2.2.1. Cơ sở xây dựng mô hình nghiên các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ
Nông dân tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp phải chịu tác động của nhiều rủi ro. Trong đó, hầu hết các nghiên cứu cho rằng nông dân chịu tác động của các loại rủi ro chính như sau: biến đổi giá đầu vào đầu ra, thiên tai, dịch bệnh, tài chính, các quy định của chính phủ… Tuy nhiên, theo từng lĩnh vực sản xuất và đặc điểm cá nhân của từng nông hộ mà họ cho rằng đâu là loại rủi ro quan trọng nhất. Theo James Hanson cùng tác giả Robert Dismukes, William Chambers, Catherine Greene, Amy Kremen (2004)[9] thì nông dân đối mặt với 5 rủi ro chính. Thứ nhất là
thời tiết, dịch bệnh, các côn trùng cũng như tình trạng một số thiên địch bị chết do các loại thuốc trừ sâu. Thứ hai, khi sản xuất người nông dân phải chịu các rủi ro do một số cơ thể biến đổi gen. Rủi ro thứ ba liên quan đến các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, chi phí đất tăng cao. Thứ tư là các rủi ro liên quan đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ. Cuối cùng là các rủi ro liên quan đến các chính sách nông nghiệp của Chính phủ. Tương tự, theo nghiên cứu của Tru C. Le, và France Cheong (2009)[20]
cho rằng có bốn rủi ro mà các hộ nuôi cá đánh giá là có tác động lớn nhất đến hiệu quả sản xuất của họ: sự thay đổi giá bán, chi phí giá nguyên vật liệu đầu vào, tỷ lệ cá chết do các loại bệnh và chất lượng con giống. Nghiên cứu của Véronique Le Bihan cùng tác giả Sophio Pardo, Patrice Guillotreau (2010)[21], cho rằng việc nhận dạng các rủi ro còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm cá nhân của chủ hộ, mạng lưới phân phối. Và kết quả nghiên cứu cho rằng, trong 10 loại rủi ro thì rủi ro của sự thay đổi giá nguyên liệu đầu vào và đầu ra, sự thay đổi sản lượng được các nông hộ quan tâm nhất, và đó cũng là kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011)[17]. Đối với nghiên cứu của George R. Patrick và cộng sự (1985)[5] cho thấy, đối với các hộ trồng trọt thì yếu tố thời tiết được họ đánh giá là có tác động nhất, rủi ro thứ hai chính là giá của các loại nông sản. Ngoài ra, một số rủi ro khác cũng được nông dân cho điểm khá cao như: lạm phát, giá nguyên vật liệu đầu vào, các sự kiện của thế giới, các loại dịch bệnh, sự an toàn và đảm bảo sức khỏe. Đối với những hộ chăn nuôi thì yếu tố rủi ro nhất chính là giá bán của các loại gia súc, giá của các nguyên liệu đầu vào là yếu tố rủi ro thứ hai có tác động chính đến những hộ chăn nuôi. Ngoài một số rủi ro thường thấy như dịch bệnh, lạm phát thì các hộ chăn nuôi còn cho rằng các quy định của Chính phủ cũng là một trong những rủi ro của họ.
- 16 - Hình 2.1: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1 (ĐỀ XUẤT)
Nhóm rủi ro sản xuất:
- Rủi ro do yếu tố thời tiết, thiên tai - Rủi ro do yếu tố dịch bệnh - Rủi ro do yếu tố công nghệ - Rủi ro do chất lượng con giống
(George R. Patrick và cộng sự, 1985; M. Njavro, V. Par, Drazenka Plesko, 2007Nhóm rủi ro Thị trƣờng và giá:)
- Rủi ro do sự thay đổi giá đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn)
- Rủi ro do sự thay đổi giá bán
- Rủi ro do tình hình tiêu thụ các sản phẩm biến động
(Gudbrand Lien, Ola Flaten, Martha Ebbesvik, Mathias Koesling, Paul Valle, 2003; OECD, 2009; Miranda, Meuwissen. Marcel và Ruud, 2006; James Hanson, Robert Dismukes, William Chambers, Catherine Greene, Amy Kremen, 2004).
Nhóm rủi ro từ cá nhân nông hộ:
Rủi ro từ một số biến cố của gia đình, các kế hoạch tương lai của gia đình
(Gudbrand Lien, Ola Flaten, Martha Ebbesvik, Mathias Koesling, Paul Steinar Valle, 2003; Joy Hawoed và cộng sự, 1999). Nhóm rủi ro tín dụng:
- Rủi ro do việc không vay được vốn cho sản xuất
- Lãi suất vay vốn biến động
(OECD, 2009; M. Njavro, Drazenka Plesko, 2007; George R. Patrick và cộng sự, 1985).
Nhóm rủi ro từ chính sách của Chính phủ: - Quy định về sử dụng các loại thuốc, xử lý phân cũng như chất thải trong chăn nuôi
- Chính sách về tín dụng, định hướng phát triển kinh tế của địa phương
(OECD, 2009; M. Njavro, Drazenka Plesko, 2007). HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ NHỮNG PHẢN ỨNG CỦA NÔNG HỘ TRƢỚC RỦI RO
Đặc điểm cá nhân nông hộ: - Tuổi của chủ hộ
- Trình độ học vấn
- Kinh nghiệm của chủ hộ - Tập huấn kỹ thuật - Quy mô sản xuất
(Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam 2011)
Bảng 2.1: DIỄN GIẢI BIẾN ĐỘC LẬP TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1
Biến số Đơn vị
tính Diễn giải biến Kỳ
vọng
SORRSX Số lần
Nhận giá trị tương ứng nếu nông nhân gặp phải một hay nhiều các rủi ro về điều kiện sản xuất bao gồm: Rủi ro do yếu tố thời tiết, thiên tai; Rủi ro do nguồn nước ô nhiễm; Rủi ro về dịch bệnh; Rủi ro về giống. [5], [7], [20]
-
SORRTT Số lần
Đây là đại diện nhóm rủi ro thuộc về thị trường. Biến này nhận giá trị tương ứng nếu nông hộ có gặp một hay nhiều các rủi ro sau: Rủi ro do sự thay đổi giá mua các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc hóa học; Rủi ri do sự thay đổi giá bán nông sản đầu ra hay Rủi ro do tình hình tiêu thụ sản phẩm thay đổi. [10], [12], [5], [7], [17]
-
SORRTC Số lần
Nhận giá trị tương ứng nếu hộ gặp một hay nhiều rủi ro thuộc về tài chính như thiếu vốn sản xuất, lãi suất vay vốn tăng hoặc việc mua chịu thay đổi. [6], [5], [7]
- HOCVAN Số năm đến trường Lớp mà chủ hộ đã học tính đến thời điểm nghiên cứu. [19],[8] + KINHNGHIEM Số năm tham gia sản xuất
Số năm nông hộ tham gia sản xuất nông nghiệp
tính đến thời điểm nghiên cứu.[20],[8] +
TAPHUAN 1=có
0=Không
Biến thể hiện việc nông hộ có tham gia hay không tham các lớp tập huấn liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của gia đình. [20]
+
TCP Số tiền Nhận giá trị tương ứng với tổng số tiền nông hộ bỏ ra trong một vụ (đợt) sản xuất. -
TSRR Số lần
Nhận giá trị tương ứng với tổng số lần rủi ro mà nông hộ gặp phải trong một vụ (đợt) sản xuất bao gồm tất cả các rủi ro thuộc về các nhóm: Rủi ro sản xuất; Rủi ro thị trường; Rủi ro tài chính...
- 18 -
Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa vào phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
Mô hình 1.1
TSLN= a + B1SORRSX + B2SORRTT + B3SORRTC + B4HOCVAN + B5KINHNGHIEM + B6TAPHUAN + B7TCP
Trong đó: TSLN là biến phụ thuộc đo lường tỷ suất lợi nhuận thực tế mà nông hộ đạt được trong một vụ sản xuất.
- Giả thuyết: H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = β6 = β7 =0
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: F > F (k-1), (n-k), α hoặc α = 5% > Sig F. Với k: Số biến hàm hồi quy.
n: Số mẫu quan sát.
Mô hình 1.2
Để phân tích chính xác nội dung cần nghiên cứu, mô hình cần phải có biến tổng số rủi ro mà nông dân gặp phải trong một vụ (đợt) sản xuất thì kết quả nghiên cứu mới phản ánh chính xác mức độ tác động của rủi ro đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Tuy nhiên, nếu đưa các biến này vào cùng mô hình sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, tác giả đã xây dựng thêm mô hình dưới đây để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến.
TSLN = a + B1TSRR+ B2HOCVAN + B3KINHNGHIEM + B4TAPHUAN + B5TCP
Giả thuyết: H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 =0
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: F > F (k-1), (n-k), α hoặc α = 5% > Sig F. Với k: Số biến hàm hồi quy.
n: Số mẫu quan sát.
2.2.2. Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ
Theo M. Njavro, V. Par, Drazenka Plesko[12] và Gudbrand Lien cùng tác giả Ola Flaten, Martha Ebbesvik, Mathias Koesling, Paul Steinar Valle[6] thì một trong những cách phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho nông dân là sử dụng bảo hiểm trong sản xuất để có thể bù đắp thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người nông dân nào cũng nhận thức được điều đó và sử dụng công cụ phòng ngừa, mức độ tham gia bảo hiểm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Nguyễn Văn Song và Chu Thị Thảo (2011)[16]
hộ bao gồm: quy mô sản xuất của hộ, trình độ giáo dục, khối lượng bình quân và mức giá bảo hiểm. Còn theo tác giả Ung Minh Thu (2010)[21]
phí bảo hiểm được xem là nhân tố quyết định đến nhu cầu bảo hiểm của hộ. Các nhân tố thuộc đặc tính kinh tế xã hội của hộ có ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm là giới tính và số năm kinh nghiệm. Trong nghiên cứu của tác giả, hai biến tổng chi phí đầu tư thể hiện cho quy mô sản xuất và biến tổng số rủi ro mà hộ gặp phải trong một vụ (đợt) sản xuất được đề xuất vào mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ nông dân như sau:
TGBH = a + B1KINHNGHIEM + B2HOCVAN + B3TCP + B4TSRR + B5TAPHUAN
Trong đó TGBH là biến phụ thuộc, thể hiện nhu cầu tham gia bảo hiểm của nông hộ nhận giá trị 1 nếu có tham gia bảo hiểm, và nhận giá trị 0 nếu ngược lại.
- Giả thuyết: H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = 0
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: F > F (k-1), (n-k), α hoặc α = 5% > Sig F Với k: Số biến hàm hồi quy.
n: Số mẫu quan sát.
Nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp Trình độ học vấn của chủ hộ Tổng chi phí nông hộ đã đầu tư Nông hộ tham gia các buổi tập huấn
Kinh nghiệm sản xuất: số năm nông hộ tham gia hoạt động vào loại hình sản xuất
nông nghiệp hiện tại Tổng số rủi ro mà nông hộ
gặp phải trong một vụ (đợt) sản xuất
- 20 - Bảng 2.2: DIỄN GIẢI BIẾN ĐỘC LẬP TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2
BIẾN ĐVT DIỄN GIẢI KỲ
VỌNG KINH NGHIỆM Số năm tham gia sản xuất
Số năm nông hộ tham gia sản xuất nông nghiệp tính đến thời điểm nghiên cứu.[15],[22]
+
HOCVAN Số năm đến trường
Lớp mà chủ hộ đã học tính đến thời điểm nghiên
cứu. [22] +
TCP Số tiền Nhận giá trị tương ứng với tổng số tiền nông hộ bỏ ra trong một vụ (đợt) sản xuất. +
TSRR Số lần
Nhận giá trị tương ứng với tổng số lần rủi ro mà nông hộ gặp phải trong một vụ (đợt) sản xuất bao gồm tất cả các rủi ro thuộc về các nhóm: Rủi ro sản xuất; Rủi ro thị trường; Rủi ro tài chính...
-
TAPHUAN 1 = có
0 = không
Biến thể hiện việc nông hộ có tham gia hay không tham các lớp tập huấn liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của gia đình. [20]
+
* Diễn giải phƣơng pháp xác định mức sẵn lòng tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ ở khu vực ĐBSCL
Ước tính mức WTP trung bình (mức sẵn lòng chi trả) của nông hộ khi tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Sử dụng kết hợp câu hỏi mở - đóng (Open - ended question) để tìm hiểu các giá trị của mức sẵn sang trả theo kỹ thuật trò đấu thầu (bidding game) để tìm hiểu mức sẵn sàng trả cao nhất của người được hỏi.
Phần câu hỏi mở: Các hộ điều tra sẽ được hỏi một cách đơn giản rằng họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền cho việc mua bảo hiểm nông nghiêp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản).
Phần phương pháp đấu thầu: các chủ hộ sẽ được hỏi có sẵn lòng chi trả một khoản tiền X nào đó cho việc mua bảo hiểm. Nếu câu trả lời là “có”, câu hỏi trên sẽ được lặp lại với mức tiền cao hơn với một tỷ lệ nào đó cho việc mua bảo hiểm. Nếu câu trả lời là "có" nông hộ sẽ được tiếp tục hỏi theo cách như trên cho đến khi nhận được câu trả lời là "không" thì kết thúc và được hiểu là mức sẵn sàng chi trả lớn nhất.
Nếu câu trả lời trước nhận được là “không”, câu hỏi sẽ được lặp lại với số tiền thấp hơn cho đến khi nhận được câu trả lời là “có” và được hiểu là mức sẵn sàng chi trả nhỏ nhất.
Sự sẵn sàng chi trả bình quân của người dân cho nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp được xác định theo công thức sau:
m k m k nk nk WTPk WTP 1 1 * Trong đó:
WTP: mức WTP trung bình mà nông hộ sẵn sàng chi trả. k: chỉ số của các mức WTP, với k chạy từ 1 đến m. m: các mức WTP người dân sẵn sang chi trả.
nk: số hộ được điều tra tương ứng với mức WTPk. WTPk: mức WTP thứ k.
Riêng đối với hộ dân không sẵn lòng chi trả coi như WTP = 0.
Tính mức giá trung bình các hộ tham gia mua bảo hiểm bằng cách tính trị số giữa theo công thức:
2 max min ' WTP WTP WTP
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp phân tích theo mục tiêu
Đối với mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như số trung
bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn… Kết hợp phân tích kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác biệt về tác động của các loại rủi ro đối với từng loại hình sản xuất nông nghiệp.
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để đánh giá
tác động của rủi ro nông nghiệp đến hiệu quả sản xuất của nông hộ.
Đối với mục tiêu 3: Tác giả sử dụng mô hình Probit để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm phòng ngừa rủi ro cho nông hộ. Bên cạnh đó, phương pháp tạo dựng thị trường (Contigent Valuation Method – CVM)
- 22 -
cũng được sử dụng để đánh giá mức sẵn sàng chi trả (Willingness to pay – WTP) cho bảo hiểm nông nghiệp của các nông hộ.
Đối với mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp phân tích cây vấn đề nhằm xây dựng
cơ sở đề xuất một số giải pháp hạn chế sự tác động của các rủi ro đến nông hộ, và nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ ở khu vực ĐBSCL.
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.3.2.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn: Số liệu thực trạng sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2009-2011 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê. Bên cạnh đó, Niên giám Thống kê là nguồn thông tin quan trọng cung cấp các chỉ số giá nông sản qua các năm. Đồng thời, những nghiên cứu có liên quan cũng là nguồn thông tin hữu ích để lược khảo cung cấp cho đề tài.
2.3.2.2. Số liệu sơ cấp
Để đảm tính khoa học, tính chính xác của số liệu sơ cấp nên số liệu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên. Các tiêu chí phân tầng như sau: địa bàn sản xuất, loại hình sản xuất. Đối tượng phỏng vấn là những chủ hộ có hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL dựa trên bảng câu hỏi đã soạn sẵn, với cỡ được chọn mẫu là 503 mẫu. Thời gian triển khai cuộc điều tra từ ngày 22/02/2012 đến ngày 15/3/2012. Việc thu thập số liệu được chia thành 4 nhóm riêng lẻ tiến hành song song cùng thời gian trên, tương ứng với từng