Hiệu quả sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệpcủa nông hộ ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 50)

Nông nghiệp là một ngành sản xuất đa dạng và phong phú với nhiều loại hình khác nhau bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Mỗi loại hình đều có những khó khăn và thuận lợi riêng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và khí hậu vùng ĐBSCL. Tất nhiên, với điều kiện được thiên nhiên ưu đãi thì nông nghiệp đóng vai trò là một ngành chủ đạo trong đời sống của nông dân vùng ĐBSCL. Để hiểu rõ hơn lợi ích từ việc sản xuất nông nghiệp mang đến cho các hộ nông dân như thế nào, đặc biệt là hiệu quả của từng loại hình ra sao. Ta tiến hành phân tích số liệu khảo sát về hiệu quả sản xuất nông nghiệp của nông hộ vùng ĐBSCL, cụ thể là các nông hộ chăn nuôi heo, nông hộ trồng lúa, nông hộ trồng thanh long và cuối cùng là các nông hộ nuôi tôm sú.

Đối với nông hộ chăn nuôi heo: Qua kết quả khảo sát đối với những nông hộ có chăn nuôi là loại hình sản xuất tạo thu nhập chính, doanh thu trung bình nông hộ đạt trên mỗi con là 4.552.000đ, trong đó doanh thu thấp nhất 3.583.000đ và doanh thu cao nhất là 5.578.000đ. Thông thường heo được nuôi trong khoảng thời gian trung bình là 5 tháng và đạt trọng lượng khoảng 100kg thì heo sẽ được xuất chuồng nuôi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy trọng lượng mỗi con được xuất nhỏ nhất là 83kg/con và cao nhất là 111kg/con. Nguyên nhân là do, khi heo được giá các nông hộ tranh thủ cho heo xuất chuồng sớm để giảm chi phí và thu lợi nhuận cao, và ngược lại khi giá thấp các nông hộ cố gắng nuôi trữ lại đợi đến lúc được giá. Tương tự giá bán cũng có sự chênh lệch, giá thấp nhất là 3.800.000đ/con và giá cao nhất là 5.400.000đ/con, nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư trên mỗi con giữa các hộ nông dân cũng không đồng đều, cụ thể chi phí thấp nhất là 1.900.000đ/con và cao nhất là 4.530.000đ/con. Sự chênh lệch này là do có sự khác nhau trong cơ cấu chi phí giống và chi phí thức ăn. Ngoài ra, số liệu khảo sát còn cho thấy mỗi đợt heo xuất chuồng lợi nhuận đạt được

trên mỗi con trung bình là 984.850đ. Tỷ suất lợi nhuận trung bình của mỗi nông hộ đạt được là 0,33 tương ứng mỗi đồng chi phí hộ bỏ ra sẽ thu được 0,33 đồng lợi nhuận; tỷ suất lợi nhuận thấp nhất là -0,10 và tỷ suất lợi nhuận cao nhất là 1,40.

Bảng 4.3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐƢỢC KHẢO SÁT

Các chỉ

tiêu ĐVT mẫu Số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Chăn nuôi

Doanh thu đồng/con 118 3.583.333,00 5.578.947,00 4.552.782,71

Sản lượng 100Kg/con 118 0,83 1,11 0,99

Giá bán đồng/100kg 118 3.800.000,00 5.400.000,00 4.552.966,10

Chi phí đồng/con 118 1.900.000,00 4.530.000,00 3.567.932,20

Lợi nhuận đồng/con 118 -416.667,00 2.800.000,00 984.850,51

TSLN Lần 118 -0,10 1,40 0,33 Trồng lúa Doanh thu đồng/1000m2 120 1.440.000,00 4.000.000,00 2.709.600,00 Sản lượng kg 120 360,00 1.000,00 580,00 Giá bán đồng/kg 120 3.400,00 7.000,00 4.688,54 Chi phí đồng/1000m2 120 761.900,00 2.550.000,00 1.455.200,00 Lợi nhuận đồng/1000m2 120 390.000,00 2.312.000,00 1.254.400,00 TSLN Lần 120 0,26 2,71 0,95

Cây ăn trái Doanh thu đồng/1000m2 132 900.000,00 40.000.000,00 15500.000,00 Sản lượng kg 132 300,00 3200,00 1388,92 Giá bán đồng/kg 132 3.000,00 22.000,00 11.000,00 Chi phí đồng/1000m2 132 3.820.000,00 10.000.000,00 6.430.000,00 Lợi nhuận đồng/1000m2 132 -7.100.000,00 40.000.000,00 9.680.000,00 TSLN Lần 132 -0,89 1,78 1,63 Nuôi trồng thủy sản Doanh thu đồng/1000m2 130 0 246.660.000,00 36.872.000,00 Sản lượng kg 130 0 1233,00 193,00 Giá bán đồng/kg 130 110.000 230.000,00 179.000,00 Chi phí đồng/1000m2 130 1.692.800 184.800.000,00 25.382.000,00 Lợi nhuận đồng/1000m2 130 -184.800.000 101.570.000,00 11.489.000,00 TSLN Lần 130 -1 2,44 0,52

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả và nhóm nghiên cứu, 2012

Đối với nông hộ trồng lúa: Trong vụ sản xuất được khảo sát, sản lượng thấp nhất mà các nông hộ trồng lúa đạt được là 360kg/1000m2, sản lượng cao nhất là 1000kg/1000m2 và sản lượng trung bình nông hộ đạt được là 580kg/1000m2. Nhìn chung sản lượng lúa trung bình nông hộ đạt được là tương đối thấp vì thời gian tác giả khảo sát vụ sản xuất gần nhất vừa rồi đúng vào vụ các nông hộ gặp nhiều khó

- 40 -

mùa nhưng sản phẩm được nông hộ bán ra với giá cao, cụ thể giá bán thấp nhất là 3.400đ/kg, giá bán cao nhất là 7.000đ/kg và giá bán trung bình là 4688đ/kg. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do sự khác nhau trong đặc điểm sản xuất của nông hộ như: lựa chọn loại giống sản xuất, hình thức bán lúa khô, lúa ướt. Mặc dù năng suất không cao nhưng do lúa bán được giá nên doanh thu trung bình nông hộ đạt được cũng khá khả quan 2.709.600đ/1000m2. Về cơ cấu chi phí giữa các nông hộ cũng có sự chênh lệch lớn, chi phí thấp nhất là 761.900đ/1000m2 và chi phí cao nhất là 2.550.000đ/1000m2. Lợi nhuận trung bình nông hộ đạt được là 1.254.400đ/1000m2

, và con số này đã vượt qua lợi nhuận mà hầu hết các nông hộ trồng lúa đã kỳ vọng. Theo số liệu thu thập được thì tỷ suất lợi nhuận trung bình của các nông hộ khoảng 0,95 lần, tỷ suất lợi nhuận dao động trung bình khoảng từ 0,26 – 2,71. Tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ việc sản xuất của nông dân đạt hiệu quả cao trong việc giảm thiểu được chi phí và nâng cao lợi nhuận.

Đối với nông hộ trồng thanh long: Qua kết quả phân tích tình hình sản xuất trái thanh long của nông hộ cho thấy, có sự chênh lệch lớn về sản lượng đạt được giữa các nông hộ. Cụ thể sản lượng nhỏ nhất là 300kg/1000m2, sản lượng nông hộ thu được nhiều nhất là 3200kg/1000m2

và sản lượng trung bình là 1389kg/1000m2. Giá bán thanh long cũng có sự biến động khá lớn từ 3000đ/kg đến 22.000đ/kg và giá trung bình là 11.000đ/kg. Đây cũng là rủi ro đặc trưng trong sản xuất trái cây nói chung và thanh long nói riêng, giá cả thường chênh lệch rất lớn trong cùng một vụ thu hoạch giữa các nông hộ. Do có sự khác biệt khá lớn cả về sản lượng lẫn giá bán nên doanh thu của các nông hộ cũng dao động mạnh, từ 900.000đ/1000m2 đến 40.000.000đ/1000m2. Trong một vụ, trung bình lợi nhuận mà mỗi nông hộ đạt được là 9.680.000đ/1000m2. Nếu không gặp bắt cứ rủi ro gì thì lợi nhuận cao nhất mà nông hộ đạt được là 40.000.000đ/1000m2, tuy nhiên khi gặp những bất trắc và rủi ro thì cũng có những nông hộ bị thua lỗ. Về tỷ suất lợi nhuận đạt được của các nông hộ trồng thanh long là tương đối cao, trung bình khi bỏ ra một đồng chi phí thì hộ sẽ thu lợi được 1,63 đồng lợi nhuận.

Đối với nông hộ nuôi tôm: có sự khác biệt lớn về quy mô cũng như chi phí đầu tư giữa các nông hộ. Nguyên nhân là do sự khác nhau về hình thức nuôi: nuôi công nghiệp – bán công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến kết hợp. Với các nông hộ sản xuất bằng hình thức nuôi công nghiệp – bán công nghiệp thì chi phí đầu tư lớn

bao gồm: chi phí giống, thức ăn cũng như chi phí chăm sóc, và tất nhiên lợi nhuận đạt được cũng rất lớn. Ngược lại các nông hộ nuôi tôm với hình thức quảng canh kết hợp cải tiến chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giống tôm được hộ gây lại sau mỗi lần thu hoạch. Do đó, chi phí thấp nhất mà hộ bỏ ra là 1.692.800đ/1000m2 và chi phí cao nhất là 184.800.000đ/1000m2. Có thể nói, nuôi tôm là một loại hình sản xuất ẩn chứa nhiều rủi ro. Qua khảo sát thực tế cho thấy khá nhiều trường hợp nông hộ bị mất trắng do gặp rủi ro về dịch bệnh. Về giá cả thì không có sự chênh lệch lớn giữa các nông hộ nếu cân trọng của tôm đạt ở mức tiêu chuẩn. Cụ thể, giá tôm nguyên liệu được tiêu thụ dao động từ 110.000đ/kg - 230.000đ/kg trong đợt sản xuất được khảo sát. Tỷ suất lợi nhuận ở loại hình sản xuất này có sự chênh lệch lớn, cụ thể tỷ suất lợi nhuận thấp nhất là -1 và tỷ suất lợi nhuận cao nhất là 2,44.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệpcủa nông hộ ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)