Xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 70)

8. Đóng góp của luận văn

3.1.3. xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

3.1.3.1. Biện pháp 1: Sử dụng tình huống: Tận dụng những tình huống nảy sinh trong

cuộc sống hàng ngày; hoặc tạo tình huống hấp dẫn mang tính có vấn đề để tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.

a. Ý nghĩa

- Việc giáo dục kỹ năng của trẻ ít có cơ hội được trải nghiệm bằng thực tế sinh động mà chỉ có thể thông qua những tình huống giả định. Và với việc giải quyết một cách thuần thục những tình huống giả định này trẻ sẽ không bị lúng túng khi giải quyết những tình huống mà trong thực tế trẻ sẽ gặp phải.

- Do đó, việc tạo những tình huống hấp dẫn, mang tính có vấn đề là một biện pháp có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ năng cho trẻ. Những vốn kinh nghiệm

này sẽ là "vật liệu" để trẻ ứng dụng giải quyết những tình huống trong thực tế có thể trẻ sẽ gặp phải.

- Thông qua các tình huống và cách xử lý trong từng tình huống trẻ sẽ có biểu tượng về các hành vi và chuẩn mực, làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ giúp trẻ biết lựa chọn những hành vi tích cực để vận dụng vào trong cuộc sống của mình.

- Việc lựa chọn và xây dựng những tình huống có vấn đề gần gũi, thực tế, dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú và duy trì được hứng thú trong suốt quá trình hoạt động góp phần kích thích sự tò mò ham hiểu biết và là cơ hội để trẻ trải nghiệm những kinh nghiệm của bản thân.

b. Nội dung và cách tiến hành

- Giáo viên cung cấp cho trẻ những tình huống mà trẻ thường gặp phải trong cuộc sống liên quan đến kỹ năng tự bảo vệ như tình huống trẻ bị lạc mẹ trong siêu thị, trẻ bị người lạ dụ dỗ, bị người khác tấn công, trẻ bị lạm dụng…

- Giáo viên gợi ý để khai thác kinh nghiệm sống của trẻ và khuyến khích trẻ tự chia sẻ, xây dựng những tình huống mà trẻ đã gặp phải hoặc quan sát thấy.

- Tận dụng những tình huống mà trẻ gặp phải trong thực tế để xây dựng các hoạt động phù hợp nhằm giáo dục kỹ năng.

- Cung cấp kiến thức, làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ thông qua việc tạo điều kiện và cơ hội để trẻ có thể làm quen với môi trường xung quanh, trong đó có cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội thông qua việc quan sát tranh ảnh, đọc và kể chuyện, tham quan…

- Khi xây dựng tình huống, giáo viên không nên đưa ra cách giải quyết cụ thể mà tạo điều kiện để cho trẻ tự tìm cách giải quyết theo khả năng của mình. Trong quá trình trẻ giải quyết một tình huống nào đó, tùy từng nhóm trẻ mà có thể nâng cao yêu cầu với trẻ cho phù hợp.

- Khi trẻ giải quyết các tình huống giáo viên cần theo dõi cách giải quyết của trẻ để kịp thời đưa ra những gợi ý cần thiết nhằm hướng dẫn trẻ.

- Giáo viên phải luôn quan sát và khích lệ cũng như tuyên dương những biểu hiện kỹ năng tốt của trẻ.

c. Điều kiện vận dụng

- Giáo viên cần quan sát và phát hiện kịp thời những tình huống có vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Nắm vững cách tổ chức và thực hiện biện pháp tạo tình huống có vấn đề.

- Các tình huống tạo ra phải phù hợp với vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết và hứng thú của trẻ để có thể tự mình hoặc với sự gợi ý của giáo viên có thể giải quyết được.

- Các tình huống tạo ra không gò bó, áp đặt trẻ. Tình huống phải đảm bảo tính tự nhiên, gắn liền với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh mối quan hệ đa dạng, phong phú trong xã hội.

- Giáo viên cần tạo sự giao tiếp gần gũi, thân thiện, bình đẳng giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ với nhau.

3.1.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi: học tập hoặc đóng vai để trẻ thực hành các kỹ năng tự bảo vệ.

a. Ý nghĩa

- Sử dụng biện pháp trò chơi là tổ chức cho người học chơi một trò chơi nào đó để thông qua đó tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm. Trong đó trò chơi học tập và đóng vai của trẻ mẫu giáo rất thích hợp để giúp trẻ rèn luyện nhận thức và thực hành kỹ năng.

- Sự trải nghiệm trong môi trường chơi phong phú, hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận sâu rộng hơn với thế giới hiện thực của người lớn và được gia nhập vào đó thông qua lăng kính của trẻ từ đó các kỹ năng được hình thành và phát triển.

b. Nội dung và cách tiến hành * Trò chơi học tập:

Hình thức trò chơi này giúp trẻ nhận biết được kỹ năng tự bảo vệ qua việc tiến hành các hành động nhận thức để phân loại các hành vi đúng và sai, nên và không nên. Từ đó, trẻ sẽ có kinh nghiệm thực tế để có thể giải quyết trong tình huống cụ thể.

Ở lứa tuổi mầm non, trẻ em chơi nhiều hơn là học, những nhiệm vụ trí tuệ đặt ra cho các em không nhiều nên các trò chơi học tập cần độ khó vừa phải.

Bên cạnh đó, đồ dùng, đồ chơi chuẩn bị cho trò chơi học tập ở lứa tuổi này cần phải bắt mắt, đẹp đẽ để thu hút sự chú ý của các em. Khi hướng dẫn trò chơi, GV phải trực tiếp làm mẫu 2 – 3 lần thì các em mới có thể nắm bắt được cách chơi và luật chơi.

Một số trò chơi học tập dành cho lứa tuổi mầm non là: Bù chỗ khuyết; Hãy xếp theo thứ tự; Kể theo yêu cầu của cô; Ai đúng ai sai; Ghép lại cho Đúng; Về đúng nhà…

+Nguyên tắc xây dựng và thiết kế trò chơi học tập:

- Phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện và thời gian mỗi giờ học. - Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục.

- Trò chơi phải phù hợp với tâm lý trẻ, khả năng của người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.

- Trò chơi phải tạo được hứng thú với người học .

- Trò chơi phải có mục đích rõ ràng: nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào hay giới thiệu kiến thức nào.

- Trò chơi phải có luật.

- Dự trù đồ dùng đồ chơi, số lượng người tham gia chơi và những tình huống có thể xảy ra.

- Chuẩn bị phần thưởng cho người thắng cuộc, đây là một yếu tố quyết định sự hứng thú của trẻ đối với trò chơi.

+ Cách tiến hành trò chơi:

Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn trẻ tham gia chơi.

- Tổ chức lớp thành các nhóm chơi. Cả lớp có thể chia thành 4 nhóm thi đua tương ứng 4 tổ, hoặc 2 nhóm, hoặc chơi theo cá nhân…

- Giới thiệu luật chơi và các dụng cụ phục vụ trò chơi. - GV nên làm mẫu hoặc cho một vài trẻ lên chơi thử. Bước 3: Trẻ thực hiện trò chơi dưới sự giám sát của GV. Bước 4: Nhận xét, đánh giá sau khi chơi.

* Trò chơi đóng vai:

Đóng vai là hình thức tổ chức cho trẻ thực hành, làm thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là biện pháp giúp trẻ suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà trẻ quan sát được. Đồng thời tạo hứng thú cho trẻ và điều đặc biệt là trẻ có thể cảm nhận thấy những tác động của lời nói và việc làm của các nhân vật mà trẻ đóng vai, từ đó dẫn đến thay đổi thái độ hoặc hành vi của mình trước một tình huống bất kỳ. Ví dụ: tình huống đóng vai “Đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ sẽ làm gì?”; “Trẻ làm gì khi một người lạ mặt cho kẹo?”…

- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Qui định thời gian chuẩn bị, thời gian diễn của mỗi nhóm.

- Các nhóm thảo luận, luyện tập chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm diễn.

- Cả lớp nhận xét, thảo luận. Thông thường thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn sau đó mở rộng phạm vi thảo luận sang những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh.

c. Điều kiện vận dụng

- Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, GV cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết cho trò chơi học tập hoặc đóng vai: các bài tập chơi, đồ dùng số lượng đủ cho các trẻ hoặc các tình huống đóng vai phù hợp chủ đề, nội dung, mục tiêu mong muốn.

- GV nên khích lệ để cả lớp cùng tham gia.

- Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản cho trò chơi đóng vai để tăng tính hấp dẫn cho vai diễn.

3.1.3.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường hoạt động tích cực

a. Ý nghĩa

- Việc tổ chức các hoạt động đòi hỏi phải có một không gian đa dạng, mới lạ và bầu không khí thân thiện cởi mở…có như vậy mới kích thích hứng thú chơi của trẻ và thúc đẩy trẻ rèn luyện kỹ năng theo khả năng của mình.

- Tạo môi trường hoạt động là tạo nên một không gian chơi rộng rãi, thoáng mát, với các đồ chơi đa dạng, phong phú, mới lạ, hấp dẫn cũng như tạo bầu không khí thân thiện, bình đẳng là một việc làm quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng. Đặc biệt là trong các trò chơi phân vai, mô phỏng lại các tình huống trong cuộc sống thì việc có các đồ dùng phù hợp để trẻ có thể thao tác sẽ hỗ trợ việc giáo dục kỹ năng phù hợp.

- Tổ chức môi trường hoạt động gợi mở, hấp dẫn phù hợp với sự phát triển của trẻ. Những góc chơi được sắp xếp hợp lý, thuận tiện sẽ kích thích trẻ tích cực thể hiện, tích cực trải nghiệm các kỹ năng. Việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động có tác dụng hỗ trợ sự lựa chọn các hoạt động của trẻ, tạo điều kiện cho hoạt động của cô và trẻ đa dạng, hấp dẫn.

- Bên cạnh môi trường vật chất, môi trường tâm lý cởi mở, quan hệ giữa cô và trẻ thân thiện, sự khuyến khích có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc kích thích tạo hứng thú và tính

tích cực của trẻ trong khi tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng nó sẽ tạo cho trẻ nhiều cơ hội nảy sinh ý tưởng chơi, dự định chơi.

b. Nội dung và cách tiến hành * Tạo môi trường vật chất thuận lợi:

- Để có môi trường vật chất thuận lợi cho hoạt động của trẻ, trước hết giáo viên cần chuẩn bị không gian chơi cho trẻ bằng việc tạo ra các góc chơi, khu vực chơi để trẻ tham gia vào hoạt động chơi. GV lựa chọn vị trí để tổ chức hoạt động đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, thuận tiện, an toàn, vệ sinh phù hợp với các hoạt động. Đặc biệt trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, chúng ta có thể tận dụng các góc chơi để mô phỏng các tình huống để trẻ dễ dàng tham gia.

- Với mỗi kỹ năng khác nhau, GV có thể tận dụng các góc chơi khác nhau và thay đổi cách trang trí làm cho các góc này trở nên sinh động và phù hợp với nội dung hoạt động. Luôn luôn đảm bảo cho trẻ có một không gian hoạt động tự do, thoải mái có như vậy mới kích thích trẻ bộc lộ và rèn luyện các kỹ năng.

- Việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi và không gian hoạt động cần dễ dàng quan sát, di chuyển, khuyến khích trẻ cùng hoạt động, giao tiếp, liên kết các nhóm chơi, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ các kỹ năng.Việc sắp xếp này cũng cần bố trí các nhóm hoạt động tĩnh, động và đủ khoảng cách giữa các nhóm.

- Việc bố trí các đồ dùng, đồ chơi vào các góc chơi hoặc khu vực hoạt động cần phải đa dạng và mang tính mở và xuất phát từ kinh nghiệm của trẻ. Từ đó giáo viên bổ sung, luân chuyển và đổi mới tạo cho trẻ sự mới lạ, hấp dẫn, khích thích trẻ hoạt động tích cực.

* Tạo môi trường tâm lý thân thiện, hợp tác, chia sẻ và gợi mở:

- Môi trường hoạt động hấp dẫn bao gồm cả việc tạo dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở, gần gũi giữa trẻ với trẻ, trẻ với cô giáo. Sự chân tình, cởi mở gần gũi của cô sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn, dễ chịu nơi lớp học và tạo điều kiện để trẻ là chính mình. Đó là cơ sở để cho mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ luôn tự tin mạnh dạn, chủ động và tích cực khi tham gia vào các hoạt động. Đây cũng là chất xúc tác quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển các kỹ năng của trẻ.

- Khi trẻ duy trì được mối quan hệ tốt với các bạn cùng lớp, với GV thì đó sẽ là điều kiện thuận lợi để trẻ có thể chơi cùng nhau, hợp tác gắn bó cùng nhau. Để làm được điều này, cô giáo cần có những cử chỉ nhẹ nhàng, gần gũi, ánh mắt dịu hiền, âu yếm, lới nói thiện

cảm,… để tạo cho trẻ một cảm giác cô chính là bạn của trẻ. Từ đó trẻ sẽ tự tin bộc lộ bản thân, mạnh dạn hợp tác với cô và bạn, mạnh dạn hỏi những điều chưa biết.

- Bên cạnh đó cô cũng cần khuyến khích, động viên những nỗ lực và thành quả của trẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ chơi. Cô giáo chỉ đóng vai là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.

- Cô cũng cần có biện pháp hướng các trẻ khác trong nhóm chơi cùng lắng nghe bạn nói, ủng hộ ý tưởng và dự định của bạn nếu hợp lý. Nhưng không quên thường xuyên tạo cho trẻ cơ hội được khẳng định mình, được trao đổi, được bàn bạc với nhau. Điều này sẽ giúp trẻ tích cực thể hiện mình với GV và các bạn.

c. Điều kiện vận dụng

- Cần có sự đầu tư và quan tâm đến việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ thể hiện và phát triển kỹ năng.

- Môi trường chơi của trẻ phải an toàn, thoải mái, hấp dẫn, tự do, thỏa mãn nhu cầu thể hiện bản thân của trẻ.

- Đồ dùng, đồ chơi phải thường xuyên được bổ sung, thay đổi cho phù hợp với các hoạt động và khả năng chơi của trẻ. Đồ dùng đồ chơi phải được sắp xếp trong trạng thái "đóng" và"mở" một cách hợp lý.

3.1.3.4. Biện pháp 4: Tạo cơ hội để trẻ được tương tác, được trải nghiệm: tạo cơ hội

để trẻ được thực hành, luyện tập, tương tác với người lớn, với bạn ở mọi lúc mọi nơi. a. Ý nghĩa

- Để giáo dục và phát triển các kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thì điều quan trọng nhất là phải luôn tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập các hành vi thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi có như vậy trẻ mới hình thành nên các kỹ năng một cách bền vững.

- Kỹ năng của trẻ không thể được hình thành qua việc nghe giảng. Việc nghe giảng chỉ mới giúp trẻ có nhận thức về một vấn đề nào đó. Trẻ chỉ hình thành kỹ năng khi trẻ được cùng tham gia làm chứ không chỉ nói về một kỹ năng nào đó. Việc hình thành kỹ năng được hình thành thông qua tương tác với người lớn, với bạn cùng học. Trong khi tương tác trẻ được thể hiện các ý tưởng của mình, được trải nghiệm, được đánh giá, xem xét về những

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)