Theo báo cáo kết quả điều tra thủy sản thời điểm tháng 10-11 năm 2010 thì diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Thoại Sơn như sau:
Bảng 2.1: Diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Thoại Sơn
(Nguồn: Chi cục quản lý thủy sản tỉnh An Giang, 2010)
Tổng diện tích nuôi thủy sản (ha) Số hộ nuôi (hộ) Diện tích nuôi cá Tra (ha) Diện tích nuôi cá Lóc (ha) Diện tích nuôi cá khác (ha) Diện tích nuôi Tôm càng xanh (ha) Diện tích nuôi Lươn (ha) Diện tích nuôi Ếch (ha) Diện tích nuôi Rùa, ba ba… (ha) 540 582 92,10 5,9 19,40 357,10 10,41 12,08 8,21
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với lĩnh vực nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2011, trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
3.3. Địa điểm nghiên cứu tại huyện Thoại Sơn, tập trung một số xã sau:
- Xã Vĩnh Khánh - Xã Phú Thuận - Xã Vĩnh Trạch
3.4. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở một số xã ở huyện Thoại Sơn.
- Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải từ ao nuôi thủy sản của các hộ nuôi thủy sản ở một số xã ở huyện Thoại Sơn.
- Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang góp phần bảo vệ môi trường của vùng nuôi thủy sản.
3.5. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát thực trạng quản lý nhà nước về môi trường ở các khu vực nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn.
Phỏng vấn các hộ dân nuôi thủy sản và các cán bộ quản lý nhà nước về công tác quản lý môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản (phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thoại Sơn, chính quyền địa phương) để biết được những ưu điểm và khuyết điểm trong công tác quản lý môi trường nuôi thủy sản hiện nay.
Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lý quản lý nhà nước về môi trường đối với lĩnh vực nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn, tỉnh
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao ý thức người dân về tham gia bảo vệ môi trường. Kiến nghị một số giải pháp giúp nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản.
3.6. Phương pháp nghiên cứu 3.6.1. Phương pháp khảo sát
Mục đích: Tìm hiểu khái quát về hiện trạng môi trường các khu vực nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn.
Đối tượng quan sát là chất lượng môi trường nước ở các khu vực ao nuôi thủy sản, nước thải từ các ao nuôi thủy sản xử lý ra sao và phương pháp xử lý nước thải từ các ao nuôi thủy sản.
3.6.2. Thu thập số liệu
Gồm các tài liệu, dữ liệu có nội dung về việc quản lý nhà nước về môi trường đối với lĩnh vực nuôi thủy sản hiện nay… của Phòng Tài nguyên môi trường huyện Thoại Sơn, Sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang, Chi cục Quản lý thủy sản tỉnh An Giang, UBND các xã Vĩnh Khánh, xã Phú Thuận, xã Vĩnh Trạch.
Các qui định, chính sách về quản lý nhà nước về môi trường đối với lĩnh vực nuôi thủy sản UBND tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang.
3.6.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi
Mục đích: Tìm hiểu sự hiểu biết về luật Thủy sản và luật Bảo vệ môi trường của các hộ nuôi thủy sản và nhận xét của người nuôi thủy sản về công tác quản lý môi trường nuôi thủy sản hiện nay của chính quyền huyện Thoại Sơn.
Phỏng vấn các hộ nuôi thủy sản với số mẫu là 30 phiếu (chọn mẫu ngẫu nhiên).
Cách chọn mẫu nghiên cứu: Do điều kiện thời gian và kinh phí thực hiện có hạn, nên đề tài chọn ngẫu nhiên các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn xã Vĩnh Khánh, xã Phú Thuận, xã Vĩnh Trạch. Mẫu câu hỏi được thiết kế sẵn và số phiếu phỏng vấn là 30 phiếu, chia bình quân trên 3 xã (tức mỗi xã 10 phiếu). Mỗi phiếu cho một hộ, cơ sở nuôi thủy sản.
Các xã được chọn xuất phát có đặc điểm là 3 xã có các hộ nuôi thủy sản nhiều nhất huyện Thoại Sơn.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Tìm hiểu cách thức và biện pháp quản lý của cơ quan quản lý môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở huyện Thoại Sơn hiện nay, có những chính sách nào trong việc quản lý các khu vực nuôi thủy sản đang gặp những khó khăn và thuận lợi như thế nào trong việc quản lý.
Cách tiến hành: Xây dựng bảng câu hỏi để phỏng vấn các cán bộ trong Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thoại Sơn và cán bộ phụ trách thủy sản của xã Vĩnh Khánh, Phú Thuận, Vĩnh Trạch.
3.6.4. Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích và xử lý các thông tin thu thập được bằng cách vẽ biểu đồ được thực hiện bằng phần mềm Excel.
3.6.5. Phương pháp tổng hợp, đánh giá 3.7. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 3.7. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu
- Các tài liệu liên quan đến quản lý nhà nước về môi trường đối với lĩnh vực nuôi thủy sản.
- Bảng phỏng vấn các hộ dân nuôi thủy sản và các cán bộ quản lý môi trường ở phòng tài nguyên và môi trường ở huyện Thoại Sơn, cán bộ thủy sản của xã Vĩnh Khánh, Phú Thuận, Vĩnh Trạch.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng quản lý nhà nước về môi trường nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn
4.1.1. Tổng quan về diện tích nuôi thuỷ sản của xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn Thoại Sơn
Xã Vĩnh Khánh có diện tích tự nhiên là 32,70 km2, dân số trung bình là 10.421 người, mật độ dân số là 324 người/km2 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn, 2009).
Bảng 4.1: Diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn Tổng diện tích nuôi thủy sản (ha) Số hộ nuôi (hộ) Diện tích nuôi cá tra thịt (ha) Diện tích nuôi cá giống (ha) 21,65 24 10,1 11,55
4.1.2. Biện pháp xử lý nước thải của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn
0%
70% 30%
Qua ao lắng một thời gian rồi xả ra kênh, rạch Thải trực tiếp ra kênh rạch
Thải ra ruộng
Biểu đồ 4.1: Biện pháp xử lý nước thải của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn
Hầu hết các hộ nuôi thủy sản ở đây đều có kinh nghiệm nhiều năm trong việc nuôi thủy sản. Trước khi nuôi, các hộ này đều có làm cam kết bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát các hộ nuôi thủy sản cho thấy nước thải từ các ao nuôi thủy sản phần lớn đều được thải thẳng ra kênh rạch mà không qua bất kỳ một biện pháp xử lý sơ bộ nào. Trong đó, 70% số hộ nuôi thải nước thải thẳng ra kênh rạch, còn lại 30% thải vào ruộng. Lượng bùn từ các ao nuôi được nạo vét sau khi thu hoạch thì được tận dụng làm phân bón cho cây.
Nguyên nhân các hộ nuôi thủy sản không làm ao lắng để xử lý nước thải từ ao nuôi trước khi thải ra kênh rạch chủ yếu là do diện tích nuôi nhỏ hoặc do thiếu kinh phí, nếu dành một phần diện tích để làm ao lắng thì họ sẽ mất đi một phần diện tích nuôi, mất đi một phần thu nhập.
Một số hộ nuôi với diện tích lớn thì phải thay nước ao hằng ngày và trực tiếp nên phải cần ao lắng với diện tích lớn mới có thể chứa đủ khối lượng nước xả ra hằng ngày, vì thế một số hộ mặc dù có ao lắng nhưng vẫn thải trực
4.1.3. Ảnh hưởng của nước thải từ các ao nuôi thủy sản tới nguồn nước mặt theo nhận xét của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh nước mặt theo nhận xét của các hộ nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh
Theo Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn (2009), ở Xã Vĩnh Khánh có tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước máy là 25,9%, sử dụng nước giếng là 4,82%. Như vậy còn đến 69,28% các hộ phải sử dụng nguồn nước từ sông và kênh rạch phục vụ cho sinh hoạt. Nguồn nước này không chỉ giúp ích trong nông nghiệp và thủy sản mà điều quan trọng nó còn là nguồn nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương. Điều này cho thấy nguồn nước từ các kênh rạch là rất quan trọng đối với người dân địa phương nơi đây. Vì vậy vấn đề bảo vệ nguồn nước kênh rạch là một việc làm rất cần thiết và cấp bách, không chỉ là nhiệm vụ của người nuôi thủy sản nói riêng, của người dân nói chung mà còn là trách nhiệm của các nhà quản lý.
0% 30% 70% Ảnh hưởng rất lớn Ảnh hưởng ít, không đáng kể gì Không ảnh hưởng gì
Biểu đồ 4.2: Mức độảnh hưởng nước thải đến nguồn nước mặt theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản
Qua kết quả phỏng vấn, phần lớn các hộ nuôi thủy sản cho rằng nước thải từ các ao nuôi không gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt hiện nay, có đến 70% hộ nuôi thủy sản cho rằng nước thải từ các ao nuôi không gây ảnh hưởng gì, còn lại 30% hộ nuôi cho là chỉ gây ảnh hưởng ít, không đáng kể, không đáng quan tâm. Điều này cho thấy các hộ nuôi thủy sản chưa nhận thức được tác hại của nước thải thủy sản đối với môi trường nước xung quanh.
Xuất phát từ nhận thức như vậy nên hầu hết các hộ nuôi đều không có ao lắng, hoặc không có bất kỳ biện pháp xử lý nước thải nào từ các ao nuôi như lắng lọc sơ bộ hay dùng hóa chất xử lý mà thải thẳng ra kênh rạch. Một phần cũng do diện tích nuôi không lớn, điều kiện kinh tế của các hộ nuôi thủy sản vẫn còn hạn hẹp nên họ không đủ điều kiện để làm đúng theo quy định.
4.1.4. Sự cần thiết của việc xử lý nước thải ao nuôi trước khi thải ra kênh rạch theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản kênh rạch theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản
100% 0% 0%
Rất cần thiết
Có cũng được không có cũng không sao Không cần thiết
Biểu đồ 4.3: Nhận xét của người dân nuôi thủy sản về việc xử lý nước thải ao nuôi - xã Vĩnh Khánh
Hầu hết các hộ nuôi thủy sản đều cho rằng việc xử lý nước thải ao nuôi trước khi thải ra kênh rạch là rất cần thiết. Nhưng qua khảo sát thực tế thì hầu hết các hộ đều không có ao lắng xử lý nước thải từ các ao nuôi trước khi thải ra kênh rạch. Điều này cho thấy rằng ý thức bảo vệ môi trường của các hộ dân còn thấp, một phần nguyên nhân nữa là do diện tích nuôi không lớn, điều kiện kinh tế của các hộ nuôi thủy sản vẫn còn hạn hẹp nên họ không đủ điều kiện để làm đúng theo quy định.
4.1.5. Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản trên địa bàn xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn theo nhận nuôi thủy sản trên địa bàn xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn theo nhận xét của người dân nuôi thủy sản
10%
90% 0% 0%
Rất tốt Tốt Khá tốt Chưa tốt
Biểu đồ 4.4: Nhận xét của các hộ dân nuôi thủy sản về vấn đề quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Khánh
Theo khảo sát thực tế phỏng vấn các hộ nuôi thì đa số các hộ nuôi thủy sản nhận xét vấn đề quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản của xã hiện nay là tốt khoảng 90%, còn 10% nhận xét là rất tốt. Cán bộ thủy sản của xã thường xuyên hỗ trợ giúp đỡ các hộ nuôi về kỹ thuật nuôi, phòng trừ dịch bệnh. UBND xã thường mở lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi thủy sản để các hộ nuôi có kiến thức thêm trong việc nuôi thủy sản nhằm giúp việc nuôi được thuận lợi và ít gặp rủi ro hơn, giúp nông dân làm giàu.
4.1.6. Công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với khu vực nuôi thủy sản tại xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn thủy sản tại xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn
Công tác quản lý vấn đề nuôi thủy sản của xã Vĩnh Khánh hiện nay phần lớn chủ yếu theo các chính sách của huyện về vấn đề nuôi thủy sản. Theo quy định của xã đối với các hộ nuôi thủy sản, diện tích phần ao xả thải phải chiếm ít nhất 1/4 diện tích ao nuôi. Nếu diện tích ao nuôi nhỏ hơn 1 ha thì phải làm giấy đăng ký cam kết bảo vệ môi trường trình lên UBND xã. Nếu diện tích ao nuôi lớn hơn 1 ha thì phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường ở phòng Tài nguyên và môi trường huyện.
Đối với vấn đề kiểm tra theo dõi tình hình nuôi thủy sản thì UBND xã kiểm tra định kỳ 1 tuần/1 lần các hộ nuôi nhằm theo dõi tình hình nuôi, phát hiện dịch bệnh để kịp thời có biện pháp khắc phục tránh tình trạng lây lan làm thiệt hại kinh tế người nuôi nhưng không quan tâm chú trọng đến vấn đề môi trường. Ngoài ra, UBND xã cũng kết hợp với phòng Tài nguyên Môi trường huyện kiểm tra định kỳ 6 tháng/1 lần hoặc kiểm tra đột xuất các cơ sở nuôi thủy sản về việc bảo vệ môi trường.
Vào đầu mùa nước nổi (vào khoảng tháng 7) hằng năm, UBND xã thường kết hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi lươn, cá lóc…
UBND xã có nhiệm vụ chính là quản lý tình hình nuôi thủy sản, hướng dẫn các hộ nuôi về kỹ thuật nuôi, theo dõi số lượng các hộ nuôi, theo dõi kiểm tra, kịp thời phát hiện dịch bệnh tránh lây lan.
* Những thuận lợi trong công tác quản lý môi trường nuôi thủy sản tại xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn
Các cơ sở nuôi thủy sản đều có đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với UBND xã trước khi nuôi nên việc quản lý theo dõi số lượng hộ nuôi khá tốt.
Hầu hết các hộ nuôi đều có hiểu biết về kỹ thuật nuôi thủy sản và có kinh nghiệm nhiều năm nên việc hướng dẫn trong quá trình nuôi thuận lợi.
Đa số các hộ nuôi thủy sản đều tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi thủy sản mỗi khi UBND xã tổ chức.
Các cơ sở nuôi đều chấp hành nghiêm chỉnh qui định pháp luật về môi trường mỗi khi có cán bộ quản lý môi trường đến kiểm tra.
* Những khó khăn trong công tác quản lý môi trường nuôi thủy sản tại xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn
Qua khảo sát thực tế phỏng vấn cán bộ quản lý thủy sản của xã Vĩnh Khánh nhận thấy công tác quản lý việc xả thải từ các ao nuôi thủy sản còn gặp một số khó khăn, nguyên nhân là do ý thức bảo vệ môi trường của một số hộ chưa tốt, vẫn còn thải nước thải thẳng ra kênh rạch mà chưa qua xử lý sơ bộ. Hầu hết các hộ này đều xả thải vào ban đêm hay vào cuối tuần không trùng với thời điểm kiểm tra của cơ quan chức năng, nên rất khó phát hiện các trường hợp vi phạm để xử phạt. Một nguyên nhân nữa là các hộ nuôi cá tra thịt với diện tích lớn phải thay nước thường xuyên nên ao xả thải không đủ thể
xử phạt theo quy định thì rất khó, vì các hộ nuôi thủy sản ở xã chủ yếu nuôi với diện tích nhỏ, điều kiện vốn hạn hẹp nên chỉ xử phạt những trường hợp xả bùn thải ra kênh rạch.
4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường nuôi thủy sản ở xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn
4.2.1. Tổng quan về diện tích nuôi thuỷ sản của xã Phú Thuận, huyện