Công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuô

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở huyện thoại sơn (Trang 34)

thủy sản tại xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn

Công tác quản lý vấn đề nuôi thủy sản của xã Vĩnh Khánh hiện nay phần lớn chủ yếu theo các chính sách của huyện về vấn đề nuôi thủy sản. Theo quy định của xã đối với các hộ nuôi thủy sản, diện tích phần ao xả thải phải chiếm ít nhất 1/4 diện tích ao nuôi. Nếu diện tích ao nuôi nhỏ hơn 1 ha thì phải làm giấy đăng ký cam kết bảo vệ môi trường trình lên UBND xã. Nếu diện tích ao nuôi lớn hơn 1 ha thì phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường ở phòng Tài nguyên và môi trường huyện.

Đối với vấn đề kiểm tra theo dõi tình hình nuôi thủy sản thì UBND xã kiểm tra định kỳ 1 tuần/1 lần các hộ nuôi nhằm theo dõi tình hình nuôi, phát hiện dịch bệnh để kịp thời có biện pháp khắc phục tránh tình trạng lây lan làm thiệt hại kinh tế người nuôi nhưng không quan tâm chú trọng đến vấn đề môi trường. Ngoài ra, UBND xã cũng kết hợp với phòng Tài nguyên Môi trường huyện kiểm tra định kỳ 6 tháng/1 lần hoặc kiểm tra đột xuất các cơ sở nuôi thủy sản về việc bảo vệ môi trường.

Vào đầu mùa nước nổi (vào khoảng tháng 7) hằng năm, UBND xã thường kết hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi lươn, cá lóc…

UBND xã có nhiệm vụ chính là quản lý tình hình nuôi thủy sản, hướng dẫn các hộ nuôi về kỹ thuật nuôi, theo dõi số lượng các hộ nuôi, theo dõi kiểm tra, kịp thời phát hiện dịch bệnh tránh lây lan.

* Những thuận lợi trong công tác quản lý môi trường nuôi thủy sản tại xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn

Các cơ sở nuôi thủy sản đều có đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với UBND xã trước khi nuôi nên việc quản lý theo dõi số lượng hộ nuôi khá tốt.

Hầu hết các hộ nuôi đều có hiểu biết về kỹ thuật nuôi thủy sản và có kinh nghiệm nhiều năm nên việc hướng dẫn trong quá trình nuôi thuận lợi.

Đa số các hộ nuôi thủy sản đều tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi thủy sản mỗi khi UBND xã tổ chức.

Các cơ sở nuôi đều chấp hành nghiêm chỉnh qui định pháp luật về môi trường mỗi khi có cán bộ quản lý môi trường đến kiểm tra.

* Những khó khăn trong công tác quản lý môi trường nuôi thủy sản tại xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn

Qua khảo sát thực tế phỏng vấn cán bộ quản lý thủy sản của xã Vĩnh Khánh nhận thấy công tác quản lý việc xả thải từ các ao nuôi thủy sản còn gặp một số khó khăn, nguyên nhân là do ý thức bảo vệ môi trường của một số hộ chưa tốt, vẫn còn thải nước thải thẳng ra kênh rạch mà chưa qua xử lý sơ bộ. Hầu hết các hộ này đều xả thải vào ban đêm hay vào cuối tuần không trùng với thời điểm kiểm tra của cơ quan chức năng, nên rất khó phát hiện các trường hợp vi phạm để xử phạt. Một nguyên nhân nữa là các hộ nuôi cá tra thịt với diện tích lớn phải thay nước thường xuyên nên ao xả thải không đủ thể

xử phạt theo quy định thì rất khó, vì các hộ nuôi thủy sản ở xã chủ yếu nuôi với diện tích nhỏ, điều kiện vốn hạn hẹp nên chỉ xử phạt những trường hợp xả bùn thải ra kênh rạch.

4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường nuôi thủy sản ở xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn

4.2.1. Tổng quan về diện tích nuôi thuỷ sản của xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn

Xã Phú Thuận có diện tích tự nhiên là 31,19 km2, dân số trung bình là 10.581 người, mật độ dân số là 334 người/km2 (Ngun: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn, 2009).

Bảng 4.2: Diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn Tổng diện tích nuôi thủy sản (ha) Số hộ nuôi (hộ) Diện tích nuôi tôm (ha) Diện tích nuôi cá rô (ha) Diện tích nuôi cá tra thịt (ha) Diện tích nuôi cá chình (ha) 408,3 146 340,5 1,7 64,6 1,5

4.2.2. Biện pháp xử lý nước thải của các hộ nuôi thủy sản ở xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn

20%

50% 30%

Qua ao lắng một thời gian rồi xả ra kênh, rạch Thải trực tiếp ra kênh rạch

Thải ra ruộng

Biểu đồ 4.5: Biện pháp xử lý nước thải của các hộ nuôi thủy sản ở xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn

Qua khảo sát thực tế phỏng vấn các hộ nuôi thủy sản thì có tới 50% số hộ nuôi không có ao lắng xử lý sơ bộ nước thải từ các ao nuôi thuỷ sản mà thải trực tiếp ra kênh rạch, còn 30% là thải vào ruộng, 20% số hộ có xử lý nước thải ao nuôi trước khi thải ra kênh rạch.

Lượng bùn từ các ao nuôi được nạo vét sau khi thu hoạch thì được tận dụng làm phân bón cho cây. Nguyên nhân các hộ nuôi không có ao lắng nước thải từ ao nuôi trước khi thải ra kênh, rạch vì hầu hết các hộ nuôi thủy sản đều nuôi ít với diện tích nhỏ, vốn vay là chủ yếu nên họ không có diện tích và chi phí để làm ao lắng. Chỉ có một số hộ nuôi với diện tích lớn, có nhiều vốn thì mới có ao lắng. Một phần nữa là do người nuôi thủy sản chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường chỉ chú trọng tới lợi ích kinh tế.

4.2.3. Ảnh hưởng của nước thải từ các ao nuôi thủy sản tới nguồn nước mặt theo nhận xét của các hộ nuôi thủy sản ở xã Phú Thuận

Theo Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn (2009) Xã Phú Thuận có tỷ lệ các hộ dân sử dụng nước máy là 8,5%, nước giếng là 18,4%. Như vậy còn đến 73,1% các hộ phải sử dụng nguồn nước từ sông và kênh rạch phục vụ cho sinh hoạt. Nguồn nước này không chỉ giúp ích trong nông nghiệp và thủy sản mà điều quan trọng nó còn là nguồn nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương. Điều này cho thấy nguồn nước từ các kênh rạch là rất quan trọng đối với người dân địa phương nơi đây. Vì vậy vấn đề bảo vệ nguồn nước kênh rạch là một việc làm rất cần thiết và cấp bách, không chỉ là nhiệm vụ của người nuôi thủy sản nói riêng, của người dân nói chung mà còn là trách nhiệm của các nhà quản lý.

0% 100% 0% Ảnh hưởng rất lớn Ảnh hưởng ít, không đáng kể gì Không ảnh hưởng gì

Biểu đồ 4.6: Mức độảnh hưởng nước thải đến nguồn nước mặt theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản

Qua khảo sát thực tế phỏng vấn các hộ nuôi thủy sản thì tất cả các hộ nuôi thủy sản đều cho rằng nước thải từ các ao nuôi ảnh hưởng ít, không đáng kể gì tới chất lượng nguồn nước mặt hiện nay. Các hộ nuôi thủy sản ở xã Phú Thuận nuôi tôm là chủ yếu nên theo họ nước thải từ các ao nuôi tôm nước ít ô nhiễm hơn các ao nuôi cá. Đều này cho thấy người nuôi thủy sản chưa nhận thức hết được nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do chính họ tạo ra, nếu như ý thức

người dân không nâng cao thì môi trường nuôi thủy sản sẽ có nguy cơ không bền vững.

4.2.4. Sự cần thiết của việc xử lý nước thải ao nuôi trước khi thải ra kênh rạch theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản

20%

80%

0%

Rất cần thiết

Có cũng được không có cũng không sao Không cần thiết

Biểu đồ 4.7: Nhận xét của người dân nuôi thủy sản về việc xử lý nước thải ao nuôi - xã Phú Thuận

Qua khảo sát thực tế phỏng vấn các hộ nuôi thủy sản thì chỉ có 20% các hộ cho là xử lý nước thải ao nuôi trước khi thải ra kênh rạch là cần thiết, còn lại 80% cho là có cũng được không có cũng không sao. Điều này nhận thấy rằng phần lớn người nuôi thủy sản ý thức bảo vệ môi trường còn thấp, họ không quan tâm nhiều tới việc bảo vệ môi trường. Một nguyên nhân nữa là do người nuôi thủy sản của xã hiện nay chỉ nuôi với diện tích nhỏ, vốn ít, nên việc làm ao lắng tốn thêm diện tích và chi phí. Người nuôi thủy sản chỉ quan tâm chủ yếu là thu nhập kinh tế từ các vụ nuôi, còn môi trường ảnh hưởng ra sao qua các vụ nuôi thì họ không quan tâm nhiều. Một số cơ sở nuôi thủy sản với diện tích lớn thì họ cũng có làm ao lắng như quy định nhưng chủ yếu là để đối phó với cán bộ quản lý môi trường khi đến kiểm tra. Khi không có cán bộ kiểm tra thì họ vẫn thải thẳng trực tiếp ra ngoài sông, kênh rạch. Từ đó thấy được rằng ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản còn thấp.

4.2.5. Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản trên địa bàn xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản

0%

40%

60%

0%

Rất tốt Tốt Khá tốt Chưa tốt

Biểu đồ 4.8: Nhận xét của người dân nuôi thủy sản về vấn đề quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở xã Phú Thuận

Theo khảo sát thực tế phỏng vấn các hộ nuôi thì đa số các hộ nuôi thủy sản nhận xét vấn đề quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản của xã hiện nay là tốt khoảng 40%, còn 60% nhận xét là khá tốt. Cán bộ thủy sản của xã thường xuyên hỗ trợ giúp đỡ cán hộ nuôi về kỹ thuật nuôi, phòng trừ dịch bệnh. UBND xã thường mở lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi thủy sản để các hộ nuôi có kiến thức thêm trong việc nuôi thủy sản nhằm giúp việc nuôi được thuận lợi và ít gặp rủi ro hơn, giúp nông dân làm giàu.

4.2.6. Công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn

Công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản tại xã Phú Thuận đều dựa trên các văn bản pháp luật của tỉnh, các hộ trước khi nuôi đều phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường mới được phép nuôi, phải có ao lắng trước khi thải ra kênh, rạch nhưng không bắt buột đối vối các hộ nuôi với diện tích nhỏ.

Đối với vấn đề kiểm tra theo dõi tình hình nuôi thủy sản thì UBND xã kiểm tra định kỳ 1 tuần/1 lần các hộ nuôi nhằm theo dõi tình hình nuôi, phát

hiện dịch bệnh để kịp thời có biện pháp khắc phục tránh tình trạng lây lan làm thiệt hại kinh tế người nuôi nhưng không quan tâm chú trọng đến vấn đề môi trường. Ngoài ra, UBND xã cũng kết hợp với phòng Tài nguyên Môi trường huyện kiểm tra định kỳ 6 tháng/1 lần hoặc kiểm tra đột xuất các cơ sở nuôi thủy sản về việc bảo vệ môi trường.

Huyện cũng thường xuyên mở lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi được tổ chức ở xã, khuyến khích các hộ nuôi thủy sản tham gia. UBND xã cũng có hỗ trợ vốn vay cho các hộ nuôi tôm.

Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản, cũng như người dân địa phương, trong các buổi tập huấn về nuôi thủy sản cán bộ xã có lòng ghép các buổi tuyên truyền về luật bảo vệ môi trường, luật thủy sản hoặc tuyên truyền qua phát thanh của UBND xã.

* Những thuận lợi trong công tác quản lý môi trường nuôi thủy sản tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn

Qua khảo sát thực tế phỏng vấn cán bộ thủy sản của xã Phú Thuận nhận thấy việc quản lý môi trường nuôi thủy sản ở xã hiện nay có những thuận lợi sau:

- Được sự hỗ trợ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng quy hoạch một lúa một tôm.

- Hầu hết các hộ nuôi đều có hiểu biết về kỹ thuật nuôi thủy sản và có kinh nghiệm nhiều năm nên việc hướng dẫn trong quá trình nuôi rất thuận lợi.

- Đa số các hộ nuôi thủy sản đều tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi thủy sản mỗi khi xã tổ chức.

- Các cơ sở nuôi thủy sản đều chấp hành nghiêm chỉnh khi có cán bộ môi trường huyện đến kiểm tra.

- Chưa có trường hợp vi phạm mức nghiêm trọng, chỉ có một số hộ vi phạm với lỗi nhẹ chỉ phạt với hình thức cảnh cáo và nhắc nhở.

* Những khó khăn trong công tác quản lý môi trường nuôi thủy sản tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn

- Nguồn vốn của nhân dân còn hạn chế, chủ yếu là vốn vay, tâm lý người nuôi sợ lỗ không trả được nợ nên không mạnh dạn tiếp tục đầu tư nuôi tôm.

- Môi trường nước ảnh hưởng từ các hộ nuôi cá tra đầu nguồn dẫn đến việc sinh hoạt của người dân, cũng như các hộ tôm gặp khó khăn trong vấn đề xử lý môi trường làm cho tôm bị chết.

- Cán bộ chuyên môn còn hạn chế về năng lực nên công tác quản lý nắm tình hình chưa kịp thời, vận động thuyết phục nông dân đạt kết quả chưa cao.

- Thực hiện đề án nuôi tôm công tác giải tỏa các công trình còn gặp nhiều khó khăn, do không có tiền bồi thường về đất và di dời nhà.

- Rất khó phát hiện vi phạm về việc xả bùn trực tiếp xuống kênh rạch của các hộ nuôi.

4.3. Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn

4.3.1. Tổng quan về diện tích nuôi thuỷ sản của xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn

Xã Vĩnh Trạch có diện tích tự nhiên là 20,78 km2, dân số trung bình là 16.557 người, mật độ dân số là 797 người/km2 (Ngun: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn năm 2009).

Bảng 4.3: Diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn Tổng diện tích nuôi thủy sản (ha) Số hộ nuôi (hộ) Diện tích nuôi cá tra thịt (ha) Diện tích nuôi cá giống (ha) Diện tích nuôi cá rô (ha) Diện tích nuôi cá tạp (ha) Diện tích nuôi cá bống tượng (ha) Diện tích nuôi lươn (ha) Diện tích nuôi cá lóc (ha) 36,58 47 16,57 10,31 1,3 0,56 0,5 0,35 6,9

4.3.2. Biện pháp xử lý nước thải từ ao nuôi sau khi thu hoạch của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn

10%

60% 30%

Qua ao lắng một thời gian rồi xả ra kênh, rạch Thải trực tiếp ra kênh rạch

Thải ra ruộng

Biểu đồ 4.9: Biện pháp xử lý nước thải của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn

Qua khảo sát thực tế phỏng vấn các hộ nuôi thủy sản thì hầu hết các hộ điều hiểu biết về luật nuôi thủy sản, đặc biệt là việc xử lý nước thải trong quá trình nuôi và sau khi thu hoạch nhưng vẫn còn khá đông các hộ không xử lý sơ bộ nước thải ao nuôi trước khi thải ra kênh, rạch. Qua khảo sát có tới 60% hộ nuôi không có ao lắng xử lý sơ bộ nước thải ao nuôi mà thải thẳng ra kênh rạch, còn 30% là thải vào ruộng, chỉ có 10% là có ao lắng như quy định. Lượng bùn từ các ao nuôi được nạo vét sau khi thu hoạch thì được tận dụng làn phân bón cho cây, san lắp những nơi đất thấp. Nguyên nhân các hộ nuôi thủy sản không làm ao lắng để xử lý nước thải từ ao nuôi trước khi thải ra kênh, rạch là do không có kinh phí, diện tích nuôi nhỏ, nếu dành một phần diện tích để làm ao lắng thì họ sẽ mất đi một phần diện tích nuôi, mất đi một phần thu nhập. Một phần nữa là do ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường thấp.

4.3.3. Ảnh hưởng của nước thải từ các ao nuôi thủy sản tới nguồn nước mặt theo nhận xét của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Trạch

0% 40% 60% Ảnh hưởng rất lớn Ảnh hưởng ít, không đáng kể gì

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở huyện thoại sơn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)