Tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCl

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệpcủa nông hộ ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 35)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

ĐBSCL nằm tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ (khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam), giáp giới với Campuchia, ba mặt Đông, Nam và Tây có biển bao bọc. Vị thế nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á, Đông Á, Châu Úc và rất gần các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin, Indonesia...

3.1.1.2. Địa hình

ĐBSCL nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy và đường bộ. Ngoài ra với bờ biển dài 700 km là nhân tố quan trọng để vùng này phát triển kinh tế biển, du lịch, hàng hải và thương mại.

3.1.1.3. Khí hậu

ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao, ổn định trong toàn vùng, trung bình khoảng 280C. Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226 - 2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai. Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4[21]

.

3.1.1.4. Nguồn nƣớc

Nguồn nước trong vùng được lấy từ 2 nguồn chính là sông Mê Kông và nước mưa. Sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL hàng năm đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỷ m3

và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Việc ĐBSCL hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 - 4 tháng tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng. Một mặt là hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất trồng trọt[21]

.

3.1.1.5. Đất đai

- 24 -

thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông, một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích trũng thấp (như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau).

Trong số hơn 4 triệu ha đất đai của khu vực, đất phù sa chiếm khoảng 30%. Đây là nguồn tài nguyên chính để phát triển nông nghiệp. Đất ở ĐBSCL ngoài việc dùng để sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, nhiều tỉnh ĐBSCL rất dồi dào nguồn than bùn dùng để làm chất đốt, như tại Cà Mau, chỉ cần đào sâu hơn 3 m là ta có thể lấy đất làm than, làm gạch ngói.

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, cơ cấu sử dụng đất tại thời điểm 01-01- 2007 của vùng như sau: đất nông nghiệp 63,2% - đất lâm nghiệp 8,6% - đất chuyên dùng 5,5% - đất ở 2,7%. Trong những năm gần đây, đất nông nghiệp đang có xu thế giảm dần do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. Nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch - thể thao đang chiếm dần vị trí của các đồng lúa. Nông dân nhiều nơi trong khu vực không còn đất sản xuất trong khi những vùng quy hoạch thì đang bị bỏ hoang, hay tốc độ triển khai rất chậm, dẫn đến tình trạng lãng phí đáng được báo động.

3.1.1.6. Sinh vật

Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và sông, từ lâu ở ĐBSCL đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt (Vườn quốc gia Tam Nông, rừng Trà Sư, vùng Đồng Tháp Mười), hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia U Minh Hạ), hệ sinh thái nông nghiệp. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực.

3.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp khu vực ĐBSCL

ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa lớn nhất nước, không ngừng tăng qua mỗi năm, chiếm hơn 33% giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước. Cụ thể, mỗi năm đóng góp khoảng 90% sản lượng lúa xuất khẩu, 70% lượng trái cây và khoảng 80% thủy sản xuất khẩu cả nước[17]

Bảng 3.1: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP KHU VỰC ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 - 2010 Năm Chỉ tiêu 2009 2010 Chênh lệch (10/09) Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

Giá trị (tỷ đồng) 53767,30 56078,80 2311,50 4,30

Tỷ trọng (%) 33,07 33,08 0,01 0,03

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Qua số liệu mô tả cho thấy, mặc dù kinh tế năm 2010 có nhiều bất ổn và biến động nhưng tình hình phát triển nông nghiệp của vùng vẫn được giữ vững và tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế. Cụ thể, năm 2010 sản xuất nông nghiệp của vùng đóng góp 506078,8 tỷ đồng cho cả nước chiếm 33,08%, tăng 4,3% so với năm 2009.

Trong phát triển nông nghiệp ở vùng ĐBSCL, cây lúa đóng vai trò chủ lực, là sản phẩm chuyên môn hoá cao nhất vùng. Sản lượng lúa cả vùng năm 2009 đạt 20,52 triệu tấn, chiếm 52,7% sản lượng cả nước, với nhịp độ tăng trưởng hàng năm khoảng 5% (nhanh hơn bình quân cả nước khoảng 4,5%/năm), tương ứng với khoảng 0,8 - 1 triệu tấn/năm. Hàng năm lúa gạo của vùng ĐBSCL đóng góp phần lớn vào việc cung ứng cho nhu cầu trong nước và chiếm tới 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước (nguồn: Tổng cục Thống kê).

Bảng 3.2: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƢỢNG LÖA KHU VỰC ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch (10/09) Chênh lệch (11/10) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Diên tích (nghìn ha) 3870,00 3970,50 4013,00 100,50 2,60 42,50 1,07 Năng suất (tạ/ha) 53,00 54,30 57,40 1,30 2,45 3,10 5,71 Sản lượng (nghìn tấn) 20523,20 21569,80 23036,30 1046,60 5,10 1466,50 6,80

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thường xuyên đẩy mạnh công tác định hướng thời vụ sản xuất và cơ cấu giống lúa, tăng cường liên kết trong việc sản xuất và tiêu thụ, có sự thống nhất về cơ cấu chất lượng giống trong từng vụ sản xuất với Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Cho nên, diện tích sản xuất lúa trong vùng năm 2010 đạt

- 26 -

3870 nghìn ha, tăng 100,5 nghìn ha so với năm 2009. Năng suất đạt 54,3 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha và sản lượng đạt 21569,8 nghìn tấn, tăng 1046,6 tấn so với năm 2009. Năm 2011, diện tích trồng lúa khu vực ĐBSCL tiếp tục tăng, đạt trên 4 triệu ha tăng 2,6% so với 2010. Diện tích lúa liên tục tăng qua các năm là do, các tỉnh thành vùng ĐBSCL mở rộng diện tích vùng lúa hàng hóa chất lượng cao nhằm làm phong phú thêm sản lượng lúa chất lượng cao của Việt Nam trên thị trường thế giới với các giống lúa như: lúa đặc sản chất lượng cao, lúa thơm, lúa có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng chuyên biệt, lúa giàu protein, lúa dành riêng cho đối tác nước ngoài thu mua, lúa làm thực phẩm chế biến cao cấp, đạt chuẩn VietGAP, Global GAP. Bên cạnh đó, năng suất và sản lượng lúa cũng tăng lên trong năm 2011, cụ thể sản lượng tăng 6,8% và năng suất tăng 5,71% so với 2010. Để toàn vùng đạt được sản lượng lớn và năng suất cao như thế, ngành nông nghiệp các tỉnh đã hướng dẫn nông dân sử dụng giống mới, kháng sâu bệnh mạnh, thích nghi với từng vùng sinh thái đồng thời cho năng suất cao, chất lượng gạo ổn định. Ngoài ra, các tỉnh tiếp tục nâng cấp hệ thống thủy lợi trục, nội đồng bảo đảm đủ nước tưới cho các vụ lúa trong năm; sắp xếp thời vụ sản xuất hợp lý, xuống giống đồng loạt, né rầy.

ĐBSCL được biết đến không chỉ với việc có vựa lúa lớn nhất, mà còn là nơi có vựa trái cây của cả nước với nhiều loại trái cây đặc sản cho giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích trồng cây ăn trái của Việt Nam năm 2000 là 540.800 ha, đến năm 2005 diện tích này tăng lên 767.400 ha, năm 2008 là 775.370 ha và đến năm 2010 là 780.000 ha. Trong đó, khu vực ĐBSCL có diện tích trồng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất. Năm 2000 toàn vùng ĐBSCL có 205.300 ha trồng cây ăn trái, năm 2005 là 272.300 ha, năm 2008 là 279.400 ha (sản lượng 2.874.807 tấn) và đến 2010 là 270.000 ha. (Viện Cây ăn quả Miền Nam).

Trong những năm gần đây, việc sản xuất cây ăn trái ở ĐBSCL nhận được sự hỗ trợ của các viện, trường và các nhà khoa học, cùng sự cần cù sáng tạo của nông dân, nên có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào việc sản xuất. Ngoài ra, còn có nhiều mô hình sản xuất cây ăn trái cũng đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thế giới và Việt Nam như: các mô hình sản xuất vú sữa, bưởi, xoài cát, chôm chôm, nhãn, thanh long được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, dứa được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP[4]

Xếp thứ hai sau lúa là thủy sản, vùng ĐBSCL có 8/13 tỉnh thành giáp biển, và 2 con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu song song nối các tỉnh với biển Đông nên có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ cũng như nước ngọt. Sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt của vùng năm 2009 đạt trên 2,8 triệu tấn, chiếm 57,9% sản lượng cả nước. Nhịp độ tăng trưởng sản lượng thủy sản hàng năm khoảng 8 - 9%/năm (nhanh hơn bình quân cả nước khoảng 8%/năm), tương ứng với khoảng 100 - 120 nghìn tấn/năm. Giá trị xuất khẩu thủy sản của vùng chiếm khoảng 60% cả nước. Trong thủy sản nuôi trồng, đáng chú ý nhất là con tôm. Sản lượng tôm ở vùng ĐBSCL chiếm gần 80% của cả nước. (Nguồn: Tổng cục Thủy sản).

Bảng 3.3: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƢỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG KHU VỰC ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 - 2010 Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Chênh lệch Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Diện tích (nghìn ha) 738,8 753,3 762 14,5 1,96 8,7 1,16 Sản lượng (tấn) 1894448,0 1940181,0 2192181 45733,0 2,41 252000,0 12,99 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản)

Hoạt động nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL chủ yếu là tôm và cá tra. Trong đó, phần lớn tôm được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, còn cá tra được nuôi nhiều ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Tp. Cần Thơ. Dựa vào số liệu mô tả cho thấy, tình hình nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL không ngừng gia tăng về quy mô và sản lượng trong những năm 2009-2011. Cụ thể, năm 2011 toàn vùng có 762 nghìn ha mặt nước dùng để nuôi thủy sản nước mặn, lợ và ngọt. Trong đó, có 582.000ha nuôi tôm sú, 12.000ha nuôi tôm thẻ chân trắng, hàng chục ngàn ha nuôi tôm càng, cá nước ngọt, nhuyễn thể. Sản lượng thủy sản nuôi năm 2011 tại ĐBSCL đạt 2192181 tấn, tăng 252.000 tấn so năm 2010, là nguồn nguyên liệu khá dồi dào phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Hiện nay, các tỉnh ven biển ĐBSCL đã hoàn thiện thêm một bước về hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng; tăng cường kiểm soát

- 28 -

con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém chất lượng vào nuôi. Bên cạnh đó, thực hiện việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng đến các vùng nuôi tập trung, cho nông dân vay vốn cải tạo ao, vuông tôm, mua con giống, thức ăn thủy sản.

Tình hình chăn nuôi vùng ĐBSCL vẫn tiếp tục hoàn thiện và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện chất lượng và năng cao số lượng. Hoạt động chăn nuôi của vùng chủ yếu tập trung vào gia cầm, thủy cầm, trâu, bò, lợn.

3.2. KINH NGHIỆM HỖ TRỢ NÔNG HỘ ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ RỦI RO NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Đảng và Nhà nước đã xác định dịch vụ sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp mang tính chất là dịch vụ (hàng hoá) công. Được triển khai từ năm 1982 nhưng nhìn chung, kết quả bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã coi bảo hiểm nông nghiệp như là một bộ phận trong chiến lược phát triển nông thôn. Gần đây nhất Nhà nước ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện thí điểm ở 21 tỉnh trong giai đoạn 2011- 2013. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai vẫn còn nhiều bất cập, các địa phương vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể nào từ phía Bộ, ngành liên quan về việc chọn địa điểm, mô hình để triển khai thí điểm. Dưới đây là một vài kinh nghiệm của các quốc gia đã thành cônng với chương trình bảo hiểm nông nghiệp.

Kinh nghiệm bảo hiểm nông nghiệp[3]

Tại Mỹ: Để tiến hành bảo hiểm nông nghiệp, Chính phủ Mỹ đã thành lập Cục quản lý rủi ro (Risk Management Agency – viết tắt là RMA) và Tổng Công ty bảo hiểm mùa màng liên bang (Federal Crop Insurance Corporation – viết tắt là FCIC). RMA có chức năng quản lý nhà nước đối với các chương trình bảo hiểm nông nghiệp cũng như các chương trình đào tạo và quản trị rủi ro có liên quan trên toàn quốc. FCIC còn có chức năng tiến hành thẩm định các sản phẩm nông nghiệp trước khi tung ra thị trường, đồng thời hỗ trợ về tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân. Các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân chỉ có nhiệm vụ bán sản phẩm, thực hiện các dịch vụ khách hàng và giám định tổn thất... Những doanh nghiệp này cũng có thể thiết kế ra các sản phẩm mới, tuy nhiên phải tiến hành đăng ký với FCIC. Ngoài ra, họ còn có thể đưa ra thị trường các sản phẩm bổ trợ cho bảo hiểm

nông nghiệp không có sự hỗ trợ của Chính phủ. Cùng với việc tổ chức một cách có hệ thống thì sản phẩm bảo hiểm của Mỹ cũng rất đa dạng như: Bảo hiểm mùa màng đa rủi ro với phạm vi bảo hiểm chủ yếu là các rủi ro có nguồn gốc tự nhiên (lũ, lụt, mưa đá, gió lớn, độ ẩm cao và các thảm họa khác) bao gồm 3 chương trình bảo hiểm sau: bảo hiểm rủi ro thảm họa, bảo hiểm toàn phần, bảo hiểm rủi ro nhóm. Ngoài ra, ở Mỹ còn tồn tại một Chương trình bảo hiểm bổ trợ (Non-insured Program: NAP) dành cho những cây trồng không thuộc phạm vi bảo hiểm của một trong ba loại hình bảo hiểm nói trên. Thứ hai là sản phẩm bảo hiểm doanh thu, được xây dựng trên hai yếu tố cơ bản là sản lượng thu hoạch và giá bán sản phẩm. Nếu doanh thu thực tế thấp hơn doanh thu được bảo hiểm, nông dân sẽ được bồi thường.

Tại Canađa bảo hiểm nông nghiệp không những có sự tham gia của chính quyền trung ương mà còn có sự đóng góp tích cực của chính quyền địa phương. Đa số các chương trình bảo hiểm nông nghiệp ở Canađa đều có sự tham gia của cả bốn thành tố: nhà nông, doanh nghiệp bảo hiểm, Chính phủ trung ương và chính quyền tỉnh sở tại. Thậm chí có những chương trình bảo hiểm do Chính phủ và chính quyền tỉnh đứng ra đồng tổ chức và không có sự góp mặt của các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân. Chính phủ điều tiết hoạt động bảo hiểm nông nghiệp bằng cách quy định khung pháp lý chung trên toàn quốc về bảo hiểm nông nghiệp. Trên cơ sở đó, chính quyền mỗi tỉnh sẽ có những điều chỉnh riêng nhằm tạo ra các chương trình bảo hiểm đặc thù, phù hợp với thực tế địa phương mình. Canađa có ba chương trình bảo hiểm cơ bản đối với sản lượng và thu nhập của nông dân, gồm có: Chương trình bảo hiểm mùa màng; Tài khoản bình ổn thu nhập thuần đây là một chương trình tự nguyện trên cơ sở phối hợp giữa nhà nông, Chính phủ và chính quyền các tỉnh. Theo đó, hàng năm nông dân được gửi tiền vào tài khoản NISA và những tài khoản này sẽ được bổ sung bằng nguồn đóng

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệpcủa nông hộ ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)