Mục tiêu của giáo dục Mầm non trong Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT cũng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Phan Tú Anh
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Phan Tú Anh
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
Chuyên ngành : Giáo dục học (Mầm non)
Mã số : 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
Thà nh phố Hồ Chí Minh – 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác
HỌC VIÊN CAO HỌC PHAN TÚ ANH
Trang 4L ỜI CÁM ƠN
Để có được kết quả này, tôi xin chân thành cám ơn sự giảng dạy tận tình, những kiến
thức quý báu của quý Thầy Cô trong Chương trình Đào tạo Sau Đại học Chuyên ngành Giáo
dục Mầm non Tôi cũng xin cám ơn quý Thầy Cô khoa Giáo dục Mầm non và quý Thầy Cô thuộc Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Nguyễn Thị Kim Anh đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ tối đa của Ban Giám Hiệu và Giáo viên các trường Mầm non Đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu và tập thể Giáo viên
khối lớp Lá trường Mầm non 6, Quận 3 Tp.HCM
Cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp xa gần đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ để tôi đạt được những kết quả tốt nhất
Xin chân thành cám ơn!
HỌC VIÊN CAO HỌC PHAN TÚ ANH
Trang 5MỤC LỤC
L ỜI CAM ĐOAN 1
L ỜI CÁM ƠN 2
M ỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do ch ọn đề tài 6
2 M ục đích nghiên cứu 7
3 Khách th ể và đối tượng nghiên cứu 7
4 Gi ả thuyết nghiên cứu 8
5 Nhi ệm vụ nghiên cứu 8
6 Gi ới hạn đề tài 8
7 Phương pháp nghiên cứu 8
8 Đóng góp của luận văn 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ B ẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 11
1.1 L ịch sử nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tu ổi 11
1.1.1 Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trên thế giới 11
1.1.2 Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Việt Nam 16
1.2 Lý lu ận về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 19
1.2.1 Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ 19
1.2.2 Một số đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi liên quan đến việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 27
1.2.3 Một số đặc điểm về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 30
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC K Ỹ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI TPHCM 43
2.1 T ổ chức nghiên cứu 43
2.1.1 Đôi nét về địa bàn nghiên cứu 43
2.1.2 Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng 45
Trang 62.2.1 Thực trạng nhận thức của BGH, GVMN về kỹ năng tự bảo vệ với trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở một số trường mầm non, Tp.HCM 46
2.2.2 Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường Mầm non, Tp.HCM 48
2.2.3 Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường Mầm non, Tp.HCM 51
2.2.4 Thực trạng về hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 62
2.2.5 Những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của BGH và GV các trường Mầm non, Tp.HCM 63
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 67
3.1 Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 67
3.1.1 Cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 67
3.1.2 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp 67
3.1.3 Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 68
3.2 Kh ảo sát tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trên BGH, giáo viên mầm non 81
3.2.1 Quy ước tính hiệu quả của các biện pháp 81
3.2.2 Kết quả khảo sát tính hiệu quả của các biện pháp 82
3.3 T ổ chức thử nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tu ổi 86
3.3.1 Mục đích thử nghiệm 86
3.3.2 Nội dung thử nghiệm 86
3.3.3 Nhiệm vụ thử nghiệm 86
3.3.4 Tổ chức thử nghiệm 86
3.3.5 Kết quả thử nghiệm 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
1 K ết luận 94
2 Ki ến nghị 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
DANH MỤC PHỤ LỤC 102
Trang 7DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH : Ban giám hiệu
GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non
ND : Nội dung Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
H ọc để cùng chung sống là một trong những vấn đề then chốt hiện nay của giáo dục
Xu hướng giáo dục thế giới đang quan tâm đến vấn đề giáo dục và trang bị cho thế hệ trẻ các kỹ năng sống, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử để giải quyết các vấn đề quan hệ xã hội, để
tự bảo vệ mình, đồng thời hướng đến môi trường giáo dục sự hòa hợp, hợp tác thân thiện cho trẻ em trên cơ sở các giá trị sống
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEP) – là tổ chức có nhiều công trình nghiên cứu sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân đã phân loại kỹ năng sống thành ba nhóm cơ bản, và kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng thuộc nhóm một –
gồm các kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình Vì vậy, nếu xét dưới góc độ tồn tại
và phát triển của cá nhân thì kỹ năng tự bảo vệ là kỹ năng rất cần thiết và quan trọng
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu
cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs) Ông nghiên cứu cấu trúc của
Tháp nhu cầu có 5 tầng: Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý"
(physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi thì Tầng
thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm,
gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo Qua đó cho thấy nhu cầu tự vệ và giữ an toàn cũng là một trong năm nhu cầu cơ bản nhất của tất cả mọi người đặc biệt là trẻ em [56] Trong quá trình phát triển nhân cách, nếu trẻ sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống
Mục tiêu của giáo dục Mầm non trong Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo (GD&ĐT) cũng đã xác định: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
th ẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát tri ển ở trẻ em những chức năng tâm lí, năng lực và phẩm chất mang tính
n ền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa
nh ững khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học
su ốt đời”
Trang 9Đặc biệt Chương trình Giáo dục mầm non 2009 đã đưa ra nội dung giáo dục an toàn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Năm 2010 Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam đã ban hành Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi Trong đó, Chuẩn 6 đã đưa ra chỉ số đánh giá “Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân”
Việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng đòi hỏi một quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài Hơn nữa, lứa tuổi mầm non- đặc biệt là giai đoạn cuối tuổi
mẫu giáo (5-6 tuổi) là giai đoạn học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách và chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa trường phổ thông, do đó cần sớm giáo dục các
kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non góp phần giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu thêm vốn
kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân Khi được trang bị kỹ năng tự bảo vệ phù hợp đứa trẻ được đảm bảo về nhu cầu an toàn, ổn định về mặt tâm lý có cơ hội để phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng
Nhưng thực tế hiện nay tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm, tìm
kiếm sự giúp đỡ để lại những hậu quả thật thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều trong
xã hội Thực tế này khiến cho xã hội, các nhà tâm lý giáo dục, đặc biệt là bậc học giáo dục
mầm non phải suy nghĩ
Bên cạnh đó, thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) chưa được khái quát thành bức tranh toàn cảnh và chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống các biện pháp giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Xuất phát từ những lý do trên mà đề tài “Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
2 M ục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi, từ đó đề xuất thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trang 103.1 Khách th ể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
4 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu có những biện pháp giáo dục hiệu quả thì sẽ nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài
5.2 Xác định thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại TpHCM
5.3 Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Ban Giám Hiệu : 10 người
Giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi: 70 người
+Thử nghiệm ở trường mầm non 6, Quận 3-Tp.HCM
Nhóm thử nghiệm: 25 trẻ
Nhóm đối chứng: 25 trẻ
7 P hương pháp nghiên cứu
liệu khác nhau có liên quan đến đề tài: sách, báo, luận án, tạp chí, trang web…
Trang 117.2.1 Phương pháp điều tra giáo dục
- Điều tra bằng Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho BGH, GVMN (phụ lục 5) Phiếu trưng cầu gồm 8 câu hỏi, trong đó có 5 câu hỏi đóng và 3 câu hỏi mở, nhằm mục đích tìm
hiểu nhận thức; thực trạng biện pháp, nội dung, hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi; những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ; đề xuất của BGH và GVMN Đặc biệt với câu hỏi số 6 tập trung vào việc khảo sát mức độ sử dụng các
biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ hiện nay của GVMN ở các trường MN với 5
mức độ: không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên
- Phỏng vấn sâu một số GV dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, BGH ở một số trường mầm non tại Tp.HCM bằng hệ thống gồm 6 câu hỏi (phụ lục 6) nhằm thu thập những thông tin chính xác từ BGH và GVMN Trong quá trình phỏng vấn, để thu thập thông tin có độ tin
cậy cao, chúng tôi tạo bầu không khí trò chuyện thân thiện, cởi mở Nhờ vậy thu thập được nhiều thông tin quý báu, có giá trị về thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, đặc
biệt những thuận lợi và khó khăn khi triển khai các biện pháp giáo dục kỹ năng này trên
thực tế
- Điều tra tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất thông qua phiếu khảo sát (phụ lục 7) cho 10 người BGH và 70 GVMN Phiếu khảo sát gồm 2 nhóm câu hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ do đề tài đề xuất
7.2.2 Phương pháp quan sát
Quan sát một số hoạt động của cô và trẻ ở trường mầm non: giờ học, hoạt động vui chơi trong lớp, ngoài trời để tìm hiểu rõ hơn thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ cho trẻ
7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động trong kế hoạch năm, tháng, tuần
của GVMN ở các trường mầm non thuộc địa bàn khảo sát
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất trên trẻ nhằm hỗ trợ việc kiểm nghiệm tính
hiệu quả của các biện pháp đề xuất
Chọn 2 nhóm: nhóm thử nghiệm (25 trẻ) và nhóm đối chứng (25 trẻ) của trường mầm non 6, Quận 3- Tp.HCM
Trang 12Sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) 13.0 để xử lý số
liệu nghiên cứu
Sử dụng kiểm nghiệm T-test cho hai mẫu độc lập để so sánh sự khác biệt ý nghĩa giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Sử dụng kiểm nghiệm chi bình phương để kiểm nghiệm sự khác biệt ý nghĩa giữa thời gian trước và sau thử nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ trong nhóm thực nghiệm
Trong những phương pháp trên, phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra giáo dục là phương pháp nghiên cứu chính, các phương pháp còn lại là phương pháp hỗ trợ
8 Đóng góp của luận văn
- Khái quát được thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non ở Tp.HCM
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ
NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
1.1 Lịch sử nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
5- 6 tuổi trên thế giới
1.1.1.1 Các chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của các nước trên thế giới
Các nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ nói chung và kỹ năng tự bảo vệ của trẻ nói riêng
đã được nhiều tổ chức cũng như cá nhân trên thế giới thực hiện như Qũy Nhi đồng Liên
Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO)… Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em khẳng định: “Vì chưa đạt đến sự trưởng thành về mặt thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo
vệ và chăm sóc đặc biệt, trước cũng như sau chào đời Các bậc cha mẹ là người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái của mình” “Không ai được phép làm
tổn hại đến trẻ em Nghĩa vụ của chúng ta là tôn trọng và bảo vệ các em Không ai được ngược đãi trẻ em trai và gái về mặt thể chất, bằng ngôn ngữ hoặc tình cảm, kể cả cha mẹ,
thầy cô giáo hay những người chăm sóc trẻ” [13] “Các bậc cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ con cái của mình tránh mọi nguy cơ xâm hại tình dục dưới mọi hình thức khác nhau Không một
ai, kể cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh em, họ hàng, thầy cô, hàng xóm hay những người xa
lạ, có thể lạm dụng và xâm hại trẻ em về mặt tình dục Lạm dụng tình dục trẻ em là một tội
ác Nếu cha mẹ hay những người có trách nhiệm chăm sóc các em nhận thấy những điều đó
mà không báo cho các nhà chức trách thì bị con là kẻ đồng phạm” [13]
Trong dự án về “Trẻ em và môi trường gia đình” (1990-1995) của UNESCO phối hợp cùng với UNICEF và WHO tập trung công sức vào những lĩnh vực có ý nghĩa sống còn như dinh dưỡng, kích thích trẻ phát triển toàn diện, cách nuôi dạy trẻ an toàn trong hoàn cảnh
loạn lạc, về trẻ khuyết tật, về giáo dục tiền học đường bằng cách huy động mọi lực lượng và tài nguyên cả hiện đại lẫn cổ truyền để cải thiện những năng lực và tiện nghi cho trẻ UNESCO tìm cách góp phần mình một cách lâu dài và có hiệu quả để giúp trẻ phát triển và
tự tin vào đời
Trang 14Tại nhiều nước phương Tây, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người Đó là những kỹ năng quan trọng để con người làm việc hiệu quả và có thể thành công trong cuộc sống
Ngoài ra, ở nước Cộng hoà Liên bang Nga đã có một số chương trình giáo dục kỹ năng xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước
những tình huống khó khăn trong cuộc sống dành cho trẻ em và phụ huynh Luật bảo vệ an toàn cho trẻ em được ban hành rộng rãi trên cả nước Cộng hoà Liên bang Nga Các địa phương cũng tuyên bố cam kết bảo vệ an toàn cho trẻ em dưới mọi hình thức [45]
Ở các nước trong khu vực Châu Á nói chung và những nước trong khu vực Đông Nam
Á, gần với Việt Nam thì việc nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm giáo dục các kỹ năng sống
cơ bản, trong đó có kỹ năng an toàn và tự bảo vệ cũng rất được quan tâm
Tại Nhật một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất và các thảm họa thiên nhiên, nên
việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được tiến hành từ bậc học mầm non với những bài
học tình huống mô phỏng như thực tế giúp trẻ biết cách tự bảo vệ mình Tại Hàn Quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó, thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai Như vậy, một số quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em từ lứa tuổi mầm non Những chương trình này nhằm hình thành cho trẻ em những kỹ năng cơ bản giúp chúng thích ứng và thành công trong cuộc
sống tương lai
1.1.1.2 Nh ững tác phẩm về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
Bên cạnh các chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, cũng có nhiều tác phẩm hữu ích hỗ trợ sự hoàn thiện kỹ năng này cho người học Chẳng hạn: Tuyển tập “Những câu chuyện vàng về khả năng tự bảo vệ mình” của tác giả Bạch Băng cùng các đồng tác giả giúp
trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ bản thân thông qua các câu chuyện
diễn ra trong chính cuộc sống của trẻ nhỏ [3] Hay trong tác phẩm: “45 cách dạy trẻ tự bảo
vệ mình” của tác giả Yoon Yeo Hong được nhà xuất bản Thông tin và truyền thông dịch và
xuất bản năm 2011 đã trình bày đan xen giữa lý thuyết và thực hành, giúp trẻ nhận biết các
mối nguy hiểm, nâng cao cảnh giác và bảo vệ an toàn cho chính mình cũng như hướng dẫn
trẻ cách đối phó hoặc thoát khỏi nguy hiểm tạm thời Những tình huống trong sách rất gần
Trang 15gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ Ngôn từ của sách dễ hiểu, cụ thể, không giáo điều, nhiều hình ảnh minh họa, rất phù hợp với trẻ em [13]
Trong cuốn sách: “Protecting the Gift – Keeping Children and Teenagers Safe (and Parents Sane)” (Giúp trẻ em và thiếu niên an toàn) của tác giả Gavin De Becker thuộc bản quyền của nhà xuất bản Dell, New York Cuốn sách chia sẻ cái nhìn sâu sắc, những giải pháp thiết thực giúp phụ huynh hướng dẫn trẻ biết tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm: Cha mẹ sẽ làm gì nếu con mình bị lạc nơi công cộng; làm thế nào để nhận diện
một kẻ lạm dụng tình dục; làm thế nào để nhận biết con của mình bị lạm dụng tình dục; làm
thế nào để cải thiện sự an toàn cho trẻ [53]
Trong cuốn sách: “Raising the kids who can protect them self” (Nuôi dạy những đứa
trẻ có thể tự bảo vệ mình) của tác giả Debbie và Mike Gardnert thuộc bản quyền của công ty McGraw Hill, Mỹ Hai tác giả đã chia sẻ cho chúng ta phương pháp dạy trẻ xác định và thoát khỏi những tình huống nguy hiểm; cách nhận dạng những đặc điểm vị trí thoát hiểm
cụ thể từ sân chơi đến những nơi mua sắm; và trẻ làm thế nào có được những quyết định thông minh về sự bảo vệ an toàn cho bản thân khi không có người lớn bên cạnh [52]
1.1.1.3 M ột số công trình nghiên cứu khoa học về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ:
Từ những thập niên 80 của thế kỷ XX những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ bắt đầu được quan tâm Người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này là Giáo sư Tiến sĩ Gilbert
J Botvin là Giáo sư về sức khỏe cộng đồng, Chuyên gia cao cấp về Tâm lý học, Trưởng khoa Phát triển kỹ năng sống thuộc trường Đại học Cornell, Mỹ Từ năm 1979, ông và cộng
sự đã lập nên một chương trình giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ từ 17-19 tuổi Lúc đó, kỹ năng tự bảo vệ cho người học cũng được quan tâm Một chương trình được lập ra nhằm giúp người học có khả năng từ chối những lời rủ rê sử dụng chất gây nghiện, nâng cao sự tự
khẳng định bản thân, kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán [11]
Năm 2002, nhóm tác giả người Mỹ: Ellen J.Hahn, Urelody Power Noland, MaryKay Rayens, Dawn Myers Christie đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về kỹ năng sống và
chỉ ra hiệu quả của giáo dục và độ tin cậy của việc thực hiện những chương trình giáo dục
kỹ năng sống Tuy nhiên, chương trình mới chỉ dừng lại ở góc độ giáo dục và đánh giá chương trình giáo dục kỹ năng sống chứ chưa có những đánh giá về mức độ của từng kỹ năng cụ thể
Trang 16Năm 2003, tác giả Elizabeth Dunn và J.Gordo Arbuckle của trường Đại học Missouri thuộc Colombia đã công bố kết quả nghiên cứu về kỹ năng sống của trẻ có cha mẹ phạm tội
và chỉ ra những thiếu hụt về kỹ năng tự bảo vệ của chúng trước các tình huống nguy hiểm Năm 2005, tác giả Barry L.Boyd trong đề tài: “Developing life skills in youth” (Phát triển kỹ năng sống trong giới trẻ) đã nghiên cứu các kỹ năng sống cần thiết cho thanh thiếu niên hiện nay là: kỹ năng tự ứng phó, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ… Như vậy, đề tài cũng đã đề ra những biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thông qua kỹ năng tự ứng phó và kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ trong giới trẻ
Trong đề tài: “Teaching personal safety skills to young children” (Phương pháp dạy kỹ năng an toàn cho trẻ nhỏ) của tác giả Sandy K Wurtele và Julie Sarno Owens thuộc khoa Tâm lý, Đại học Colorado tại Colorado Springs, CO, Mỹ Công trình đã nghiên cứu trên 406
trẻ mẫu giáo nhằm xác định mức độ kỹ năng an toàn cá nhân, phòng chống lạm dụng tình
dục ở trẻ từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao kỹ năng an toàn cho trẻ [19]
Vượt qua biên giới các nước phương Tây, chúng ta có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo ở Cộng hoà Liên bang Nga Các tác giả Н Авдеева, О Князева, Р Стеркина đã nghiên cứu đề tài khoa học “Cơ sở lý luận
về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo lớn” với lập luận rằng, việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo là rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ trong xã hội, nhưng người lớn cần quan tâm, hỗ trợ, giáo dục trẻ đạt được những kỹ năng này trong điều
kiện xã hội hiện đại
Đề tài “Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo lớn” được nghiên cứu trên cơ sở đề án Chuẩn quốc gia về Giáo dục mầm non của Cộng hoà Liên bang Nga năm 2010 Dựa trên những thành tựu giáo dục mầm non truyền thống của Nga, đề tài nghiên cứu đưa thêm vào những nội dung mới phản ánh những thay đổi trong đời sống xã
hội hiện đại (ví dụ: mục «Trẻ em và những người xung quanh») Trong đề tài đã thể hiện
những giờ học mẫu và những biện pháp tổ chức các giờ học nhằm hỗ trợ trẻ em lĩnh hội
kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cá nhân phù hợp với cách tiếp cận tâm lý- giáo dục học hiện đại [46]
Bằng việc xác định các nội dung cơ bản và định hướng phát triển của trẻ em, các tác giả của chương trình đã nghiên cứu nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo lớn ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non sao cho phù hợp với đặc
Trang 17điểm cá nhân và độ tuổi của trẻ em, sự khác biệt văn hóa xã hội, bản sắc và điều kiện sống của gia đình, cũng như tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương Phương châm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo lớn dựa trên những vốn kinh nghiệm sống, sở thích
và đặc điểm hành vi của từng trẻ
Phần cuối cùng của đề tài nghiên cứu bao gồm các nguyên tắc cơ bản giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ cho trẻ, những kiến nghị đối với các giảng viên, cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, cũng như các đề xuất hợp tác với phụ huynh học sinh
Các tác giả phân loại chương trình thành sáu chủ đề chính:
- Trẻ em và những người xung quanh
- Trẻ em và thiên nhiên
- Đứa trẻ ở nhà
- Sức khỏe của trẻ em
- Những cảm xúc tích cực ở trẻ
- Trẻ em trên các đường phố của thành phố
Mỗi chủ đề bao gồm nhiều đề tài nhỏ Ví dụ: trong chủ đề "Đứa trẻ ở nhà", bao gồm các đề tài sau đây:
- Nhận diện người lạ, người quen;
- Tình huống nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày
Sau khi phân tích một số chủ đề, các tác giả đã đưa những kinh nghiệm thực tiễn làm
nền tảng cho Chương trình của Н.Н Авдеевой, О.Л Князевой, Р.Б Стеркиной "Cơ sở lý
luận về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mầm non” Kết quả của đề tài nghiên cứu được xem như một tài liệu hỗ trợ giáo viên mầm non trong giáo dục trẻ em thể hiện nhu cầu và cách xử lý trong các tình huống nguy hiểm [46]
Vào năm 2012, đề tài “Giáo dục các kỹ năng an toàn cho trẻ mẫu giáo” của các tác giả
là giảng viên trường Đại học Sư phạm Ulianov đã đưa ra những nhận định: báo cáo đáng sợ
của tội phạm đối với trẻ em đã chứng minh về sự thụ động của trẻ khi đối mặt với sự nguy
hiểm Nhiệm vụ chính của giáo viên và phụ huynh là lựa chọn các hình thức, nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ Qua đó, dạy cho trẻ cách phòng tránh
những mối đe doạ, sự nguy hiểm trong thực tế, nếu gặp phải thì trẻ có thể biết cách xử lý và
tự bảo vệ mình
Biện pháp trò chơi được lựa chọn đầu tiên để tiến hành giáo dục hình thành các kỹ năng an toàn của trẻ An toàn cho trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo có thể là một chủ đề chơi
Trang 18trong các trường mầm non ở Cộng hòa Liên Bang Nga Trong trò chơi, trẻ em sẽ được học
những mẫu hành vi tự tin để xử lý tình huống nguy hiểm Trước khi chơi, trẻ em cần phải nói về tình huống nguy hiểm với những đứa trẻ khác, phân tích lựa chọn hành vi đúng để không dẫn đến một hậu quả đáng tiếc Do đó, việc giáo dục các kỹ năng an toàn cho trẻ mẫu giáo là rất cần thiết nhằm giúp trẻ ứng phó với những tình huống xảy ra trong thực tế cuộc
sống hôm nay và trong tương lai [50]
Nhìn chung, phần lớn các công trình nghiên cứu trên thế giới về giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ cho trẻ mầm non còn hạn chế cả về số lượng, nội dung nghiên cứu chủ yếu về giáo
dục kỹ năng sống dành cho trẻ tiểu học và vị thành niên
1.1.2.1 Các chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ tại Việt Nam
Những năm gần đây, kỹ năng tự bảo vệ là một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong các câu chuyện giáo dục Với ý nghĩa quan trọng và cần thiết cho mọi người đặc
biệt là trẻ em, nó trở thành vấn đề được cả ngành giáo dục và xã hội quan tâm
Nhiều chương trình, dự án giáo dục kỹ năng tự bảo vệ do các Tổ chức phi chính phủ
phối hợp với Chính phủ Việt Nam đã được thực hiện Dự án: “Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho học sinh tiểu học” được tiến hành với sự phối hợp giữa Sở giáo dục và đào tạo
tỉnh Quảng Trị với Tổ chức Cứu trợ - Phát triển Mỹ Cathilic Relief Services Dự án giúp các trường tiểu học trong khu vực tiếp nhận kỹ năng để thực hành và tuyên truyền các thông điệp giáo dục phòng tránh bom mìn và đối xử thân ái với người khuyết tật đến cộng đồng [9]
Chương trình “Phòng tránh tai nạn thương tích” do Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em
phối hợp với Tổ chức UNICEF triển khai Chương trình nhằm giúp giảm thiểu tỉ lệ trẻ em bị
chết và tàn tật do tai nạn thương tích ở Việt Nam
Chương trình “Bạn hữu trẻ em” được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình hợp tác
quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2010-2016 Đây là chương trình
kết hợp các chương trình giáo dục, phát triển và sống còn của trẻ em, bảo vệ trẻ em và chính sách xã hội của UNICEF hỗ trợ cung cấp các dịch vụ lồng ghép cho trẻ em ở Đồng Tháp, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, “Kỹ năng từ chối –
Trang 19nói không” với những cám dỗ của cuộc sống; trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ như ma túy, lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động, biết làm chủ chính mình, kỹ năng nhận thức và quản lý cảm xúc, kỹ năng điều hành sinh hoạt nhóm… [44]
Bộ Giáo dục đã phối hợp với Ngành Công An, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đưa ra “Chương trình giảng dạy thí điểm và tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu luật an toàn giao thông” cho trẻ em các trường từ mẫu giáo đến phổ thông trung học để trang bị những kiến
thức ban đầu về luật giao thông Tuy nhiên, chương trình này mới chủ yếu đưa ra các thông điệp về an toàn mà chưa chú trọng sử dụng các phương pháp giáo dục làm thay đổi hành vi người học [9]
Nhìn chung, các chương trình trên đã giúp trẻ em, thanh thiếu niên nhận thức kỹ năng
tự bảo vệ là cần thiết đối với bản thân và bước đầu giáo dục hình thành kỹ năng này cho bản thân Đồng thời nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em Tuy nhiên, các chương trình này phạm vi triển khai còn cục bộ, thời gian thực
hiện ngắn, không thường xuyên vì vậy đối tượng thụ hưởng lợi ích của chương trình còn
hạn chế Hơn nữa, khi các dự án kết thúc thì chưa có các biện pháp để duy trì các nội dung
của dự án cũng như chưa có những khảo sát đánh giá sự kết nối các nội dung của dự án, chương trình Mặt khác, đối tượng chủ yếu của các chương trình, dự án là học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và chưa thật sự có nhiều chương trình, dự án dành cho
trẻ mẫu giáo
1.1.2.2 Nh ững tác phẩm về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
Tác giả Huyền Linh trong cuốn sách: “Cẩm nang tự vệ an toàn trong nhà” và “Cẩm nang tự vệ an toàn ra ngoài” của nhà xuất bản Thanh niên, năm 2011 đã hướng dẫn trẻ rất chi tiết cách xử lý các tình huống thiếu an toàn với bản thân Với những tình huống rất đa
dạng và gần gũi với cuộc sống của trẻ nhỏ [22], [23] Trong tác phẩm: “Cẩm nang tự vệ cho con bạn” và “Cẩm nang an toàn cho con bạn” của tác giả Lâm Trinh do nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin phát hành năm 2011 đã đưa ra những cách giúp trẻ biết ứng phó trong
những tình huống nguy hiểm, những hoàn cảnh thiếu an toàn [37], [38]
Từ năm học 2011- 2012 khi Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức đưa nội dung giáo dục
kỹ năng sống vào chương trình chính khóa cho học sinh tiểu học thì cũng đã có nhiều tài
liệu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được biên soạn chẳng hạn tài liệu: “Hoạt
Trang 20động thực tiễn tìm hiểu kỹ năng sống dành cho học sinh” của nhóm tác giả Trần Thời Kiến (Chủ biên), Đường Lệ, Đường Phương của nhà xuất bản Giáo dục đã trình bày những cách xác lập chủ đề hoạt động, lập kế hoạch hoạt động, kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm hình thành kỹ năng sống phù hợp với học sinh tiểu học, trong đó có kỹ năng an toàn, giúp trẻ học được cách tự bảo vệ và tự cứu lấy mình
Tác giả Vũ Thị Ngọc Minh và Nguyễn Thị Nga trong cuốn sách: “Giúp bé có kỹ năng
nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn” của nhà xuất bản Dân trí, năm
2012 cũng đã đưa ra 9 tình huống phổ biến trong cuộc sống mà trẻ có thể gặp nguy hiểm cùng với những biện pháp giúp phụ huynh và giáo viên hướng dẫn, giáo dục cho trẻ [24] Trong bộ sách: “Tủ sách trường học an toàn” của nhóm tác giả Nam Hồng, Dương Phong, Ngọc Lan của nhà xuất bản Đại học Sư phạm Bộ sách gồm 4 cuốn: Ngôi nhà an toàn cho trẻ, An toàn cho trẻ trên đường phố và nơi thiên nhiên, An toàn cho trẻ trong cộng đồng xã hội, Sơ cấp cứu các loại tổn thương do tai nạn ở trẻ em Bộ sách giúp trẻ đối mặt có
hiệu quả trước những nguy hiểm có thể xảy ra khi tự mình tiếp xúc với môi trường thiên nhiên và bên ngoài xã hội cũng như giúp trẻ biết rõ nguyên nhân của các tai nạn có thể xảy
ra đối với trẻ ở nơi công cộng
1.1.2.3 M ột số công trình nghiên cứu khoa học về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ ở Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam những công trình nghiên cứu khoa học độc lập về kỹ năng tự
bảo vệ và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ còn hạn chế về số lượng Tuy nhiên, kỹ năng
tự bảo vệ cũng được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu khoa học về kỹ năng
sống của trẻ Chẳng hạn, trong đề tài nghiên cứu về: “Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam”
của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Bình, Lưu Thu Thủy, Nguyễn Kim Dung, Vũ Thị Sơn đã khái quát những kỹ năng sống đặc thù với từng lứa tuổi trong đó với trẻ mầm non có kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích Đề tài đã khái quát được những nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được triển khai tại Việt Nam bao gồm nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em, các kỹ năng thực hiện quyền trẻ em [7] Tuy nhiên, đề tài chưa có những đánh giá cụ thể biểu hiện thực trạng kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mầm non Tác giả Mai Hiền Lê trong đề tài: “Kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Thực hành Thành Phố Hồ Chí Minh” năm 2010 cho thấy kỹ năng giữ an toàn cá nhân
của trẻ còn ở mức độ thấp [18]
Trang 21Tác giả Lê Thị Thanh Thúy trong đề tài nghiên cứu: “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi” đề tài được triển khai nghiên cứu tại một số trường mầm non tại Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng tự phục vụ và tự bảo vệ mình… đạt ở mức độ thành thạo chiếm tỉ lệ thấp [35]
Năm 2012, trong đề tài nghiên cứu cấp cơ sở: “Kỹ năng tự vệ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non tại Thành Phố Hồ Chí Minh” của tác giả Mai Hiền Lê cho thấy mức độ hình thành kỹ năng tự bảo vệ của trẻ còn thấp [19]
Hiện nay, các công trình nghiên cứu một cách hệ thống, dựa vào những cơ sở giáo dục
học để tìm hiểu thực trạng giáo dục cũng như đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hầu như chưa có Vì vậy, việc xác định các nội dung, biện pháp giáo dục kỹ năng này là việc làm cần thiết
Như vậy, kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết của
trẻ, tuy nhiên việc nghiên cứu kỹ năng này còn hạn chế, mới chỉ dừng lại trong các chương trình triển khai giáo dục kỹ năng này
Tại Việt Nam, những tài liệu biên soạn cho kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi còn ít Những công trình nghiên cứu khoa học về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của trẻ chưa nhiều, do vậy chưa có những đánh giá cụ thể và mang tính khái quát về thực trạng của
việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng này cho trẻ
1.2 L ý luận về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.2.1.1 Khái ni ệm kỹ năng
Nhắc đến kỹ năng tự bảo vệ, chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu thuật ngữ kỹ năng, kỹ năng
s ống để có một cách nhìn tổng thể và khoa học Khi bàn về khái niệm kỹ năng, các tác giả
đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng Song có thể khái quát lại thành hai cách đặt vấn đề khác nhau của các tác giả
• Cách thứ nhất: xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kĩ thuật hành động Theo cách đặt vấn đề thứ nhất có các tác giả: Trần Trọng Thủy, V.A.Kruteski, Ph.N.Gonobolin, A.G.Kovaliov…
Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động con
Trang 22Theo tác giả V.A.Kruteski trong cuốn sách Tâm lý học xuất bản năm 1980, cho rằng:
“K ỹ năng là các phương thức thực hiện hoạt động- cái mà con người lĩnh hội được”
A.G.Kovaliov thì nhấn mạnh: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp
v ới mục đích và điều kiện của hành động” [16]
Các tác giả này cho rằng kỹ năng được xem là phương tiện thực hiện hành động phù
hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững, người có kỹ năng
hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần tính đến kết quả của hành động
Như vậy, theo quan niệm thứ nhất có thể nhận thấy kỹ năng là mặt kĩ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kĩ thuật hành động Họ coi trọng cách
th ức thực hiện hành động hơn kết quả của hành động đó
• Cách thứ hai: xem xét kỹ năng nghiêng về năng lực của con người
Theo cách đặt vấn đề thứ hai có các tác giả: K.K.Platonov, G.G.Golubev, N.D.Levitov, Lê Văn Hồng, Vũ Dũng, Huỳnh Văn Sơn…
Tác giả K.K.Platonov và G.G.Golubev cho rằng: “Kỹ năng là năng lực của người thực
hi ện công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và trong kho ảng thời gian tương ứng” [43]
N.D.Levitov quan niệm rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó
hay m ột hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn,
có tính đến những điều kiện nhất định” [43]
Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri
th ức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [10]
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn quan niệm: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả
m ột hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù h ợp với những điều kiện cho phép Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kĩ thuật mà còn
bi ểu hiện năng lực của con người” [33]
Như vậy, cách xem xét kỹ năng nghiêng về năng lực của con người để thực hiện các công việc có kết quả đã bao hàm cả quan niệm kỹ năng là kĩ thuật hành động trong đó, bởi
chỉ khi sự vận dụng tri thức vào thực tiễn một cách thuần thục thì mới có được kết quả công
việc đạt chất lượng
Trang 23Từ hai cách đặt vấn đề nêu trên, chúng tôi nhận thấy, một người được coi là có kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó phải là người:
- Nắm được mục đích hành động, có tri thức về hành động, nắm được cách thức thực hiện và các điều kiện thực hiện hành động
- Thực hiện hành động đúng với các yêu cầu của hành động
- Đạt được kết quả hành động do mục đích đề ra
- Có thể thực hiện hành động có kết quả trong những điều kiện đã thay đổi
Tác giả Nguyễn Đức Hưởng đưa ra các chỉ báo đánh giá mức độ thành thạo của kỹ năng như sau:
+ Mức độ hiểu biết về hành động và các thao tác cấu thành hành động
+ Tốc độ thực hiện hành động, thực hiện các thao tác cấu thành hành động
+ Tính nhịp nhàng trong phối hợp các thao tác hành động
+ Hiệu quả của hành động
Khi đánh giá kỹ năng cần phải sử dụng tổng hợp các chỉ báo trên Nếu chỉ sử dụng một
chỉ báo đơn lẻ thì có thể dẫn đến nhầm lẫn (chẳng hạn xem người có tri thức, hoặc người có hành động nhanh hoặc người làm việc hiệu quả là người có kỹ năng) [17]
Do đó, từ các quan điểm trên chúng tôi cho rằng: Kỹ năng là khả năng vận dụng tri
th ức, kinh nghiệm một cách linh hoạt để thực hiện có kết quả một hành động nào đó trong
nh ững điều kiện phù hợp
* Các giai đoạn hình thành kỹ năng:
Khi nghiên cứu về các giai đoạn hình thành kỹ năng cũng có nhiều quan điểm khác nhau Các tác giả chia các giai đoạn hình thành kỹ năng thành nhiều giai đoạn khác nhau Theo Nguyễn Quang Uẩn, sự hình thành kỹ năng chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nắm vững các tri thức về hành động hay hoạt động
- Giai đoạn 2: Thực hiện hành động theo các tri thức đó Để thực hiện được hành động
có kết quả, tránh phương pháp thử và sai thì phải có sự tập dượt, phải có sự quan sát mẫu, làm thử Hành động càng phức tạp, sự tập dượt càng phải nhiều Muốn kỹ năng có sự ổn định và mềm dẻo có thể vận dụng vào các điều kiện tương tự thì sự tập dượt càng đa dạng
và kĩ càng Sau này kỹ năng ổn định có thể vận dụng được trong nhiều tình huống khác nhau [43]
Theo tác giả Hoàng Thị Oanh thì có 4 giai đoạn hình thành kỹ năng:
Trang 24- Giai đoạn nhận thức: là giai đoạn con người nhận thức đầy đủ mục đích, cách thức, điều kiện hành động Ở giai đoạn này, người ta chỉ nắm lý thuyết, chưa hành động thực sự
Việc nắm lý thuyết cần thiết có thể do tự học hoặc do người khác hướng dẫn Giai đoạn này
rất quan trọng vì nếu không xác định được mục đích thì sẽ không có hướng hành động được
và để hành động có hiệu quả con người phải thực hiện được các điều kiện cần thiết của hành động đó
- Giai đoạn làm thử: là giai đoạn bắt đầu hoạt động Có thể người ta hoàn toàn làm theo mẫu trên cơ sở đã nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động Có
thể người ta tự hành động theo hiểu biết của mình Ở giai đoạn này hành động vẫn còn nhiều sai sót, các thao tác còn lúng túng, hành động có thể đạt kết quả ở mức độ thấp hoặc không đạt kết quả
- Giai đoạn bắt đầu hình thành kỹ năng: Ở giai đoạn này người ta có thể hành động độc lập, ít sai sót, các hành động thuần thục hơn, hành động đạt kết quả trong những điều
kiện quen thuộc
- Giai đoạn kỹ năng được hoàn thiện: Là giai đoạn hành động được thực hiện có kết
quả không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong điều kiện khác nhau, các thao tác thuần thục, các hành động được thể hiện có sáng tạo [28]
Tóm lại, mặc dù có nhiều cách phân chia các giai đoạn hình thành kỹ năng Nhưng chung quy lại để hình thành một kỹ năng nào đó, cần phải bắt đầu từ giai đoạn nắm được tri
thức về kỹ năng và sau đó là đến giai đoạn hình thành kỹ năng từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
1.2.1.2 Khái ni ệm kỹ năng sống
Kỹ năng sống (life skills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực
Sống là một quá trình hoạt động đòi hỏi con người phải có những kỹ năng nhất định và
rất khó để liệt kê đầy đủ những kỹ năng cần thiết cho con người trong quá trình sống Nhưng thuật ngữ “sống” ở đây được nhìn nhận dưới góc độ tâm lí và góc độ tâm lí – xã hội Như vậy, những kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn không được đề cập và phân tích như kỹ năng sống mặc dù nó có mối quan hệ rất chặt chẽ để con người có thể sống, tồn tại
và phát triển Hơn thế nữa, nếu hiểu theo nghĩa hẹp của kỹ năng sống thì sống có nghĩa là
tồn tại cho nên những kỹ năng sống được phân tích ở đây là những kỹ năng giúp cho con
Trang 25người tồn tại về mặt thể chất và mặt tâm lí [33] Như vậy, khái niệm “kỹ năng sống” ở đây được chọn lọc để hướng đến những kỹ năng cần thiết mà con người, đặc biệt là thế hệ trẻ có
thể tồn tại một cách đúng nghĩa trong cuộc sống xã hội
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng
và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của
cuộc sống hàng ngày
Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về khả năng
tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho rằng:
“Kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày” Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết,
gồm các kỹ năng tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức
được hậu quả,…; Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng,
cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,… ; Học để sống với người khác, gồm các kỹ năng xã hội như:
giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông;
H ọc để làm, gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục
tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
Theo tác giả Xkomni thì kỹ năng sống là khả năng con người thực hiện những hành vi thích ứng với thách thức và những đòi hỏi của cuộc sống Kỹ năng sống thể hiện năng lực
sống của con người trong cuộc sống cá nhân, trong mối quan hệ xã hội,… [33]
Kỹ năng sống còn có nghĩa là khả năng phân tích tình huống và hành vi, khả năng phân tích hậu quả của hành vi và khả năng tránh một số tình huống nào đó (UNICEF, Thái Lan: 1995) Ngoài ra, “kỹ năng sống” còn có nghĩa là khả năng ứng phó với các tình huống nguy cơ để dự phòng đối với các vấn đề sức khỏe (UNAIDS: 1997) [6]
Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) thì kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý
những vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người
Từ những khái niệm trên, có thể kết luận rằng kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
Trang 26- Đó là khả năng sống cuộc sống hằng ngày của mỗi người (với nhiều tình huống khác nhau) một cách hợp lí và có ích cho người khác
- Đó là khả năng mà mỗi người ứng xử, ứng phó trước các tình huống trong cuộc sống
- Đó là khả năng của mỗi người làm chủ bản thân, ứng xử với những người khác và với xã hội một cách hợp lí trong cuộc sống hằng ngày của mình
Như vậy, có khá nhiều khái niệm rất rõ về kỹ năng sống, nhưng có thể nêu lên một cách ngắn gọn: Kỹ năng sống là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ
tr ực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào
nh ững hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu
qu ả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hằng ngày [6]
* Phân loại kỹ năng sống:
Tùy theo những quan niệm khác nhau mà sẽ có nhiều cách phân loại kỹ năng sống khác nhau Có thể khái quát lại như sau:
• Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống gồm ba nhóm kỹ năng:
+ Nhóm một: Nhóm kỹ năng nhận thức gồm các kỹ năng cơ bản: tự nhận thức bản thân, tự đặt mục tiêu và xác định mục tiêu, kỹ năng tư duy, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
chế và kiểm soát được cảm xúc, kỹ năng nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc
sẻ, hợp tác, kỹ năng gây thiện cảm, kỹ năng giao tiếp truyền thông
• Theo Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), kỹ năng sống được phân chia thành những nhóm như sau:
có để có thể thích ứng với cuộc sống chung như: kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đến
cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội
+ Nhóm hai: Nhóm kỹ năng chuyên biệt gồm một số kỹ năng sống được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: kỹ năng về sức khỏe và dinh dưỡng, các kỹ năng liên quan đến giới và giới tính, các kỹ năng liên quan đến môi trường thiên nhiên, các
kỹ năng liên quan đến cuộc sống gia đình, đến môi trường cộng đồng…
Trang 27• Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) là tổ chức có những nghiên cứu sâu
về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân Họ phân chia thành ba nhóm
kỹ năng cơ bản dưới đây:
+ Nhóm một: Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình gồm một số kỹ năng như: tự nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống, kỹ
năng bảo vệ bản thân,…
+ Nhóm hai: Nhóm kỹ năng nhận thức và sống với người khác gồm các kỹ năng như:
kỹ năng thiết lập quan hệ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm,…
+ Nhóm ba: Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả gồm một số kỹ năng như: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra quyết định, ứng xử, giải quyết vấn đề,…
Ở mỗi góc độ khác nhau, cách phân loại kỹ năng sống có thể khác nhau, tuy nhiên, dù
có phân loại trên góc nhìn nào đi nữa thì kỹ năng sống phải là những khả năng thuộc về năng lực cá nhân, giúp bản thân tồn tại và làm chủ cuộc sống của mình cũng như đạt được
những mục tiêu sống một cách hiệu quả [33]
Dưới góc nhìn thực tế, việc giáo dục kỹ năng sống trên bình diện kỹ năng tâm lí hay kĩ năng tâm lí- xã hội luôn cho thấy giữa các kỹ năng có sự liên quan khá mật thiết với nhau Chính vì lẽ đó, việc quan tâm đến từng loại kỹ năng lại không thực sự có ý nghĩa bằng việc quan tâm đến bản chất của kỹ năng đó cũng như những biện pháp rèn luyện và quá trình hình thành từng loại kỹ năng này đối với từng cá nhân cụ thể
Như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, nếu xét dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân theo cách phân loại kỹ năng sống của UNICEF thì kỹ năng tự bảo vệ là một trong
những kỹ năng cần thiết cho trẻ em nói riêng và con người nói chung Trong sự phát triển
của cá nhân, mỗi người đều có nhu cầu được đảm bảo về mặt an toàn, cũng như mỗi người
sẽ gặp nhiều thử thách, tình huống khó khăn và nguy hiểm… Việc quan tâm giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ này cho trẻ em và mọi người sẽ đảm bảo sự an toàn cho cá nhân, giúp họ vượt qua được những “chướng ngại vật” trong cuộc đời, để có thể tồn tại và phát triển trong gia đình và cộng đồng xã hội
1.2.1.3 Khái ni ệm kỹ năng tự bảo vệ
Khi nói đến thuật ngữ “tự bảo vệ” thông thường người ta thường liên tưởng đến việc
một cá nhân nào đó có thể đang gặp nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn, sinh mạng và họ phải nghĩ đến việc dùng cách thức nào đó chẳng hạn như: kêu cứu, võ thuật,… để chống trả, ứng
Trang 28phó với những tình huống khó khăn đó Nói cách khác, “tự bảo vệ” nghĩa là chủ thể hay cá nhân nào đó cần có những kiến thức, những cách ứng xử phù hợp nhất trong những hoàn
cảnh nhất định để tự bảo vệ lấy bản thân Những thuật ngữ gần nghĩa với kỹ năng tự bảo vệ:
* Kỹ năng thoát hiểm
* Kỹ năng sinh tồn
* Kỹ năng sống còn
* Kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm
* Kỹ năng ứng phó với tình huống khẩn cấp
* Kỹ năng tự vệ
Theo từ điển Tiếng Việt tự bảo vệ có nghĩa là: Tự che chở, tự bảo vệ lấy mình, tự mình
giữ lấy mình, chống lại sự xâm hại của kẻ khác [19]
Ngoài những thuật ngữ nêu trên, đôi khi chúng ta còn được nghe đến thuật ngữ “giữ an toàn” Theo tác giả Yayne Dendhire, trong bộ sách Healthy Habits của nhà xuất bản giáo
dục Macmillan, Úc đã đưa ra khái niệm về giữ an toàn (safety) như sau: “Giữ an toàn là
tránh kh ỏi những nguy hại, khỏi những mối nguy hiểm như bị tổn thương về thể xác hoặc tinh th ần” [55]
Như vậy, “giữ an toàn” và “tự bảo vệ” đều cùng mục đích là đem lại sự an toàn cho cá nhân nào đó Vì vậy, chúng tôi cho rằng:
“K ỹ năng tự bảo vệ là khả năng con người vận dụng những kiến thức để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm
có th ể xảy đến để bản thân được an toàn”
Và: “K ỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là khả năng trẻ 5-6 tuổi vận dụng
nh ững kiến thức, kinh nghiệm của trẻ để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó được trước các tình hu ống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến để bản thân được an toàn”
• Các giai đoạn hình thành kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
Dựa vào cách phân loại các giai đoạn hình thành kỹ năng của tác giả Hoàng Thị Oanh, theo chúng tôi với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để hình thành kỹ năng nói chung và kỹ năng tự bảo
vệ nói riêng cần trải qua các giai đoạn:
* Giai đoạn nhận thức: là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành kỹ năng tự
bảo vệ Giai đoạn này rất quan trọng vì để hành động có hiệu quả con người phải thực hiện
và nắm được những điều kiện cần thiết của hành động đó Ở giai đoạn này, người lớn hoặc
Trang 29GVMN hướng dẫn trẻ nắm được lý thuyết hành động, nhận thức đầy đủ mục đích, cách
thức, điều kiện hành động chứ chưa hành động thực sự
* Giai đoạn làm thử: là giai đoạn trẻ bắt đầu hành động Lúc này, trẻ hoàn toàn
có thể làm theo mẫu trên cơ sở nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động hoặc trẻ có thể hành động theo hiểu biết của mình Ở giai đoạn này, hành động của trẻ
vẫn còn nhiều sai sót, các thao tác còn lúng túng, hành động có thể đạt ở mức độ thấp hoặc không đạt kết quả
* Giai đoạn kỹ năng bắt đầu hình thành: là giai đoạn trẻ đã có thể hành động độc
lập, ít sai sót, các hành động tự bảo vệ thực hiện thuần thục hơn, hành động đạt kết quả trong những điều kiện quen thuộc
* Giai đoạn kỹ năng được hoàn thiện: là giai đoạn trẻ thực hiện hành động tự bảo
vệ có kết quả không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong những hoàn cảnh mới, các thao tác thuần thục, các hành động đã có sự sáng tạo [19]
kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
1.2.2.1 Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
* Đặc điểm phát triển trí nhớ:
- Các hình thức ghi nhớ và nhớ lại có chủ định bắt đầu xuất hiện ở mẫu giáo nhỡ (4-5
tuổi) và phát triển mạnh ở mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) do hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp
và do yêu cầu của người lớn đối với trẻ ngày càng cao Loại ghi nhớ có chủ định của trẻ vẫn
là ghi nhớ máy móc
- Trí nhớ vận động: Trẻ có thể dần bỏ hình mẫu, nhưng những lời chỉ dẫn của người
lớn vẫn có ý nghĩa Động tác vững vàng hơn, nhanh và chính xác hơn, ít có những động tác
thừa của cơ thể
- Trí nhớ hình ảnh: Trí nhớ hình ảnh đặc biệt phát triển Trẻ nhớ những bức tranh mà
trẻ đã vẽ, nhớ phong cảnh mà trẻ đã tham quan Biểu tượng thế giới xung quanh ở trẻ đã gắn
kết với nhau, mang tính sinh động và hấp dẫn
giới xung quanh, đòi hỏi trẻ phải nắm vững ngôn ngữ, điều này giúp trẻ phát triển trí nhớ từ
ngữ logic
Trang 30- Trí nhớ cảm xúc: Trẻ nhớ những cảm xúc vui buồn mà trẻ đã trải qua Trí nhớ cảm xúc là một dạng của sự hồi tưởng giúp đời sống của trẻ thêm phong phú và tinh tế Sự hồi tưởng có liên quan đến tự ý thức của trẻ Trong hồi tưởng của trẻ có những điều liên quan đến những thời điểm quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ và trong quan hệ với người khác Trí
nhớ tác động đến quá trình hình thành nhân cách
* Đặc điểm phát triển tư duy:
Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tư duy chủ yếu là tư duy trực quan hình ảnh Khi giải quyết
vấn đề đặt ra, trẻ hay suy nghĩ dựa vào tư duy trực quan hình ảnh Trẻ giải quyết các vấn đề
dựa vào các hình ảnh cụ thể vẫn dễ dàng hơn khi bài toán đó được giao dưới hình thức các con số trừu tượng Do đó, các bài tập, các tình huống của giáo viên đưa ra cho trẻ thực hiện
cần có nhiều hình ảnh minh họa
* Đặc điểm phát triển tưởng tượng:
Trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo được phát triển mạnh mẽ Tuổi mẫu giáo là giai đoạn phát cảm về sự phát triển tưởng tượng Trẻ rất hay tưởng tượng Hình ảnh tưởng tượng của
trẻ bay bổng, giàu màu sắc xúc cảm và đôi khi phi hiện thực
Tưởng tượng của trẻ vẫn chủ yếu mang tính tái tạo, không chủ định Tưởng tượng tái
tạo của trẻ mang tính có chủ định và tích cực hơn Tưởng tượng có chủ đích dần được hình thành khi trẻ tự xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch và thực hiện ý tưởng ấy Trẻ có khả năng tưởng tượng thầm trong đầu, không cần chỗ dựa trực quan ở bên ngoài Tưởng tượng sáng
tạo dần được phát triển
Do vậy, khi tiến hành các bài tập với các tình huống giả định yêu cầu trẻ đóng vai các nhân vật trong tình huống thì trẻ hoàn toàn có khả năng thực hiện được
1.2.2.2 Đặc điểm phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
* S ự phát triển của các động cơ hành vi:
Ở tuổi này những động cơ “xã hội” bắt đầu chiếm vị trí ngày càng lớn trong số các động cơ đạo đức Lúc này, trẻ đã hiểu rằng những hành vi của chúng có thể mang lại lợi ích cho những người khác và chúng bắt đầu thực hiện những công việc vì người khác theo sáng
Trang 31động cơ tiêu cực Ở lứa tuổi này bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ bậc của các động cơ Đó là một cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo Trong mỗi công việc trẻ đều có một hệ thống thứ bậc động cơ thúc đẩy
Ở lứa tuổi này, hành vi của trẻ tương đối xác định Nếu động cơ xã hội chiếm ưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp Ngược lại, nếu động cơ nhằm
thỏa mãn quyền lợi riêng tư chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi cá nhân ích kỷ, dẫn đến những vi phạm về chuẩn mực đạo đức xã
hội Do vậy, cần phải tạo ra những tình huống để gợi lên những hành vi đạo đức tốt đẹp
* S ự hình thành ý thức:
Đến cuối tuổi mẫu giáo thì ý thức bản ngã của trẻ mới được xác định rõ ràng Đến lúc này trẻ mới hiểu được mình như thế nào, có những phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao và tại sao mình có hành động này hay hành động khác Ý thức bản ngã của trẻ được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công hay thất bại của mình,
về những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, về những khả năng hay khiếm khuyết Đến cuối tuổi này, trẻ nắm được kỹ năng so sánh mình với người khác, điều này là cơ
sở để tự đánh giá một cách đúng đắn hơn và cũng là cơ sở để noi gương những người tốt,
việc tốt
Sự tự ý thức của trẻ còn thể hiện trong việc trẻ nhận ra mình là trai hay gái và có
những hành vi ứng xử phù hợp với giới tính của mình
Ý thức bản ngã được xác định giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình phù
hợp với chuẩn mực xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội
1.2.1.3 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Các hình thức ngôn ngữ có kết cấu chặt chẽ được hình thành, tính biểu cảm của ngôn
ngữ được phát triển Đứa trẻ nắm được quy luật của tiếng mẹ đẻ, học cách sắp xếp những ý nghĩ của mình một cách logic, chặt chẽ Sự lập luận trở thành phương pháp giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ, ngôn ngữ trở thành công cụ của tư duy và phương tiện của nhận thức
Chức năng điều khiển của ngôn ngữ được phát triển biểu hiện trong sự hiểu các tác
phẩm văn học, sự thực hiện hướng dẫn và yêu cầu của người lớn Chức năng lập kế hoạch
của ngôn ngữ được hình thành khi giải quyết các nhiệm vụ thực hành và nhiệm vụ trí tuệ
Trang 32Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo trở thành hoạt động đặc biệt dưới các hình thức như: sự
lắng nghe, đàm thoại, thảo luận và kể chuyện Hoàn thiện quá trình phát triển ngữ âm, xuất
hiện những tiền đề nắm vững ngữ pháp [19]
Ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi thì sự nhận thức và quá trình lĩnh
hội, tích lũy kinh nghiệm, biểu tượng, vốn sống so với các lứa tuổi trước đã khá phong phú hơn Điều đó giúp trẻ có những nhận biết cơ bản về một số đồ vật không an toàn, những nơi nguy hiểm, một số tình huống khó khăn… và có những cách ứng phó và bảo vệ bản thân Nói cách khác, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có những hiểu biết nền tảng và có kỹ năng tự bảo vệ cho bản thân trẻ Tuy nhiên, kỹ năng tự bảo vệ của trẻ còn nhiều hạn chế
Thực tế chúng ta thấy rằng, do đặc trưng tâm lí lứa tuổi mẫu giáo, trẻ 5-6 tuổi thường hay bắt chước các hành động của người lớn Trẻ rất dễ bị mất tập trung bởi những cảnh vật
mới lạ hoặc những đồ vật trong tay trẻ nếu thình lình rơi xuống đất hoặc lăn vào những nơi nguy hiểm như hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm,… Trẻ sẽ tìm cách đuổi theo mà không chú ý đến những nguy hiểm trước mắt Hơn nữa, trẻ tuổi mẫu giáo ít khi ghi nhớ những điều
gì nếu chỉ nói một lần với trẻ Để trẻ có thể nhớ những gì người lớn dạy, hãy nhẹ nhàng
nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho đến khi trẻ nhớ
Nhu cầu khám phá thế giới, môi trường xung quanh là một trong các nhu cầu rất lớn
của trẻ Trẻ luôn khao khát tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh bất kể chúng có an toàn hay không Đặc biệt, đối với những đồ vật hàng ngày bị người lớn cấm đoán, không cho phép được tiếp xúc hoặc chơi thì khi không có sự giám sát của người lớn trẻ sẽ tò mò muốn khám phá xem chúng như thế nào.Vì thế, trẻ không lường trước được những nguy hiểm có
thể gặp phải Các nguy cơ đó có thể đến từ: đồ chơi trơn trượt, đồ chơi bị gãy hỏng một mắt xích nào đó, hoặc chơi các trò chơi nguy hiểm: trèo cây, vin cành, ném cát – đất vào mặt nhau, trêu nghịch các con vật, chạm vào bô xe máy đang nóng…
Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tư duy của trẻ vẫn mang tính trực quan, sự quan sát và đánh giá của trẻ còn mang đậm màu sắc chủ quan, cảm tính rất dễ bị thuyết phục, nếu những người xấu nắm được đặc điểm tâm lí của trẻ như: thích ăn kẹo, thích xem phim hoạt hình,
nhận quà, chơi đồ chơi,… là cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng và dụ dỗ trẻ Hay trong những tình
huống, hiện tượng bất thường nào đó xảy ra như: đi lạc, đám cháy, động đất, bắt cóc, một tai
nạn hay một vật gì đó bất ngờ đổ sập xuống trẻ … trẻ thường không đủ bình tĩnh để phán
Trang 33đoán, để quyết định hành động, xử trí như thế nào trong những tình huống như vậy
Với những đặc điểm về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nêu trên thiết nghĩ
vấn đề giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ là rất cấp thiết
1.2.4 Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.2.4.1 Khái ni ệm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Giáo dục (theo nghĩa rộng – nghĩa xã hội học) là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh
những kinh nghiệm xã hội của loài người” [1]
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là bộ phận của quá trình sư phạm (quá trình giáo dục) là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi, và thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẩm mỹ, vệ sinh … [1]
Trong mối quan hệ với khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp nêu trên, tác
giả Nguyễn Thị Diệu Hà trong đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua hoạt động vui chơi” đã trình bày, giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động
có định hướng, có chủ đích phù hợp với tâm lý đối tượng nhằm bồi dưỡng hoặc làm thay đổi những phẩm chất và năng lực của đối tượng
Với khái niệm về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tác giả Mai Hiền Lê
là khả năng trẻ 5-6 tuổi vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của trẻ để nhận diện và đồng thời biết cách ứng phó trước các tình huống khó khăn, những hoàn cảnh nguy hiểm
xảy đến với bản thân và giúp bản thân được an toàn
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của trẻ từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội [9]
Có thể thấy rằng, quá trình giáo dục nói chung và quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng là một quá trình giáo dục gồm nhiều thành tố: mục đích,
nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức Các thành tố có quan hệ mật thiết và có tính biện chứng với nhau, đặc biệt là với phương pháp giáo dục để thực hiện mục tiêu giáo
dục, mục đích của quá trình sư phạm
Trang 34Và như vậy, theo chúng tôi: “Qúa trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi là quá trình dưới sự tổ chức, lãnh đạo có mục đích của giáo viên nhằm giúp trẻ trang
bị những kiến thức giữ an toàn và học cách nhận biết, thực hành các hành động đúng và kịp
thời để bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm”
1.2.4.2 Các nguyên t ắc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi
* Nguyên tắc phát triển toàn diện:
Nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ phải dựa trên sự phát triển toàn diện 5 lĩnh vực nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mĩ
* Nguyên tắc hệ thống:
Quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ được tiến hành một cách có hệ thống thể hiện qua nội dung kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày Tổ chức thường xuyên các giờ học có mục đích, có chủ đề giáo dục an toàn, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trước các tình huống nguy
mối nguy hiểm Điều này phụ thuộc vào điều kiện cư trú và giáo dục của gia đình Nguyên
tắc này nhấn mạnh đến vai trò của quá trình giáo dục có mục đích các kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ
* Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm lứa tuổi:
Có 2 cách tiếp cận:
Cách tiếp cận thứ nhất: quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được phân chia
rạch ròi theo từng độ tuổi: nhà trẻ, mẫu giáo (3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi) với nội dung giáo dục đặc thù
Cách tiếp cận thứ hai: quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được tiến hành theo
lớp ghép với nhiều độ tuổi Nội dung giáo dục phong phú, đa dạng nhằm tạo ra sự tương tác, trao đổi những kinh nghiệm cá nhân giữa các trẻ không cùng độ tuổi với nhau
Trang 35* Nguyên tắc phối hợp giữa gia đình và nhà trường:
Mục đích chính của nguyên tắc là GV cần thống nhất nội dung giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ cho trẻ giữa gia đình và nhà trường Đề cao vai trò của phụ huynh và gia đình cùng tham gia tích cực trong quá trình giáo dục trẻ [48]
1.2.4.3 Vai trò - Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đối với sự phát triển của
tr ẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
* Vai trò:
Kỹ năng tự bảo vệ thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội:
- Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của trẻ, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng Việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ chính là những nhịp
cầu giúp trẻ biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh
- Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề, tình huống nguy hiểm một cách tích cực và phù hợp hơn Ngược lại, nếu trẻ không có kỹ năng tự bảo vệ sẽ thụ động, có những thái độ, hành vi tiêu cực; sẽ chậm trễ trong việc đưa ra quyết định và phải trả giá cho quyết định sai lầm của mình
- Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ sẽ thúc đẩy ở trẻ những hành vi mang tính xã hội tích
cực; giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền của trẻ em, quyền công dân được công nhận trong luật pháp Việt Nam và Quốc tế
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là yêu cầu cấp thiết đối với trẻ:
- Lứa tuổi mầm non, đặc biệt ở độ tuổi 5-6 tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu trí tưởng tượng, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị rơi vào những tình huống có thể nguy
hiểm, không an toàn cho bản thân Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ giúp trẻ có thái độ, hành
vi, khả năng ứng phó một cách tích cực trong các tình huống nguy hiểm với bản thân cũng như các tình huống khác trong cuộc sống [31]
* Ý nghĩa:
Kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng nền tảng góp phần giúp trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng đi
Trang 36học lớp 1 Chẳng hạn: Khi trẻ được học cách bảo vệ bản thân thì sẽ không tạo cơ hội cho những hành vi tiêu cực từ các đối tượng khác phát triển
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi có ảnh hưởng đến phát triển toàn diện nhân cách trẻ về các mặt thể chất, tình cảm – xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sàng đi học Cụ thể: giáo dục kỹ năng tự bảo vệ giúp cho trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo, bền bĩ, chủ động, có khả năng thích ứng được với những thay đổi, những khó khăn, thử thách từ cuộc sống [6]
1.2.4.4 Các y ếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tu ổi
Để đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nói riêng cần phải xem xét đến các yếu tố sau:
* Tương tác người dạy và người học:
Nhìn chung, trung tâm của mọi việc trong giáo dục là tương tác giữa người dạy và người học Điều đó có nghĩa là chất lượng được tạo ra trong quá trình tương tác này
Chương trình Dakar về hành động giáo dục cho mọi người đã đưa ra nhu cầu đặc biệt
về đào tạo giáo viên tốt và các kĩ thuật học tập tích cực để tác động đến giáo dục Điều này càng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng tự bảo vệ, giáo viên cần
phải chú ý đến cách dạy, sử dụng các dạng khác nhau của phương pháp tương tác để khích
lệ sự tham gia
* Nội dung; Chương trình và tài liệu giảng dạy:
Tiếp cận kỹ năng tự bảo vệ thể hiện việc vận dụng vào thực tế cuộc sống những kiến
thức, thái độ, kỹ năng và sử dụng các phương pháp dạy học tương tác Với ý nghĩa đó, tiếp
cận kỹ năng tự bảo vệ có thể sử dụng để cải thiện bất cứ một chủ đề nào của chương trình
nội dung dạy học như: Bản thân, Gia đình, Trường mầm non, Nghề nghiệp, Giao thông, Thế
giới thực vật - động vật và những chủ đề khác Nội dung giáo dục cần phù hợp với kinh nghiệm, nhu cầu của cả trẻ nam và nữ, cũng như nhu cầu của xã hội
Chương trình và tài liệu giảng dạy, học tập là những thành tố cốt lõi của giáo dục, nó
là một thành phần bổ trợ cho người giáo viên giỏi và người học muốn tìm tòi Do đó, điều quan trọng đối với người biên soạn chương trình là phải tính đến cả người học và người dạy khi xây dựng tài liệu sử dụng cách tiếp cận kỹ năng tự bảo vệ và gắn kết trực tiếp các ví dụ, hình ảnh minh họa với các kinh nghiệm và hứng thú của cả trẻ nam và nữ Và cần thêm các
Trang 37phương tiện dạy học như đĩa CD- Rom, đĩa phương tiện, máy chiếu và các phương tiện biểu đạt khác như: ti vi, truyền thanh
* Quá trình và môi trường hoạt động:
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục đòi hỏi phải có một không gian đa dạng, mới lạ,
và bầu không khí thân thiện cởi mở, lành mạnh, an toàn và có khả năng bảo vệ… có như
vậy mới kích thích hứng thú chơi, hoạt động của trẻ và thúc đẩy trẻ rèn luyện kỹ năng theo
khả năng của mình Môi trường giáo dục không chỉ trong nhà trường mà còn ở gia đình và
cộng đồng Cần phải kết hợp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ với các điều kiện bổ sung như phát triển môi trường tâm lí xã hội thuận lợi và gắn với các dịch vụ của cộng đồng [9]
1.2.4.5 N ội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, có những kiến thức cơ bản về giữ an toàn; biết được những điều nên làm
và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc
sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai [6]
Xem xét trong Chương trình giáo dục mầm non được ban hành theo thông tư số 17/2009-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì nội dung giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được cụ thể như sau:
- Trong lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất:
+ Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng
+ Nhận biết và phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ
- Trong lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ:
+ Làm quen với một số kí hiệu trong cuộc sống: kí hiệu giao thông, kí hiệu nơi nguy hiểm [4]
Bên cạnh đó, nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ còn được đề cập trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi được ban hành theo thông tư 23/2010- BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Cụ thể như sau: “Chuẩn 6 – Trẻ có hiểu biết và thực hành
an toàn cá nhân” gồm các chỉ số:
+ Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm
+ Chỉ số 22: Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm
Trang 38+ Chỉ số 23: Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm
+ Chỉ số 24: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép
+ Chỉ số 25: Biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm
+ Chỉ số 26: Biết hút thuốc lá có hại và không lại gần người đang hút thuốc [5] Như vậy, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ cũng đã được đưa vào Nội dung Chương trình giáo dục mầm non 2009 và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi Qua đó cho thấy được
tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng này với trẻ 5-6 tuổi
1.2.4.6 Phương pháp – Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6
tu ổi
Phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
Như đã trình bày ở trên, giáo dục là một quá trình tác động lẫn nhau giữa người giáo
dục và người được giáo dục một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành nhân cách con người, thực hiện những mục tiêu giáo dục bằng con đường dạy học và các hoạt động đa
dạng khác của nhà trường sư phạm [1]
Những công trình nghiên cứu sư phạm và tâm lý học thu được những dữ kiện chứng tỏ
việc trẻ (người được giáo dục) nắm được những nội dung tri thức khác nhau là kết quả hoạt động tư duy của chúng do giáo viên tổ chức một cách phù hợp với những đặc điểm của tài
liệu được tiếp thu Và một trong những thành tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục đó chính là phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là những cách thức làm việc của giáo viên và của trẻ em được giáo viên hướng dẫn những tri thức, kỹ năng và thói quen mới hình thành thế giới quan và phát triển năng lực [2]
Một phần quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là sự tương tác giữa
kiến thức mới hay kinh nghiệm mới với thông tin hay kinh nghiệm đã có sẵn Vận dụng quá trình suy nghĩ và thực hành là trung tâm của các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
Kỹ năng tự bảo vệ của trẻ được giáo dục, truyền đạt tốt nhất thông qua các hoạt động tích cực của trẻ Trong các phương pháp lấy người học làm trung tâm, việc giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ phụ thuộc vào quá trình học tập của trẻ cùng với người khác thông qua hoạt động nhóm như: quan sát, luyện tập, động não, sắm vai, tranh luận hoặc thảo luận
Trang 39Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng, thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, qua luyện tập thực hiện hằng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ [6]
Để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ một cách hiệu quả, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sau đây:
* Phương pháp động não:
Với mục đích làm cho trẻ tích cực và chủ động sáng tạo tham gia vào quá trình giáo
dục, phương pháp động não (kích não, bão não, khởi động…) được sử dụng nhằm giúp trẻ
phải đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đã có chút ít kinh nghiệm, hiểu biết hoặc về một vấn
đề mới trên cơ sở được cung cấp một số thông tin cơ bản, cần thiết Động não là phương pháp giúp trẻ trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một
vấn đề nào đó
Phương pháp động não có thể áp dụng để thực hiện bất kỳ vấn đề nào Và nó đặc biệt phù hợp với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống và trẻ đã có nhiều kinh nghiệm Giáo viên nêu ra câu hỏi hoặc vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc một nhóm Tất cả ý
kiến của trẻ đều cần được giáo viên kích lệ và thừa nhận [21]
* Phương pháp phân tích tình huống:
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ không phải là giáo dục theo kiểu giáo điều, lý thuyết suông mà phải gắn liền với tình huống cụ thể diễn ra trong sinh hoạt hằng ngày Giáo viên
có thể cho trẻ quan sát và phân tích tình huống “thật” bằng nhiều cách:
- Sử dụng máy ảnh, máy quay phim ghi lại những tình huống có thật
- Sử dụng các câu chuyện, mẫu tin tức có thật được lấy từ báo chí
- Sử dụng câu chuyện, bài thơ có nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
Quá trình phân tích tình huống, quan sát giúp trẻ hình thành, tích lũy kinh nghiệm thực
tiễn về kỹ năng tự bảo vệ Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị hệ thống câu hỏi hợp lí giúp trẻ
có thể bày tỏ sự hiểu biết của mình nhằm giải quyết được tình huống giáo viên đưa ra Để hình thành và có được kỹ năng tự bảo vệ một cách bền vững trẻ cần được tập luyện thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày [12]
*P hương pháp dùng lời: bao gồm các phương pháp trò chuyện, đàm thoại, thảo luận
nhóm nhỏ
Những phương pháp này giúp trẻ huy động tối đa những kinh nghiệm đã có, giải thích
Trang 40ý kiến của người khác, biết chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân Thông qua việc tích lũy các
ấn tượng cảm xúc, các hình ảnh… sẽ hỗ trợ trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ Đặc biệt, phương pháp thảo luận trong nhóm nhỏ giúp cho sự hiểu biết của trẻ trở nên sâu sắc và bền vững hơn Trẻ sẽ nhớ nhanh và lâu hơn do được giao lưu với những thành viên trong nhóm Không khí thảo luận trong nhóm khiến trẻ thoải mái, tự tin, và học được cách lắng nghe hoặc trình bày ý kiến của bản thân cũng như biết thống nhất ý kiến cá nhân
với ý kiến chung của cả nhóm một cách tốt hơn
Ngoài ra, giáo viên nên tận dụng các thời điểm trong ngày để trò chuyện với trẻ về các
mối quan hệ, các hành vi ứng xử đúng sai của con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh… Giải thích để trẻ hiểu vì sao cần phải ứng xử như vậy Khuyến khích trẻ suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc, ý tưởng, thể hiện thái độ tích cực Khi trò chuyện, giải thích cho trẻ nên dùng câu đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, gắn với kinh nghiệm sống
của trẻ Cần kiên nhẫn lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ [6]
* P hương pháp thực hành: bao gồm các phương pháp trò chơi, giao việc, trải nghiệm,
cho trẻ đọc thơ - kể chuyện, đóng vai, lập bảng…
Những phương pháp này giúp trẻ tập thử, bắt chước và tích cực thực hành thường xuyên kỹ năng tự bảo vệ
+ Cho trẻ đọc thơ, kể chuyện: Giáo viên có thể sưu tầm hoặc tự sáng tác các bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ Các tình huống có vấn đề nảy sinh trong các câu chuyện kể cũng sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống đó
+ Trò chơi đóng vai: Trẻ “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định Đây là hình
thức giúp trẻ thực hành kỹ năng một cách nhẹ nhàng Ví dụ: nếu trẻ đi siêu thị không may bị
lạc thì trẻ sẽ làm gì?
+ Trò chơi học tập: Hình thức trò chơi này giúp trẻ nhận biết, phân loại các hành vi đúng và sai, nên và không nên Từ đó, trẻ sẽ có nhận thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế để
có thể giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể
+ Lập bảng: Thiết kế và sử dụng các loại bảng để khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động Bảng được làm bằng bìa cứng hoặc gỗ để có thể sử dụng trong thời gian dài Nên thiết
kế bảng có các vách ngăn, túi, các mảnh có thể thêm vào hoặc lấy ra, các phần có thể di chuyển được [12]
Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: