Những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 65)

8. Đóng góp của luận văn

2.2.5. Những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-

giáo 5-6 tuổi của BGH và GV các trường Mầm non, Tp.HCM

Bảng 2.9. Những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

KHÓ KHĂN SỐ LƯỢNG TRUNG BÌNH ĐỘ LỆCH TIÊU CHUẨN

Chưa được tập huấn về nội dung, phương

pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. 73 2.77 1.93

Lớp học đông trẻ. 73 2.73 1.99

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu

cầu thực hành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. 73 3.66 1.92

Chưa có một chương trình, tài liệu hướng

dẫn về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. 73 3.63 1.53

Giữa nhà trường và gia đình chưa có sự

kết hợp. 73 5.70 1.34

Chưa có sự hiểu biết tốt về tâm lý của trẻ. 73 6.45 1.85

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chưa được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc trong chương trình giáo dục.

Thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo trong chương trình còn ít.

73 4.84 1.81

Khó khăn khác. 3 9.00 0.00

Kết quả thống kê ở bảng trên cho thấy, trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, BGH và GV các trường gặp 4 khó khăn chính như sau:

- Thứ nhất, lớp học đông trẻ với điểm trung bình là 2,73.

-Thứ hai, chưa được tập huấn về nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ với điểm trung bình là 2,77.

-Thứ ba, chưa có một chương trình, tài liệu hướng dẫn về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ với điểm trung bình là 3,63.

-Thứ tư, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ với điểm trung bình là 3,66 .

Ngoài ra, còn có những khó khăn khác như: thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo trong chương trình còn ít; giữa nhà trường và gia đình chưa có sự kết hợp; chưa có sự hiểu biết tốt về tâm lý của trẻ; giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chưa được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc trong chương trình giáo dục.

Chính những khó khăn này là nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ của BGH và GV các trường hiện nay:

Theo BGH và giáo viên một số trường cho biết từ năm học 2010- 1011, đặc biệt từ năm học 2011 - 2012 hầu hết các trường đều quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non. Sở giáo dục, phòng mầm non cũng đã tập huấn về phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non. Tuy nhiên, theo các trường những buổi tập huấn mang tính chất chung cho các kỹ năng sống. BGH và GV các trường vẫn chưa được tập huấn về nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.

Việc chưa được tập huấn về nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đã khiến không ít GV không nắm chắc nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, dẫn tới GV sẽ triển khai thiếu, thừa hoặc tình trạng mỗi GV hiểu về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ một khác. Hơn nữa, việc chưa có qui định thống nhất về nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cũng gây khó khăn trong công tác tổ chức giáo dục của GV, công tác kiểm tra đánh giá của BGH và khó khăn trong việc theo dõi sự phát triển kỹ năng của trẻ. Mặc dù, các trường trong cuộc khảo sát đều đang áp dụng bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi trong đó có chuẩn số 6. Tuy nhiên, các

trường đều cho rằng kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ không được xây dựng thành nội dung riêng biệt, mà phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên đứng lớp, khi họ nhận thấy có thể xây dựng những hoạt động phù hợp để tích hợp vào các chủ đề của tháng thì sẽ tiến hành và ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kinh nghiệm và đặc biệt là hứng thú của giáo viên. Cô L.T.H (Hiệu phó chuyên môn trường mầm non 6) cũng đã cho rằng: “Đây là kỹ năng cần

thiết trang bị cho trẻ, nhưng hiện nay nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chưa thống nhất,

vẫn còn mang tính tự phát; mỗi nơi dạy khác nhau nên cần có một hướng dẫn định hướng

chung từ trên xuống dưới”. Cùng nhận xét này, Cô N.T.T.H (Hiệu phó chuyên môn trường

mầm non SH) chia sẻ: “Hiện nay, nhà trường lấy nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ từ

chủ đề có liên quan trong bộ chuẩn, nhưng thực tế nội dung giáo dục của các GV chưa

thống nhất, mang tính tự phát, không đầy đủ hoàn toàn theo cảm tính của GV. Ví dụ: với nội

dung một số kí hiệu, biển báo trong cuộc sống thì có GV quan tâm, nhưng có GV không

quan tâm để giáo dục cho trẻ. BGH cũng không đánh giá được vì nội dung chương trình không qui định cụ thể”.

Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ là những phương pháp giáo dục mang tính đặc thù. Nó đòi hỏi trẻ phải được trải nghiệm và đồng thời người hướng dẫn cũng phải là người có kỹ năng do vậy nhiều GV gặp khó khăn khi hướng dẫn trẻ. Việc thiếu phương pháp giáo dục kỹ năng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp giáo dục cũng như ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Theo Ths. Nguyễn Thị Ngọc Giàu, trung tâm Hồn Việt thì phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải khác với những phương pháp giáo dục bình thường khác. Trẻ phải được trải nghiệm, tương tác trong nhóm thì mới có thể hình thành kỹ năng.

Ngoài ra, các vấn đề như: sĩ số lớp học đông; thiếu các phương tiện và không gian xây dựng các tình huống giáo dục; thiếu tài liệu hướng dẫn tham khảo cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ hiện nay của các trường. Theo Cô N.T.T.H (Hiệu phó chuyên môn trường mầm non SH) khi được hỏi việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ hiện nay đã hiệu quả chưa, Cô cho biết: “Giáo dục kỹ năng này là

cần thiết, nhưng nó vẫn chưa được quan tâm đầy đủ và sâu sắc, vẫn còn mang tính bề nổi.

Hơn nữa, việc sĩ số trong lớp đông trẻ và thiếu các phương tiện tổ chức thực hành kỹ năng

của GV, GV chủ yếu trò chuyện, nhắc nhở là chính. Đặc biệt, việc GV không được tập huấn

và ít có tài liệu hướng dẫn tham khảo là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chất lượng

giáo dục kỹ năng này chưa hiệu quả”.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy:

1. Đa số BGH và GV các trường mầm non tham gia vào nghiên cứu này đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5- 6 tuổi. Các trường khảo sát hiện có thực hiện giáo dục kỹ năng này tự bảo vệ cho trẻ. Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng này chưa thực sự được các trường quan tâm; việc phân bổ thời gian cũng như lựa chọn các hình thức và nội dung giáo dục ở mỗi trường một khác mang tính bề nổi nhiều hơn.

2. Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường được thực hiện chủ yếu qua hình thức lồng ghép. Biện pháp giáo dục được sử dụng rất thường xuyên là biện pháp trò chuyện dùng lời giải thích và biện pháp rèn luyện kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Trong khi qua phỏng vấn một số người trong BGH và GV các trường đề nghị rằng, cần bổ sung thêm một số biện pháp giáo dục mà trẻ có cơ hội được thực hành và trải nghiệm nhiều hơn, nhờ vậy kỹ năng của trẻ mới vững bền và hiệu quả.

3. Những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ của BGH và GV các trường mầm non: Thứ nhất do lớp học đông trẻ; Thứ hai là do GV chưa được tập huấn về nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ; Thứ ba do chưa có một chương trình, tài liệu hướng dẫn về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ; Thứ tư do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Ngoài ra, còn có những khó khăn khác như: Thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo trong chương trình còn ít; Giữa nhà trường và gia đình chưa có sự kết hợp; Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chưa được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc trong chương trình giáo dục.

Từ việc khảo sát thực trạng giáo dục này cùng với những nhận định của GV, chúng tôi có thể đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở chương sau.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6

TUỔI

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)