NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Đảng và Nhà nước đã xác định dịch vụ sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp mang tính chất là dịch vụ (hàng hoá) công. Được triển khai từ năm 1982 nhưng nhìn chung, kết quả bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã coi bảo hiểm nông nghiệp như là một bộ phận trong chiến lược phát triển nông thôn. Gần đây nhất Nhà nước ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện thí điểm ở 21 tỉnh trong giai đoạn 2011- 2013. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai vẫn còn nhiều bất cập, các địa phương vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể nào từ phía Bộ, ngành liên quan về việc chọn địa điểm, mô hình để triển khai thí điểm. Dưới đây là một vài kinh nghiệm của các quốc gia đã thành cônng với chương trình bảo hiểm nông nghiệp.
Kinh nghiệm bảo hiểm nông nghiệp[3]
Tại Mỹ: Để tiến hành bảo hiểm nông nghiệp, Chính phủ Mỹ đã thành lập Cục quản lý rủi ro (Risk Management Agency – viết tắt là RMA) và Tổng Công ty bảo hiểm mùa màng liên bang (Federal Crop Insurance Corporation – viết tắt là FCIC). RMA có chức năng quản lý nhà nước đối với các chương trình bảo hiểm nông nghiệp cũng như các chương trình đào tạo và quản trị rủi ro có liên quan trên toàn quốc. FCIC còn có chức năng tiến hành thẩm định các sản phẩm nông nghiệp trước khi tung ra thị trường, đồng thời hỗ trợ về tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân. Các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân chỉ có nhiệm vụ bán sản phẩm, thực hiện các dịch vụ khách hàng và giám định tổn thất... Những doanh nghiệp này cũng có thể thiết kế ra các sản phẩm mới, tuy nhiên phải tiến hành đăng ký với FCIC. Ngoài ra, họ còn có thể đưa ra thị trường các sản phẩm bổ trợ cho bảo hiểm
nông nghiệp không có sự hỗ trợ của Chính phủ. Cùng với việc tổ chức một cách có hệ thống thì sản phẩm bảo hiểm của Mỹ cũng rất đa dạng như: Bảo hiểm mùa màng đa rủi ro với phạm vi bảo hiểm chủ yếu là các rủi ro có nguồn gốc tự nhiên (lũ, lụt, mưa đá, gió lớn, độ ẩm cao và các thảm họa khác) bao gồm 3 chương trình bảo hiểm sau: bảo hiểm rủi ro thảm họa, bảo hiểm toàn phần, bảo hiểm rủi ro nhóm. Ngoài ra, ở Mỹ còn tồn tại một Chương trình bảo hiểm bổ trợ (Non-insured Program: NAP) dành cho những cây trồng không thuộc phạm vi bảo hiểm của một trong ba loại hình bảo hiểm nói trên. Thứ hai là sản phẩm bảo hiểm doanh thu, được xây dựng trên hai yếu tố cơ bản là sản lượng thu hoạch và giá bán sản phẩm. Nếu doanh thu thực tế thấp hơn doanh thu được bảo hiểm, nông dân sẽ được bồi thường.
Tại Canađa bảo hiểm nông nghiệp không những có sự tham gia của chính quyền trung ương mà còn có sự đóng góp tích cực của chính quyền địa phương. Đa số các chương trình bảo hiểm nông nghiệp ở Canađa đều có sự tham gia của cả bốn thành tố: nhà nông, doanh nghiệp bảo hiểm, Chính phủ trung ương và chính quyền tỉnh sở tại. Thậm chí có những chương trình bảo hiểm do Chính phủ và chính quyền tỉnh đứng ra đồng tổ chức và không có sự góp mặt của các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân. Chính phủ điều tiết hoạt động bảo hiểm nông nghiệp bằng cách quy định khung pháp lý chung trên toàn quốc về bảo hiểm nông nghiệp. Trên cơ sở đó, chính quyền mỗi tỉnh sẽ có những điều chỉnh riêng nhằm tạo ra các chương trình bảo hiểm đặc thù, phù hợp với thực tế địa phương mình. Canađa có ba chương trình bảo hiểm cơ bản đối với sản lượng và thu nhập của nông dân, gồm có: Chương trình bảo hiểm mùa màng; Tài khoản bình ổn thu nhập thuần đây là một chương trình tự nguyện trên cơ sở phối hợp giữa nhà nông, Chính phủ và chính quyền các tỉnh. Theo đó, hàng năm nông dân được gửi tiền vào tài khoản NISA và những tài khoản này sẽ được bổ sung bằng nguồn đóng góp của Chính phủ. Đối tượng được tham gia chương trình này là tất cả nông dân có nộp thuế thu nhập trang trại và một số các hợp tác xã, nông trường. Cuối cùng là trợ cấp thiên tai trong nông nghiệp, đây là một chương trình trợ cấp của Chính phủ Canađa nhằm hỗ trợ nông dân trong trường hợp sụt giảm thu nhập trầm trọng do hậu quả của thiên tai mà các chương trình bảo hiểm hiện tại không đáp ứng được.
Tương tự như Canađa, ở Ấn Độ, bên cạnh sự tài trợ của Chính phủ liên bang, các chính quyền bang cũng đã tham gia trợ giúp về tài chính cho các chương trình
- 30 -
hợp với tín dụng mùa màng ngắn hạn nhằm bắt buộc những nông dân vay vốn từ các tổ chức trung gian tài chính để sản xuất đều phải tham gia vào loại bảo hiểm này. Thì Ấn Độ còn có chương trình bảo hiểm nông nghiệp quốc gia. Đây là một chương trình bảo hiểm được cải tiến trên cơ sở của Bảo hiểm nông nghiệp mùa màng toàn diện với mức độ đảm bảo lớn hơn và phạm vi bảo hiểm rộng hơn.
Hoàn toàn khác với các Quốc gia trên, mô hình công ty bảo hiểm thuộc sở hữu Nhà nước trực tiếp kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp được Philippin áp dụng. Chính phủ Philippin thành lập Tổng Công ty bảo hiểm mùa màng Philippin (Philippines Crop Insurance Corporation: PCIC) là doanh nghiệp nhà nước để triển khai các hoạt động bảo hiểm nông nghiệp có số vốn điều lệ 750 triệu Pêsô. Bên cạnh đó, Chính phủ Philippin còn lập ra Quỹ dự trữ thiên tai do Bộ Tài chính quản lý. Quỹ này được Nhà nước cấp 500 triệu Pêsô để bù đắp các thiệt hại khi tổng tổn thất vượt quá mức phí bảo hiểm thu được. Thời gian đầu, PCIC bảo hiểm cho người nông dân trồng lúa, sau đó là bảo hiểm các loại cây trồng, các ngành sản xuất trong nông nghiệp cũng như bảo hiểm các loại tài sản không thuộc ngành nông nghiệp như máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và cơ sở hạ tầng có liên quan.
Nhật Bản là quốc gia điển hình của mô hình Hội tương hỗ bảo hiểm. Nhật Bản
không có công ty bảo hiểm tư nhân nào bán bảo hiểm nông nghiệp mà lĩnh vực bảo hiểm này chỉ được cung cấp qua Hệ thống xã hội toàn diện. Hệ thống bảo hiểm nông nghiệp ở Nhật Bản được cấu trúc theo ba cấp: chính phủ Trung ương, cấp Quận, cấp Tỉnh. Bảo hiểm cho hầu hết các loại cây trồng và vật nuôi, trừ rau, hoa và gia cầm; và bắt buộc trên toàn quốc đối với lúa gạo, lúa mỳ và lúa mạch. Không những thế, các tổ chức bảo hiểm tương hỗ ở nước này còn nhận bảo hiểm cho cả nhà cửa và tài sản của nông dân. Về bảo hiểm vật nuôi: các chương trình bảo hiểm không chỉ bồi thường cho các tổn thất mà còn bù đắp các chi phí chữa bệnh và tiêm phòng.
Bài học kinh nghiệm cho Việt nam
Từ những kinh nghiệm thực tế của các nước đi trước, chúng ta có thể thấy mặc dù mỗi nước có một cách thức triển khai khác nhau song tựu trung lại đều có những điểm chung về vai trò quan trọng của Nhà nước đối với việc tiến hành bảo hiểm nông nghiệp. Do đó, Chính phủ và chính quyền địa phương nước ta nên tham gia hết sức tích cực vào các chương trình như: thu thập số liệu, tham gia quản lý, giám sát hoạt động bảo hiểm nông nghiệp... Bên cạnh đó, nhà nước cần tiến hành tài trợ
cho bảo hiểm nông nghiệp bằng nhiều thức tài trợ linh hoạt và phong phú như tài trợ phí bảo hiểm, tài trợ chi phí quản lý, tài trợ tiền bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất mang tính thảm họa, tài trợ cho hoạt động tái bảo hiểm...
Những khó khăn, tồn tại mà bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam thường phải đối mặt tiêu biểu như: không đảm bảo quy luật số đông, tình trạng lựa chọn bất lợi, rủi ro hệ thống... Do đo, để đảm bảo quy luật số đông, nước ta nên tiến hành nhiều biện pháp tác động khác nhau. Trước tiên phải kể đến việc hỗ trợ nông dân phí bảo hiểm nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho họ. Hạn chế tình trạng lựa chọn bất lợi bằng quy định bảo hiểm bắt buộc đối với tất cả nông dân, hoặc bắt buộc đối với những người vay vốn ngân hàng để sản xuất. Cuối cùng, bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta nên ngăn ngừa rủi ro hệ thống bằng cách tiến hành bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc, điều này có tác dụng giảm thiểu tình trạng tập trung, tích tụ rủi ro một cách có hiệu quả.
Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam tương đa dạng và phức tạp, để phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên của từng vùng miền khác nhau. Do đó, nước ta nên vận dụng nghiên cứu để thiết kế những gói sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp đa dạng, phong phú và linh hoạt để phù hợp với từng vùng miền
Bài học kinh nghiệm về sản xuất theo hợp đồng và liên kết “4 nhà”
Ở nước ta, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp từ đến xưa nay nông dân thường rơi vào tình trạng “được mùa mất giá mà mất mùa thì được giá”. Do đó đời sống của nông luôn gặp khó khăn và bất ổn. Để giải quyết mâu thuẫn này trong tiêu thụ nông sản ngày 24/6/2002 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về khuyến khích nông sản qua hợp đồng. Từ đó dấy lên phong trào gọi là “sản xuất theo hợp đồng và liên kết 4 nhà”. Sau gần 10 năm sản xuất theo hợp đồng tiêu thụ nông sản, phần lớn các doanh nghiệp gặp thất bại trong mối quan hệ hợp đồng với nông dân, không mua được nông sản do nông dân làm ra, không thu hồi được vốn đã ứng trước cho nông dân, tình trạng vi phạm hợp đồng xảy ra khắp nơi… Dưới đây là kinh nghiệm của một vài quốc gia thành công với mô hình này (Bảo Trung 2011).
Tại Thái Lan, để phát triển hình thức sản xuất theo hợp đồng, nhiều tổ chức
- 32 -
(NESDB – National Economic and Social Development Board),… Tuy nhiên, có hai tổ chức hỗ trợ phát triển mạnh sản xuất theo hợp đồng là Cục khuyến nông (DOAE – Department of Agricultural Extension) thuộc Bộ Nông nghiệp và HTX và BAAC thuộc Bộ Tài chính. Hai cơ quan này xúc tiến phát triển mô hình lồng ghép giữa mô hình đa chủ thể, mô hình trung gian và mô hình phi chính thức. Để đảm bảo công bằng cho các bên, năm 1999, Cục Nội thương đã ban hành quy định về các điều khoản trong thỏa thuận sản xuất theo hợp đồng. Và việc sản xuất theo hợp đồng – mô hình tập trung chỉ thực hiện đối với sản phẩm có yêu cầu về chất lượng cao và sản phẩm có tính độc quyền của người mua. Mô hình phi chính thức, mô hình đa chủ thể và mô hình trung gian là những mô hình phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp phân tán, lạc hậu; việc kinh doanh những sản phẩm này không có tính chuyên biệt hóa. Đối với mô hình đa thành phần, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, phối hợp, tín dụng và khuyến nông.
Sản xuất theo hợp đồng là hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản khá mới ở
Trung Quốc. Với các hình thức: hợp đồng trực tiếp giữa nông dân và "doanh
nghiệp đầu rồng" (Dragon-head-firms), giữa nông dân và người mua gom; giữa nông dân với chính quyền địa phương và một số hình thức khác. Để thúc đẩy sản xuất theo hợp đồng, Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn và chỉ định các doanh nghiệp trung ương hoặc địa phương có tiềm lực kinh tế, quy mô lớn, có kỹ thuật và công nghệ ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân. Ủy ban phối hợp phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp quốc gia (The National Agricultural Industrialisation Development Joint Committee) đưa ra tiêu chuẩn và giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp này. Nhờ đó việc sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao. Và các hình thức khác là tổ chức hợp tác của nông dân (Village cooperative organization) với HTX. Trong đó, hình thức hợp đồng giữa nông dân và người mua gom trung gian cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân với người mua gom trung gian, chính quyền địa phương, tổ chức hợp tác và HTX chủ yếu là hợp đồng miệng. Giá cả thỏa thuận có 3 hình thức: giá cố định, giá sàn và giá theo thị trường. Các ngành hàng thực hiện sản xuất theo hợp đồng là chế biến rau, chế biến thịt, nuôi trồng thủy sản, chế biến dầu ăn, tơ tằm, bông vải, nấm và sữa.
Tại Hoa Kỳ sản xuất theo hợp đồng xuất hiện từ rất sớm và đây cũng là nền tảng phát triển giao dịch giao sau. Năm 1969, sản xuất theo hợp đồng chỉ chiếm 11% tổng giá trị sản xuất; năm 1991 là 28%; năm 2001 đạt 36% và đến năm 2003 tăng lên 39%. Sản xuất theo hợp đồng chủ yếu là hợp đồng trực tiếp giữa trang trại và nhà chế biến. Ở Hoa Kỳ cũng có mô hình hợp đồng giữa trang trại và HTX, nhưng HTX của Hoa Kỳ thực hiện chức năng chế biến và tiêu thụ trực tiếp, không phải là chủ thể trung gian giữa doanh nghiệp và nông dân. HTX đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ nông sản. Năm 1998 HTX tiêu thụ 86% giá trị sản xuất của trang trại đối với sản phẩm sữa, 41% bông vải, 40% ngũ cốc và hạt có dầu, 20% rau quả. Đối với trang trại lớn sản xuất hàng hóa thì tỷ trọng trang trại ký hợp đồng trên tổng số trang trại năm 2001 chiếm 41,7% và năm 2003 chiếm 46,7%. Đối với trang trại có quy mô doanh số hơn 1 triệu USD, tỷ trọng trang trại ký hợp đồng là 64,2% (2003) và giá trị sản xuất 53,4% (2003)[2]. Khác với nhiều quốc gia đang phát triển, việc sản xuất theo hợp đồng ở Hoa Kỳ đều do người mua và người bán quyết định theo cơ chế thị trường. Nhà nước không có chính sách hỗ trợ để người mua và người bán ký kết hợp đồng.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Kinh nghiệm của các nước cho thấy rằng sản xuất theo hợp đồng chỉ có thể thành công khi các doanh nghiệp đủ khả năng tiêu thụ hết nông sản cho nông dân. Doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân trong mối quan hệ với nhà nước, các tổ chức tín dụng, nhà khoa học và nhà sản xuất. Ngoài ra, do đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ nông sản nên doanh nghiệp cần phải định hướng cho nông hộ trong việc quyết định sản xuất nông sản nào, chất lượng ra sao và sản xuất như thế nào để có hiệu quả.
Việt Nam, có nền sản xuất nông nghiệp phân tán và lạc hậu hơn cả Thái Lan, Trung Quốc. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp của nước ta còn kém phát triển, quy mô sản xuất của nông hộ còn phân tán, nhỏ lẻ nên họ chủ yếu bán cho thương lái, còn doanh nghiệp nếu ký kết hợp đồng với từng hộ nông hộ sản xuất nhỏ thì sẽ làm chi phí giao dịch gia tăng nên không hấp dẫn họ thực hiện sản xuất theo hợp đồng. Do đó, Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất theo hợp đồng. Cũng như Thái Lan, Nhà nước ta nên hỗ trợ cho nông dân về
- 34 - CHƢƠNG 4
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO NÔNG NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ PHẢN ỨNG CỦA NÔNG HỘ