Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản trên địa bàn xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản .... Thực trạng quản lý nhà
Trang 1KHOA KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ- MÔI TRƯỜNG
W X
NGUYỄN THỊ BÍCH TUYỀN
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHU VỰC NUÔI THỦY SẢN
Ở HUYỆN THOẠI SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
An Giang, 05/ 2011
Trang 2KHOA KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ- MÔI TRƯỜNG
W X
NGUYỄN THỊ BÍCH TUYỀN
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHU VỰC NUÔI THỦY SẢN Ở
HUYỆN THOẠI SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: Ths TRẦN MINH TÂM GVPB: Ths TRẦN THỊ HỒNG NGỌC Ths TRẦN NGỌC CHÂU
An Giang, 05/ 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
X W
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học An Giang, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Bộ môn Môi trường và Phát triển Bền vững đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Minh Tâm đã hết lòng hướng dẫn em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Bằng tất cả tấm lòng mình em xin gởi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh chị, cán bộ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Chi cục quản lý thủy sản tỉnh An Giang, Chi cục thống kê tỉnh An Giang, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thoại Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thoại Sơn, UBND xã Vĩnh Khánh, UBND xã Phú Thuận, UBND xã Vĩnh Trạch Đã tạo mọi điều kiện nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Chân thành cảm ơn bạn Âu Minh Phụng, Nguyễn Văn Trường, Trần Văn Tươi, Lê Phước Trận đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ký xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ii
Mục lục iii
Danh sách bảng iv
Danh sách hình v
Danh sách biểu đồ vi
Danh sách các từ viết tắt vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 Các khái niệm cơ bản 2
2.1.1 Quản lý nhà nước 2
2.1.2 Quản lý môi trường 2
2.1.3 Ô nhiễm môi trường 2
2.2 Quy định pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường 2
2.3 Những chính sách về quản lý môi trường nuôi thủy sản 3
2.4 Vấn đề quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở tỉnh An Giang hiện nay 5
2.5 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở các cấp chính quyền 7
2.5.1 Chi cục quản lý thủy sản 7
2.5.2 Sở Tài nguyên và Môi trường 8
2.5.3 Phòng Tài nguyên và Môi trường 11
2.6 Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Thoại Sơn 12
2.6.1 Điều kiện tự nhiên 12
2.6.2 Điều kiện kinh tế xã hội 13
2.7 Hiện trạng nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn 14
Trang 6CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Đối tượng nghiên cứu 15
3.2 Thời gian nghiên cứu 15
3.3 Địa điểm nghiên cứu 15
3.4 Mục tiêu nghiên cứu 15
3.5 Nội dung nghiên cứu 15
3.6 Phương pháp nghiên cứu 16
3.6.1 Phương pháp khảo sát 16
3.6.2 Thu thập số liệu 16
3.6.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi 16
3.6.4 Phương pháp xử lý số liệu 17
3.6.5 Phương pháp tổng hợp đánh giá 17
3.7 Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 18
4.1 Hiện trạng quản lý nhà nước về môi trường nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn 18
4.1.1 Tổng quan về diện tích nuôi thuỷ sản của xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn 18
4.1.2 Biện pháp xử lý nước thải của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn 19
4.1.3 Ảnh hưởng của nước thải từ các ao nuôi thủy sản tới nguồn nước mặt theo nhận xét của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh 20
4.1.4 Sự cần thiết của việc xử lý nước thải ao nuôi trước khi thải ra kênh rạch theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản 21
4.1.5 Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản trên địa bàn xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản 22
4.1.6 Công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản tại xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn 22
Trang 74.2 Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường nuôi thủy sản ở xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn 24 4.2.1 Tổng quan về diện tích nuôi thuỷ sản của xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn 24 4.2.2 Biện pháp xử lý nước thải của các hộ nuôi thủy sản ở xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn 25 4.2.3 Ảnh hưởng của nước thải từ các ao nuôi thủy sản tới nguồn nước mặt theo nhận xét của các hộ nuôi thủy sản ở xã Phú Thuận 26 4.2.4 Sự cần thiết của việc xử lý nước thải ao nuôi trước khi thải ra kênh rạch theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản 27 4.2.5 Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản trên địa bàn xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản 28 4.2.6 Công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn 28 4.3 Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn 31 4.3.1 Tổng quan về diện tích nuôi thuỷ sản của xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn 31 4.3.2 Một số biện pháp xử lý nước thải từ ao nuôi sau khi thu hoạch của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn 32 4.3.3 Ảnh hưởng của nước thải từ các ao nuôi thủy sản tới nguồn nước mặt theo nhận xét của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Trạch 33 4.3.4 Sự cần thiết của việc xử lý nước thải ao nuôi trước khi thải ra kênh rạch theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản 34 4.3.5 Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản trên địa bàn xã vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản 35 4.3.6 Công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản tại xã Vĩnh trạch, huyện Thoại Sơn 35 4.4 Công tác quản lý nhà nước về môi trường nuôi thủy sản của huyện Thoại
Trang 8CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
5.1 Kết luận 41
5.2 Kiến nghị 42
PHỤ LỤC 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Thoại Sơn 12
Bảng 4.1: Diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang 10
Trang 11DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biện pháp xử lý nước thải của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh
Khánh, huyện Thoại Sơn 19
Biểu đồ 4.2: Mức độ ảnh hưởng nước thải đến nguồn nước mặt theo nhận xét
của người dân nuôi thủy 20
Biểu đồ 4.3: : Nhận xét của người dân nuôi thủy sản về việc xử lý nước thải ao
nuôi - xã Vĩnh Khánh 21
Biểu đồ 4.4: Nhận xét của các hộ dân nuôi thủy sản về vấn đề quản lý nhà
nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh 22
Biểu đồ 4.5: Biện pháp xử lý nước thải của các hộ nuôi thủy sản ở xã Phú
Thuận, huyện Thoại Sơn 25
Biểu đồ 4.6: Mức độ ảnh hưởng nước thải đến nguồn nước mặt theo nhận xét
của người dân nuôi thủy sản 26
Biểu đồ 4.7: Sự cần thiết của việc xử lý nước thải ao nuôi trước khi thải ra
kênh rạch theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản ở xã Phú Thuận 27
Biểu đồ 4.8: Nhận xét của người dân nuôi thủy sản về vấn đề quản lý nhà
nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở xã Phú Thuận 28
Biểu đồ 4.9: Biện pháp xử lý nước thải của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh
Trạch, huyện Thoại Sơn 32
Biểu đồ 4.10: Mức độ ảnh hưởng nước thải đến nguồn nước mặt theo nhận xét
của người dân nuôi thủy sản 33
Biểu đồ 4.11: Nhận xét của người dân nuôi thủy sản về việc xử lý nước thải ao
nuôi - xã Vĩnh Trạch 34
Biểu đồ 4.12: Nhận xét của người dân nuôi thủy sản về vấn đề quản lý nhà
nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Trạch 35
Trang 12GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban Nhân dân
NN& PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 13CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Nuôi thuỷ sản là ngành sản xuất nông nghiệp ở tỉnh An Giang nói chung
và huyện Thoại Sơn nói riêng Lĩnh vực nuôi thủy sản là một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi kinh tế cho tỉnh An Giang Tuy nhiên, các vấn đề về môi trường do lĩnh vực này gây ra đã tác động không nhỏ đến nguồn nước Hiện nước thải từ các ao nuôi phần lớn không được xử lý mà được thải vào sông, kênh rạch Điều này về lâu dài sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đến chất lượng nước dùng cho sinh hoạt Để làm giảm ô nhiễm nguồn nước, luật Bảo vệ Môi trường ban hành năm 2005 nghiêm cấm việc thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý vào sông, kênh rạch Người vi phạm sẽ bị phạt hoặc
cơ sở sản xuất bị ngưng hoạt động cho đến khi họ khắc phục được Các nhà nghiên cứu cho thấy bùn đáy ao có khoảng 35% chất rắn hữu cơ Việc thải bùn vào sông rạch cũng bị nghiêm cấm theo luật định (Cao Văn Phụng và cộng sự, 2009)
Huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) là một trong những huyện có số hộ nuôi thủy sản khá đông Nguồn thu nhập chủ yếu của huyện là nông nghiệp và nuôi thủy sản Loại hình nuôi thủy sản chủ yếu ở đây là nuôi ao hầm và nuôi chân ruộng Nguồn nước phục vụ cho việc sinh hoạt của người dân chủ yếu là nước từ các sông, kênh rạch Tuy nhiên, trong những năm gần đây số hộ nuôi
cá ao hầm ngày một tăng lên, việc người dân nuôi không đúng quy hoạch và ý thức bảo vệ môi trường chưa cao nên phần lớn nước thải từ các ao nuôi được thải ra sông mà chưa qua xử lý Điều này đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước ở gần khu vực nuôi thủy sản
Để có thể tìm ra những biện pháp thiết thực làm giảm ô nhiễm từ hoạt động nuôi thủy sản góp phần quản lý và bảo vệ môi trường nước, chúng ta cần biết thực trạng quản lý nhà nước về môi trường đối với vấn đề nuôi thủy sản hiện nay ở huyện Thoại Sơn ra sao?
Chính vì vậy đề tài: “Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn” được thực hiện là rất cần
thiết
Trang 14CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, được sử dụng các quyền lực nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (Hoàng Văn Chi, 2008)
2.1.2 Quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia
2.1.3 Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật
2.2 Quy định pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Theo Điều 5, luật Bảo vệ Môi trường 2005 ban hành ngày 01/07/2006 thì chính sách của Nhà nước về việc bảo vệ môi trường gồm những vấn đề sau: + Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân
cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường
+ Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải + Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư + Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm
Trang 15+ Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo
vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển
+ Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng
và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường
+ Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
+ Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại
2.3 Những chính sách về quản lý môi trường nuôi thủy sản
Theo Điều 47, luật Bảo vệ môi trường 2005 thì việc bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản gồm những vấn đề sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan
- Không được sử dụng thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản
- Thuốc thú y, hóa chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản đã hết hạn sử dụng; bao bì đựng thuốc thú y, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải
- Khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây: chất thải phải được thu gom, xử
lý đạt tiêu chuẩn môi trường về chất thải, phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản, không được sử dụng hoá chất độc hại hoặc tích tụ độc hại
- Không được xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển; phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản
Trang 16- Bộ Thủy sản chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản
Theo Điều 12 về nuôi trồng thủy sản, Nghị định của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản năm 2005, quy định một số điều như sau:
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây: 1.Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về nuôi trồng thủy sản do
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
2 Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải theo quy hoạch của địa phương
3 Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
4 Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất theo quy định của pháp luật
Theo Điều 23, Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ban hành về việc quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản như sau:
1 Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản là một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản đã được Chính phủ phê duyệt
2 Bộ Thủy sản chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trong phạm vi cả nước và trong phạm vi từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ vào quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và theo hướng dẫn của Bộ Thủy sản, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết
để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Bộ Thủy sản
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt và theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp dưới xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thủy sản trong phạm vi quản lý của mình để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp
Trang 173 Việc thay đổi, bổ sung quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản phải do cơ quan có thẩm quyền thông qua, phê duyệt quy hoạch quyết định
2.4 Vấn đề quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở tỉnh An Giang hiện nay
Theo Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của UBND tỉnh
An Giang về việc ban hành Bản Quy định về quản lý nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang, quy định một số điều như sau:
Điều 6 Điều kiện trong nuôi trồng thuỷ sản
Các tổ chức và cá nhân có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1 Có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nuôi trồng thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
2 Địa điểm xây dựng cơ sở, vùng nuôi trồng thuỷ sản phải tuân theo các quy định sau:
a) Thuộc vùng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt
b) Chỉ tiến hành xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản mới sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích nuôi trồng thủy sản;
c) Đối với ao nuôi có diện tích mặt nước dưới 10 ha: Trường hợp chưa nuôi phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường (mẫu 3a); trường hợp đã nuôi phải lập đề án bảo vệ môi trường (mẫu 3b) gửi phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện hoặc UBND xã, phường, thị trấn (đối với trường hợp UBND cấp huyện ủy quyền cho UBND cấp xã xác nhận) để được xác nhận (không phải kèm theo hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường như: báo cáo đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hoặc tài liệu tương đương);
- Đối với ao nuôi có diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định, phê duyệt theo quy định;
d) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nuôi trồng thuỷ sản xây dựng các vùng nuôi an toàn chất lượng, nuôi sạch, nuôi sinh thái, truy xuất được nguồn gốc, kiểm soát được môi trường, dịch bệnh trên cơ sở gắn với chế
Trang 18biến, tiêu thụ theo các tiêu chuẩn quốc tế mà thị trường cần (SQF, ACC, BAP, GAP, EUREPGAP )
3 Trường hợp vị trí thửa đất (vùng nuôi) phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt nhưng chưa làm thủ tục về đất đai và môi trường, lộ trình xử lý như sau:
a) Trường hợp đã đào nhưng chưa nuôi thủy sản: Buộc phải xây dựng xong hệ thống xử lý môi trường và được Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện kiểm tra, hướng dẫn thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục đất đai và bảo vệ môi trường trước khi nuôi thủy sản
b) Trường hợp đã đào và đã nuôi thủy sản: Phải lập đầy đủ các thủ tục
về bảo vệ môi trường như đã nêu ở Điểm a, Khoản 3, Điều 6 của Bản quy định này Sau khi hết vụ nuôi (có lập bản cam kết về thời gian gia hạn), phải xây dựng xong hệ thống xử lý môi trường được Phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện kiểm tra, xác nhận trước khi nuôi vụ tiếp theo
4 Trường hợp vị trí thửa đất (vùng nuôi) không phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt:
a) Tổ chức, cá nhân không được giao đất, không được thuê đất hoặc không được phép chuyển mục đích sang nuôi thủy sản
b) Trường hợp đã đào và đã nuôi thủy sản thì chỉ được nuôi thủy sản cho đến hết vụ (có lập bản cam kết về thời gian gia hạn) Sau khi thu hoạch xong, tùy vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng khu vực và quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mục đích sử dụng đất cho phù hợp
c) Trường hợp đã đào nhưng chưa nuôi thủy sản: thì không được nuôi thủy sản Tùy vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng khu vực và quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc sử dụng đất vào các mục đích khác cho phù hợp
5 Phải đảm bảo quy trình, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
6 Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất theo quy định của pháp luật
Điều 7 Tổ chức, cá nhân hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh còn phải tuân thủ các quy định sau:
Trang 191 Đối với vùng nuôi thủy sản ao hồ:
Nghiêm cấm việc nuôi thủy sản trên các ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước
do không có hệ thống cấp, thoát nước liên hoàn Nước thải và chất thải từ các
ao hồ nuôi trồng thủy sản phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn quy định về môi trường trước khi xả ra sông, kênh, rạch
2 Đối với vùng nuôi bè:
a) Thực hiện đúng các quy định về địa điểm neo đậu theo quy hoạch (Quyết định số 3554/QĐ-UBND ngày 19/12/2007 về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang từ nay đến năm 2010) Chấp hành di dời theo sự điều động của cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa
b) Thực hiện tốt việc kiểm soát chất thải, dịch bệnh trong quá trình nuôi
c) Không khuyến khích phát triển mô hình nuôi đăng quầng
2.5 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở các cấp chính quyền
2.5.1 Chi cục quản lý thủy sản
* Chức năng
Chi cục Thủy sản là cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; thống kê thủy sản và công tác thú y thủy sản
* Nhiệm vụ
a Quản lý và cấp giấy phép: khai thác thủy sản, sản xuất, vận chuyển thủy sản, phương tiện nghề cá; nuôi trồng thủy sản; kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng con giống thủy sản
b Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về nuôi trồng, khai thác và bảo
vệ nguồn lợi thủy sản
Trang 20d Phối hợp với Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Cục Nuôi trồng thủy sản và các Chi cục quản lý Thủy sản trong khu vực để giải quyết những vấn đề có liên quan
đ Thực hiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch và xây dựng
kế hoạch phát triển thủy sản; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch và đề án phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh
e Quản lý chất lượng con giống; các trại, các cơ sở sản xuất thủy sản và sản xuất giống thủy sản; thẩm định chất lượng các loại con giống thủy sản
g Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản
h Thường trực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Sở có liên quan đến khai thác, bảo vệ, phát triển và nuôi trồng thủy sản
i Thường trực phòng chống lụt bão ngành thủy sản; đầu mối tiếp nhận các khoản tài trợ cho việc phòng chống và khắc phục hậu quả lũ lụt có liên quan đến ngành thủy sản
k Thống kê, thông tin, báo cáo và kiểm tra kết quả triển khai thực hiện những nhiệm vụ trên
Trang 21* Nhiệm vụ về quản lý môi trường
ª Về tài nguyên nước và khí tượng thủy văn:
a Trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước (trừ tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt, thủy lợi) và giấy phép hoạt động của các công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng tại tỉnh; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp phép;
b Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c Thẩm định, kiểm tra và quản lý các dự án, công trình thử nghiệm, khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên nước;
d Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh
ª Về môi trường:
a Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và triển khai chiến lược
xã hội hóa xử lý chất thải; tổ chức công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý việc
xử lý chất thải;
b Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định quản lý: vệ sinh môi trường; dịch vụ vệ sinh đô thị (thu gom, lưu chứa, xử lý chất thải rắn, địa táng,…); xây dựng và khai thác các công trình phục vụ vệ sinh đô thị (duyệt dự án, thiết kế dự toán, quy trình công nghệ, định mức, đơn giá, tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh đô thị,…);
c Hướng dẫn các Ủy ban nhân dân quận-huyện, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu đô thị mới triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về môi trường;
d Lập báo cáo đánh giá định kỳ và đột xuất về hiện trạng môi trường; tổ chức cập nhật và kịp thời dự báo về chất lượng môi trường theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
e Xây dựng, tổ chức, quản lý các công trình bảo vệ, hệ thống quan trắc và phân tích môi trường;
f Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự
án và các cơ sở sản xuất kinh doanh theo phân cấp;
Trang 22g Cấp, gia hạn và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ theo phân cấp;
h Cấp, gia hạn, và thu hồi giấy phép về chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo phân cấp
i Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
ª Về quy hoạch, kế hoạch:
a Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện chiến lược quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường; triển khai chương trình, kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường;
b Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về quản lý và khai thác tài nguyên nước; chỉ đạo và kiểm tra các đối tượng có liên quan trong việc thực hiện đối với quy hoạch và kế hoạch này;
ª Về kiểm tra, thanh tra:
a Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các đơn thư tố cáo, khiếu nại, giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b Thanh tra, kiểm tra các các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường ;
c Xem xét, giải quyết các tranh chấp khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Sở theo quy định của pháp luật;
d Tổ chức tiếp công dân để giải thích hoặc giải quyết theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến pháp luật về tài nguyên và môi trường;
e Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ các công trình nghiên cứu, quan trắc về khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản đồ
Trang 23
2.5.3 Phòng Tài nguyên và môi trường
vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường ở địa phương và thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên môi trường thuộc UBND các cấp
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các
tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã
- Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và
Trang 24- Tổ chức thực hiện các dịch công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật
2.6 Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Thoại Sơn
2.6.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lí:
Thoại Sơn có diện tích là 468,72 km2
Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, phía Tây giáp huyện Tri Tôn, phía Đông giáp thành phố Long Xuyên, phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang
Huyện có khu di tích Óc Eo nổi tiếng, nơi tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7
Huyện có núi Sập, núi Ba Thê và khu du lịch Hồ Ông Thoại Huyện có thị trấn Núi Sập, thị trấn Phú Hoà, thị trấn Óc Eo và các xã: Phú Thuận, Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh, Định Thành, Định Mỹ, Vĩnh Trạch, Bình Thành, Thoại Giang, Vọng Đông, Vọng Thê, An Bình, Tây Phú, Vĩnh Phú,
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Thoại sơn, tỉnh An Giang
Trang 25b Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Huyện Thoại Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa phong phú, các yếu tố khí hậu có sự phân hóa theo mùa rõ rệt
Do ảnh hưởng các tính chất đặc thù chung của Đồng bằng Sông Cửu Long và tỉnh An Giang nên huyện Thoại Sơn mang đặc điểm khí hậu thủy văn chung của khu vực
Nhiệt độ trung bình trong năm của tỉnh khá cao khoảng 27,30C, ổn định theo không gian và thời gian Nhìn chung, không có sự khác biệt lớn so với các nơi khác trong tỉnh và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,60C, tháng 02 có nhiệt độ trung bình thấp nhất 25,90C
Chế độ mưa liên quan mật thiết với chế độ gió mùa Hàng năm tỉnh
có lượng mưa trung bình là 168,4 mm/năm Lượng mưa cao nhất vào tháng 09 (361,7 mm) và thấp nhất vào tháng 03 (3,1 mm)
Trung bình mỗi tháng tỉnh có 182,9 giờ nắng, số giờ nắng cao nhất vào tháng 03 (221 giờ), thấp nhất vào tháng 09 (143,2 giờ)
Ảnh hưởng của hai hướng gió chính :
- Gió mùa Tây – Nam : từ tháng 05 – 10, thổi từ vịnh Thái Lan và mang theo hơi nước và gây mưa
- Gió mùa Đông – Bắc : từ tháng 11 – 04 năm sau, thổi từ lục địa nên khô và hạn
Chế độ thủy văn của tỉnh được chia làm hai mùa :
- Mùa khô : từ tháng 01 – 04 hàng năm Vào mùa khô hệ thống kênh rạch trên địa bàn phụ thuộc vào yếu tố thủy triều
- Mùa lũ : từ tháng 07 – 11 hàng năm Lũ được hình thành do mưa tại chổ lớn, kết hợp với lũ từ thượng nguồn sông Mêkông chảy tràn vào nội đồng
(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2008).
2.6.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Hiện trạng dân số và đời sống dân cư
Ước tính năm 2008, dân số trung bình huyện Thoại Sơn là 192.217
Trang 26vực thành thị là 46.438 người, nông thôn: 145.779 người (Nguồn : Niên giám
thống kê tỉnh An Giang, 2008)
2.7 Hiện trạng nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn
Theo báo cáo kết quả điều tra thủy sản thời điểm tháng 10-11 năm 2010 thì diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Thoại Sơn như sau:
Bảng 2.1: Diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Thoại Sơn
(Nguồn: Chi cục quản lý thủy sản tỉnh An Giang, 2010)
Diện tích nuôi
cá Tra (ha)
Diện tích nuôi
cá Lóc (ha)
Diện tích nuôi
cá khác (ha)
Diện tích nuôi Tôm càng xanh (ha)
Diện tích nuôi Lươn (ha)
Diện tích nuôi Ếch (ha)
Diện tích nuôi Rùa,
ba ba…
(ha)
540 582 92,10 5,9 19,40 357,10 10,41 12,08 8,21
Trang 27CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với lĩnh vực nuôi thủy sản
ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2011, trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
3.3 Địa điểm nghiên cứu tại huyện Thoại Sơn, tập trung một số xã sau:
- Xã Vĩnh Khánh
- Xã Phú Thuận
- Xã Vĩnh Trạch
3.4 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở một số xã ở huyện Thoại Sơn
- Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải từ ao nuôi thủy sản của các
hộ nuôi thủy sản ở một số xã ở huyện Thoại Sơn
- Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang góp phần bảo vệ môi trường của vùng nuôi thủy sản
3.5 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát thực trạng quản lý nhà nước về môi trường ở các khu vực nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn
Phỏng vấn các hộ dân nuôi thủy sản và các cán bộ quản lý nhà nước về công tác quản lý môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản (phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Thoại Sơn, chính quyền địa phương) để biết được những
ưu điểm và khuyết điểm trong công tác quản lý môi trường nuôi thủy sản hiện nay
Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lý quản lý nhà nước về môi trường đối với lĩnh vực nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn, tỉnh
Trang 28Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao ý thức người dân về tham gia bảo vệ môi trường Kiến nghị một số giải pháp giúp nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản
3.6 Phương pháp nghiên cứu
Các qui định, chính sách về quản lý nhà nước về môi trường đối với lĩnh vực nuôi thủy sản UBND tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang
3.6.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi
Mục đích: Tìm hiểu sự hiểu biết về luật Thủy sản và luật Bảo vệ môi
trường của các hộ nuôi thủy sản và nhận xét của người nuôi thủy sản về công tác quản lý môi trường nuôi thủy sản hiện nay của chính quyền huyện Thoại Sơn
Phỏng vấn các hộ nuôi thủy sản với số mẫu là 30 phiếu (chọn mẫu ngẫu nhiên)
Cách chọn mẫu nghiên cứu: Do điều kiện thời gian và kinh phí thực hiện có hạn, nên đề tài chọn ngẫu nhiên các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn xã Vĩnh Khánh, xã Phú Thuận, xã Vĩnh Trạch Mẫu câu hỏi được thiết kế sẵn và
số phiếu phỏng vấn là 30 phiếu, chia bình quân trên 3 xã (tức mỗi xã 10 phiếu) Mỗi phiếu cho một hộ, cơ sở nuôi thủy sản
Trang 29Các xã được chọn xuất phát có đặc điểm là 3 xã có các hộ nuôi thủy sản nhiều nhất huyện Thoại Sơn
Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Tìm hiểu cách thức và biện pháp quản lý của cơ quan quản
lý môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn hiện nay, có những chính sách nào trong việc quản lý các khu vực nuôi thủy sản đang gặp những khó khăn và thuận lợi như thế nào trong việc quản lý
Cách tiến hành: Xây dựng bảng câu hỏi để phỏng vấn các cán bộ trong Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thoại Sơn và cán bộ phụ trách thủy sản của xã Vĩnh Khánh, Phú Thuận, Vĩnh Trạch
3.6.4 Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích và xử lý các thông tin thu thập được bằng cách vẽ biểu đồ được thực hiện bằng phần mềm Excel
3.6.5 Phương pháp tổng hợp, đánh giá
3.7 Phương tiện và vật liệu nghiên cứu
- Các tài liệu liên quan đến quản lý nhà nước về môi trường đối với lĩnh vực nuôi thủy sản
- Bảng phỏng vấn các hộ dân nuôi thủy sản và các cán bộ quản lý môi trường ở phòng tài nguyên và môi trường ở huyện Thoại Sơn, cán bộ thủy sản của xã Vĩnh Khánh, Phú Thuận, Vĩnh Trạch
Trang 30CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng quản lý nhà nước về môi trường nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn
4.1.1 Tổng quan về diện tích nuôi thuỷ sản của xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn
Xã Vĩnh Khánh có diện tích tự nhiên là 32,70 km2, dân số trung bình
là 10.421 người, mật độ dân số là 324 người/km2 (Nguồn: Niên giám thống kê
huyện Thoại Sơn, 2009)
Bảng 4.1: Diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại
Sơn
Tổng diện tích nuôi
thủy sản (ha)
Số hộ nuôi (hộ)
Diện tích nuôi cá tra thịt (ha)
Diện tích nuôi cá giống (ha)
(Nguồn : Uỷ ban Nhân dân xã Vĩnh Khánh ,2011)
Trang 314.1.2 Biện pháp xử lý nước thải của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn
Biểu đồ 4.1: Biện pháp xử lý nước thải của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh
Khánh, huyện Thoại Sơn
Hầu hết các hộ nuôi thủy sản ở đây đều có kinh nghiệm nhiều năm trong việc nuôi thủy sản Trước khi nuôi, các hộ này đều có làm cam kết bảo vệ môi trường
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát các hộ nuôi thủy sản cho thấy nước thải
từ các ao nuôi thủy sản phần lớn đều được thải thẳng ra kênh rạch mà không qua bất kỳ một biện pháp xử lý sơ bộ nào Trong đó, 70% số hộ nuôi thải nước thải thẳng ra kênh rạch, còn lại 30% thải vào ruộng Lượng bùn từ các ao nuôi được nạo vét sau khi thu hoạch thì được tận dụng làm phân bón cho cây
Nguyên nhân các hộ nuôi thủy sản không làm ao lắng để xử lý nước thải
từ ao nuôi trước khi thải ra kênh rạch chủ yếu là do diện tích nuôi nhỏ hoặc do thiếu kinh phí, nếu dành một phần diện tích để làm ao lắng thì họ sẽ mất đi một phần diện tích nuôi, mất đi một phần thu nhập
Một số hộ nuôi với diện tích lớn thì phải thay nước ao hằng ngày và trực tiếp nên phải cần ao lắng với diện tích lớn mới có thể chứa đủ khối lượng
Trang 324.1.3 Ảnh hưởng của nước thải từ các ao nuôi thủy sản tới nguồn nước mặt theo nhận xét của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh
Theo Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn (2009), ở Xã Vĩnh Khánh
có tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước máy là 25,9%, sử dụng nước giếng là 4,82% Như vậy còn đến 69,28% các hộ phải sử dụng nguồn nước từ sông và kênh rạch phục vụ cho sinh hoạt Nguồn nước này không chỉ giúp ích trong nông nghiệp và thủy sản mà điều quan trọng nó còn là nguồn nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương Điều này cho thấy nguồn nước từ các kênh rạch là rất quan trọng đối với người dân địa phương nơi đây Vì vậy vấn đề bảo vệ nguồn nước kênh rạch là một việc làm rất cần thiết và cấp bách, không chỉ là nhiệm vụ của người nuôi thủy sản nói riêng, của người dân nói chung mà còn là trách nhiệm của các nhà quản lý
0%
30%
70%
Ảnh hưởng rất lớnẢnh hưởng ít, không đáng kể gìKhông ảnh hưởng gì
Biểu đồ 4.2: Mức độ ảnh hưởng nước thải đến nguồn nước mặt theo nhận
xét của người dân nuôi thủy sản
Qua kết quả phỏng vấn, phần lớn các hộ nuôi thủy sản cho rằng nước thải từ các ao nuôi không gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt hiện nay, có đến 70% hộ nuôi thủy sản cho rằng nước thải từ các ao nuôi không gây ảnh hưởng gì, còn lại 30% hộ nuôi cho là chỉ gây ảnh hưởng ít, không đáng
kể, không đáng quan tâm Điều này cho thấy các hộ nuôi thủy sản chưa nhận thức được tác hại của nước thải thủy sản đối với môi trường nước xung quanh
Trang 33Xuất phát từ nhận thức như vậy nên hầu hết các hộ nuôi đều không có ao lắng, hoặc không có bất kỳ biện pháp xử lý nước thải nào từ các ao nuôi như lắng lọc sơ bộ hay dùng hóa chất xử lý mà thải thẳng ra kênh rạch Một phần cũng
do diện tích nuôi không lớn, điều kiện kinh tế của các hộ nuôi thủy sản vẫn
còn hạn hẹp nên họ không đủ điều kiện để làm đúng theo quy định
4.1.4 Sự cần thiết của việc xử lý nước thải ao nuôi trước khi thải ra kênh rạch theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản
ra kênh rạch Điều này cho thấy rằng ý thức bảo vệ môi trường của các hộ dân còn thấp, một phần nguyên nhân nữa là do diện tích nuôi không lớn, điều kiện kinh tế của các hộ nuôi thủy sản vẫn còn hạn hẹp nên họ không đủ điều kiện
để làm đúng theo quy định