bất lợi của khí hậu và lợi dụng những mặt thuận lợi của chúng (IPCC, 2007)
Thích ứng với biến đổi khí hậu là “sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động hoặc biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng
và tận dụng các cơ hội do nó mang lại” (Bộ TN&MT, 2008)
2.4.2 Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu được áp dụng trên thế giới
Trước bối cảnh BĐKH đang diễn biến ngày một phức tạp, LHQ đã đề ra các Nghị định liên quan đến vấn đề BĐKH như Nghị định thư Kyoto - Là một nghị định liên quan đến chương trình chung về vấn đề BĐKH mang tầm quốc tế với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính Bản dự thảo được kí kết vào 11/12/1997 tại hội nghị các bên tham gia lần thứ 3 nhóm họp tại Kyoto
và chính thức có hiệu lực 16/2/2005 Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 nước kí kết tham gia chương trình này Việt Nam đã ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 3/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002 (FAO, 2011)
Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) nhấn mạnh thế giới cần nhanh chóng bảo vệ các loại cây lương thực truyền thống cũng như các cây trồng khác khỏi tác động của tình trạng BĐKH và những thay đổi môi trường khác Tổng Giám đốc FAO - ông Jacques Diouf khẳng định bảo vệ và sử dụng lâu dài các nguồn gen của cây trồng cho lương thực và nông nghiệp là vấn đề quan trọng
Trang 38nhằm bảo đảm thế giới sản xuất đủ lương thực nuôi sống dân số ngày càng tăng trong tương lai
Tổng Giám đốc FAO cũng cho biết hiện nay, các nước ký “Hiệp ước quốc
tế về Bảo vệ và Chia sẻ các nguồn gien của cây trồng cho lương thực và nông nghiệp” đang bảo quản hơn 1,5 triệu mẫu gien của các loại cây trồng, từ đó tạo
cơ sở cho hơn 80% lương thực của thế giới và đây là công cụ quan trọng nhất cho việc điều chỉnh nông nghiệp phù hợp với BĐKH trong những năm tới Hiện nay, FAO đang sử dụng “Quỹ chia sẻ Lợi ích của Hiệp ước” nhằm hỗ trợ người nông dân và các nhà chăn nuôi tại 21 nước đang phát triển biến các loại cây trồng quan trọng thích nghi với các điều kiện mới do BĐKH, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh
và nhiều nhân tố khác gây nên (Tô Văn Trường, 2010)
Các tổ chức được thành lập rộng rãi trên thế giới nhằm chống lại BĐKH như “mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi Khí hậu” (ACCCRN), “Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế” (UICN),… liên tục xây dựng các dự án, tổ chức các cuộc hội thảo trên từng quốc gia về thích ứng với BĐKH với nội dung phân tích các giải pháp, kinh nghiệm để cùng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác ứng phó và chống chịu với biến đổi khí hậu; đồng thời giúp nâng cao hiểu biết về tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng địa phương đối với BĐKH, tích hợp những giải pháp thích ứng BĐKH vào đời sống hiện tại và tương lai cho người dân địa phương (FAO, 2011)
Biện pháp đầu tiên là việc chọn giống, lai tạo hay biến đổi gen để tạo ra các giống mới thích ứng với các điều kiện khí hậu biến đổi Ví dụ như việc tìm ra các giống phù hợp với mùa vụ gieo trồng hoặc ngắn hoặc dài hơn trước hay phù hợp với nhiệt độ trung bình trong ngày đã thay đổi Cũng có thể sử dụng các giống cây thích ứng với những điều kiện khí hậu ở một vùng khác trên thế giới và đồng thời không ngừng nghiên cứu tìm ra các biện pháp lai tạo để tìm ra các giống mới
có khả năng chịu được sâu bệnh, điều kiện nước và đáp ứng các thay đổi về chu
kỳ ánh sáng Ở Zambia, các giống ngô, kê truyền thống có thời gian sinh trưởng khoảng 5 tháng nhưng vào mùa mưa thường ngắn hơn Hiện nay, người ta đã tìm
ra giống ngô, kê và đậu đũa mới có khả năng chịu hạn và ngắn ngày cải thiện (sinh trưởng khoảng 3 – 4 tháng) Ở Nam Phi, người nông dân sử dụng rộng rãi giống korog (lúa mì đen), Korog cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, có khả năng chống chịu với sâu bệnh và môi trường (bao gồm cả điều kiện đất đai) (Stephen N Ngigi, 2009)
Trang 39Bên cạnh việc cải tạo giống cho phù hợp với điều kiện BĐKH là việc thay đổi phương thức sản xuất Theo FAO (2007), để thích ứng với BĐKH, các vùng khác nhau phải có cách bảo tồn trong nông nghiệp, chất hữu cơ trong đất và đối phó với rủi ro trong sản xuất Vì vậy, phương thức sản xuất như kết hợp chặt chẽ trong việc luân canh cây trồng, nông lâm kết hợp, liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi, hệ thống cá – cây, hệ thống cây trồng theo ruộng bậc thang và hệ thống canh tác kết hợp khác đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng Ở Bangladseh, người nông dân thực hiện những mô hình nông nghiệp nhằm để thích ứng với thời tiết như nuôi cá – lúa, lúa – nuôi cá – trồng rau, (Hassan, 2010) Ngoài ra, ở Malawi người dân ở đây đã áp dụng trồng xen canh ngô với quy mô nhỏ vào giữa cánh đồng trè rộng lớn Và tiếp tục trồng xen canh ngô với các cây họ đậu: đậu
hà lan, đậu đũa, đậu tương, bí ngô, sắn, kê,… Đồng thời, các đường ranh giới bao quanh được trồng lạc, khoai tây ngọt và họ cũng không trồng độc canh nữa mà luân phiên cây trồng để tận dụng được độ ẩm trong các tầng đất khác nhau (Oxfam, 2011)
Theo Báo cáo của AR4 – 2007 của IPCC có nêu ra một số chính sách ứng phó trong nông nghiệp Thứ nhất, ứng phó tự phát hay thích ứng đối phó (dựa trên những kinh nghiệm và kỹ thuật đã có sẵn để đối phó với các biến đổi khí hậu
đã xảy ra), thay đổi các loài và giống cây trồng cho phù hợp với các điều kiện khí hậu như các giống chịu nóng, chịu hạn Thay đổi liều lượng phân bón để bảo tồn chất lượng sản phẩm, thay đổi phương pháp tưới tiêu, thay đổi thời vụ và vùng canh tác Tăng cường công tác phòng chống sâu bệnh, cỏ dại Sử dụng các giống cây có sức đề kháng cao trước sâu bệnh, cách ly và dự phòng tốt hơn Dự báo thời tiết và mùa vụ tốt hơn để giảm các nguy cơ có thể đến với sản xuất nông nghiệp Thứ hai, ứng phó có quy hoạch hay thích ứng đón đầu (qua việc cải thiện công tác quy hoạch và xây dựng tiềm lực quy hoạch) Thay đổi phương thức quản lý, làm cho người quản lý hiểu rằng biến đổi khí hậu là có thật và sẽ tiếp diễn Có các chính sách theo dõi các diễn biến của khí hậu và có chủ trương tuyên truyền rộng rãi đến bà con nông dân Có chính sách đón đầu dịch bệnh và các tác hại khác của biến đổi khí hậu Làm cho bà con nông dân thấy được hiệu quả của các thay đổi Có chính sách hỗ trợ nghiên cứu, phân tích hệ thống, quảng
bá thông tin, phát triển khuyến nông Đầu tư vào các kỹ thuật và phương thức quản lý mới, sử dụng các kỹ thuật sinh học hiện đại, làm sống lại các kỹ thuật cũ trước tình hình mới Liên tục theo dõi các biện pháp ứng phó trong nông nghiệp,
Trang 40giá thành và lợi nhuận để có thể nhanh chóng điều chỉnh và cải tiến các biện pháp ứng phó khi biết rõ những gì hoạt động tốt, những gì chưa tốt, các vướng mắc do nguyên nhân nào Những biện pháp ứng phó trong nông nghiệp không phải luôn luôn dễ dàng trong thực hiện vì chúng có thể gây ra nhiều vấn đề kinh
tế và xã hội Nếu việc thay đổi giống cây trồng hay chuyển vùng canh tác có thể thực hiện dễ dàng thì những đầu tư cho hệ thống tưới tiêu lại đòi hỏi một nỗ lực tài chính quan trọng Đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp để phục vụ các giải pháp ứng phó cũng không phải là nhỏ Người nông dân không dễ dàng thay đổi loại cây trồng hay vật nuôi mà họ đã quen từ rất lâu, nhất là khi các chủng loại mới đem đến cho họ những lợi nhuận thấp hơn trước Vấn đề quản lý nước và duy trì mức cân bằng trong phân phối nước giữa nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác thường rất khó giải quyết Tóm lại, muốn việc ứng phó trong nông nghiệp trước các biến đổi khí hậu mang lại kết quả mong muốn thì người ta phải xác định rõ là cần những thay đổi gì và ở đâu, các đầu tư cho các biện pháp phải thận trọng, đúng nơi, đúng lúc Ở Chilika đã áp dụng thành công những cơ chế quản lý lưu vực có sự tham gia của người dân nhằm giảm thiểu các tác động từ trầm tích do BĐKH gây ra Tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng thông qua cải thiện các nguồn lực sinh kế, ví dụ như chương trình cho vay vốn của Hiệp hội nghề cá Nam Ấn Độ - cũng được thực hiện Chương trình bảo hiểm thiên tai được khởi xướng bởi Cơ quan quản lý tài nguyên và nghề cá với mục tiêu giảm thiểu những cú sốc đột ngột đến từ các mối hiểm họa thiên nhiên và khí hậu Đây được coi là một trong những ý tưởng tốt nhất nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng (Iwasaki và cs., 2009)
Theo Báo cáo Phát triển Thế giới, 2010, BĐKH sẽ đòi hỏi phải ứng dụng nhanh hơn nữa công nghệ và các phương thức tăng năng suất để đối phó với sự thay đổi khí hậu và giảm khí thải Thứ nhất, các nước cần phát huy vốn kiến thức truyền thống của nông dân Những kiến thức là một kho tàng tri thức các phương
án thích ứng và đối phó với rủi ro theo từng địa phương cụ thể được ứng dụng rộng rãi Thứ hai, các chính sách thay đổi mức giá tương đối của người nông dân
có nhiều tiềm năng trong khuyến khích những tập quán giúp thế giới thích nghi với BĐKH (bằng cách tăng năng suất) và giảm thiểu tác hại (nhờ giảm khí thải từ sản xuất nông nghiệp) Thứ ba, những tập quán nông nghiệp mới hay cũ đều tăng năng suất và giảm lượng cacbon Người nông dân đã áp dụng phương thức “nông nghiệp bảo tồn”, sử dụng các biện pháp can thiệp vào đất ở mức tối thiểu (gieo