Chính vì vậy mà các sáng tác của Hồ Biểu Chánh đã được bạn đọc bình dân ở Nam bộ trong nửa đầu thế kỷ XX đón việc nghiên cứu ảnh hưởng của Văn Học Pháp đến một số tác phẩm của... Tuy vậy
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
……o0o……
ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT PHÁP
ĐỐI VỚI TIỂU THUYẾT CỦA
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
……o0o…
ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT PHÁP
ĐỐI VỚI TIỂU THUYẾT CỦA
Trang 3H Ồ BIỂU CHÁNH
(1885 - 1958)
Ảnh chụp trong khoảng 1956 – 1958
Trang 4L ỜI CẢM TẠ TRI ÂN
Tôi chân thành cảm tạ tri ân sự nhiệt tình giúp đỡ của ban giấm hiệu trường Đại
H ọc Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng khoa học công nghệ sau đại học, các quí th ầy cô thuộc khoa ngữ văn và cùng tất cả các bạn đồng học đã tạo điều kiện thu ận lợi giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu luận ấn
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc cố giáo sư HOÀNG
d ẫn cho tôi trong quá trình nghiên cứu - học tập và hoàn thành luận án
Tôi cũng xin cám ơn những công trình nghiên cứu, những nhận định và những ý
ki ến phê bình đánh giá của những người đi trước đã giúp tôi có thêm tư liệu góp phần làm nên luận án
Cu ối cùng tôi xin cám ơn những người thân yêu trong gia đình tôi đã giúp đỡ, động viên khích l ệ tôi trên bước đường nghiên cứu khoa học
M ột lần nữa tôi xin chân thành cảm tạ và tri ân
Thành ph ố Hồ Chí Minh
Năm 2001 Nguy ễn Quỳnh Trang
Trang 5M ỤC LỤC
L ỜI CẢM TẠ TRI ÂN 4
M ỤC LỤC 5
PH ẦN DẪN NHẬP 7
1 Lý do ch ọn đề tài 7
2 M ục đích, ý nghĩa của đề tài 10
3 Lịch sử nghiên cứu đề tài 11
4 Gi ới hạn phạm vi nghiên cứu và những đóng góp của đề tài 14
5 Phương pháp nghiên cứu 16
6 K ết cấu của luận án 16
CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ NHÀ VĂN HỒ BIỂU CHÁNH 18
1.1 B ối cảnh xã hội và tình hình văn học Nam bộ đầu thế kỷ XX 18
1.2 Ti ểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX 28
1.3 Gi ới thiệu nhà văn Hồ Biểu Chánh 35
CHƯƠNG 2: SỰ TIẾP NHẬN SÁNG TẠO VỀ MẶT NỘI DUNG 47
2.1 T ừ tác phẩm “Sans Famille” của Hector Malot đến “Cay đắng mùi đời” c ủa Hồ Biểu Chánh 47
2.1.1 V ề cốt truyện 47
2.1.2 V ề mặt chủ đề: 49
2.2 T ừ tác phẩm “En Famille” của Hector Malot đến “Chút phận linh đinh” c ủa Hồ Biểu Chánh 63
2.2.1 C ốt truyện: 63
2.2.2 V ề mặt chủ đề 65
2.3 T ừ tác phẩm “Le Comte de Monte Cristo” đến tác phẩm “Chúa tàu Kim Qui” 74
2.3.1 C ốt truyện: 74
2.3.2 Ch ủ đề tư tưởng: 77
2.4 T ừ tác phẩm “Les Misérables” của Victor Hugo đến tác phẩm “ Ngọn cỏ gió đùa” 86
Trang 62.4.1 C ốt truyện: 86
2.4.2 Tư tưỏrngchủ đề: 92
CHƯƠNG 3: SỰ TIẾP NHẬN SÁNG TẠO VỀ MẶT NGHỆ THUẬT 112
3.1 T ừ tác phẩm “Sans Famille” đến tác phẩm “Cay đắng mùi đời” 112
3.2 T ừ tác phẩm “En Famille” đến tác phẩm “Chút phận linh đinh” 120
3.3 Từ tác phẩm “Le Comte de Monte Cristo” đến tác phẩm “Chúa tàu Kim Qui” 127
3.4 T ừ tác phẩm “Les Misérables” đến tác phẩm “Ngọn cỏ gió đùa” 133
K ẾT LUẬN 150
PHỤ LỤC 155
PH ẦN THƯ MỤC 166
Trang 7PH ẦN DẪN NHẬP
1 Lý do ch ọn đề tài
Ngày nay, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đã trở thành một hiện tượng có tính chất toàn cầu Sự giao lưu về văn hóa, mà đặc biệt là văn
học, ngày càng trở nên phổ biến, góp phần vào việc làm cho các dân tộc
hiểu biết lẫn nhau vì hòa bình, tiến bộ, phồn vinh của mỗi dân tộc và của toàn thế giới
Bất cứ sự phát triển của một nền văn học dân tộc nào cũng gắn liền
với sự phát triển của lịch sử dân tộc đó Lịch sử dân tộc Việt Nam đã
trải qua nhiều thăng trầm với nhiều biến động lớn Ngay từ khi dân tộc
ta bắt đầu dựng nước thì cũng là lúc dân tộc bắt đầu giữ nước Suốt 1000 năm dân tộc ta đã sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, rồi sau đó gần một trăm năm sống dưới ách thống trị của thực dân Pháp Trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, văn học Việt Nam không thể không
chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa, văn học của kẻ thống trị
Giáo sư Lê Trí Viễn có nhận định về vấn đề dao lưu văn hóa, văn
học như sau : "Dân tộc Việt Nam nằm giữa hai khối văn hóa lớn thê' giới là
Ấn Độ và Trung Hoa, lại ở vào một vị trí ngã ba của Đông Nam Á nên Trong lịch sử lâu đời của mình có tiếp thu ảnh hưởng từ phương Bắc xuống,
t ừ phương Tây sang, Từ phương Nam lên và trong thời cận đại, hiện đại lại có thêm t ừ biển Đông vào với ảnh hưởng của Châu Âu, Châu Mỹ" [53, 22]
Văn học phương Tây đã in dấu ấn lên nền văn học Việt Nam từ khá lâu và đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của văn học Việt Nam Đặc biệt, ảnh hưởng của văn học Pháp tới văn học Việt Nam không thua kém gì ảnh hưởng của nền văn học Trung Quốc với văn học cổ Việt Nam Ảnh hưởng của văn học Pháp đầu thế kỷ XX mạnh đến mức đã đổi
mới cả thi ca, văn xuôi và ngữ pháp tiếng Việt
Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận định: "Sự gặp gỡ phương Tây
là cu ộc biến Thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ" ( Thi
Trang 8nhân Việt Nam trang 9, NXBVH ) Và quả thật như thế, sự xâm nhập của văn hóa Pháp, văn học Pháp đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với văn học nước ta Từ khi tiếp xúc với văn minh, học thuật Pháp, tư tưởns trí thức
Việt Nam đã có nhiều thay đổi Các học thuyết mới, các tư tưởng mới tràn vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực văn chương Các thể văn cũ
dần dần mất đi, các thể văn mới như: tiểu thuyết, kịch, phê bình, Văn
Học ra đời và ngày càng phát triển Chữ quốc ngữ ra đời đã thúc đẩy nền văn học Việt Nam phát triển Báo chí ra đời đã góp phần tạo điều kiện cho các tác phẩm văn học mới xuất hiện trước công chúng độc giả Việt Nam Tuy nhiên, trong buổi giao thời còn "'vàng, thau lẫn lộn", các học
giả còn lắm kẻ chỉ biết háo hức chạy theo cái mới, bắt chước của người
mà chưa cân nhắc lựa chọn cho tinh, để giữ lấy cái bản ngã đặc sắc riêng
của mình Nhưng chỉ trong một thời dan ngắn, các tác giả tiến bộ đã biết tìm lấy trong nền văn hóa của Pháp những cái hay, cái lạ để bổ sung
những cho còn yếu kém của mình Họ biết mượn phương pháp nghiên
cứu sáng tác khoa học phương Tây mà nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến văn học nước mình Nhìn chung việc học và hiểu biết văn chương Pháp của thế hệ trí thức Việt Nam trong gần nửa đầu thế kỷ XX
đã góp phần quan trọng vào tiến trình đổi mới hiện đại hóa văn chương
Việt Nam Nó đánh dấu sự chuyển biến quyết định của văn học Việt Nam
từ thời kỳ trung đại sang thời kỳ hiện đại
Cùng với dịch thuật, phóng tác là một trong những bước đi ban đầu
của các nhà văn Việt Nam trong việc làm quen với các thể loại mới Tiểu thuyết nước ngoài đã thật sự kích thích quá trình sáng tạo của các nhà
tiểu thuyết Việt Nam Các nhà văn Việt Nam có thể tiếp nhận sáng tạo từ nhiều cấp độ, nhiều hình thức sáng tạo khác nhau như: phương pháp sáng tác, trào lưu tư tưởng, đề tài, mô típ, cốt truyện, hình thức nghệ thuật, thể loại Đây cũng là thời kỳ nở rộ hết sức phong phú đa dạng cả
về khuynh hướng, trường phái và thể loại sáng tác trong văn học Việt Nam Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của từng nhà văn Pháp đến từng nhà
Trang 9văn Việt Nam có sự đậm nhạt khác nhau tùy theo quan điểm và tài năng sáng tác của mỗi người
Trong số những nhà văn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây lúc bấy giờ, không thể không nhắc đến Hồ Biểu Chánh Trong buổi đầu phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, hiện tượng phóng tác có vai trò nhất định trong việc giúp các nhà văn Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm từ nước ngoài để tập dượt sáng tác một thể loại văn học mới Cũng trong mấy chục năm đầu của thế kỷ XX, đã có một số nhà văn tiến hành công việc sáng tác văn chương bằng cách phóng tác từ những tác
phẩm văn học Pháp Nhưng không phải ai cũng thành công vì một số tác
phẩm chỉ đơn thuần là sự phỏng dịch nên không để lại ấn tượng sâu sắc Trong số các tác giả phóng tác thì chỉ có Hồ Biển Chánh là tác giả thành
công hơn cả Hồ Biểu Chánh là người duy nhất đã biến các tác phẩm của người khác thành các sáng tác riêng của mình chứ không phải đơn thuần
chỉ là những sản phẩm phỏng dịch Khung cảnh trong tác phẩm của Hồ
Biểu Chánh là hoàn toàn của Việt Nam, nhân vật hoàn toàn Việt Nam, mang tính cách tâm lý và thể hiện đạo lý của người Việt Nam vừa rất
Việt Nam vừa rất Nam bộ Hồ Biểu Chánh đã tạo cho mình một phong cách sáng tác riêng biệt, độc đáo, không hề có sự sao chép máy móc từ tác phẩm nước ngoài mà là một sự sáng tạo dựa trên những; truyền thống
của nền văn học dân tộc Chính vì vậy mà các sáng tác của Hồ Biểu Chánh đã được bạn đọc bình dân ở Nam bộ trong nửa đầu thế kỷ XX đón
việc nghiên cứu ảnh hưởng của Văn Học Pháp đến một số tác phẩm của
Trang 10Hồ Biểu Chánh, để thấy được tài năng sáng tạo độc đáo của ông trên bước đường thể nghiệm sáng tác thể loại tiểu thuyết hiện đại Việt Nam
2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Từ lâu các nhà nghiên cứu văn học nước ta đã có ý thức so sánh khi
đề cập đến ảnh hưởng của văn học nước ngoài đối với nền văn học nước nhà Ông cha ta từ xưa đã có những công trình nghiên cứu so sánh giữa văn học ta với văn học Trung Quốc Đến đầu thế kỷ XX, khi lĩnh vực nghiên cứu văn học và sáng tác văn chương bắt đầu nở rộ thì ý thức về
so sánh văn học đã bắt đầu thể hiện một cách rõ nét Vào thời kỳ này, ý
thức so sánh văn học đã chuyển hướng từ việc so sánh văn học Việt - Hoa sang so sánh văn học Pháp -Việt, giữa phương Đông với phương Tây Các nhà nghiên cứu văn học so sánh muốn đi tìm những cái giống
và khác nhau giữa văn học Việt Nam với văn học Pháp và văn học Trung
Quốc nhằm tìm hiểu các hiện tượng ảnh hưởng và vay mượn trong quá trình hình thành và phát triển của nền văn học nước nhà Từ đó họ cố vũ
sức sáns tạo độc đáo của các nhà văn Việt Nam trong việc tiếp thu di sản văn hóa thế giới, góp phần khẳng định vị trí của nền văn học dân tộc trong mối quan hệ với các nền văn học khác trên thế giới
Trong những năm gần đây, không khí nghiên cứu văn học so sánh đã
thực sự sôi động trở lại và có những bước tiến nhất định Các nhà nghiên
cứu văn học đã chú trọng tiếp cận nghiên cứu nhiều hiện tượng văn học
có ý nghĩa Tuy vậy, vẫn còn có một số hiện tượng văn học chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng, trong đó có việc nghiên cứu ảnh hưởng của văn học Pháp đối với văn học Việt Nam mà cụ thể là ảnh hưởng của tiểu thuyết Pháp đối với tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh
Với đề tài "Ánh hưởng của tiểu thuyết Pháp đối với một số tiểu thuyết
c ủa Hồ Biểu Chánh" , sau khi đã khảo sát qua một số tác phẩm chúng tôi
nhận thấy rằng các sáng tác của Hồ Biểu Chánh không phải là sự sao chép máy móc từ những tác phẩm văn học Pháp mà đó là sự tiếp nhận về
mặt nội dung và nghệ thuật, trên cơ sở sáng tạo một cách tài tình Đọc
Trang 11các các phẩm của ông ta thấy được một phong cách sáng tác riêng biệt, độc đáo, vừa có tính hiện đại nhưng lại không xa lạ với văn học truyền
thống của dân tộc
3 L ịch sử nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay, vấn đề nghiên cứu vai trò, vị trí của nhà văn Hồ
Biểu Chánh trên văn đàn Việt Nam đã được khá nhiều người tìm hiểu, đánh giá (chủ yếu ở bình diện thi pháp) Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu nào đề cập đến ảnh hưởng của tiểu thuyết Pháp đối với tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh một cách cụ thể, toàn diện,
có hệ thống Mặc dù vậv rải rác ở các bài viết trong các sách báo, tạp chí
của nhiều nhà nghiên cứu ít nhiều có nhắc đến như:
“Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam kỳ” TCVH 8/1994 của John C Schaffer và Thế Uyên
“Victor HuGo ở Việt Nam” của Viện văn học – Hà Nội 1985
“Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại – vài nhận xét
tổng quan” TCVH 2/1997 của Nguyễn Văn Dân
“Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1990 – 1930”, NXB Đại học
và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội 1988 của Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng
“Con đường đến với tiểu thuyết hiện đại của hai nhà văn tiên phong Nam Bộ” TCVH 3/2000 của Võ Văn Nhơn
“Nghĩ về buổi bình minh của tiểu thuyết Nam Bộ” TCVH 10/2000
của Trần Hữu Tá
Các bài viết trên đã ít nhiều đề cập đến vấn đề phóng tác của Hồ
Biểu Chánh nhưng chỉ là những ý kiến đánh giá, nhận xét chung về hiện tượng phóng tác của nhà văn Hồ Biểu Chánh chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu
Trang 12Chúng tôi chỉ xin nêu một số công trình nghiên cứu (luận văn và sách văn học) có đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu so sánh
hiện tượng phóng tác trong sáng tác tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh:
- Luận văn thạc sĩ của Phan Thị Ngọc Lan năm 1991 tại Đại
Học Sư Phạm Hà Nội, với đề tài "Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh trước 1932": Trong chương 4, mục 5 trang 80 phần "vấn đề mô
phỏng nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh", tác giả hệ thống các nhân vật phóng tác tiêu biểu và các nhân vật tương ứng trong ba tác
phẩm :"Chúa tàu Kim Qui" phóng tác theo Le Comte de Monte Cristo
của Alexandre Dumas (cha); "Ngọn cỏ gió đùa" phóng tác từ Les Misérables của Victor Hugo; "Cay đắng mùi đời" phóng tác từ Sans famille của Hector Malot với số lượng khoảng 6 trang Tác giả đưa ra
một vài nhận xét khi so sánh một vài nhân vật tương ứng Bên cạnh đó tác giả cũng nhận định chặng đường phóng tác của Hồ Biểu Chánh là
" m ột chặng đường thể nghiệm, chuẩn bị cho sự sáng tác độc lập của Hổ Biểu Chánh Trong nh ững Tiểu thuyết về sau" Tuy nhiên đây chỉ là những nhận
định chung về sự nghiệp sáng tác của nhà văn
-Luận án phó tiến sĩ của Tôn Thất Dụng năm 1993 tại Đại Học Sư
Phạm Hà Nội, với đề tài "Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1932": ở
chương 2 phần B2 trang 67,68,69 "Tinh hình dịch thuật, xuất bản tiểu thuyết phương Tây và ảnh hưởng của chúng", tác giả nêu trường hợp phóng tác của nhà văn Hồ Biểu Chánh trên bước đường làm quen với thể
loại mới Tác giả đã thống kê 8 tác phẩm được Hồ Biểu Chánh phóng tác
từ văn học Pháp và nhận định như sau: " Điều đáng ghi nhận là thông qua
những tác phẩm này, nhà văn đã đặt ra những vấn đề vốn rất gần gũi với đời
s ống người dân Nam Bô Nói cách khác Hồ Biểu Chánh đã dựa vào tiểu thuyết phương Tây để dựng lại khung cảnh sống của người Nam Bộ với những nét đặc sắc riêng"
Trang 13-Luận văn thạc sĩ của Trần Xuân Phong năm 1997 tại Đại
Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài "Những đóng góp của Hồ
phần "Nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh", tác giả giới thiệu và so
sánh sơ bộ về nội dung của tác phẩm "Chúa tàu kim Qui" với tác phẩm "
Le Comte de Monte Cristo" của Alexandre Dumas (cha)
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài, các luận văn này không đi sâu vào phân tích, so sánh ảnh hưởng của tiểu thuyếp Pháp trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh mà chỉ dừng lại ở một vài nhận xét và
ví dụ tương ứng
Chí Minh năm 1998 (Tái bản - đã xuất bản lần đầu vào năm 1974): Tác
giả chủ yếu trình bày về thân thế và sự nghiệp văn chương của Hồ Biểu Chánh Đây là công trình đầu tiên biên khảo khá đầy đủ về thân thế và
sự nghiệp văn chương của Hồ Biểu Chánh, ở phần đánh giá và nhận xét
một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh, tác giả đã đề cập đến vấn
đề phóng tác của nhà văn, đã giới thiệu và so sánh sơ lược vài điểm khác nhau về nhân vật và nội dung cốt truyện của ba các phẩm được phóng tác
“Chúa Tàu kim Qui" với " Le Comte de Monte Cristo" của Dumas, Cay đắng mùi đời" với “Sans Famille" của Hector Malot , "Ngọn cỏ gió đùa"
với "Les Misérables" của Victor Hugo Nhận xét về các tác phẩm phóng tác của Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Khuê cho rằng Hồ Biểu Chánh đã khéo
léo “vi ệt hóa" các nhân vật và sự việc vay mượn nên các truyện hoàn toàn
có "màu s ắc Việt Nam", đặc biêt là có rất nhiều chi tiết ở truyện Pháp
được tác giả thay đổi cho thích hợp với nếp sinh hoạt của "xã hội Việt
Nam" và di ễn tả đúng "tâm lý người Việt Nam”
-"Phác th ảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại" của
giáo sư Hoàng Nhân , NXB Mũi Cà Mau 1998: Trong cuốn sách này có
phần phụ lục bài viết của tác giả Nguyễn Văn Trung về "Ảnh hưởng của
m ột số tiểu thuyết gia Pháp với tác giả Việt Nam” tác giả Nguyễn Văn
Trang 14Trung đã trình bày và đối chiếu ba tác phẩm “Chúa tàu Kim Qui'' với "
Le Comte de Monte Cristo" của Dumas, "Ngọn cỏ gió đùa" với " Les Misérables" của Victor Hugo , "Cay đắng mùi đời" với "Sans famille"
của Hector Malot Tuy có so sánh tương đối rất rõ về chủ đề, tư tưởng
của các tác phẩm, nhưng tác giả không đi sâu vào phân tích nội dung cụ
thể để làm nổi bật sức sáng tạo độc đáo của Hồ Biểu Chánh (phần nghiên
cứu này khoảng 38 trang)
Trên đây là một vài ghi nhận bước đầu của chúng tôi về tình hình nghiện cứu ảnh hưởng của tiểu thuyết Pháp đối với tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của những người đi trước Chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên
cứu ảnh hưởng của một số tiểu thuyết Pháp đối với tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh thật sự không nhiều Nếu có, các tác giả chỉ đề cập đến hoặc
chỉ dừng lại ở một vài tác phẩm để so sánh nhận định chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu kỹ
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước và theo yêu cầu của đề tài, trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu lại một cách có hệ thống , cụ thể hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật trong các tiểu thuyết phóng tác của Hồ Biểu Chánh
Trong "Đời của tôi về văn nghệ”, Hồ Biểu Chánh có viết: "Tôi biên
dưới đây mấy bộ tiểu thuyết tôi đã viết ra bởi cảm tác phẩm nào của Pháp"
(Trích lại của Nguyễn Khuê trong cuốn “Chân dung Hồ Biểu Chánh",
Lửa Thiêng 1974)
Trang 15Ngoài ra, Hồ Biểu Chánh đã viết truyện thơ "Vậy mới phải" (1913) và
truyện "Nặng gánh can trường" (1930) có nội dung phỏng theo cuốn Le
Cid của Corneille
Căn cứ vào mục đích, ý nghĩa của đề tài và nhất là sau khi xác định
rõ đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài, chúng tôi xin được giới hạn
đề tài như sau:
Tuy Hồ Biểu Chánh có phóng tác từ văn học Pháp khoảng 12 tác
phẩm nhưng đề tài chỉ xoay quanh việc nghiên cứu bốn tác phẩm tiêu
biểu cho các tác phẩm phóng tác của nhà văn Nội dung chính của đề tài
là nghiên cứu, đối chiếu, so sánh từ nội dung, hình thức nghệ thuật đến
tư tưởng của bốn tác phẩm là: "Chúa tàu Kim Qui" phóng tác theo "Le
Comte de Monte Cristo" của Alexandre Dumas (cha) "Ngọn cỏ gió đùa" phóng tác từ "Les Misérables" của Victor Hugo, "Cay đắng mùi đời" phóng tác từ "Sans famille" và "Chút phận linh đinh" phóng tác từ "En
famille" của Hector Malot
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước và cũng theo yêu cầu của đề tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu một cách cụ thể,
hệ thống hơn Chúng tôi mong muốn rằng đề tài này sẽ đóng góp thêm cho các nhà nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh, cũng như những ai quan tâm đến nhà văn, những ý kiến nhìn nhận về giá trị của những tác phẩm mà
Hồ Biểu Chánh đã phóng tác từ văn học Pháp, cũng như thấy được tài
Trang 16năng phóng tác của ông trong bước đầu tập dợt sáng tác thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
5 Phương pháp nghiên cứu
về phương pháp nghiên cứu của luận văn này, chúns tôi áp dụns
một số phương pháp chủ yếu, cơ bản sau:
Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu văn bản để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau về nội dung, đề tài, tư tưởng, phong cách
và kĩ thuật xâv dựng tác phẩm, xây dựng nhân vật để xác định sự ảnh hưởng cũns như những nét riêng độc đáo đầy sáns tạo của nhà văn Hồ
Biểu Chánh
Sau khi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp để làm
nổi bật nội dung chính của luận án Thông qua đó, chúng tôi làm sáng tỏ phong cách, quan điểm, tư tưởng của nhà văn trong việc vận dụng sáng
tạo từ những các phẩm văn học nước ngoài
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng một số phương pháp hỗ trợ khác như: phương pháp nghiên cứu văn học sử, phương pháp cẩu trúc hệ
thống văn bản Các phương pháp này sẽ vận dụng phối hợp với nhau trong đề tài
Luận án này được trinh bày với các phần chính sau đây: (mục lục)
Phần : Dẫn nhập
Chương 1 : Tiểu thuyết Nam bộ đầu thế kỷ XX và nhà văn Hồ Biểu
Chánh
Trang 17Chương 2 : Sự tiếp nhận sáng tạo về mặt nội dung Chương 3 : Sự tiếp nhận sánc tạo về mặt nghệ thuật
Ph ần : Kết luận
Ph ần: Phụ lục
Phần : Thư mục
Trang 18PH ẦN NỘI DUNG
C HƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ NHÀ
VĂN HỒ BIỂU CHÁNH
Pháp xâm lược
Cuối thế kỷ XIX, sau khi chiếm xong nước ta, thực dân Pháp từng bước biến nước ta từ chế độ phong kiến thành chế độ thực dân nửa phong kiến Sự thay đổi về chế độ xã hội kéo theo sự thay đổi về cơ cấu giai cấp, ý thức hệ văn hóa Đặc biệt là từ khi thực dân Pháp bình định xong Nam kỳ và bắt tay vào việc xây dựng chế độ thuộc địa thì xã hội Nam kỳ lúc bấy giờ đã có nhũng biến đổi sâu sắc : đô thị ngày càng mở
rộng, các thị trấn mọc lên khắp nơi, nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội mới
xuất hiện như tư sản, tiểu tư sản thành thị, công nhân Trong xã hội cũng xuất hiện nhiều nhu cầu mới, nhiều nghề mới Thành thị ngày càng thu hút nhiều người dân chạy loạn, thợ thủ công, nông dân ra thành
thị để kiếm sống Dân số thành thị ngày càng đông, xã hội đô thị ngày càng phức tạp Xã hội Việt Nam biến đổi một cách sâu sắc, con người Nam bộ cũng chịu sự chi phối của những mối quan hệ mới Sức mạnh đồ đồng tiền đã làm nhân tâm con người điên đảo, nhân phẩm con người bị dày xéo, bị chà đạp, giá trị đạo đức con người cũng bị thay đổi
Xâm chiếm Nam kỳ, thực dân Pháp muốn xóa bỏ ngay ảnh hưởng
của văn hóa Trung Quốc trong đời sống người Việt, kéo họ về với văn hóa Pháp Chữ Hán mất dần ưu thế trong đời sống người trí thức Thi Hương được xóa bỏ sớm nhất ở Nam kỳ Những nhà trí thức nho học đau
buồn trước sự suy tàn của đạo học Để thuận lợi trong việc cai trị, Pháp
đã dần dần thay thế tầng lớp thân sĩ, nho sĩ, thuộc bộ máy quan lại triều đinh bằng cách mở các trường hậu bổ, trường Pháp - Việt để đào tạo
những người Tây học phục vụ trong bộ máy nhà nước Thực dân Pháp
Trang 19còn gởi các sinh viên ưu tú ra nước ngoài học, nhất là học tại Pháp Trong xã hội Nam kỳ, những người biết tiếng Pháp có cơ hội làm giàu
bằng nhiều nghề (kết quả học tập cho phép họ có một chức vụ trong hệ
thống chánh quyền của xã hội thượng lưu, đạt được một nghề tự do hoặc làm công chức trong cơ quan hành chánh hay quân đội) Đội ngũ trí thức
biết tiếng Pháp ngày càng đông khi hệ thống trường học được mở rộng vào đầu thế kỷ XX và có thể nói lối sống Pháp, tư tưởng Pháp đã ảnh hưởng nhiều đến những người trí thức Tây học này
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do những biến động về đời sống kinh tế xã hội mà cừ dân ở các đô thị ngày càng thấy sự tiện lợi của đồ dùng sinh hoạt do thực dân Pháp mang đến, đồng thời họ cũng thấy sự
hấp dẫn của sinh hoạt văn hóa theo kiểu phương Tây Cái mới, cái đẹp, cái tiện lợi theo quan niệm cũ đã bị rạn nứt Bây giờ cái mới cái đẹp, cái
tiện lợi đã được nhìn nhận theo hướng khác Sức hấp dẫn ấy đã lôi kéo không những dân thành thị mà cả dân ở vùng nông thôn vào sự thay đổi sinh hoạt theo lối mới Đồng thời với sự thay đổi trong cuộc sống bình thường là sự thay đổi cả về đời sống tinh thần, tâm lý, thị hiếu và cả cách suy nghĩ Cuộc sống sôi động chen chúc phức tạp ở thành thị đòi
hỏi con người phải thích nghi Cái mới dần dần chinh phục được cả
những người khó tính nệ cổ nhất Họ cũng tự sửa đổi mình cho thích hợp
với cuộc sống mới
Tình hình văn học đầu thế kỷ XX
Trong xã hội thực dân nửa phong kiến, cung đình không còn là trung
tâm của cả nước Các trường dạy chữ nho xưa kia tấp nập khắp cả nước nay không còn nữa Đồng lương Tây hậu hĩ đã lôi cuốn thanh niên đến
cửa các trườns Pháp Việt Ở thành thị càng ngày càng hình thành đông đảo bộ phận những cư dân mới, có cuộc sống hoàn toàn khác trước, với
những nhu cầu văn học cũng khác trước Những người công chức sau 8
giờ làm việc ở công sở về nhà họ cần được giải trí bằng cách đọc sách,
Trang 20báo, truyện Những nhà kinh doanh cần biết tin tức, cần tiêu khiển
Những người buôn bán nhỏ, những anh phu xe, những cô sen trong lúc
rỗi rãi cũng thích xem truyện giải trí Nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật ở thành thị ngày càng tăng, người ta ngày càng đòi hỏi truyện phải
có nhiều tình tiết cụ thể, hấp dẫn, li kỳ, gây xúc động hơn Người dân thành thị trong cuộc sống đua chen, cạnh tranh không còn thỏa mãn với
những lời dáo huấn về đạo lý cương thường của nho gia phong kiến với
những tấm sương cao cả của những vị thánh Chính vì vậy mà lớp công chúng mới không thỏa mãn được những thị hiếu văn chương cũ
nữa Họ đòi hỏi phải có một nền văn học thị dân Vì thế, "Bên cạnh những
nhà nho v ẫn tiếp tục làm thơ phú, người nông dân vẫn liếp tục ca hát dân gian .n ền văn học cũ vẫn tồn tại khắp đất nước thì một lớp nhà văn kiểu mới một
n ền văn học có tính chất khác trước xuất hiện tạo nên một cảnh tương giao
gi ữa hai nền văn học" [21, 22] Trên văn đàn lúc bấy giờ xuất hiện những
người làm báo, viết văn bước đầu làm quen với văn học bằng con đường
dịch thuật, phóng tác từ văn học Trung Quốc, văn học Pháp sang chữ
quốc ngữ Các tác phẩm được đăng dần trên báo chí hay in thành sách
mỏng là món ăn tinh thần đầu tiên của lớp công chúng thị dân mới mẻ này
Giao thông và giao lưu văn hóa phát triển, thành thị và nông thôn có điều kiện liên lạc thường xuyên hơn, nhất là sự ra đời của báo chí, nhà
xuất bản, nhà hát đã góp phần truyền bá các tác phẩm văn học nhanh chóng và rộng khắp hơn Văn học mới và văn học cũ đều được đăng lên báo chí, đều được đem ra công bố cho mọi người Văn học trở thành một
thứ hàng hóa cạnh tranh đi tìm sự chú ý đến nhu cầu và thị hiếu của công chúng bạn đọc Trong tình hình đó, văn học của các nhà nho thu hẹp dần
và tự nó cũng thay đổi tính chất cho phù hợp với nhu cầu thời đại Mặt khác, công chúng thành thị lại có tiền bỏ ra nuôi sống báo chí và người
cầm bút nên họ cũngtrở thành lực lượng bị chi phối sự phát triển của văn
học Bên cạnh đó, ở nhà trường, học sinh từ việc học tiếng Pháp cho đến
Trang 21học văn học Pháp, "những giờ phân tích giảng day văn học trong nhà
trường có tác dụng cải tạo giáo dục quan điểm thẩm mỹ làm cho người đọc
hi ểu, thích một thứ văn học rất khác với văn học truyền thống"[21, 27]
Để đáp ứng thị hiếu, văn học đã thay đổi Quan niệm văn học, phương pháp sáng tác, tư tưởng thẩm mỹ của người sáng tác cũng phải khác trước Một nền văn học mới đã ra đời, lấy đề tài là cuộc sống bình thường trong đời sống xã hội (thể hiện đời sống nội tâm của cá nhân, của cái tôi), trong đó con người làm nhân vật trung tâm (các nhà viết tiểu thuyết xem công chúng mới ở thành thị và một bộ phận công chúng ở nông thôn làm đối tượng miêu tả) Văn học cũng dần dần phức tạp, đa
dạng nhiều màu sắc như cuộc sống thực
Hiện thực của đời sống xã hội không chỉ là đối tượng phản ánh của
một nền văn học nhất định mà nó còn là yếu tố nảy sinh chính nền văn
học ấy Đời sống xã hội thay đổi, con người cũng mang trạng thái tâm lý
mới, vì thế mà văn học nghệ thuật phải đáp ứng nhu cầu thị hiếu mới Văn hóa thành thị ra đời, người trí thức tân học thay chế cho nhà nho làm chủ văn đàn "Nền văn học mới đem một số quan niệm mới phản ánh
hi ện thực đời sống xã hội thay thế cho quan niệm văn học cũ lấy Tâm - Chí - Đạo làm cơ sở, dùng chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán và chữ Nôm, dùng ngôn
ng ữ của bản thân đời sống thay thế ngôn ngữ trang nhã, đầy những điển tích của xã hội cũ Mô tả cuộc sống bình thường, hàng ngày và những con người
c ủa cuộc sống hiện thực trần tục." [21, 310]
Tóm lại, văn học mới ra đời chủ yếu phản ánh cuộc sống thành thị tư sản hóa Công chúng thành thị được hình thành ngày càng đông đảo không chỉ là đối tượng
phục vụ mà còn là nhân tố làm nảv sinh nền văn học mới Dần dần, nhu cầu văn hóa
đã dẫn đến những hoạt động kinh doanh văn hóa Nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo theo kỹ thuật hiện đại phát triển khá mạnh Viết văn cũng trở thành một nghề
kiếm sống tuy là rất chật vật Trước kia, độc giả đi tìm văn phẩm, còn bây giờ văn
phẩm phải chạy theo thị hiếu người tiêu dùng Sự ra đời của nền văn học mới đã góp
Trang 22phần thúc đẩy văn học Việt Nam thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của phương Đông,
bước vào quỹ đạo chung của văn học thế giới Như vậy "Thực dân Pháp du nhập
văn hóa Pháp để đẩy lùi, chiếm chỗ thay thế văn hóa cổ truyền của ta Ta một
m ặt phản kháng lại sự xâm nhập nô dịch đó để bảo vệ nền văn hóa dân tộc, mặt khác ta cũng bắt chước chọn lọc tiếp thu cái mới và chịu ảnh hưởng của cái th ống trị Dần dần nền văn hóa ta phát triển theo một nền văn hóa mới một cách không cưỡng lại được" [21, 22]
Điều kiện thúc đẩy nền văn học mới ra đời:
-Ch ữ quốc ngữ và sự phổ biến chữ quốc ngữ : Chữ quốc ngữ được sáng
chế từ nửa đầu thế kỷ XVII, do các giáo sĩ phương Tây và Việt Nam dựa vào cách phát âm của người Việt rồi ghi lại theo mẫu tự La tinh Trong
suốt mấy thế kỷ, sự phát triển của chữ quốc ngữ gắn liền với sự nghiệp truyền siáo của các giáo sĩ Thiên Chúa giáo Suốt thời kỳ đầu, chữ quốc
ngữ gặp phải sự chống đối khá quyết liệt của tầng lớp trí thức đương
thời và đại đa số nhân dân Họ không đón nhận Thiên Chúa giáo và xem
chữ quốc ngữ như một thứ chữ nô dịch, không phải là chữ của dân tộc Chính vì thế, chữ quốc ngữ bị bó hẹp chỉ sử dụng trong những giáo dân theo Thiên Chúa giáo
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chữ quốc ngữ trở thành công
cụ nô dịch và đồng hóa nhân dân ta Miền Nam là nơi được chú ý nhiều
nhất trong quá trình truyền bá chữ quốc ngữ Lúc đầu, chữ quốc ngữ được dùng trong lĩnh vực hành chính, trong trường học, trong lĩnh vực báo chí Thực dân Pháp thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích
việc học chữ quốc ngữ trong nhân dân bằng cách giảm thuế, ban thưởng,
ưu tiên tuyển dụng nhân viên biết chữ quốc ngữ Thực dân Pháp cho mở
trường dạy chữ quốc ngữ từ những năm 1880 Ở trường học, Pháp thực
hiện chương trình giáo dục Pháp -Việt, trong đó tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, còn chữ quốc ngữ được giảng dạy kèm theo như là một ngôn ngữ
phụ
Trang 23Đến những năm đầu của thế kỷ XX, nhờ sự tiếp xúc sách vở, báo chí nước ngoài và nhờ sự kích thích động viên của các phong trào học chữ
quốc ngữ khắp cả nước, người dân ngày càng thấy rõ sự thuận tiện của
chữ quốc ngữ Tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên không ngừng học
tập trau dồi cách diễn đạt, cải tiến từng bước và hoàn thiện câu văn xuôi
tiếng Việt Trong đó báo chí là môi trường trau dồi và rèn luyện ngòi bút Chữ quốc ngữ nhanh chóng phát triển đáp ứng yêu cầu của bộ phận
công chúng mới, công chúng thị dân Từ những chính sách của chính quyền thực dân hay những hoạt động của các nhà nho yêu nước, tuy xuất phát từ những mục đích động cơ hoàn toàn khác nhau nhưng đều dẫn đến
kết quả là chữ quốc ngữ trở thành lợi khí văn tự chung của cộng đồng
hơn, phong phú hơn Đẩy lùi câu văn biền ngẫu Có thể nói, đó là nhờ sự
đóng góp rất lớn của đội ngũ nhà báo, nhà văn thời bấy giờ
Trên bình diện văn học điều đáng chú ý là hệ thống báo chí và sự
ra đời của nhà xuất bản Trong quá trình phát triển, báo chí ngày càng
gắn chặt hơn với văn học, thúc đẩy văn học phát triển Lúc ban đầu báo chí ra đời chủ yếu giúp người đọc làm quen với chữ quốc ngữ Sau đó, báo chí trở thành món ăn tinh thần của độc giả trong lĩnh vực cung cấp tin tức, giải trí Báo chí kích thích không khí sáng tác văn chương và thưởng thức văn học mới Báo chí bắt đầu dịch và đăng các tác phẩm văn
học nước ngoài mà chủ vếu là văn học - Pháp và Trung Hoa, hoặc dịch
lại những tác phẩm văn học bằns chữ Hán, chữ Nôm của ta ra chữ quốc
ngữ Việc in lại các tác phẩm văn học cổ và văn học dân gian được sưu
Trang 24tầm và tuyển chọn đã tạo nên một không khí sáng tác văn chương trong nhân dân về sau, hoạt động của báo chí ngày càng sôi nổi, rộng khắp, thông tin được truyền đi khá nhanh Báo chí trở thành nơi rèn luyện tay nghề viết văn và công bố tác phẩm Dần dần, thông qua báo chí, câu văn xuôi tiếng Việt không ngừng phát triển Ngôn ngữ đời sống hàng ngày được sử dụng ngày càng nhiều, làm cho câu văn trở nên linh hoạt, dễ
hiểu, phản ánh đúng đắn tính chất đối tượng được miêu tả Báo chí ra đời góp phần làm cho độc giả khắc phục quan điểm, thị hiếu cũ, làm quen và xây dựng những quan điểm thị hiếu mới
Sự ra đời của báo chí gắn liền với sự xuất hiện của nghề in Thực dân Pháp sử dụng nhiều phương tiện kỷ thuật hiện đại nên kỹ thuật in
đẹp và nhanh chóng hơn Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho báo
chí, sách vở và tác phẩm văn học ra mắt bạn đọc với số lượng ngày càng cao, giúp cho việc học chữ quốc ngừ cũng như việc truyền bá các tác
phẩm văn học được dễ dàng và thuận lợi hơn
Ở giai đoạn đầu của thế kỷ XX, hai nhân tố yêu nước và duy tân cùng tác động vào quá trình phát triển văn học Để thích ứng với nhu cầu
mới, văn học cũng biến động theo sự tác động của cuộc sống Văn học
trở thành công cụ phục vụ cho cuộc sống Sự ganh đua tranh chấp giữa các dòng văn học cũ và mới đã dẫn đến sự ra đời của nhiều sự kiện văn
học có ý nghĩa Nền văn học mới ra đời với nhiều thể loại như truyện
ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch Các tác phẩm văn học dần dần vượt qua giai đoạn mô phỏng ấu trĩ thuở ban đầu và đã có một số thành tựu đầu tiên đáng ghi nhận Văn học mới chiếm được cảm tình của đông đảo công chúng Nghề in phát triển, nhà xuất bản ra đời tạo điều kiện cho các tác phẩm được in trên báo, in thành sách
Trang 25Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào cuối thế kỷ XIX thì đến nửa đầu thế kỷ XX, nước Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp
Là một nước thuộc địa nên việc tiếp xúc ảnh hưởng văn hóa Pháp ở nước
ta là điều tất yếu xảy ra Đặc biệt, cùng với chính sách đồng hóa của
thực dân Pháp, việc học ngôn ngữ Pháp, văn học Pháp là mục tiêu hàng đầu trong hệ thống giáo dục của Pháp tại Việt Nam Ngay những năm
cuối của thế kỷ XIX, Pháp đã mở rộng chươns trình cổ động và cấp học
bổng cho một số thanh niên đang du học tại Pháp, nhằm đào tạo một lớp trí thức theo văn hóa Pháp Vào đầu thế kỷ XX, hệ thống giáo dục của Pháp ở nhà trường Việt Nam được áp dụng ở các cấp học từ tiểu học đến đại học
Chương trình giáo dục ở các trường Pháp - Việt rất quan tâm đến
vấn đề trau dồi nghiên cứu, sáng tác văn chương Các thế hệ học sinh, sinh viên được làm quen với văn chương cổ điển và những tác giả, tác
phẩm nổi tiếng của nền văn học Pháp trong khoảng 10 thế kỷ mà chủ yếu
là các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, XIX Việc coi trọng giảng dạy văn học trong nhà trường Pháp ngoài mục đích nhằm giáo dục tư tưởng, thị hiếu, quan điểm, đặc biệt là các phương pháp sáng tác thơ văn cho thanh thiếu niên Việt Nam, nó còn góp phần truyền bá văn hóa Pháp Không bao lâu,
một đội ngũ đông đảo học sinh, sinh viên từ các trường Pháp - Việt đã
trở thành lớp nhà văn mới Họ vốn đã được làm quen với hình thức và
thể loại mới nên họ nắm bắt được kỹ thuật viết văn mới Do đó khi trở thành nhà văn, họ vận dụng những điều đã được học vào công việc sáng tác văn chương
Việc học văn học Pháp trong nhà trường đã có tác dụng khơi gợi và
bồi dưỡng tình yêu văn chương trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên Những giá trị nhân văn sâu sắc của các tác phẩm văn chương Pháp
đã làm rung động những tâm hồn trong sáng nhạy cảm của thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam Vì thế, tuy nhà trường Pháp thời bấy giờ không dành ưu tiên cho việc học tiếng Việt nhưng các thế hệ học sinh,
Trang 26sinh viên cũng đã biết ứng dụng các phương pháp phân tích văn học, phê bình văn học của các giáo sư người Pháp và người Việt để tự mình phân tích, hiểu sâu hơn về giá trị nhân văn trong các tác phẩm văn học
của dân tộc mình, để càng yêu quý nền văn học của dân tộc hơn Nhà thơ
Tố Hữu nhận định "Huy- Gô, Vônte, Rim Bô Đã thâm nhập vào các trường,
nh ững tri thức Việt Nam đã tiêu hóa tất cả những cái đó theo cách riêng của
h ọ và đưa đến một dòng máu mới" [34, 412] Và thực tế cho thấy "sự tồn
t ại của một tầng lớp trí thức biết tiếng Pháp, hiểu văn học Pháp và việc giảng
d ạy văn học Pháp trong nhà trường cùng với việc tiếp xúc trực tiếp hàng ngày
v ới các tác phẩm từ Pháp gởi sang làm cho tầng lớp tri thức nhanh chóng am
hi ểu những văn đề đương thời của văn học Pháp hiện đại Qua họ văn học Pháp tác động một cách sâu sắc đến sự phát triển về sau của văn học nước ta”
[21, 34]
Do được tiếp xúc với nền Pháp học, các tầng lớp trí thức Tây học nước ta đã hấp thu các tư tưởng mới:
-Về tư tưởng xã hội: Chủ nghĩa cá nhân (xem trọng quyền lợi và
hạnh phúc của cá nhân); những quan niệm về công dân (có nghĩa vụ và quyền lợi); nghề nghiệp (biết coi trọng tất cả các nghề); về danh dự ( không phải do chức tước, dòng tộc mà là do tài đức và nhân cách tạo nên)
-Về học thuật: Trước kia ta chỉ biếc có học thuật của Trung
Quốc và lấy đó làm mẫu mực mà bắt chước Nay thì các nhà trí thức biết đến học thuật của các nước trên toàn cầu
-Về văn chương: Trước kia văn chương được xem là thú vui tao nhã
của các bậc nho sĩ nên đề tài thường ca ngợi thiên nhiên, nhân vật thường là các hạng người cao quí Nay các nhà văn đã biết quan sát, mô
tả các cảnh vật xác thực, biết để ý đến cuộc sống, sinh hoạt của từng lớp bình dân
Trang 27-Về phương diện ngôn ngữ văn tự: Các nhà viết văn đã chú ý đến sự sáng sủa, gãy gọn, dễ hiểu Có nhiều từ gốc ở chữ Pháp đã theo phiên
âm mà sáp nhập tiếng Việt
Ngay từ đầu thế kỷ, khi chữ quốc ngữ bắt đầu được sử dụng rộng rãi, sách quốc văn không đủ để có thể cung cấp cho người đọc Các nho sĩ đã dịch các tác phẩm cổ điển của ta và Trung Quốc sang chữ quốc ngữ Về sau, khi tầng lớp học sinh, sinh viên được du học từ Pháp trở về thì đã hình thành một đội ngũ học giả đông đảo làm
cộng tác dịch thuật, giới thiệu các tác giả, tác phẩm văn học Pháp Có thể nói, người
có công trong việc truyền bá những tư tưởng, văn chương Pháp sang Việt Nam là các nhà viết báo Trương Vĩnh Ký, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh Bên cạnh đó, việc du nhập nhiều sách báo Pháp ở các đô thị cùng với việc ra đời của các loại báo chí, tạp chí như Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Phụ Nữ Tân Văn ( ở Nam kỳ), An Nam tạp chí, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí (ở Bắc
kỳ) cũng đã đóng góp rất lớn vào việc cung cấp cho đông đảo trí thức Việt Nam
những hiểu biết về văn hóa Pháp "Nhờ đó người đọc đã khắc phục quan điểm thị
hi ếu cũ, làm quen và xây dựng những quan điểm mới, thị hiếu thẩm mỹ mới Qua đó độc giả còn nhìn ra thế giới và nhận thức lại bản thân mình và cuộc
s ống bao quanh mình" [21, 322]
Trang 28Văn học dịch trong giai đoạn dao thời là một bộ phận văn học đặc
biệt phong phú và đa dạng Văn học dịch góp phần thỏa mãn những thị
hiếu văn học hết sức khác nhau của nhiều bộ phận công chúng trong xã
hội Trong thời điểm mà văn học viết mới viết bằng chữ quốc ngữ còn chưa kịp hình thành thì văn học dịch là thứ văn học duy nhất viết bằng
chữ quốc ngữ đã đáp ứng nhu cầu của công chúng trong việc thưởng thức nghệ thuật bằng chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán Văn học dịch đóng vai trò chất xúc tác, kích thích hứng thú sáng tạo văn học mới ở những nhà văn đương thời, văn học dịch còn cung cấp chất liệu để xây dựng
nền văn học mới Chính phong trào dịch thuật các tác phẩm tiểu thuyết phương Tây diễn ra khá rầm rộ vào những năm đầu thế kỷ đã trực tiếp tác động đến quá trình hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng việt ở Nam bộ trong thời kỳ này
Khi tầng lớp trí thức Việt Nam đã có đủ trình độ để đọc trực tiếp các nguyên bản bằng tiếng Pháp thì vốn kiến thức về văn học Pháp ngày càng trở nên phong phú Đông đảo công chúng Việt Nam bình dân được làm quen với một nền thơ ca và văn xuôi của Pháp cùng với các tên tuổi
của những nhà văn nổi tiếng như Molie, Victor Hugo, A.Dumas,
Lamartine, Ch Baudelaire, A.Gide, Hector Malot, H Balzac "H ọ đã học được, rút ra được kinh nghiệm của 3-4 thế kỷ của thế giới cho sự phát tri ển văn học của nước ta Điều đó giúp cho nền văn học Việt Nam được hiện đại hóa, phát triển theo một nhịp độ gấp rút, nhanh chóng" [21, 35]
1.2 Tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX
Vào cuối thế kỷ XIX, trên văn đàn nước ta xuất hiện thể loại truyện thơ được công chúng đón nhận, đặc biệt là công chúng thành thị Loại truyện thơ này tiếp tục truyền thống của truyện thơ Nôm trước đó, viết theo thể lục bát nhưng nội dung đã có nhiều điều khác trước Các câu chuyện này được thu thập từ cuộc sống thực tế hàng ngày, và được hư
Trang 29cấu thêm để cạo sức hấp dẫn cho người đọc Vào thời kì này có truyện thơ Sáu Trọng, thơ Thầy Thông Chánh, thơ Cậu Hai Miên Loại truyện này ít nhiều gắn bó với sinh hoạt văn hóa dân dan Bên cạnh đó còn có truyện thơ viết theo dạng trí thức hơn thường gọi là "lục" hay "tiểu lục"
Loại này xuất hiện vào đầu chế kỷ XX như truyện "U tình lục" của Hồ
Biểu Chánh "Việt trung tiểu lục" của Nguyễn Thành Phương Đây là hướng khởi đầu thử nghiệm trong việc cách tân thể loại truyện thơ bằng văn vần để trở thành loại truyện viết bằng văn xuôi sau này
Đến cuối thế kỷ XIX đầu chế kỷ XX, các tác phẩm văn xuôi đầu tiên
xuất hiện ở vùng đất Nam bộ Tiểu thuyết văn xuôi ra đời cùng với sự phát triển của chữ quốc ngữ Thực tế cho thấy là văn xuôi quốc ngữ phát triển trước tiên trong bộ phận dáo dân Thiên Chúa dáo với mộc số tác
phẩm ca ngợi các vị Thánh Tuy vậy, mực đích của thể loại văn xuôi này
là phục vụ cho tôn giáo nên mức độ phổ biến trong công chúng không cao Nhưng một điều không thể phủ nhận rằng ảnh hưởng của thể loại văn xuôi tôn giáo này đối với sự hình thành và vận động của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ở Nam bộ là rất đáng kể Chúng đã sóp phần không
nhỏ tạo ra sự chuyển hướng về hình thức thể loại của văn học Không
phải ngẫu nhiên mà những tác phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên ở Nam
bộ phần lớn là của những người theo Ki tô dáo như Trương Vĩnh Ký,
Huỳnh Tịnh Của, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Trọng Quản Hình thức văn xuôi của các nhà văn này rất nôm na, giản dị, gần với ngôn ngữ đời
sống hàng ngày, ít điển tích, ít chữ nho
Tiểu thuyết đầu tiên viết bằng văn xuôi ra đời 1887 là truyện "Thầy Lazarô Phiền" của Nguyễn Trọng Quản Tác phẩm có nhiều yếu tố hiện đại Tác giả viết theo tiểu thuyết phương Tây chứ không viết theo kiểu truyện chí của Trung Quốc, và dùng văn xuôi như lời nói thường chứ không dùng văn vần và văn biền ngẫu Về nội dung, tác giả đưa nhân vật
và sự việc đương thời vào tác phẩm với khung cảnh địa phương với
những nhân vật bình thường ở ngay tại miền Nam Bên cạnh đó, tác giả
Trang 30sử dụng lối tường thuật bằng ngôi thứ nhất và tạo cách kết thúc đau buồn Truyện đã tạo nên một thay đổi lớn trên văn đàn lúc bấy giờ Sau đó,
lần lượt trên văn đàn xuất hiện một số tác phẩm của các tác giả như Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản mà nổi bật nhất là Hồ Biểu Chánh
Tiểu thuyết ở Nam bộ rất quan tâm đến lớp công chúng bình dân
Những độc giả này trình độ học vấn có hạn chế, túi tiền cũng hạn chế, nên cách viết ngắn gọn, giản dị là thích hợp Tiểu thuyết xuất hiện ở giai đoạn đầu do nhiều yếu tố khách quan chưa đạt đến những giá trị nghệ thuật cao, nhưng đã đánh dấu một cái mốc quan trọng trong sự phát triển
của thể loại tiểu thuyết văn xuôi sau này Hai nhà nghiên cứu John
C Schaffer và Thế Uyên có nhận xét về các nhà văn đi tiên phong như
sau -."H ồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu và Trương Duy Toản rất xứng đáng được tuyên dương những tiểu thuyết gia đầu tiên của Việt Nam Họ đõ đi từ
th ể loại truyện thơ từ chữ Nôm sang truyện dài văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ, thay thế các nhân vật cổ điển bằng những nhân vật hiện đại với đầy đủ
nh ững ham mê dục vọng của con người, từ lòng tham tiền bạc, yêu thương và
h ận thù, cho đến cả vấn đề tình dục nữa Họ cũng từ bỏ lối kể chuyện đường
th ẳng, thay thế bằng những bút pháp bao gồm nhiều miêu tả cảnh vật và biến đổi tâm lý của nhân vật.[44, 5]
Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh có nhận định về tiểu thuyết trong
những giai đoạn đầu như sau: “Trong các sách xuất bản ở các nước hiện
bây gi ờ, quá nửa là sách tiểu thuyết Trong các báo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, không bao gi ờ là không có một phần tiểu thuyết Tiểu thuyết thịnh hành như thế thời chắc là người đời ưa tiểu thuyết và lối tiểu thuyết là hợp với tính tình tư tưởng của phần nhiều người ta" [35,122]
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi ở Nam bộ bắt đầu
xuất hiện những quyển tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên thì đây cũng là thời kỳ phôi thai của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam Trong những
Trang 31bước đi ban đầu ấy, các nhà văn chưa được trang bị lý thuyết chung về
tiểu thuyết cũng như chưa có điều kiện để hiểu thật rõ những đặc trưng
cơ bản của thể loại tiểu thuyết Vào thời kỳ đầu, những nhận thức của các nhà văn về thế loại tiểu thuyết chỉ là những cảm nhận, những suy
nghĩ ít nhiều mang tính chất trực cảm Đó là những phản ứng tâm lý trước những thói quen của công chúng trong quá trình cảm thụ văn học nói chung và đặc biệt là thể loại tiểu thuyết nói riêng Đó là những cảm
nhận thông qua việc tiếp xúc với những tác phẩm từ tiểu thuyết Trung
Quốc đến tiểu thuyết phương Tây Do vậy, cái nhìn đối với tiểu thuyết còn tản mạn, phiến diện
Trong lời tựa của truyện "Thầy Lazarô Phiền" (1887) của Nguyễn
Trọng Quản có viết : "Đã biết rằng xưa nay dân ta chẳng thiếu chi thơ, phú,
chuy ện nói về những anh hàng hào kiệt, những tay tài cao trí cả rồi đó, mà
nh ững đấng ấy thuộc về đời xưa chớ đời nay chẳng còn nữa Bởi đó tôi mới bày đặt một chuyện đời nay là sự thường có trước mặt ta như thế thì có nhiều người lấy làm vui lòng mà đọc, kẻ thì cho quen mặt chữ, người thi cho giải phi ền một giây" [35, 22] Hay như trong lời tựa truyện “Hoàng Tố Anh
hàm oan" của Trần Chánh Chiếu có viết:"nay tôi ngụ ý soạn một bộ nói về
vi ệc trong xứ mình, dùng tiếng tầm thường cho mọi người dễ hiểu " [35, 26]
Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh cũng bộc lộ suy nghĩ của mình về quan
niệm tiểu thuyết ở thời kỳ này: "Văn chương ta xưa nay thường lấy sự mập
m ờ phảng phát làm hay, càng phiêu diễn bao nhiêu càng huyền diệu bấy nhiêu nên ít dùng l ối tả thực, coi là tầm thường Nay xét ra văn học, họa học của Thái tây ph ần nhiều lại trọng lối tả thực hơn là lối phú bút Quốc văn ta sau này tất chịu ảnh hưởng của văn Tây nhiều, lối tả thực rồi tất mỗi ngày một
th ịnh hành" [35, 29] Cũng theo Phạm Quỳnh [35, 123], thì : "Tiểu thuyết
là m ột loại truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục
xã h ội hay là những sự lạ, tích kỳ đã làm cho người đọc hứng thú"
Trang 32Như vậy tiểu thuyết, theo cách hiểu của các nhà văn lúc bấy giờ,
phải là những tác phẩm bắt nguồn từ những sự thật vốn có trong đời
sống hay có thể có thực, có liên quan đến người đương thời Có thể nói
rằng ý thức về vấn đề phản ánh hiện thực đời sống với tất cả sự phong
phú, phức tạp của nó được xem là sự chuyển hướng quan trọng
trong ý thức thẩm mỹ của nhà văn
Nam đầu thế kỷ XX
Nói về việc tiếp nhận kinh nghiệm của người khác trong việc sáng
tác văn học,Thibaudet có viết : "Tưởng tượng của người này đốt bùng lên
tưởng tượng của người kia Số là một sự bắt chước bên ngoài, diễn biến của cốt truyện hay cách miêu tả của một nhà tiểu thuyết này đã cổ vũ một nhà tiểu thuy ết khác để ông ta gửi gắm tâm hồn vào công trình của mình Bất kỳ một sự
b ắt chước có kết quả nào cũng đều là một sự bắt chước ở vẻ ngoài mà thôi ".[ll, 67] Hay như nhận định của N.AR Nauđop : "Các tác phẩm của
những nhà văn khác có thể chỉ là những nguyên liệu sống, mà còn là cả một ngu ồn các hứng thú sáng tác, hay các mô tip thơ ca có sẵn Ở đây kinh nghiệm
c ủa người khác được nắm qua việc gạn lọc, cải biên vốn đã mang phẩm chất ngh ệ thuật rồi".[11, 67] (Trích AR Nauđop: Tâm lý học sáng tạo văn
học-NXB Văn học Hà Nội 1978)
Nhà văn Nguyên Hồng nói về sự ảnh hưởng ít nhiều trong sáng tác
khi đọc tác phẩm "Những người khốn khổ" của Victor Hugo:"Tôi biết ơn
c ả Thi Nại Am và Victor Hugo đã cho tôi đọc những dòng chữ sao mà kì diệu
đẻ ra từ mặt đất này và chỉ có trên trái đất này mới nảy sinh ra được" (Nguyên Hồng, những nhân vật ấy đã sống với tôi, NXB tác phẩm
mới, Hà Nội 1978) Riêng nhà văn Nguyễn Công Hoan khi tập viết truyện dài đã thừa nhận: "Tôi đương nghiên cứu cách viết truyện dài Tôi
mượn bản dịch bộ "Những kẻ khốn nạn" khi ấy đã xuất bản thành 10 quyển
c ủa Victor Hugo" (Đời viết văn của tôi -Nguyễn Công Hoan, NXB tác
Trang 33phẩm mới, Hà Nội 1971) Hay nói như nhà văn Nguyễn Trọng Khiêm khi
viết tiểu thuyết " Kim Anh lệ sử":"Tôi viết bộ Kim Anh Lệ sử này, cố ý thử
vi ết thành hai lối văn xuôi Các ngài đọc sách sẽ nhận ra rằng khi bề ngoài có mượn lối Tây Âu, song bề trong văn phảng phất cái hồn luân lý của Việt Nam
cố quốc ta vậy" [21, 337] Và thực tế đã chứng minh là các tác phẩm
phóng tác ở giai đoạn này đã giúp người đọc làm quen với thể loại mới
Để tác phẩm đi sâu vào tâm hồn người đọc, các nhà văn Nam bộ đã xây
dựng khung cảnh truyện, tình huống truyện, tính cách nhân vật mang đậm màu sắc dân tộc địa phương Do vậy, các tác phẩm tuy là phóng tác nhưng tính sáng tạo của các nhà văn không phải là không đáng kể
Tiêu biểu nhất cho hiện tượng phóng tác ở Nam bộ trong buổi đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết có nhà văn Hồ Biểu Chánh Trong khoảng thời gian từ 1912 -1932, trong số 18 cuốn tiểu thuyết của ông
viết thì đã có 8 cuốn ông phóng tác từ các tác phẩm tiêu biểu của tiểu thuyết phương Tây Hồ Biểu Chánh đã nói lên quan niệm tiếp nhận văn
học Pháp để sáng tạo của ông như sau: "Đọc tiểu thuyết hay tuồng hát Pháp
văn, hễ tôi cảm thì tôi lấy chỗ tôi cảm đó mà làm đề, rồi phỏng theo ít nhiều
ho ặc tách riêng ra mà sáng tác một tác phẩm hoàn toàn Việt Nam Tuy tôi nói
ph ỏng theo song kì thiệt tôi lấy đại ý mà thôi, mà có khi tôi lật ngược thời đại
ý mà thôi, mà có khi cốt truyện khác hẳn, tâm lý khác
xa v ới Truyện Pháp" [30 108] Nhà văn Hồ Hữu Tường có nói về cảm
nghĩ khi đọc tiểu thuyết phóng tác của Hồ Biểu Chánh như sau: "Lúc ở
Vi ệt Nam đọc "Ngọn cỏ gió đùa”, "Chúa Tàu Kim Qui", tin rằng Hồ Biêu Chánh đã dựng những câu truyện hoàn toàn Việt Nam Khi sang Pháp học, đọc Vicror Hugo, A Dumas thấy Hồ Biểu Chánh dã cảm đề, phóng tác, nhưng rồi vẫn trở về, thích đọc Hồ Biểu Chánh hơn Bởi vì chính là những tiểu thuy ết của Hồ Biếu Chánh mới giúp tôi nhập mộng mà trở về quê nhà sống
g ần gũi với đám trẻ bụng chang bang, con heo kêu ọt ẹt bên cạnh sân nước" [ 30, 384]
Trang 34Trong cuộc hội thảo khoa học về Hồ Biểu Chánh tại Tiền Giang năm
1988, nhà văn Hoài Anh có đề cập đến vấn đề này: "Tiếp thu có chọn
l ọc những tinh hoa của văn học phương Tây, Hồ biểu Chánh đã góp phần khai sáng n ền văn học hiện đại và cách tân thể loại tiểu thuyết Hồ Biêu Chánh
đã chọn lọc những tác phẩm văn học phương Tây giàu tính hiện thực và nhân
b ản để phóng tác thành tác phẩm của mình Đó là những giọt màu tươi lành,
ti ếp cho cơ thể của bệnh nhân cùng một nhóm máu, khiến cho cơ thể văn học
Vi ệt Nam mau lành mạnh, dần dần trở nên tráng kiện hồng hào Tiếp thu kĩ thu ật xây dựng tiểu thuyết của phương Tây, Hồ Biểu Chánh đã góp phần cách tân th ể loại tiểu thuyết về các mặt xây dựng cốt truyện, tình tiết, bố
c ục tác phẩm Cổ xe chở tư tưởng là chữ quốc ngữ trước đó còn nặng nề, ì ạch đến đây đã được đẩy đi nhẹ nhàng phăng phăng lướt trên những dặm đường văn học mới Đó là công lao của anh phu xe tiền phong Hồ Biểu Chánh." [42,
101]
Ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây đối với tiểu thuyết văn xuôi
ở Nam bộ không mạnh bằng ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc Ảnh hưởng tiểu thuyết phương Tây thường diễn ra trên các phương diện đề tài, kết cấu, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ .và ở mỗi phương diện ấy,
mức độ ảnh hưởng cũng nông sâu khác nhau, tùy thuộc vào từng tác gia Ảnh hưởng đó đã góp phần cách tân trong nghệ thuật viết tiểu thuyết Nhiều tác phẩm tiểu thuyết văn xuôi Tiếng Việt ở Nam bộ đã đi theo hướng của tiểu thuyết phương Tây, khai thác những đề tài gắn liền với
cuộc sống hiện thực, cái hiện thực cùng thời đang biến đổi từng ngày,
từng giờ Phạm vi phản ánh trong các tác phẩm được mở rộng từ những chuyện nhỏ nhất trong đời sống cá nhân, trong cuộc sống gia đình đến
những vấn đề trong mối quan hệ với xã hội và mở rộng ra tới những vấn
đề lớn lao trong lịch sử dân tộc Ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây
đã tạo ra những thay đổi về kết cấu trong một số tác phẩm, phá vỡ loại
kết cấu theo lối có hậu của truyện Nôm truyền thống
Trang 35Tóm lại, trên con đường tiến tới hiện đại hóa văn học, các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã tiếp nhận ảnh hưởng; chủ yếu của tiểu thuyết Pháp khi sử dụng những thể loại giản đơn dần dần đến các thể loại phức tạp: tường thuật, phóng sự, ký sự .Ngôn ngữ của tiểu thuyết được chuyển
biến từ văn biền ngẫu, từ ngôn ngữ hoa mỹ nhiều điển tích, đến văn xuôi
hiện đại với ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu Các nhà văn Việt Nam từ chỗ đọc tác phẩm, dịch tác phẩm văn học Pháp, rồi viết báo và bắt chước phóng tác, dần dần chuyển sang sáng tác, đó là cả một quá trình học hỏi
phấn đấu vươn lên Chỉ trong mộc thời gian ngắn, văn học Việt Nam nói chung và thể loại tiểu thuyết Việt Nam nói riêng đã có những bước tiến
nhảy vọt, góp phần đưa nền văn hóa nước nhà đến lên trên con đường
hiện đại hóa
1.3 Giới thiệu nhà văn Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung Ông còn có bút danh là
Thứ Tiên Ông sinh ngày 01 - 10 - 1885 (năm Ất Dậu) tại làng Bình Thành tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang) Thân phụ ông là Hồ Hữu Tạo làm hương chủ
Hồ Biểu Chánh là con thứ năm trong số 12 anh chị em Sinh trưởng trong một gia đình nghèo đông anh em nên thuở nhỏ, ông phải chịu nhiều vất vả thiếu thốn Lên 9 tuổi, ông bắt đầu học chữ Nho tại trường làng Sau đó, ông học chữ quốc ngữ và chữ Pháp tại trường tỉnh rồi lên Sài Gòn học trường Chasseloup - Laubat Cuối 1905, ông thi bằng Thành Chung, đậu hạng nhì
Năm 1906, ông thi đậu Ký Lục Soái phủ Nam Ky, làm việc tại Sài Gòn Sau đó ông đổi về Bạc Liêu, Cà Mau, Long Xuyên
Năm 1920, ông tùng sự tại văn phòng: Thống đốc Nam Kỳ Năm
1921, ông thi đậu tri huyện Năm 1927, ông được thăng Tri Phủ nhậm
chức tại Vĩnh Bình, rồi Cần Thơ, Phụng Hiệp Năm 1936, ông được thăng
Trang 36Đốc phủ sứ Năm 1937, ông xin về hưu Sau đó năm 1941, ông được cử làm Nghị Viên Hội Đồng Liên Bang Đông Dương rồi Hội Đồng thành
phố Sài Gòn kiêm chức Phó Đốc Lý
Từ năm 1942-1944, ông là Nghị viên Hội Đồng Quản trị Sài Gòn
Chợ Lớn Năm 1946, Pháp trở lại xâm chiếm Sài Gòn, ông đựơc mời làm
cố vấn và đổng lý văn phòng chính phủ bù nhìn Nam Kỳ cộng hòa tự trị
Hồ Biểu Chánh được nhiều ân thưởng, huy chương thời Pháp thuộc Ngoài ra, ông còn được một phần thưởng khác cao quý hơn, đó là lòng kính yêu của dân chúng ở những nơi ông đến làm việc nhờ sự thanh liêm
và tận tụy giúp đỡ đồng bào của ông
Cuối năm 1946, Hồ Biểu Chánh từ giã chính ưường Từ đó ông mới
thực sự sống một cuộc sống an nhàn và dành mọi thời dờ cho việc sáng tác văn chương
Mặc dù tuổi cao sức yếu lại bị bệnh tim nặng nhưng ông không hề ngưng nghỉ việc lao động sáng tác nghệ thuật Ông qua đời ngà 14 - 11 -
1958 (nhằm ngày 23-9 năm Mậu Tuất) tại tư thất ở Phú Nhuận, hưởng
thọ 74 tuổi Ông được an táng tại Biểu Chánh An tức viên ở xã Thông Tây Hội, quận Gồ vấp, tỉnh Gia Định
Hồ Biểu Chánh lớn lên giữa lúc xã hội Việt Nam đang trở mình sực
tỉnh giấc ngủ dài ngót 19 thế kỷ trong nền văn hóa cổ truyền vốn chịu ảnh hưởng của Trung Hoa một cách sâu đậm, để tiếp thu nền văn minh
phương Tây do người Pháp đem lại Cũng như phần đông người trí thức
thuộc thế hệ này, ông vừa hấp thu tân học lại vừa am tường cổ học
Ông bắt đầu sự nghiệp văn chương bằng hoạt động dịch thuật Giữa lúc ở Nam Kỳ người ta đua nhau dịch truyện Tàu, Hồ Biểu Chánh cũng
chọn những truyện hay trong "Tình Sử", "Kim cổ kì quan", "Kim cổ kì văn" dịch sang tiếng Việt Kết quả việc học chữ Hán và tập dịch Hán của
Trang 37ông là cuốn "Tân soạn cổ tích ra đời" (1909) Ngoài ra, ông còn tập làm thơ quốc ngữ với các nhà nho lão thành trong phong trào "Duy tân diệt
lục" Cũng trong khoảng thời gian này, ônc viết tác phẩm "U tình lục",
một cuốn tiểu thuyết bằng thể thơ lục bát
Năm 1912, theo chân các nhà viết tiểu thuyết bằng vấn xuôi đầu tiên, Hồ Biểu Chánh bắt tay vào viết tiểu thuyết Cuốn tiểu thuyết đầu tiên mang tên "Ai làm được" ra đời, và sau đó ông lần lượt sáng tác thêm
một số tiếu thuyết khác
Năm 1913 - 1922, ông tạm nghỉ viết tiểu thuyết vì công việc quá bề
bộn Dầu vậy, ông vẫn không ngừng học tập (ông tìm đọc nhiều sách luân lý để tu dưỡng tâm hồn, đồng thời chăm luyện các thể văn cổ điển
Mặt khác, ông cũng xem những tác phẩm có giá trị của Pháp, Trung Hoa,
Việt Nam nhất là tiểu thuyết để học thể thức khéo và ý thức hay của người)
Năm 1916 - 1917, ông có viết thử một số hài kịch được trình diễn ở Long Xuyên nhưng chưa gây ấn tượng lớn Năm 1918, ông làm việc cho NXB tờ "Đại Việt tạp chí" Sau đó, ông đổi sang làm việc tại "Quốc Dân
diễn đàn", "Công luận báo", "Đông Pháp thời báo"
Từ năm 1942 - 1944, ông lại bắc đầu làm báo, biên khảo Ông đứng
ra xuất bản 2 tờ báo "Nam Kỳ tuần báo" và "Đại Việt tạp chí" Trước nhu cầu đọc tiểu thuyết của đông đảo nhân dân Năm 1953, ông tiếp tục
viết tiểu thuyết ngày càng nhiều
Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện văn vần, hài kịch, hát bội, cải lương, biên khảo, văn tế, thi ca, dịch thuật Cho đến khi lâm bệnh nặng và qua đời, trên bàn viết
của ông còn cuốn tiểu thuyết thứ 65 đang viết dở dang
Hồ Biểu Chánh thực sự là một nhà văn sung sức nhất miền Nam
Gần 50 năm cầm bút, ông đã có hơn 60 bộ tiểu thuyêt lớn nhỏ cùng với các thể loại văn học có giá trị khác Qua khối lượng sáng tác dồi dào, ta
Trang 38có thể thấy rõ sở trường của ông là viết văn xuôi tự sự Ông bước vào văn đàn giữa lúc truyện ngắn, truyện dài bằng tiếng Việt còn hết sức
vắng vẻ Bằng năng khiếu sáng tác nhanh nhạy, sự mẫn cảm với việc phơi bày bộ mặt phức tạp của xã hội mà mình đang sống, ông đã sớm giành lấy vị trí đặc biệt trong số những cây bút tiểu thuyết ít ỏi ở miền Nam lúc bấy giờ
Đánh giá sự nghiệp văn chương của Hồ Biểu Chánh, tiến sĩ Lê Ngọc Trà cho rằng: "Cái độc đáo nhất và giá trị nhất của đểu thuyết Hồ Biểu
Chánh nh ằm chủ yếu không phải ở chỗ nó mô tả phong tục hay tuyên truyền đạo lý, mà ở chỗ nó thông qua mô tả phong tục, kết hợp tư tưởng và chủ nghĩa hiện thực cái mới và cái hay của Hồ Biểu Chánh là ông nói đạo lý đi kèm
v ới nói chuyện đời, kể lại những cảnh đời khác nhau có thể là không gắn gì
v ới các biến động chính trị, kinh tế của xã hội nhưng lại gắn chặt với đời người, lại là nội dung của đời sống hàng ngày ".[42, 99]
Những tư tưởng chủ đề chính trong sáng tác văn chương của Hồ Biểu Chánh
Văn hóa phương Tây du nhập vào miền Nam từ cuối thế kỉ XIX đầu thê kỉ XX đã đào tạo nên một lớp người mới với những tư tưởng, quan
niệm mới sây nên sự xung khắc giữa lớp người mới và lớp người cũ về nhiều vân đề Những phong tục dần dần đổi mới ở miền Nam từ trong gia đình cũng như ngoài xã hội từ thành thị đến nông thôn Cuộc sống xã hội
thực dân nửa phong kiến diễn ra phức tạp, hối hả, xáo trộn bởi sự chi
phối của tâm lý làm giàu, sự mâu thuẫn giữa giàu và nghèo Trong đó
bộc lộ những mặt xấu xa nhất như : cướp đoạt, lừa phĩnh xa hoa trác tán, hãm hiếp, giết người, bần cùng Hồ Biểu Chánh đã mạnh dạn sử dụng
những hình tượng xã hội vượt qua khuôn khổ đạo lý thông thường làm
chất liệu chính cho tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh chịu ảnh hưởng của học thuyết Á Đông một cách sâu đậm, quan niệm nhân sinh của Hồ Biểu Chánh là một sự tổng hợp của
Trang 39các tư tưởng Nho, Lão Hồ Biểu Chánh chưa vượt quá 5 phạm trù đạo đức của khổng giáo là : nhân, lễ, nghĩa, trí, tín Về ảnh hưởng của tư tưởns Phật giáo, chủ yếu ông nói đến lòng từ bi hỷ xả, "đến luật nhân
quả báo ứng Về lý tưởng xã hội, ông chú trọng đến vấn đề dân chủ tự
do, công bình xã hội và hạnh phúc theo kiểu của ông Con đường lý tưởng của Hồ Biểu Chánh là con đường biết tu thân tích đức, ở hiền gặp lành với đức tính của người quân tử (nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm) Có
thể nói, quan niệm nhân sinh của ông nằm trọn vẹn trong truyền thống
của dân tộc Ngay từ lúc đầu viết tiểu thuvết, ông đã cố tâm viết loại tả chân về phong tục Ông muốn duy trì bồi đắp nền luân lý đạo đức cổ truyền Hầu hết truyện của ông đều kết cục có hậu, thiện bao dờ cũng
thắng ác đúng theo sự tin tưởng của nhiều người “ở hiền gặp lành, ở ác
gặp dữ" hay "thiện ác đối đầu chung hữu báo”
Trong "Chân dung Hồ Biểu Chánh", Nguyễn Khuê cho rằng: "Có thể
nói tính chất luân lý bao trùm mọi thể loại tiểu thuyết của ông Ông viết loại
ti ểu thuyết phong tục cũng chỉ nhầm đạt mục đích luân lý Thế nên nếu cần
ph ải xác định ý hướng , làm nền tảng cho sự sáng tác của Hồ Biểu Chánh thì
đó là ý hướng luân lý và ông là một nhà văn đạo lý." [23 260] Do chủ
trương sáng tác của Hồ Biểu Chánh là luân lý, nên tiểu thuyết của ông
có nội dung lành mạnh Cũng theo Nguyễn Khuê nhận định: "Bằng tư
t ưởng, ngôn ngữ, hành động của các nhân vật, bằng những kết cục có hậu và
b ằng sự giảng giải của tác giả, người đọc có thể tìm thấy cách tiếp nhận sử
th ế, lập chí tu thân trong khuôn khổ đạo lý Mỗi tác phẩm là mội câu chuyện đời và các nhân vật phải sống, phải suy tư, phải cư xử hành động trong những điều kiện của cảnh đời đó" [20, 263] Hồ Biểu Chánh một mặt tố cáo
những hành động thương luân bại lý, những thủ đoạn độc ác dâm ô, sự tha hóa của đồng tiền; mặt khác, ông đề cao đạo đức nhân nghĩa của nhân dân, xót xa trước cảnh khốn cùng của họ trong xã hội
Nhìn chung đạo đức mà Hồ Biểu Chánh nêu lên trong các tác phẩm
vẫn thuộc khuôn khổ đạo đức phong kiến, nhưng bên cạnh đó cũng có
Trang 40phần là đạo đức của quần chúng nhân dân.Cái hay của Hồ Biểu Chánh ở
đây là "hạt giống nhân nghĩa của Khổng Mạnh đã mất bớt đi màu sắc thánh
hi ền, trở thành cách sống, cách cư xử ở đời, thành đạo lý thực tiễn, cụ thể của nhân dân,đạo đức bình dân Ngoài ra Hồ Biểu Chánh cũng không ràng buộc con người theo lễ giáo Phong kiến cứng nhắc mà nhân sinh quan của ông rộng rãi,ti ến bộ hơn, " [24, 26] Đạo đức trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh
thường được tác giả thâu tóm vào trong một chữ "nghĩa" Tác phẩm của ông thường kể về những cảnh ngộ, những chuyện nhân tình, tuyên truyền cho những cách cư xử theo đạo lý truyền thống
Hồ Biểu Chánh đã triệt để áp dụng quan niệm “văn dĩ tải đạo" (văn chương để chở đạo lý) và chính ông đã nhiều lần xác định điều đó Trong quyển “Đời của tôi về văn nghệ" (dẫn theo Nguyễn Khuê), ông cho biết : "Viết tiểu thuyết là để cảm hóa đặng lần lần dắt quần chúng trở về
đường chính đại quang minh” Hay ở đoạn đầu của quyển "Bức thư hối
hận", ông phát biểu ý kiến của mình: "Phải biết đặng ghi cái hay cái dở
c ủa nhân tình thế thái về khỏang đời trụy lạc mà để viết đặng giải nỗi u sầu
c ủa mình và luôn dịp đặng chỉ đường, vạch nẻo cho con cháu trong nhà ngó
th ấy"
Hồ Biểu Chánh đã phác biểu quan niệm của mình trong việc viết
tiểu thuyết một cách thẳng thắn Mục đích viết văn của ông thật rõ ràng,
nó không chỉ xác định bằng những tuyên ngôn mà nó còn nằm ngay trong tác phẩm Nó vừa đóng vai trò sáng tạo của người viết truyện, lại vừa sáns tạo giá trị tinh thần làm mẫu mực cho kẻ khác Đó là nhận thức giá
trị và sứ mệnh tốt đẹp của nhà văn Ngày nay, người đọc bình dân say
mê tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh một phần vi tìm thấy ở đó cái yên tĩnh
của một thời, cái hương vị đẹp đẽ của đạo lý tình thương ngày xưa Hương vị ấy tuy có phần phôi pha theo thời gian nhưng lúc nào con người cũng khao khát được trở về