8. Đóng góp của luận văn
3.3.3. Nhiệm vụ thử nghiệm
o Ứng dụng các biện pháp trên xây dựng thành các giáo án o Tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm
o Thu thập kết quả sau khi thử nghiệm.
3.3.4. Tổ chức thử nghiệm
3.3.4.1. Mẫu thử nghiệm
* Sơ lược về trường thử nghiệm: Trường Mầm non 6, Quận 3 Tp.HCM
Điều kiện địa lý Cấu trúc của trường Thành tích
- Trường nằm trong khu dân cư đông đúc, mặt bằng dân trí cao.
- Cơ sở vật chất khá hiện đại, phòng học thoáng mát, rộng rãi, đầu tư các trang thiết bị hiện đại. - Có đầy đủ các phòng - Trường thành lập vào năm 1982; diện tích sử dụng: 2348m2 - Số lượng lớp học gồm có 9 lớp học thuộc 2 khối: 3 lớp khối nhà trẻ; 6 lớp khối mẫu giáo (2 mầm, 2 chồi, 2 lá) với - Tập thể lao động tiên tiến, xuất sắc cấp thành phố. - Công đoàn vững mạnh, xuất sắc.
- Chiến sĩ thi đua cấp thành phố là 3GV, cấp cơ sở là 9 GV.
học chức năng. tổng số trẻ là 310 trẻ. - Cơ cấu nhân sự gồm 3 BGH, 16 GV, 12 nhân viên.
- GV đạt tay nghề A hàng năm là 6/16 GV.
* Nhóm thử nghiệm:
- Chọn ngẫu nhiên theo danh sách 25 trẻ có năm sinh 2007 đang theo học tại lớp Lá A, trường mầm non 6 Quận 3, Tp.HCM.
- 2 giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi trường mầm non 6 Quận 3, Tp.HCM. * Nhóm đối chứng:
- Chọn ngẫu nhiên theo danh sách 25 trẻ có năm sinh 2007 đang theo học tại lớp Lá B, trường mầm non 6 Quận 3, Tp.HCM.
3.3.4.2. Thời gian thực hiện
- Từ ngày 15 tháng 04 đến ngày 31 tháng 05 năm 2013.
3.3.4.3. Tiêu chí đánh giá
Thang đánh giá:
Mỗi nội dung (ND) đánh giá có 3 mức độ: Chưa biết; Phân vân; Biết ND 1: câu 1 (20 thẻ hình)
- Trẻ làm đúng từ 16 đến 20 thẻ hình: mức Biết. - Trẻ làm đúng từ 15 đến 10 thẻ hình: mức Phân vân. - Trẻ làm đúng từ 9 thẻ hình trở xuống: mức Chưa biết. ND 2: câu 2 (12 thẻ hình)
- Trẻ làm đúng từ 9 đến 12 thẻ hình: mức Biết. - Trẻ làm đúng từ 8 đến 6 thẻ hình: mức Phân vân. - Trẻ làm đúng từ 5 thẻ hình trở xuống: mức Chưa biết. ND 3: gồm câu 3 và câu 4
- Trẻ trả lời được cả 2 câu: mức Biết. - Trẻ trả lời được 1 câu: mức Phân vân.
- Trẻ trả lời chưa được cả 2 câu: mức Chưa biết. ND 4: câu 5
- Trẻ trả lời được nhưng không giải thích được: mức Phân vân. - Trẻ không trả lời được: mức Chưa biết.
ND 5: gồm câu 6 và câu 7
- Trẻ trả lời được cả 2 câu: mức Biết. - Trẻ trả lời được 1 câu: mức Phân vân.
- Trẻ trả lời không được cả 2 câu: mức Chưa biết. ND 6: gồm câu 8 và câu 9
- Trẻ trả lời được cả 2 câu: mức Biết - Trẻ trả lời được 1 câu: mức Phân vân
- Trẻ trả lời không được cả 2 câu: mức Chưa biết. ND 7: gồm câu 10, 11 và 12
- Trẻ trả lời được cả 3 câu: mức Biết. - Trẻ trả lời được 2 câu: mức Phân vân.
- Trẻ trả lời không được cả 3 câu: mức Chưa biết. ND 8: gồm câu 13, 14 và 15
- Trẻ trả lời được cả 3 câu: mức Biết. - Trẻ trả lời được 2 câu: mức Phân vân.
- Trẻ trả lời không được cả 3 câu: mức Chưa biết. ND 9: câu 16 (gồm 10 thẻ hình)
- Trẻ làm đúng từ 10 đến 8 thẻ hình: mức Biết. - Trẻ làm đúng từ 7 đến 5 thẻ hình: mức Phân vân. - Trẻ làm đúng từ 4 thẻ hình trở xuống: mức Chưa biết. ND 10: câu 17
- Trẻ trả lời được tình huống + giải thích được: mức Biết. - Trẻ trả lời được nhưng không giải thích được: mức Phân vân. - Trẻ không trả lời được: mức Chưa biết.
3.3.4.4. Tập huấn giáo viên
- Tập huấn GV về nội dung của biện pháp 1 và biện pháp 2 để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
- Ứng dụng biện pháp 1 và biện pháp 2 xây dựng thành các giáo án hoạt động cho trẻ, GVMN sẽ thực hiện triển khai trên trẻ.
3.3.4.5. Tiến hành thử nghiệm
- Bước 1: Khảo sát đánh giá mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của trẻ trước thử nghiệm.
Sử dụng biên bản bài tập – phỏng vấn trẻ (Phụ lục 8) nhằm đánh giá mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của trẻ trước thử nghiệm. Độ tin cậy của biên bản bài tập – phỏng vấn trẻ đã được đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha = 0,685; Đây là hệ số cho thấy bảng hỏi đạt độ tin cậy.
- Bước 2: Tác động trực tiếp các biện pháp đã xây dựng trên trẻ thông qua các giờ học và GV phụ trách lớp sẽ triển khai các hoạt động thử nghiệm do đề tài cung cấp mỗi tuần 2 tiết.
Người nghiên cứu quan sát và ghi chép, thu hình diễn biến các hoạt động.
- Bước 3: Sử dụng biên bản bài tập – phỏng vấn trẻ nhằm đánh giá kết quả của trẻ sau những tác động giáo dục.
3.3.5. Kết quả thử nghiệm
3.3.5.1. Đánh giá mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của nhóm thực nghiệm trước và
sau thử nghiệm
Bảng 3.4. Mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm.
Lớp Số
lượng
Mức độ biểu hiện của các nội dung
TB Độ lệch chuẩn ND 1 ND 2 ND 3 ND 4 ND 5 ND 6 ND 7 ND 8 ND 9 ND 10 TTN 25 3.00 2.96 2.54 2.63 2.50 2.00 1.83 2.46 2.42 2.17 2.45 0.56 STN 25 3.00 3.00 2.79 2.92 2.96 2.50 2.50 2.88 2.63 2.58 2.77 0.33
Biểu đồ 3.1. Mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm.
Với các biện pháp tác động sư phạm được tổ chức vào các giờ học nhằm mong muốn trẻ không chỉ được cung cấp các tri thức về kỹ năng tự bảo vệ mà còn tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm. Sau 1,5 tháng thử nghiệm với 2 buổi một tuần ở nhóm trẻ lớp Lá A trường mầm non 6, Quận 3 cho thấy, hầu hết mức độ nhận thức các nội dung giáo dục trong kỹ năng tự bảo vệ của trẻ lớp thực nghiệm đã có sự tăng lên so với chính những trẻ này trước thử nghiệm.
Với điểm trung bình trước thử nghiệm 2.45; sau thử nghiệm điểm trung bình tăng lên là 2.77, cho thấy trẻ nhận thức được các nội dung về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cũng như nắm được tri thức, những cách ứng xử, thái độ tốt hơn so với trước thử nghiệm.
Với kiểm nghiệm chi bình phương cho kết quả P = .002, P = .008, P = .002, P = .018, P = .026 (Phụ lục 3a) lần lượt ở các nội dung: Biết kêu cứu giúp đỡ và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm; Biết địa chỉ, số điện thoại nhà, của ba mẹ; Biết các số điện thoại khẩn cấp: cứu hỏa, cứu thương, công an; Biết không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép; Biết các hành vi xân hại tình dục. Cho thấy sự khác biệt ý nghĩa về mức độ nhận thức của trẻ ở các nội dung giáo dục này trước và sau thử nghiệm.
Với sự tiến bộ về mức độ nhận thức của trẻ chứng tỏ những biện pháp tác động sư phạm này đã bước đầu thể hiện hiệu quả.
3.3.5.2. So sánh mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng trước thử nghiệm
0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 ND1 ND2 ND3 ND4 ND5 ND6 ND7 ND8 ND9 ND10 TTN STN
và nhóm đối chứng trước thử nghiệm.
Lớp Số
lượng
Mức độ biểu hiện của các nội dung
TB Độ lệch chuẩn ND 1 ND 2 ND 3 ND 4 ND 5 ND 6 ND 7 ND 8 ND 9 ND 10 TTN 25 3.00 2.96 2.54 2.63 2.50 2.00 1.83 2.46 2.42 2.17 2.45 0.56 TĐC 25 3.00 2.92 2.64 2.60 2.84 1.72 2.08 2.80 1.84 1.88 2.43 0.51
Biểu đồ 3.2. Mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thử nghiệm.
Để có cái nhìn tổng quát hơn về mức độ nhận thức nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ nhận thức kỹ năng này ở nhóm trẻ thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thử nghiệm.
Cùng sử dụng biên bản bài tập – phỏng vấn giống nhau nhằm khảo sát đánh giá biểu hiện nhận thức kỹ năng của trẻ, không thực hiện bất kì một tác động sư phạm nào. Việc khảo sát này được thực hiện ở 25 trẻ trong lớp thực nghiệm và 25 trẻ trong lớp đối chứng ở giai đoạn trước khi tiến hành thử nghiệm. Kết quả cho thấy với điểm trung bình 2.45 ở nhóm trẻ thực nghiệm và 2.43 ở nhóm trẻ đối chứng thì hầu như không có sự chênh lệch nhiều về mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ giữa hai nhóm trẻ này trước thử nghiệm.
3.3.5.3. So sánh mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng sau thử nghiệm
Bảng 3.6. Mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thử nghiệm.
Lớp Số
lượng
Mức độ biểu hiện của các nội dung
TB Độ lệch chuẩn ND 1 ND 2 ND 3 ND 4 ND 5 ND 6 ND 7 ND 8 ND 9 ND 10 STN 25 3.00 3.0 2.79 2.92 2.96 2.50 2.50 2.88 2.63 2.58 2.77 0.33 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 TTN TĐC
SĐC 25 3.00 3.0 2.76 2.76 2.88 1.76 2.40 2.92 2.04 2.16 2.56 0.45
Biểu đồ 3.3. Mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thử nghiệm.
Không thực hiện bất kì một tác động sư phạm nào, nhóm đối chứng được giáo dục một các bình thường với những hoạt động bình thường trong chương trình giáo dục. Còn nhóm thực nghiệm được tác động với các biện pháp như đã trình bày ở trên. Kết quả cho thấy cùng sau một thời gian như nhau kết quả ở hầu hết các nội dung nhận thức của trẻ ở nhóm thực nghiệm đều tăng lên rõ rệt. Cũng có sự tăng lên mức độ nhận thức của trẻ nhóm đối chứng ở các nội dung nhưng mức tăng này chưa đáng kể và mang tính ngẫu nhiên.
Ngoài ra, với kiểm nghiệm chi bình phương cho kết quả P = .000, P = .007, P = .029 (Phụ lục 3b) lần lượt ở các nội dung: Biết địa chỉ, số điện thoại nhà, của ba mẹ; Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo qui định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm; Biết các hành vi xâm hại tình dục. Cho thấy sự khác biệt ý nghĩa về mức độ nhận thức của nhóm trẻ thực nghiệm và nhóm trẻ đối chứng ở các nội dung giáo dục này sau thử nghiệm. 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 ND1 ND2 ND3 ND4 ND5 ND6 ND7 ND8 ND9 ND10 STN SĐC
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
1. Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và một số nguyên tắc: tính mục đích, tính kế thừa, tính khả thi, kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội, nguyên tắc cá thể hóa. Chúng tôi đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ như: Sử dụng tình huống; Sử dụng các trò chơi học tập hoặc đóng vai; Tạo môi trường hoạt động tích cực; Tạo cơ hội để trẻ được tương tác, được trải nghiệm; Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân; Bồi dưỡng lý luận và phương pháp dạy kỹ năng tự bảo vệ cho GVMN; Thống nhất nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và chuẩn đánh giá kỹ năng này cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non; Xây dựng và đưa nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ một cách toàn diện hơn theo hướng tích hợp với các hoạt động dạy, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác; Nâng cao nhận thức của GVMN, phụ huynh về sự cần thiết của kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ; Phối hợp nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
2. Tiến hành khảo sát tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trên BGH và GV các trường, chúng tôi thu được kết quả như sau: tất cả các biện pháp đề xuất đều cần thiết và có thể thực hiện được trong thực tiễn giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Tuy nhiên ở biện pháp bồi dưỡng lý luận và phương pháp dạy kỹ năng tự bảo vệ cho GVMN và biện pháp phối hợp nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thì hai biện pháp này đều được đánh giá cao ở tính cần thiết nhưng ở tính khả thi thì chưa được đánh giá cao.
3. Với mục đích hỗ trợ việc kiểm nghiệm tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số biện pháp đề xuất trên trẻ. Với các biện pháp tác động sư phạm được tổ chức vào các giờ học nhằm mong muốn trẻ không chỉ được cung cấp các tri thức về kỹ năng tự bảo vệ mà còn tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm. Kết quả thử nghiệm cho thấy trẻ nhận thức được các nội dung về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cũng như nắm được kiến thức, những cách ứng xử, thái độ tốt hơn so với trước thử nghiệm. Với sự tiến bộ về mức độ nhận thức kiến thức của trẻ chứng tỏ những biện pháp tác động sư phạm này đã bước đầu thể hiện hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng sống quan trọng của con người đặc biệt với trẻ em. Các nước trên thế giới cũng có những công trình nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ và quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng này cho trẻ. Ở Việt Nam, bước đầu chúng ta cũng đã quan tâm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Tuy nhiên, các tài liệu biên soạn, các công trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ còn hạn chế về số lượng. Do vậy chưa có những đánh giá cụ thể và mang tính khái quát về thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ để từ đó xây dựng những biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
1.2. Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ và xác định một số khái niệm công cụ như: kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là khả năng trẻ 5-6 tuổi vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của trẻ để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến để bản thân được an toàn; Quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là quá trình dưới sự tổ chức, lãnh đạo có mục đích của giáo viên nhằm giúp trẻ trang bị những kiến thức giữ an toàn và học cách nhận biết, thực hành các hành động đúng và kịp thời để bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm; Và biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là tổ hợp những cách thức giáo dục cụ thể của người giáo viên trong quá trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra.
1.3. BGH và GV các trường đều nhận thức được vai trò và sự cần thiết của kỹ năng tự bảo vệ với trẻ. Hiện nay, kỹ năng này cũng được các trường mầm non tại Tp.HCM thực hiện trong chương trình giáo dục, chủ yếu dưới hình thức lồng ghép vào các chủ đề thích