Chương trình GDMN được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009 có vai trò như kim chỉ nam định hướng cho hoạt động giáo dục ở cấp học MN, trong nội dung chương trình đã có đề cập đến vi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
Thành ph ố Hồ Chí Minh - 2014
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, bài tập và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Quý Thầy Cô trường Đại học Sư Phạm Thành phồ Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Sài Gòn đã giảng dạy tôi trong suốt những năm học đại học, đặc biệt là trong hai năm học cao học Quý Thầy Cô đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi được
học tập, nghiên cứu suốt thời gian qua và hoàn thành luận văn này
TS Trần Thị Ngọc Chúc, Người thầy kính mến luôn hỗ trợ, tôn trọng, động viên, khuyến khích tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn, tiếp thêm sức
mạnh và rèn tác phong nghiên cứu khoa học cho tôi tiếp tục trên con đường
học tập, nghiên cứu khoa học hôm nay và mai sau
Gia đình, bè bạn, đặc biệt là bạn học cùng lớp cao học khóa 23 đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu và luôn ở bên cạnh giúp đỡ, chia
sẻ Cảm ơn các Ban Giám hiệu ở các trường mầm non, giáo viên mầm non và
trẻ lớp 5-6 tuổi đã nhiệt tình tham gia vào khảo sát, phỏng vấn…để tôi có thể hoàn thành luận văn
Và cuối cùng là tôi xin chân thành cảm ơn Quý hội đồng chấm đề cương
và luận văn đã dành thời gian đọc và đưa ra những ý kiến nhận xét để giúp tôi càng hiểu rõ và điều chỉnh luận văn hoàn chỉnh hơn
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
M Ở ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Những nghiên cứu về việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ và các vấn đề liên quan ở nước ngoài 6
1.1.2 Những nghiên cứu về việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ và các vấn đề liên quan ở trong nước 8
1.2 Các khái niệm công cụ 10
1.2.1 Tiết kiệm 10
1.2.2 Thói quen, đặc điểm, phân loại và cơ chế hình thành thói quen 11
1.2.3 Thói quen tiết kiệm 17
1.2.4 Giáo dục thói quen tiết kiệm 18
1.3 Những vấn đề chung của việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ 18
1.3.1 Một số đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi liên quan đến thói quen tiết kiệm 18
1.3.2 Ý nghĩa của việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 22
1.3.3 Nội dung căn bản về giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 24
1.3.4 Nước, Thực phẩm 26
1.3.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ 30
1.3.6 Biện pháp 34
Ti ểu kết chương 1 37
Trang 6Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC THÓI QUEN
MINH 38
2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh 38
2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 38
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 38
2.2 Thực trạng về giáo dục thói quen tiết kiệm và thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 42
2.2.1 Thực trạng về giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 42
2.2.2 Thực trạng thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 63
Tiểu kết chương 2 69
Chương 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN TIẾT KIỆM CHO TR Ẻ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG M ẦM NON T ẠI TPHCM 70
3.1 Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh 70
3.1.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp 70
3.1.2 Nội dung các biện pháp 72
3.1.3 Bảng quan sát trẻ, bài tập đánh giá trẻ trước và sau thử nghiệm 87
3.1.4 Tiêu chí và thang đánh giá 89
3.2 Tổ chức thử nghiệm biện pháp 90
3.2.1 Thử nghiệm 90
3.2.2 Khảo sát tính cần thiết, khả thi và mức độ thực hiện thực tế tại nhóm lớp 99
Ti ểu kết chương 3 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 112 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cách quy điểm trung bình bảng có 3 mức độ 41
Bảng 2.2 Cách quy điểm trung bình bảng có 4 mức độ 41
Bảng 2.3 Cách tính điểm mức độ thói quen tiết kiệm của trẻ 42
Bảng 2.4 Nhận thức của giáo viên về biểu hiện tiết kiệm nước của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi 42
Bảng 2.5 Nhận thức của giáo viên về biểu hiện tiết kiệm thực phẩm
của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 44
Bảng 2.6 Đối tượng dùng để tổ chức giáo dục thói quen tiết kiệm cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 46
Bảng 2.7 Mức độ tổ chức giáo dục thói quen tiết kiệm của giáo viên
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trên các đối tượng 46
Bảng 2.8 Cơ hội tổ chức giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi tại các thời điểm trong ngày 48
Bảng 2.9 Mức độ khó khăn khi thực hiện các biện pháp giáo dục thói
quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 50
Bảng 2.10 Nguyên nhân gây khó khăn trong việc thực hiện các biện
pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ 52
Bảng 2.11 Mức độ khó khăn khi thực hiện các chỉ số liên quan đến
việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 53
Bảng 2.12 Mức độ quan trọng của một số yếu tố ảnh hưởng đến việc
giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 55
Bảng 2.13 Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục thói quen tiết
kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 57
Bảng 2.14 Mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (sử dụng bảng tính điểm 4 mức độ) 58
Bảng 2.15 Nhận định của giáo viên về hiệu quả của việc giáo dục thói
quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 60
Trang 9Bảng 2.16 Mức độ nhận thức về thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi 63
Bảng 2.17 Mức độ thái độ đối với thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 64
Bảng 2.18 Mức độ kỹ năng của thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 66
Bảng 3.1 Phân chia thời gian và thứ tự thực hiện các biện pháp 85
Bảng 3.2 Tiêu chí đánh giá sản phẩm tranh vẽ 90
Bảng 3.3 Bảng quy mức độ thói quen tiết kiệm (thử nghiệm) 90
Bảng 3.4 Cách quy điểm mức độ cần thiết, khả thi và mức độ thực hiện 91
Bảng 3.5 So sánh kết quả trung bình tổng điểm trước và sau thử nghiệm 97
Bảng 3.6 So sánh mức độ trước và sau thử nghiệm 98
Bảng 3.7 Bảng khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp 100
Bảng 3.8 Bảng khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp 102
Bảng 3.9 Bảng khảo sát mức độ thực hiện khi áp dụng vào thực tế của các biện pháp 104
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đổ 1.1 Vòng lặp thói quen 13
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ trung bình tổng điểm trước và sau thử nghiệm 97
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ so sánh mức độ thói quen tiết kiệm của trẻ trước
và sau thử nghiệm 98
Biểu đồ 3.3 Biểu đổ tương quan giữa mức độ cần thiết, khả thi và
mức độ thực hiện 105
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài
Trong đời sống hằng ngày của con người diễn ra rất nhiều hoạt động,
có hoạt động cần sự tập trung chú ý, sự tham gia cao độ của ý thức và cũng có
hoạt động diễn ra một cách tự động và không cần sự kiểm soát của ý thức
Đó là những thói quen Thói quen là những điều một người làm một cách tự động, không cần phải tập trung suy nghĩ cho lắm [7] Nhờ có thói quen mà con người hoàn thành một công việc nào đó một cách dễ dàng mà không cần
sự tập trung của bộ não, nó giúp giảm tải bớt mức độ làm việc quá căng thẳng
của bộ não mà công việc vẫn hiệu quả như tập thể dục, thức dậy sớm, đánh răng, ăn uống … nhờ đó mà con người có nhiều thời gian và hướng sự tập trung trí não của mình cho những công việc phức tạp khác Những thói quen
tốt giúp nâng cao giá trị cuộc sống con người, giữ cho sự phát triển vững trong hiện tại và cả tương lai Và một trong những thói quen quan trọng mà
một đứa trẻ cần có là thói quen tiết kiệm
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng sinh sôi nhiều hơn nhưng những nguồn tài nguyên thiên nhiên là có hạn Sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên khắp thế giới rất khác nhau, nơi thừa, nơi thiếu
Cộng vào đó là việc con người khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên quá lãng phí, điều đó dẫn đến sự mất cân bằng, một bộ phận lớn người dân không được hưởng những quyền lợi chính đáng mà đáng lẽ ra họ đương nhiên phải được Chính vì vậy mà bên cạnh việc phát triển xã hội con người cần chú ý đến việc rèn luyện thói quen tiết kiệm cho chính mình để việc phát triển thật
sự bền vững cho các quốc gia và cho các thế hệ tương lai
Nếu ở nhà trẻ nhiệm vụ hàng đầu là giáo dục sức khỏe và thể chất cho
trẻ thì vào lứa tuổi mẫu giáo nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ được đặt lên hàng đầu Nhà giáo dục cần quan tâm đặc biệt đến việc hình thành cho trẻ một
Trang 12số chuẩn mực về hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội, trường lớp mẫu giáo và cộng đồng Trẻ mầm non có đặc điểm bắt chước mọi người xung quanh, ham học hỏi, thích khám phá, ấn tượng đầu đời là những ấn tượng
mạnh mẽ và lưu giữ suốt đời, …đây là khoảng thời gian tốt nhất để hình thành thói quen cho trẻ Thói quen tiết kiệm là một trong những kỹ năng sống
cần thiết cho trẻ làm hành trang bước vào trường phổ thông và cuộc sống sau này
Tuy nhiên, Về phía xã hội thời gian qua đã quan tâm nhiều hơn đến vấn
đề tuyên truyền, vận động thực hành tiết kiệm nhưng đa phần thì những công
việc đó thuộc về trách nhiệm của người lớn mà họ đã lãng quên vai trò vô cùng to lớn của trẻ: trẻ em là những người chủ tương lai của đất nước Về phía nhà trường, một ngày trẻ có đến gần 10 tiếng đồng hồ là ở trường mầm non, nhiệm vụ giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ chủ yếu thực hiện ở đây
Vì vậy vai trò của việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ ở trường mầm non
là to lớn và không nơi nào thay thế được Chương trình GDMN được Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành năm 2009 có vai trò như kim chỉ nam định hướng cho hoạt động giáo dục ở cấp học MN, trong nội dung chương trình đã có đề
cập đến việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ tuy nhiên chỉ dừng lại ở
mức tiết kiệm điện, nước và chỉ là một nội dung nhỏ, khá sơ sài Hiện nay
việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ vẫn còn nhiều hạn chế vì trẻ không được có cơ hội thực hiện, thực hiện không thường xuyên, chưa tới nơi tới
chốn, chưa thấy được lợi ích và niềm vui từ thói quen tiết kiệm Trường MN,
cụ thể là khối lớp lá 5-6 tuổi thì lại tập trung chủ yếu cho việc thực hiện Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi và những chỉ số liên quan đến việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp
Một Thêm vào đó là trong các biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ
ở còn rất chung chung, thiếu tính đặc trưng và không có nhiều biện pháp hoạt động, cung cấp kiến thức một chiều, không chú ý việc hình thành kỹ năng và thái độ đối với việc thực hành tiết kiệm cho trẻ
Trang 13Xuất phát từ những lý do trên đề tài nghiên cứu “Biện pháp giáo dục thói quen ti ết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập
2 M ục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thói quen
tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và thực trạng của việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ ở một số trường mầm non
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một
số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Khách th ể nghiên cứu
Quá trình giáo dục thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở một
số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
4.1.1 Mục đích: Nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà
nước, ngành giáo dục và các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
4.1.2 Yêu cầu: đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.2.1 Phương pháp quan sát
4.1.1.1 Mục đích: Ghi nhận những biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành
vi thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong khi sinh hoạt tại trường cũng như quan sát biểu hiện của trẻ về thói quen tiết kiệm trong khi trả lời các câu hỏi làm rõ vấn đề của người nghiên cứu
Trang 144.1.1.2 Yêu cầu: người nghiên cứu quan sát trực tiếp các thời điểm sinh
hoạt trong ngày của trẻ và đánh dấu vào bảng quan sát được thiết kế sẵn
4.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
4.1.2.1 Mục đích: bảng hỏi được xây dựng dành cho hai đối tượng là
giáo viên đang giảng dạy lớp 5-6 tuổi và phụ huynh có con đang theo học lớp 5-6 tuổi Hai bảng hỏi này mục đích là tìm hiểu về mức độ nhận thức, các phương pháp tổ chức và những khó khăn trong quá trình rèn luyện thói quen tiết kiệm cho trẻ
4.1.2.2 Yêu cầu: dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và các phương pháp
luận để xây dựng bảng hỏi phù hợp mục đích
4.2.3 Phương pháp phỏng vấn
4.2.3.1 Mục đích: để làm rõ những vấn đề mà trong quá trình quan sát
chưa thể hiện được
4.2.3.2 Yêu cầu: tiến hành phỏng vấn sau khi quan sát trực tiếp trẻ,
người nghiên cứu sẽ phỏng vấn trẻ những vấn đề chưa rõ trong quá trình quan sát dựa trên bảng hỏi đã được soạn sẵn
4.2.4 Phương pháp thử nghiệm:
4.2.4.1 Mục đích: Kiểm tra tính khả thi của các biện pháp
4.2.4.2 Yêu cầu: các biện pháp đưa vào thử nghiệm phải đáp ứng đầy đủ
các nguyên tắc khả thi, mục đích, …
4.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
4.2.5.1 Mục đích: Thu thập thông tin về thói quen tiết kiệm của trẻ thể
hiện trong sản phẩm do trẻ làm ra
4.2.5.2 Yêu cầu: trước và sau khi thử nghiệm, người nghiên cứu cho trẻ
làm các bài tập, tạo hình về chủ đề tiết kiệm, sau đó người nghiên cứu đánh giá, so sánh kết quả về thói quen tiết kiệm của trẻ thể hiện trong sản phẩm
4.2.6 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ lệ
Trang 15phần trăm, trị số trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T- Test các kết quả của quá trình điều tra thực trạng và thử nghiệm làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, quan sát và phỏng vấn
5 Gi ả thuyết khoa học
Công tác giáo dục thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn nhiều hạn chế Nếu đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục thì trẻ sẽ
có được thói quen tiết kiệm
6 Gi ới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thói quen
tiết kiệm của trẻ 5-6 tuổi với các đối tượng là nước và thực phẩm
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Đề tài dự kiến tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên bốn trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh Cụ thể là trường mầm non Nam Sài Gòn – Quận 7, trường mầm non Hoa Lan- Quận Tân Phú và trường mầm non Cẩm Tú- Quận Bình Tân và trường mầm non Hoa Cúc -
Quận Bình Tân trong thời gian dự kiến là 10 tuần ( tháng 2/2014 đến hết tháng 5/2014)
7 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề giáo dục thói quen tiết kiệm cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Thực trạng thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số
trường MN tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi
Trang 16Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ
và các vấn đề liên quan ở nước ngoài
Khi nhắc đến thói quen không thể nào không nhắc đến Thuyết hành vi
nổi bật với thuyết hành vi tạo tác của B.F.Skinner Công trình nghiên cứu về hành vi tạo tác của ông đã phát hiện ra rằng bất kỳ hành vi nào tạo nên một
kết quả thỏa mãn trong một tình huống sẽ có xu hướng được lặp lại với tần số cao hơn khi tình huống đó xuất hiện Kết quả quy định rất lớn sự lặp lại của hành vi đó Quá trình củng cố được ông minh họa thành sơ đồ: hành vi vật
củng cố hành vi được lặp lại hay được củng cố [24] Kết quả công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa rất lớn cho các nhà giáo dục ứng dụng vào để giáo dục hình thành hành vi, thói quen cho người học
Năm 2012, nhà báo Charles Duhigg đã cho xuất bản quyển sách The power of habit Tạm dịch là Sức mạnh của thói quen Qua nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra kết luận bất kỳ thói quen nào muốn được hình thành đều trải qua một quá trình, quá trình này được tác giả gọi là “Vòng lặp thói quen” gồm 3 bước: Gợi ý, hành động và cuối cùng là phần thưởng Qua thời gian, vòng lặp đó trở nên tự động hóa và thói quen cũng được tạo ra Tác giả cho rằng thói quen có một vai trò to lớn đối với cuộc sống con người [8] Năm 2013, tác giả Stephen Guise đã cho ra đời quyển sách Mini habits: Smaller habit, Bigger result Quyển sách của ông cho rằng những thói quen
nhỏ là những hành vi tích cực rất nhỏ mà nó ép buộc con người phải thực hiện
mỗi ngày Những thói quen này nhỏ đến mức tưởng chừng như nó không
trọng lượng, không cần có ý định trước khi thực hiện Tuy nhỏ như vậy nhưng
nó mang đến cơ hội thay đổi cuộc sống cho đến 99% con người trên trái đất [42]
Trang 17Nghiên cứu của tác giả Benjamin Gardner thì cho rằng thói quen chính
là sự tự động chứ không phải là sự thường xuyên Có nghĩa là thói quen đã đạt mức độ cao, việc thực hiện thường xuyên chỉ là công cụ để biến hành vi thành tự động [43]
Năm 2005, tác giả Jen Green cho phát hành quyển sách giáo dục thói quen tiết kiệm dành cho thiếu nhi có tên Why should I save water? Quyển sách nói về các cách thức mà đứa trẻ và gia đình có thể làm để tiết kiệm nước, đồng thời tác giả tập trung trả lời những câu hỏi mà đứa trẻ đặt ra trong quá trình trẻ thực hành tiết kiệm nước Những thắc mắc và cách thức trả lời câu
hỏi phù hợp với lứa tuổi của trẻ [11]
Có một vài nghiên cứu của tác giả Philippa Lally về thói quen đã được đăng trên tạp chí European journal of social psychology Tác giả Philippa Lally cùng nhóm cộng sự của mình tại trường đại học Luân Đôn vào năm
2010 tiến hành nghiên cứu trên 96 tình nguyện viên Kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra rằng để biến một hành động nào đó thành một thói quen cần mất trung bình khoảng 66 ngày thực hiện hành động đó liên tục, và tùy thuộc vào tính
chất, độ phức tạp của thói quen thì thời gian hình thành có thể dao động từ 18 đến 254 ngày hoặc hơn Bà nhấn mạnh vai trò của tình huống hay là ngữ cảnh
thực hiện hành động Tình huống hay ngữ cảnh có vai trò như gợi ý nhắc nhở
thực hiện hành động để dần biến hành động đó thành thói quen [40]
Một nghiên cứu khẳng định rằng cần ít nhất 21 ngày để hình thành nên
một thói quen Con số 21 ngày có thể đến từ một cuốn sách xuất bản năm
1960 bởi bác sỹ Maxwell Maltz Ông để ý thấy rằng những người cụt chân/tay, trung bình cần khoảng 21 ngày để điều chỉnh với việc mất 1 chi và bác sỹ Maxwell cho rằng con người cần 21 ngày để điều chỉnh, thích nghi với
một vài thay đổi quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, những nghiên cứu
gần đây đã chứng minh 21 ngày là thiếu căn cứ
Trang 181.1.2 Những nghiên cứu về việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ
và các vấn đề liên quan ở trong nước
Nội dung GD bảo vệ môi trường cho trẻ MG 5 tuổi, Trung tâm Nghiên
cứu GDMN, năm 2002 đã đưa ra nội dung các HĐ thực tiễn của trẻ góp phần
bảo vệ môi trường: tiết kiệm trong sinh hoạt (tiết kiệm điện, nước, đồ dùng đồ chơi) Chương trình GDMN thí điểm 2005-2006 GD trẻ quan tâm đến môi trường, tiết kiệm điện, nước
Trong quyển sách Giáo trình giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non của tác giả Nguyễn Thị Hòa có đề cập đến việc giáo dục trẻ phải biết tiết kiệm trong sinh hoạt Cụ thể là tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng và không để thừa thức ăn Như vậy là tác giả xác định có ba đối tượng gần gũi mà trẻ có thể thực hành tiết kiệm là điện, nước và thực
phẩm[14]
Trong Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thanh Duyên năm 2013 đã nghiên cứu
về đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” trong đó có nội dung giáo dục ý thức tiết kiệm nước cho trẻ[10]
Chương trình giáo dục mầm non mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2009 đã đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thành một nội dung quan trọng, để phục vụ cho điều đó, nhóm tác giả Hoàng
Thị Thu Hương – Trần Thị Thu Hòa – Trần Thị Thanh đã biên soạn quyển sách Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường
mầm non dành cho giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh và những người quan tâm đến môi trường Bên cạnh một số phương pháp, hình thức để tổ
chức GD trẻ sử dụng tiết kiệm điện, nước, thức ăn, đồ dùng đồ chơi theo quan điểm tích hợp chủ đề thì quyển sách còn chia sẻ một số kinh nghiệm giáo dục
bảo vệ môi trường, giáo dục trẻ tiêt kiệm ở một số nước tiên tiến như Hàn
Trang 19Quốc, Nga, Australia Trong đó vấn đề giáo dục trẻ tiết kiệm cũng được quan tâm [19]
Đứng trước các vấn đề khó khăn của giáo viên mầm non trong việc giáo
dục trẻ bảo vệ môi trường, Tác giả Trần Lan Hương đã biên soạn quyển: Sổ tay giáo viên mầm non Hỏi đáp về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường
mầm non nhằm cung cấp cho giáo viên mầm non phương pháp tổ chức hoạt động, mô tả một số thực nghiệm cho giáo viên tham khảo Tác giả cho rằng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cần phải GD ý thức tiết kiệm lâu bền, trách nhiệm, trong quá trình sử dụng phải biết cách tiêt giảm, tái sử dụng, tái
chế [18]
Tác giả Hoàng Thị Thu Hương và Trần Thị Thu Hòa đã viết quyển sách: Hình thành hành vi thân thiện với môi trường Quyển sách đề cập đến các nội dung, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường và tổ chức các hoạt động thu hút sự tham gia của trẻ Trong đó việc sử dụng điện nước tiết kiệm là một trong những kỹ năng bảo vệ môi trường….[20]
Năm 2013, đứng trước nguy cơ nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt, tác
giả Kim Phụng đã biên soạn quyển sách “Tiết kiệm nước” nằm trong loạt sách những cách tốt nhất để bảo vệ môi trường Quyển sách đề cập đến chính sách tiết kiệm nước của một số nước trên thế giới, tác dụng của nguồn nước đối với con người và các cách tiết kiệm nước trong gia đình Tuy nhiên,
những cách này chỉ phù hợp và đối tượng chủ yếu là dành cho người lớn [27] Năm 2007, tác giả Kay Burnham đã viết quyển sách Save water nói về nguồn gốc của nguồn nước và những nguyên nhân khiến nguồn nước sạch trên thế giới đang càng giảm đi, cùng với đó tác giả đưa ra một số cách giúp người đọc tiết kiệm nước[5]
Nhìn chung, các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thì chủ yếu
Trang 20nghiên cứu về quá trình, cơ chế hình thành thói quen trên góc độ tâm lý, lý
giải các hiện tượng, trên cơ sở đó giải thích các vấn đề về tâm lý và y học Các nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trên người trưởng thành và chưa thấy
một kết luận rõ ràng nào về cơ chế, cách thức hình thành thói quen cho trẻ Các nghiên cứu của các tác giả trong nước đều có đề cập đến vấn đề giáo dục
tiết kiệm cho trẻ, tuy nhiên, việc giáo dục, luyện tập sao cho tiết kiệm trở thành thói quen cho trẻ thì chưa thấy rõ mà chỉ dừng lại ở việc giáo dục xen
kẽ, rời rạc, thiếu liên tục Chính vì vậy mà tiết kiệm chưa thể chuyển thành thói quen của trẻ Qua đó ta thấy việc nghiên cứu quá trình và cách thức áp
dụng biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ là hết sức cần thiết
1.2 Các khá i niệm công cụ
1.2.1 Tiết kiệm
Theo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29/11/2005: Tiết
kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định Định nghĩa ở đây nêu một cách khái quát về việc thực hành tiết kiệm trên phương diện là
hoạt động sản xuất[15]
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thì Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính quan trọng mà một người cần có Kiệm có nghĩa là tiết kiệm vật tư, tiền bạc,
thời gian, không xa xỉ, không hoang phí Và tiết kiệm ở không không phải là
bủn xỉn Tiết kiệm là giảm bớt việc sử dụng, tuy nhiên, Người nhấn mạnh rất
cần thiết phải phân biệt được tiết kiệm và bủn xỉn, hay còn gọi là sự keo kiệt [29]
Theo từ điển Tiếng Việt thì “Tiết kiệm là giảm bớt hao phí sức lực, của
cải, thời gian,…trong sản xuất hoặc sinh hoạt” [26,tr.1266]
Theo đại từ điển của Nguyễn Như Ý có nêu tiết kiệm là giảm bớt hao phí không cần thiết, tránh lãng phí trong sản xuất, sinh hoạt [39,tr.1579]
Trang 21Tiếp thu những quan điểm khác nhau về tiết kiệm, theo chúng tôi thì tiết
ki ệm là giảm bớt hao phí không cần thiết, tránh lãng phí trong mọi mặt của đời sống xã hội
1.2.2 Thói quen, đặc điểm, phân loại và cơ chế hình thành thói quen
1.2.2.1 Thói quen
Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê chủ biên thì thói quen là
lối, cách sống hay hành động do lặp đi lặp lại lâu ngày đã trở thành thói quen, khó thay đổi [26, tr.979] Định nghĩa này nhấn mạnh con đường hình thành nên thói quen là sự lặp đi lặp lại một hành động nào đó trong khoảng thời gian dài và khó thay đổi là đặc điểm của thói quen, một khi hành động trở nên tự động hóa thì con người sẽ hành động mà không cần đến sự tham gia của ý
thức
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Tác giả Nguyễn Như Ý thì “ Thói quen
là lối, cách sống hay hành động do lặp lại lâu ngày trở thành nếp, rất khó thay đổi”[39, tr.1519]
Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng chủ biên thì “Thói quen là lối,
cách s ống hay hoạt động do lặp đi lặp lại lâu ngày đã trở thành thói quen, khó thay đổi” [9, tr.1022]
Là hành động được hình thành bằng cách lặp đi, lặp lại nhiều lần, được đặc trưng bởi mức độ thành thạo cao và không cần có sự điều khiển, kiểm soát của ý thức
Tiếp thu những quan điểm khác nhau về thói quen, theo chúng tôi thói
quen là l ối, cách sống hay hoạt động do lặp đi lặp lại lâu ngày đã trở thành thói quen, khó thay đổi và liên tục được củng cố bởi các yếu tố môi trường, cảm xúc và tâm lý Trong định nghĩa chúng tôi chú trọng đến cách thức hình thành, độ lâu bền của thói quen và những yếu tố chi phối sự hình thành và tồn
t ại của thói quen đó
Trang 22Người ta phân biệt các thói quen tự động hóa lần đầu được hình thành
mà không cần ý thức về các thành tố của chúng và các thói quen tự động hóa
lần thứ hai được hình thành với việc ý thức sơ bộ và khi cần thiết, các thói quen này trở thành những thói quen được kiểm soát bởi ý thức một cách dễ dàng hơn, được hoàn thiện nhanh chóng hơn và được chấn chỉnh lại
Thói quen được đặc trưng bởi các mức độ khái quát khác nhau: các loại đối tượng càng nhiều, thì các thói quen càng được khái quát và càng linh hoạt Quá trình hình thành thói quen bao hàm việc xác định các thành tố của nó và chiếm lĩnh các thao tác mà đạt được các chỉ số cao nhất trên cơ sở hoàn thiện
và củng cố các mối liên hệ giữa các thành tố, quá trình tự động hóa chúng và
mức độ chuẩn bị hành động tái tạo cao
Thông thường thói quen được hình thành bằng con đường bắt chước
hoặc luyện tập những phản xạ có điều kiện cũng như bằng con đường thử sai Quá trình não bộ chuyển hóa một chuổi hoạt động thành hành vi tự động
gọi là “chunking” và là nguồn gốc để thói quen hình thành Có hàng chục, nếu không phải là hàng trăm nhóm hành vi con người thực hiện mỗi ngày Một số thì đơn giản như tự động đưa bàn chải lên trước khi đẩy nó trong miệng Một
số thì phức tập hơn như thay quần áo hay chuẩn bị bữa trưa cho con cái Một
số thì quá phức tạp nên chỉ một số nhỏ mô đặc biệt tiến hóa qua hàng triệu năm mới có thể chuyển thành thói quen Ban đầu cần phải có sự tập trung cao
độ nhưng dần dần sau đó, con người có thể thực hiện mà không cần phải suy nghĩ nhiều Thói quen đã tạo nên hành vi tự động Khi thói quen đó bắt đầu,
việc làm khác là im lặng hay suy nghĩ những việc khác Theo các nhà khoa
học, thói quen hình thành vì não bộ không ngừng tìm cách để giảm bớt sự nỗ
lực trí óc Não bộ cố gắng để chuyển hầu hết hoạt động hàng ngày thành thói quen cho phép não bộ nghỉ ngơi thường xuyên hơn [8]
Tác giả của quyển sách Charles Duhigg đã đưa ra vòng lặp thói quen
gồm 3 yếu tố tạo thành vòng lặp gồm: gợi ý, hành động và phần thưởng
Trang 23Sơ đổ 1.1 Vòng lặp thói quen
Với vòng lặp thói quen này thì yếu tố đầu tiên là gợi ý, khi có một gợi ý nào đó sẽ kích thích con người đi đến hành động và đương nhiên là hành động
đó được kích thích thực hiện bằng một phần thưởng Khi con người nhận được phần thưởng sẽ kích thích tiếp tục tìm kiếm gợi ý, hành động để đạt được phần thưởng Dần dần, qua nhiều lần diễn ra vòng lặp thói quen thì thói quen được hình thành Để vòng lặp thói quen thật sự mang lại hiệu quả thì
cần phải xác định phần thưởng phù hợp với nhu cầu của đối tượng, khi đó
mới kích thích đối tượng hành động
1.2.2.2 Phân lo ại thói quen
Theo từ điển tâm lý học thì thói quen được phân ra: thói quen nhận cảm, thói quen trí tuệ và thói quen vận động
- Thói quen nhận cảm là sự phản ánh tự động về mặt cảm xúc những tính
chất và đặc điểm của vật thể quen thuộc đã được tri giác trước đó nhiều lần
- Thói quen trí tuệ là cách thức tự động để giải quyết các nhiệm vụ đã
gặp từ trước
- Thói quen vận động là tác động tự động lên bề ngoài của vật thể nhờ các chuyển động đã được thực hiện nhiều lần trước đó với mục đích cải tạo lại
nó Thói quen vận động bao gồm cả thói quen nhận cảm và thói quen trí tuệ
và chủ thể điều chỉnh chúng trên cơ sở phản ánh vật thể, các điều kiện và thứ
tự thực hiện các động tác chuyển động, hướng đến việc cải tạo lại các đối tượng thực tế một cách tự động Đồng thời các nghiên cứu cũng phân biệt ra: thói quen tự động nguồn gốc- thói quen được hình thành mà không ý thức về
Trang 24các thành phần của nó và thói quen tự động thứ phát- các hành động được hình thành với ý thức trước đó về các thành phần, chúng dễ dàng được kiểm soát về mặt ý thức và nhanh chóng được hoàn thành và điều chỉnh lại
Nhờ hình thành thói quen mà cá nhân đạt được hai hiệu ứng: hành động được thực hiện nhanh chóng, chính xác và ý thức được giải phóng để có thể hướng tới việc lĩnh hội các hành động phức tạp hơn Quá trình này có ý nghĩa
nền tảng và là cơ sở để phát triển tất cả kỹ năng, kiến thức và khả năng
Thói quen có các mức độ khái quát khác nhau Lớp vật thể mà thói quen được thực hiện trên cơ sở quan hệ với chúng càng rộng thì thói quen càng khái quát, quá trình hình thành thói quen bao gồm việc xác định các thành
phần của nó và nắm vững các thao tác cho phép liên kết các thành phần, tự động hóa và sẵn sàng tái tạo ở mức độ cao
Những nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc hình thành thói quen: a) động
cơ, trình độ đào tạo, quá trình lĩnh hội, bài tập củng cố, sự hình thành hoàn
chỉnh hoặc bộ phận b) việc làm rõ nội dung của các thao tác- mức độ phát triển của chủ thể, sự tham gia của kiến thức, kĩ năng, khả năng giải thích nội dung của thao tác, liên hệ phản hồi c) nắm vững thao tác, làm sáng tỏ đầy đủ
nội dung của nó, tính tuần tự của bước chuyển từ mức độ nắm vững thứ nhất đến các bước tiếp theo theo các tiêu chí đã được xác định( tính tự động hóa,
hứng thú, tốc độ,…) Sự kết hợp các tiêu chí trên đây theo các cách khác nhau
sẽ hình thành các bức tranh khác nhau của quá trình hình thành thói quen: sự
tiến bộ nhanh chóng trong giai đoạn đầu và chậm hơn vào giai đoạn cuối hoặc ngược lại Có thể có các phương án linh hoạt[8]
Tuy nhiên, để phù hợp với khả năng hiểu biết của trẻ và theo cách mà thông thường mà chúng ta vẫn hay sử dụng, đó là phân loại thói quen theo khái cạnh đạo đức Đánh giá thói quen về mặt đạo đức có thói quen tốt và thói quen xấu
Trang 25- Thói quen tốt là những thói quen phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội đó yêu cầu, nhằm đảm bảo cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp và
bền vững Nó là điều kiện quan trọng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng học tập, để hành động theo đúng những tiêu chuẩn, đạo đức của xã hội
- Thói quen xấu là những thói quen đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức của xã hội yêu cầu, thông thường người ta gọi đó là tật Thói quen xấu rất
có hại cho trật tự chung, cho đời sống xã hội và cho cả cá nhân
Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi sẽ tập trung giáo dục thói quen cho trẻ theo cách phân loại thói quen dựa trên phương diện đạo đức, tức là thói quen xấu và thói quen tốt vì phân loại thói quen theo cách này trẻ sẽ hiểu
và tiếp thu dễ dàng hơn
1.2.2.3 Đặc điểm của thói quen
Một số đặc điểm của thói quen: mang tính chất nhu cầu, nếp sống; luôn
gắn với tình huống cụ thể; bền vững, ăn sâu vào nếp sống; hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, kể cả tự phát; được đánh giá về mặt đạo đức: quen tốt/ xấu; có lợi/ có hại
Theo như số liệu của một số tài liệu nghiên cứu thì trung bình là 21 ngày
để hình thành một thói quen, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây đã chứng minh con số 21 là thiếu căn cứ Theo nghiên cứu của Phillipla Lally và nhóm
cộng sự , họ tiến hành thử nghiệm trên 96 tình nguyện viên và thấy rằng thói quen hình thành trung bình là 66 ngày, có thể dao động trong phạm vi từ 18 đến 254 ngày hoặc hơn Thời gian để hình thành một thói quen cần tính đến
độ khó của thói quen đó, động cơ để hình thành thói quen, độ tuổi của người
muốn hình thành thói quen…
Do đặc điểm tâm sinh lý của con người rất phức tạp, khác nhau ở từng lứa
tuổi, từng cá nhân Con số 66 ngày cho hình thành thói quen chỉ là trung bình Trên thực tế, tùy thuộc vào tính chất, độ khó, sự quyết tâm của trẻ mà thời gian hình thành thói quen cũng khác nhau Trẻ lứa tuổi mầm non rất dễ dàng
Trang 26tiếp nhận các tác động giáo dục, trẻ có khuynh hướng lặp đi lặp lại một hành động mà không cảm thấy chán và đây chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi để hình thành thói quen nếu giáo viên biết cách Chính vì vậy mà chúng tôi cho
rằng với sự thuận lợi của đặc điểm lứa tuổi và tính chất đơn giản của thói quen tiết kiệm thì khoảng thời gian hình thành thói quen cho trẻ có thể kéo
xuống thấp nhất là từ 18 đến 30 ngày
1.2.2.4 Cơ chế hình thành thói quen
Trong quá trình hình thành thói quen, người ta đã phân thành nhiều thời kì riêng biệt được thống nhất ở những giai đoạn chung hơn
Trong giai đoạn thứ nhất, diễn ra sự làm quen và chiếm lĩnh vận động lần đầu tiên Sự học vận động bắt đầu từ việc phát hiện thành phần của nó – tuyển
lựa các thành tố, tính liên tục và các tổ hợp của vận động Việc làm quen này
diễn ra bằng con đường trình bày, thuật lại, giảng giải và quan sát Ở đây có
thể nhìn thấy vận động khá dễ dàng Vì thế thời kì tiếp theo của giai đoạn thứ
nhất, cũng là thời kì tốn công nhất- sự lặp lại vô hạn để làm rõ bức tranh bên trong của vận động, đồng thời diễn ra việc học bản mã hóa những tín hiệu xúc
cảm thành những mệnh lệnh tác động Việc tích lũy “từ điển chuyển mã” là
một trong những sự kiện quan trọng của giai đoạn này Việc lặp lại nhiều lần
là cần thiết bởi cần tìm ra được bản mã hóa cho bất kỳ phương án vận động nào Sự kiện cực kỳ quan trọng cuối cùng để hoàn thành giai đoạn này là
những điều chỉnh lần đầu theo các mức độ nằm bên trong
Các mức độ làm việc có thể hình dung như hệ thống thứ bậc của các vòng tròn Sơ đồ này tương đối phức tạp: nó chứa đựng không phải hai mà nhiều thời kỳ hơn và ở mỗi thời kỳ không phải một mà nhiều vòng tròn
Giai đoạn thứ hai- giai đoạn tự động hóa vận động Ở đây diễn ra sự chuyển giao đầy đủ những thành phần riêng của vận động hoặc toàn bộ vận động nói chung trong sự dẫn dắt của mức độ nền tảng Kết quả là mức độ chủ đạo được giải phóng từng phần hoặc giải phóng hoàn toàn Ở đây đã diễn ra
Trang 27hai quá trình rất quan trọng Một là sự phối hợp hoạt động của tất cả các mức
độ cấp thấp Hai là tổng hợp những khối vận động đã được chuẩn bị sẵn, được hình thành theo mục đích khác – chính nó giải thích cho những bước đột biến
chất lượng đôi khi quan sát thấy khi chiếm lĩnh những vận động mới Theo
mức độ tự động hóa, vận động thoát khỏi sự kiểm soát của ý thức và sự “ rút lui” này có thể cần trợ giúp- đó là ngừng chú ý đến vận động Đồng thời giúp thúc đẩy nhịp độ vận động, sự lặp lại nhiều lần liên tục, và hiện thực nhất là đưa một vận động vào nhiệm vụ vận động phức tạp hơn
Giai đoạn thứ 3- giai đoạn cuối cùng diễn ra sự mài bóng thói quen một cách triệt để nhờ sự ổn định và sự chuẩn hóa Khi ổn định, thói quen tìm được
độ bền vững vả độ ổn định không thể phá hủy được trong bất kỳ tình huống nào Còn chuẩn hòa là việc tìm được những thói quen khuôn sáo; khi lặp lại
vận động nhiều lần sẽ nhận được một loạt bản sao chép như nhau Tính khuôn
mẫu xuất hiện nhờ việc luyện tập để sử dụng một cách hiệu quả lực tích cực
và lực quán tính: điều này đạt được nhờ tìm được quỹ đạo ổn định một cách năng động Quỹ đạo này là đường thẳng đặc biệt và duy nhất, khi vận động theo nó lực cơ học được phát triển, lực này tạo điều kiện cho việc tiếp thu vận động theo hướng đã lựa chọn Nhờ các lực này mà các vận động có tính nhẹ nhàng, tự nhiên và theo khuôn mẫu[8]
1.2.3 Thói quen tiết kiệm
Thói quen tiết kiệm là những hành động, việc làm giảm bớt sự hao phí
sức lực, của cải, thời gian và tài nguyên được thực hiện ở mức thành thạo cao
và không cần có sự điều khiển, kiểm soát của ý thức Thói quen tiết kiệm cần
có ở mỗi con người, nó không những cần thiết cho việc mang đến lợi ích cho
hiện tại mà ở tương lai nó càng cần thiết và quan trọng hơn Thói quen tiết
kiệm giúp mang đến cho cuộc con người những giá trị quý báu như sự tinh tế,
óc quan sát, khả năng tự đánh giá và đánh giá, quý trọng công sức lao động
của người khác, trách nhiệm hơn với môi trường và đặc biệt là có sự tự giác,
Trang 28chủ động kiểm soát cuộc sống bản thân Muốn biến tiết kiệm thành thói quen
cần có một quá trình luyện tập thường xuyên và thay đổi linh hoạt các tình
huống, hoàn cảnh và đặc biệt là phải tác động thay đổi thái độ của con người
về tiết kiệm thì thói quen đó mới vững bền
1.2.4 Giáo dục thói quen tiết kiệm
Giáo dục thói quen tiết kiệm là những tác động có kế hoạch, có mục đích
và được sắp xếp một cách khoa học nhằm hình thành cho trẻ những hành động, việc làm giảm bớt hao phí của cải, thời gian và tài nguyên đạt được ở
mức thành thạo cao và không cần có sự điều khiển, kiểm soát của ý thức Giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo mang một ý nghĩa thực
tiễn to lớn Theo chúng tôi thì việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tránh để trường hợp trẻ đã có thói quen lãng phí rồi mới cố gắng phá bỏ và giáo dục lại thói quen tiết kiệm, việc giáo
dục một thói quen mới dễ dàng hơn là phá bỏ một thói quen Trong suốt cuộc đời con người thì thời kì mẫu giáo là thời kì thuận lợi nhất để giáo dục thói quen, khi này trẻ đã có nhận thức và đầy đủ những đặc điểm tâm lý phù hợp cho việc hình thành một thói quen nào đó, những thói quen được hình thành này sẽ có giá trị to lớn và sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời, khó thay đổi
1.3 Những vấn đề chung của việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ 1.3.1 Một số đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi liên quan đến thói quen tiết kiệm
Tác giả J.Donald Walters trong quyển sách Giáo dục vì cuộc sống có nói
“ Sáu năm đầu tiên trong cuộc đời của trẻ - nói chung là độ tuổi trước khi đến trường là những năm quan trọng nhất để định hướng cho suốt cuộc đời em Ta
cần chú ý khắc sâu vào tâm hồn trẻ các thói quen, thị hiếu và thái độ” [38, tr.144] Tác giả khẳng định giai đoạn quan trọng trong cuộc đời để hình thành thói quen cho trẻ là sáu năm đầu đời chính vì lứa tuổi này có những đặc điểm tâm lý rất đặc trưng, tiêu biểu và phù hợp cho việc hình thành thói quen
Trang 29Bắt đầu từ tuổi mẫu giáo nhỡ, động cơ hành vi và hệ thống các thứ bậc động cơ đã được hình thành ở trẻ và tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở tuổi mẫu giáo lớn, sự phát triển động cơ hành vi với các đặc đểm như sự phát triển
mạnh mẽ của việc trẻ muốn tự khẳng định mình, muốn trở thành người lớn, làm những việc của người lớn… Những động cơ này gắn liền với việc lĩnh
hội có ý thức những chuẩn mực về những quy tắc hành vi xã hội chỉ là phương tiện để trẻ duy trì mối quan hệ tích cực của mình và người lớn xung quanh Sau rồi do được tán thưởng, khen ngợi mà đứa trẻ vui vẻ thực hiện
những hành vi đó như là một sự bắt buộc của chính mình, như là để đáp ứng đòi hỏi của xã hội Tức là trẻ hiểu được ý nghĩa xã hội của những hành vi này Bên cạnh đó, khi này trẻ còn khao khát thực hiện những mang lại niềm vui cho người khác Trẻ hiểu rằng những hành vi của chúng có thể mang lại lợi ích cho người khác và chúng bắt đầu thực hiện những công việc vì người khác theo sáng kiến riêng của mình Muốn như vậy thì người lớn cần phải nói cho
trẻ hiểu để trẻ có thể hình dung được những việc mình làm quả là có đem lại
niềm vui cho những người mà mình quan tâm Trong động cơ hành vi của trẻ còn có thêm yếu tố thi đua, yếu tố thi đua kích thích trẻ hoạt động tích cực Đây là đặc điểm của động cơ hành vi xuất hiện ở tuổi mẫu giáo nhỡ và tiếp
tục phát triển ở tuổi mẫu giáo lớn [33]
Ở trẻ mẫu giáo 5 tuổi, việc đặt mục đích cho hành động và lập kế hoạch
để thực hiện hành động thường được thể hiện rất rõ nét Điều đó thúc đẩy các hành động định hướng bên trong phát triển mang tính chủ định rõ ràng [33] Tuy kế hoạch hành động còn sơ sài, đơn giản nhưng rõ ràng là khi trẻ thực
hiện đều có sự sắp xếp, tính toán Vì vậy đây là một đặc điểm tâm lý có liên quan chặt chẽ đến việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ, đặc biệt là trong
việc tập cho trẻ xử lý tình huống
Theo Tiến Sĩ Mai Thị Nguyệt Nga thì sự phát triển đạo đức của trẻ mẫu giáo gồm 3 lĩnh vực liên hệ chặt chẽ với nhau: nhận thức (phán đoán, đánh
Trang 30giá đạo đức); hành vi đạo đức; tình cảm đạo đức[18]
Trong lĩnh vực nhận thức, trẻ học nắm vững các mặt khác nhau của ý
thức đạo đức xã hội, và trước hết là hiểu các yêu cầu đạo đức, các tiêu chuẩn đánh giá đạo đức Sự phát triển của các đánh giá đạo đức của trẻ mẫu giáo được liên hệ chặt chẽ với cách người lớn đánh giá như thế nào Nếu người lớn thường rút ra và đánh giá các hành vi thì trẻ có thể hiểu và đánh giá đúng về các phẩm chất[18] Người lớn làm khuôn mẫu và nói trẻ biết về thế nào gọi là hành động tiết kiệm, cách thức tiết kiệm như thế nào thì dần dần trẻ sẽ hiểu về
tiết kiệm, thực hành tiết kiệm, trẻ có thể đánh giá hành động của người khác khi người khác có hành động lãng phí, điển hình là trường hợp trẻ hay bày tỏ
sự không đồng tình và đi đến mách với người lớn về một hành động lãng phí
của bạn
Dần dần, trên cơ sở học đối chiếu bản thân với bạn và nghe người lớn, các bạn đánh giá hành vi của bản thân, trẻ dần có khả năng tự đánh giá chúng [23]
Trong lĩnh vực hành vi đạo đức, điều cơ bản là tạo nên các điều kiện để chuẩn mực đạo đức bắt đầu là động cơ và điều khiển hành vi thực của trẻ, nghĩa là thiết lập được mối quan hệ giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức
Muốn vậy trẻ phải được luyện tập các hành vi đạo đức, được đặt vào các tình
huống khi trẻ phải tự quyết định, tự lựa chọn hành vi đạo đức Dần dần, hành
vi đó trở thành thói quen, trở thành nhu cầu của trẻ và xuất hiện nhu cầu thực
hiện chuẩn mực đạo đức[23]
Và cuối cùng trong lĩnh vực tình cảm đạo đức, ở trẻ dần dần hình thành thái độ đạo đức đúng đắn tới người lớn Ở trẻ hình thành nên các tình cảm và các thái độ đạo đức đúng đắn với mọi người như sự quan tâm và tính đến các nhu cầu, sở thích của người khác, đồng cảm với sự không may mắn và niềm vui của người khác, cũng như cảm thấy có lỗi khi vi phạm các chuẩn mực đạo đức Tình cảm đạo đức đóng vai trò quan trọng vì nó có tác động thúc đẩy
Trang 31nhận thức và hành vi đạo đức, giúp trẻ thực hiện hành vi một cách tích cực,
chủ động, đây là điều kiện cần thiết để giúp hình thành thói quen cho trẻ Tuy nhiên một nhận định trong thực tế về cách giáo dục của nhiều bậc phu huynh
là cấm cản trẻ mọi điều Trẻ thì lại có xu hướng, có nhu cầu tìm hiểu, khám phá mọi thứ xung quanh vì chúng đều rất mới mẻ và thú vị, nhưng người lớn thường cấm đoán trẻ, điều này tạo nên sự ức chế, và trẻ càng muốn làm Điều này tạo ra sự mâu thuẫn giữa nhu cầu và sự cấm đoám, mâu thuẫn giữa trẻ và
phụ huynh Gây ức chế tình cảm đạo đức
Ngoài ra, trẻ đã có thể nhận thức quá trình biến đổi hoặc quá trình phát triển của đối tượng, nhận ra khả năng bản thân có thể tác động làm biến đổi
thế giới “Các thí nghiệm của N.N.Paddiakov cho phép ông khẳng định rằng
trẻ 5-6 tuổi có thể quan sát, tự tri giác từng trạng thái của đối tượng trong các
thời điểm khác nhau, liên kết chúng lại trong não và có hình dung (có biểu tượng) về một chuỗi các bước biến đổi hoặc phát triển của đối tượng” [10, tr.18]
Trẻ 5-6 tuổi đã dần ý thức được quá trình biến đổi của các sự vật hiện tượng xung quanh mình Đặc biệt là trẻ nhận ra vai trò nhất định của mình đối
với thế giới xung quanh, trước hết là những đối tượng gần gũi với cuộc sống
của trẻ Quá trình trẻ tiếp xúc, hoạt động với đối tượng giúp trẻ rút ra kinh nghiệm và sự khác biệt khi có sự tham gia của trẻ Chính vì vậy mà đây là
một đặc điểm rất thuận lợi cho việc ứng dụng vào giáo dục bào vệ môi trường, giáo viên cần giúp trẻ nhìn thấy tầm ảnh hưởng của trẻ, khi đó sẽ kích thích được trẻ hành động
Để tác động vào thái độ, giúp thói quen tiết kiệm của trẻ bền vững suốt đời thì rất cần thiết phải tác động vào đời sống tình cảm của trẻ Đời sống tình
cảm của trẻ thống trị tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý của đứa trẻ, nó vừa phong phú, vừa sâu sắc Càng lớn, mối quan hệ với người xung quanh càng
mở rộng, tình cảm của trẻ cũng được phát triển về nhiều phía đối với những
Trang 32người xung quanh Khi này không những trẻ có tình cảm đối với người khác
mà trẻ còn có tình cảm đặc biệt với với cây cối, con vật, đồ chơi và hiện tượng thiên nhiên bằng cách nhân cách hóa tính cách của con người cho chúng Tình cảm của trẻ phát triển mạnh mẽ , đặc biệt là tính đồng cảm và dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật xung quanh Đây là thời điểm rất thuận lợi để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ [25] Và đặc biệt sự phát triển đời
sống tình cảm này là nguồn kích thích để trẻ thực hiện những hành vi tiết
kiệm, biến nó thành thói quen, tự giác duy trì và đòi hỏi như nhu cầu không
thể thiếu của bản thân
Trong cuộc đời người diễn ra nhiều giai đoạn với hoạt động chủ đạo khác nhau, nếu bỏ qua một giai đoạn nào thì rất khó có thể thay thế được Trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi đang mang trong mình những đặc điểm tâm sinh lý vô cùng thuận lợi cho việc hình thành thói quen, chính vì vậy mà những đặc điểm trên đây sẽ là cơ sở cho việc phân tích những phần tiếp theo, đặc biệt nó sẽ là cơ
sở quan trọng cho việc xác định biện pháp giáo dục phù hợp lứa tuổi
1.3.2 Ý nghĩa của việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
Việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ là góp phần vào thực hiện Nghị quyết, Chủ trương của Nhà nước, mục tiêu giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã đề ra về việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào nhà trường, trong đó
có giáo dục tiết kiệm
Lứa tuổi mầm non là thời kỳ vàng trong cuộc đời con người Ở giai đoạn này, trẻ có điều kiện phát triển toàn diện về mọi mặt, việc giáo dục thói quen
tiết kiệm cho trẻ không khi nào tốt và thuận lợi bằng lứa tuổi mầm non, nếu
bỏ qua thời kì này thì không có một giai đoạn nào có thể thay thế được Trẻ thích hoạt động, khi được đánh giá, được khen ngợi thì trẻ có xu hướng làm đi làm lại mà không thấy chán Việc thực hiện lặp đi lặp lại là điều kiện cần thiết
để hình thành thói quen Rõ ràng, việc hình thành một thói quen dễ dàng hơn
Trang 33rất nhiều so với việc phá hủy đi một thói quen hay còn gọi là cải tạo thói quen Giáo dục đúng đắn sẽ hạn chế sự tích lũy kinh nghiệm tiêu cực của trẻ, ngăn cản sự phát triển các kỹ xảo và thói quen hành vi xấu mà có thể ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ [1, tr.160] Vì vậy tốt nhất là hình thành thói quen tốt ngay khi chưa có thói quen
xấu và lứa tuổi càng nhỏ thì hình thành thói quen càng dễ
Giáo dục trẻ về thói quen tiết kiệm là việc làm của tất cả mọi người xung quanh trẻ, từ bố mẹ, ông bà, anh chị em đến cô giáo và những người trong xã
hội Từng hành động nhỏ, những lời giải thích, hướng dẫn, động viên đều có tác động đến trẻ, đồng thời là điều kiện tốt để giao lưu tình cảm giữa trẻ và
mọi người Hình thành cho trẻ niềm tin và những tình cảm tích cực vào người
lớn
Giáo dục trẻ thói quen tiết kiệm sẽ giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về
những đối tượng cần phải tiết kiệm, về thực tế lãng phí của con người, về tình
trạng thiếu thốn của con người ở những nơi khác trên thế giới, những cách
thức sử dụng sao cho tiết kiệm nhất…
Qua việc trẻ có kiến thức sẽ hình thành nên thái độ Thái độ theo chúng tôi là đóng vai trò quan trọng nhất Thái độ sẽ tạo động lực thúc đẩy trẻ hành động Có kiến thức, thái độ đúng đắn thì trẻ sẽ thực hành kỹ năng tiết kiệm,
đó là những cách thức trẻ thực hành tiết kiệm, dần dần, do lặp đi lặp lại nhiều
lần sẽ trở thành thói quen Thói quen này mang tính bền vững, khó mất đi Trên thực tế thì việc hình thành kiến thức, thái độ và kỹ năng xen lẫn vào nhau, trẻ lĩnh hội một cách toàn diện và thật tự nhiên Trong khi đang tiếp thu
những kiến thức , trẻ hình thành nên thái độ, trong việc thực hiện kỹ năng cũng giúp hình thành tình cảm đối với việc thực hành tiết kiệm, khi trẻ thực hành, trẻ sẽ tiếp tục học hỏi thêm kiến thức
Ban đầu, bằng một sự vô tình hay cố ý nào đó, con người tạo ra thói quen, dần dần qua thời gian, thói quen sẽ tạo ra con người, con người là sản
Trang 34phẩm của thói quen, chính vì vậy mà rất cần thiết để giáo dục thói quen tiết
kiệm để có những con người mới cho xã hội tương lai ngay từ bây giờ Việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc vì trẻ
biết chia sẻ, chắc chiu vì người khác, hình thành tinh thần trách nhiệm với
việc mình làm- đây là một phẩm chất đang rất thiếu ở giới trẻ Trẻ biết tôn
trọng sức lao động, quý trọng những gì trẻ đang có Trẻ tự tin vào bản thân khi trẻ có thể làm những việc mang lại hạnh phúc cho người khác và có thể tác động làm thay đổi thế giới xung quanh
1.3.3 N ội dung căn bản về giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Có nhiều đối tượng cần được giáo dục tiết kiệm như điện, nước, thực
phẩm, thời gian, tiền,…theo hướng nghiên cứu của đề tài thì chúng tôi tập trung vào nghiên cứu việc giáo dục tiết kiệm cho hai đối tượng là nước và
thực phẩm Hai đối tượng này gần gũi, trẻ có điều kiện tiếp xúc rất thường xuyên trong ngày và thuộc phạm vi nghiên cứu Trước hết là cần hình thành cho trẻ những nhận thức về đối tượng như đặc điểm, tầm quan trọng và khả năng bảo vệ của trẻ đối với đối tượng đó
- Tổ chức luyện tập: người giáo viên cần chuẩn bị môi trường, thiết kế các hoạt động thật sống động, thu hút, gắn với cuộc sống thực để trẻ có thể
thật sự hoạt động và cảm nhận
- Duy trì luyện tập trong một khoảng thời gian đủ trở thành thói quen
Trẻ nhất thiết phải thấy được thành quả mà hành động tiết kiệm của mình mang lại và có được những phần thưởng như sự khích lệ hay một bông hoa
nhỏ thì sẽ giúp trẻ duy trì sự lặp đi lặp lại hành động và dần biến hành động
đó thành tự động
Những nội dung cụ thể để giáo dục cho trẻ:
- Đặc điểm cơ bản của nước và thực phẩm
Trang 35+ Nước tồn tại ở 3 dạng rắn, lỏng và khí Nước có ở khắp nơi nhưng không phải nước nào cũng sử dụng được
+ Thực phẩm là tất cả những gì ta có thể ăn được
+ Còn rất nhiều người bị đói và khát
- Ý nghĩa của việc thực hành tiết kiệm
+ Để bảo vệ môi trường
+ Tiết kiệm tiền cho bố mẹ
+ Để cho nhiều người khác cũng có để sử dụng
+ Để tiết kiệm công sức lao động của người khác
- Vai trò của nước và thực phẩm trong đời sống
+Nước rất cần thiết cho việc làm mát cơ thể, vệ sinh, ăn uống,…ngoài con người thì tất cả các loài sinh vật khác đều cần đến nước
+ Con người cần thực phẩm để duy trì sự sống
- Các cách có thể thực hành tiết kiệm nước và thực phẩm phù hợp lứa
tuổi
+ Tắt nước khi không sử dụng
+ Lấy đủ lượng nước cần dùng
+ Lấy đủ lượng thực phẩm cần dùng
+ Cất giữ thức ăn khi không dùng hết
+ Nhắc nhở người khác thực hành tiết kiệm nước và thực phẩm
- Các chỉ số trong Bộ chuẩn đánh giá trẻ 5 tuổi và một số nội dung trong Chương trình Giáo dục mầm non có liên quan đến việc giáo dục thói quen tiết
kiệm cho trẻ[4][3]:
+ Chỉ số 31: cố gắng thực hiện công việc đến cùng
+ Chỉ số 32: thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc
+ Chỉ số 33: chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày
+ Chỉ số 34: mạnh dạn nói ý kiến của bản thân
Trang 36+ Chỉ số 56: nhận xét được một số hành vi đúng sai của con người đối
với môi trường
+ Chỉ số 57: có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày + Chỉ số 114: giải thích được mối quan hệ nguyên nhân kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày
+ Biết các nguồn nước trong đời sống và ích lợi của nguồn nước
+ Biết một số loại thực phẩm và ích lợi của thực phẩm
+ Biết các hành động gây lãng phí nước và thực phẩm
Những chỉ số/ nội dung này đều có sự liên quan chặc chẽ, góp phần giúp cho cá hành vi tiết kiệm trở thành thói quen Thực hiện các chỉ số/ nội dung mang đến hiệu quả cho việc cung cấp kiến thức về các đối tượng cần tiết
kiệm Trẻ phân biệt được hành vi đúng sai để có những hành động phù hợp
với những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà xã hội yêu cầu Để hình thành kỹ năng thì việc luyện tập thường xuyên đóng vai trò quyết định việc hình thành thói quen, chính vì vậy mà cần trẻ phải có sự vui thích, có vậy mới kích thích
trẻ hành động lặp đi lặp lại Đồng thời tác động mạnh mẽ vào thái độ của trẻ, giúp trẻ không những biết cách tiết kiệm mà còn hiểu nguyên nhân, vai trò và
sự tự giác của bản thân đối với môi trường và những người xung quanh
1.3.4 Nước, Thực phẩm
1.3.4.1 Nước
Nước là gì? Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hydro, có công
thức hóa học là H20 Hầu hết các hoạt động của con người đều cần nước Chỉ
có 0,5% lượng nước trong ao, hồ, sông, suối là con người có thể sử dụng được Tuy nhiên nếu trừ đi lượng nước bị ô nhiễm thì chỉ còn khoảng 0,003% lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được, và con số này ngày càng
giảm
Khi các nhà khoa học khám phá các hành tinh khác để tìm ra sự sống thì
việc nghiên cứu nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu
Trang 37Điều này có nghĩa nước chính là sự sống Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp
Quốc (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ở Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch Nhu cầu
sử dụng nước trên thế giới ngày càng tăng cao khi mà các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ giải trí và đặc biệt là dân số tăng nhanh Có một sự cách
biệt rất lớn trong việc sử dụng nước giữa các nước giàu và nghèo Nước sạch được dự báo sẽ sớm trở thành một nguồn tài nguyên quý báu không kèm dầu
mỏ ở thế kỉ trước,nhưng dầu mỏ có thể được thay thế bằng các loại nhiên liệu khác , còn nước thì không
Một nguyên nhân nữa khiến cho nguồn nước sạch trên thế giới ngày càng khan hiếm đó chính là tình trạng lãng phí Chính vì quan niệm sai lầm về lượng nước trên thế giới rằng nguồn nước là vô tận nên con người rất thiếu ý
thức tiết kiệm trong khi sử dụng nguồn nước con người thường sử dụng nhiều hơn nhu cầu, và không nhận ra điều đó
Hòa cùng xu thế phát triển của thế giới, để phát triển mọi mặt, Việt Nam cũng có nhu cầu sử dụng nước cao hơn trước gấp nhiều lần qua thời gian Tuy Viêt Nam là đất nước nằm trong vùng nhiệt đới ẩm với nguồn tài nguyên nước dồi dào nhưng sử dụng không bền vững và không kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm Ao, hồ, sông, suối dày đặt nhưng phân bố không đồng đều, khái thác không bền vững gây nên tình trạng nơi thì lũ lụt, nơi thì hạn hán rất thất thường Theo đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên- Môi trường thì mỗi năm ở Việt nam có khoảng 9000 người tử vong vì nguồn nước và điều
kiện vệ sinh kém Việc nguồn nước ô nhiễm dẫn đến nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt đang là thách thức lớn cho Việt nam trong hiện tại và tương lai Tóm lại, khan hiếm và thiếu nước là mối đe doạ rất nghiêm trọng đối
với sự tồn tại của con người trong tương lai Bên cạnh những biện pháp nhằm
Trang 38cải thiện nguồn nước thì con người nhất thiết phải có thói quen tiết kiệm khi
sử dụng nước và nhất quyết phải thay đổi được quan niệm lệch lạc sai lầm của con người khi cho rằng “Nước là vô tận”
Đối với trẻ mẩm non cần tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng cơ bản và cách làm phù hợp để trẻ bắt đầu chung tay vào việc tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường cùng người lớn Trẻ cần biết về các nguồn nước trong thiên nhiên
và nguồn nước mà có người có thể sử dụng được, nguồn nước sạch đến với
trẻ bằng cách nào? Ý nghĩa của việc trẻ tiết kiệm nước đối với những người xung quanh, với cây cối, con vật,…và một số cách thực hành tiết kiệm nước,
xử lý tình huống khi thấy nguồn nước bị lãng phí
1.3.4.2 Th ực phẩm
Thực phẩm là gì? Thực phẩm hay còn gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất bột, chất béo, chất đạm mà con người hay động vật có thể ăn được với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng
nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích
Lương thực, thực phẩm đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho
việc tiết kiêm nguồn thực phẩm là một việc làm đáng quan tâm
Theo tổ chức nông lương liên hiệp Quốc (FAO) thì mỗi năm thế giới lãng phí 1,3 tỉ tấn lương thực, tương đương 1/3 sản lượng lương thực toàn
cầu Như vậy, có hơn 1 tỉ tấn lương thực bị lãng phí mỗi năm, trong khi còn
gần 1 tỉ người trên trái đất đang thiếu đói Ông Hiroyuki Konuma- đại diện
của FAO tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương cho biết “ FAO ước tính nếu
Trang 39con người giảm được ¼ lượng lương thực thực phẩm bị lãng phí hoặc mất trên toàn cầu, con người sẽ có thêm nguồn lương thực thực phẩm đủ để nuôi
870 triệu người bị đói trên thế giới”
Đứng trước tình hình báo động của an ninh lương thực trên thế giới, ngày Môi trường thế giới 5-6-2013 đã được Liên hợp quốc lấy chủ đề: “ Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” nhằm chống lãng phí thực
phẩm, khuyến khích giảm thiểu các tác động môi trường từ việc sử dụng thực
phẩm Sự kiện trọng tâm của ngày môi trường thế giới 2013 là chiến dịch:
“Think- Eat- Save”
Ở Việt Nam tuy chưa có thống kê rõ ràng về tình trạng lãng phí thực
phẩm nhưng đây là một thực tế không thể phủ nhận Không khó để thấy thói quen xấu của người dân các thành phố lớn khi tới nhà hàng, khách sạn,…là không ăn hết mà cố tình để thừa lại thức ăn Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người không tiết kiệm khi sử dụng thực phẩm là do tâm lý và thói quen Từ ngày xưa, dân gian ta có quan niệm cái gì cũng phải dư thì mới
chứng tỏ mình no đủ, vì vậy khi đến nhà hàng, quán ăn, người ta thường yêu
cầu nhiều hơn mức mình cần và thường để thừa lại thức ăn
Đối với tiết kiệm thực phẩm,các nhà giáo dục cần cung cấp cho trẻ kiến
thức về sự biến đổi của thực phẩm qua thời gian, trong các điều kiện khác nhau, quá trình thực phẩm đến được với con người, sự thiếu thốn thực phẩm
của nhiều nơi khác và những cách thức đơn giản để bảo quản, tiết kiệm thực
phẩm Các nhà giáo dục cần kéo gần, cụ thể hóa những hậu quả của việc lãng phí thực phẩm đến gần với trẻ vì trẻ chưa có khả năng hình dung ra kết quả xa như người lớn vì hậu quả việc lãng phí thực phẩm là xảy ra ở tương lai và mang tính toàn cầu
Trang 401.3.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ
1.3.5.1 Ho ạt động cá nhân
Hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp
Lứa tuổi mầm non, trẻ học thông qua chơi, chơi thông qua học Trẻ luôn luôn hoạt động và đó chính là nhu cầu, là hứng thú của trẻ Người lớn không
thể nhồi nhét kiến thức, bắt trẻ học thuộc mà chính nhờ quá trình hoạt động,
trẻ lĩnh hội được kiến thức về các đối tượng trẻ đang hoạt động cùng, hiểu về
mối quan hệ giữa chúng, hiểu về nguyên nhân, kết quả, lý giải hiện tượng,….từ việc hoạt động, hiểu về đối tượng, trẻ hình thành được thái độ đối
với đối tượng đó, hiện tượng, sự việc đó,… và cuối cùng sẽ hình thành nên kỹ năng[17]
Hoạt động của trẻ cần phải được chú ý ở hai điểm là tính tích cực và chất lượng của hoạt động Một hoạt động xấu có thể hình thành cho trẻ thói quen
xấu sau này Ví dụ khi trẻ rửa tay, trẻ để vòi nước chảy mạnh, để nước chảy liên tục, vừa rửa tay vừa nói chuyện, đùa giỡn với bạn, tuy hoạt động tích cực nhưng dần dần hình thành cho trẻ thói quen lãng phí nước, đó là một thói quen xấu Vì vậy, bên cạnh sự tích cực còn cần phải chú ý đến chất lượng của
hoạt động đó thì hoạt động mới thật sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của
trẻ
1.3.5.2 Môi trường sống
Môi trường đóng vai trò điều kiện [17]
Môi trường, theo sách tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non tập 1 của Tiến
Sĩ Đinh Thị Tứ thì môi trường gồm 2 loại là môi trường văn hóa- xã hội và môi trường gia đình
Môi trường văn hóa có giá trị giúp nuôi dưỡng yếu tố tinh thần của con người, nó là cái do con người tạo ra và tích lũy qua các thế hệ, đồng thời cái
đó trở thành tác nhân chủ yếu quy định nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của