Chủ đề tư tưởng:

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết pháp đối với tiểu thuyết của hồ biểu chánh (Trang 77)

6. Kết cấu của luận án

2.3.2. Chủ đề tư tưởng:

Lên án xã hội thối nát thông qua những kẻ đại diện tiêu biểu trong bộ máy cai trị của xã hôi:

-Trong tác phẩm "Le Comte de Monte Cristo", Dumas mô tả bức tranh xã hội Pháp đầy rẫy sự bất công mà những kẻ đại diện tiêu biểu cho bộ máy cai trị như cảnh sát, quan tòa, nghị sĩ, chủ ngân hàng ...là những kẻ tham lam, xảo quyệt. Bọn chúng sẵn sàng dùng thủ đoạn bỉ ổi nhất, kể cả việc hãm hại những người vô tội nhằm đạc được tiền tài, danh vọng. Ngài phó biện lý Villetbrt là một kẻ đầy tham vọng. Để leo lên bậc thang chính tri, hắn sẵn sàng đổi cả hạnh phúc, lòng hiếu thảo để được tiến thân. Khi Villetbrt biết được nội dung bức thư trong tay Dantès có thể làm hắn hết đường tiến thân, thế là thay vì điều tra minh oan cho chàng thủy thủ vô tội, hắn đã thủ tiêu bức thư và đẩy Dantès vĩnh viễn vào nhà tù để lập công.

Danglars là một kẻ khúm núm ti tiện đối với cấp trên, hống hách láo xược đối với cấp dưới. Chỉ vì lòng đố kỵ tài năng của Dantès mà Danglars đã nham hiểm bày mưu để mượn tay Fernand đẩy Dantès vào tù. Hắn đã nhanh chóng không bỏ lỡ cơ hội để giành được địa vị thuyền trưởng con tàu Pharaon. Từ những mánh khóe gian xảo trong việc lợi dụng chiến tranh và những cuộc hôn nhân đầy tính toán, hắn đã trở thành một ông chủ ngân hàng giàu có. Hắn là loại người "..sinh ra với cái bút lọ mực thay thế cho trái tim, và cuộc sống đối với hắn chỉ là cộng trừ

lỗ lãi. Một đối thủ bị loại trừ và số lợi tức của hắn được cộng thêm vào cho hắn càng ăn ngon ngủ kỹ" ,[12,1.58].

Tên Fernand, một nghị sĩ danh dự, đã tiến thân từ trong bóng tối. Hắn đã bán rẻ bạn bè, những người thân tín để đổi lấy tiền bạc và địa vị. Ghen tị tình yêu giữa Dantès và Mercédès, hắn đã thực hiện theo âm mưu của Dangiars là đẩy Dantès vào nhà tù để chiếm lại nàng Mercédès. Từ địa vị một anh đánh cá nghèo hèn, hắn trở thành một người lính được phong thiếu úy rồi thiếu tá, được thưởng "Bắc đẩu bội tinh" cùng với chức vị bá tước Morcerf lừng danh là cả một quá khứ tội ác, một bộ mặt giả nhân giả nghĩa.

-Nếu như ở tác phẩm "Le Comte de Monte Cristo", địa vị xã hội, sự ganh tị trong tình yêu là động lực biến con người trở nên độc ác, thì ở tác phẩm "Chúa tàu Kim Qui", đồng tiền là cơ sở của những biến đổi trong bản chất con người. Đồng tiền trở nên tác oai tác oái trong xã hội Việt Nam vào giai đoạn phong kiến suy tàn. Đồng tiền có thể đổi trắng thay đen, mua quan bán tước, đẩy đời sống dân tình đến chỗ ngày càng khốn đốn. Tên Trần Tấn Thân cậy nhà giàu có, ỷ nhiều tiền của nên làm nhiều điều càn quấy. Cô Xuân bị hắn xâm phạm tiết hạnh, Thủ Nghĩa vì bênh vực em gái nên đã đánh gãy tay hắn. Tấn Thân đã không cảm thấy xấu hổ trước hành vi đồi bại của mình mà hắn còn đem lòng oán hận Thủ Nghĩa. Hắn đem 50 quan tiền lo lót với quan huyện để hại Thủ Nshĩa phải ngồi tù. Tên quan huyện Tân Châu chỉ vì tham tiền hối lộ mà đã đẩy Thủ Nghĩa vào vòng lao lý. Chỉ vì đồng tiền, con người trở nên tham lam độc ác. Tên Thân đã dùng thủ đoạn cho vay rồi bắt ở đợ để trả nợ. Hai tên Cam và Quýt đã ở đợ nhà tên Thân mười mấy năm rồi vẫn chưa trả hết nợ. Họ không dám thưa với làng chỉ vì thấy nó giàu có mà quan làng ai cũng vị nó. Tên Thân còn tham lam dùng thủ đoạn đoạt bạc của Trần Mừng. Quan lại và bọn nhà giàu còn câu kết với nhau làm việc bất chính. Tên Thân đã khai với các quan xử án “...Tối lại quan Huyện cho

lính đòi con lên dinh rồi dạy con phải đem hết 140 nén bạc lên cho ngài. Ngài dặn rằng hễ chú Mừng có trở về đòi bạc thì bày chuyện nói quanh nghi cho chú thông đồng với Xiêm nên xét nhà lấy bạc hết, lại kiếm bắt chú nữa, rồi cho bạn trong nhà đưa chú đi cho rồi..." .[4, 173]

- Ca ngợi đạo đức của con người:

-Ở tác phẩm "Le Comte de Monte Cristo” đạo đức con người thể hiện qua tấm lòng nhân hậu yêu thương con người. Dantès là một thủy thủ có tài, có phẩm chất đạo đức tốt, được mọi người yêu mến. Ngay cả với Danslars, một kẻ nhỏ nhen ít kỷ luôn căm chét tài năng của anh nhưng anh vẫn không có thái độ thù hằn. Khi ông chủ hỏi anh về thái độ của anh đối với Danslars, anh nhận xét một cách khách quan bằng thái độ thiện chí "... đứng về phía tình bạn thì tôi xem chừng thì anh không ưa tôi lắm nhất là sau vụ xích mích không đáng kể mà tôi đã cố gắng dàn hòa, nhưng anh ta đã khứơc từ. Nhưng nói về công việc của một kế toán viên, chắc ông sẽ phải hài lòng về sự chu đáo của anh ấy".[12. 1.15]. Trở về sau những chuyến hải hành xa nhà, việc đầu tiên là anh về với cha, lo lắng chăm sóc cho cha. Những năm tháng ở trong lâu đài IP, với bản chất lương thiện, anh đã chiếm được thiện cảm của linh mục Faria. Khi thoát khỏi nhà tù, Dantès nghĩ ngay đến gia đình, đến những người thân yêu của mình. Với tấm lòng nhân hậu, anh đã đền ơn những người đã giúp đỡ anh, và thậm chí đối với kẻ đã gây đau khổ cho anh, anh vẫn dành cho chúng một con đường sống, không nỡ gây nên oán thù đối với những đứa con vô tội của kẻ thù.

Ông chủ tàu Morrel là một người giàu có và nhân hậu. Ông yêu thương những thủy thủ và xem họ như những người thân của mình. ông lo lắng đến cuộc sống và an nguy của các thủy thủ. Chính ông là người đầu tiên hỏi thăm tin tức của Dantès. Và cũng chính ông chạy ngược chạy xuôi gặp quan phó biện lý Villeíbrt để xin bảo lãnh cho anh. Trong thời gian Dantès vắng mặt, ông đã thay anh đến thăm cha anh. Khi cha

anh qua đời, ông đã "lo liệu ma chay cho cụ và trả vài món nợ lặt vặt mà cụ vay trong lúc lâm bệnh" mà không hề sợ bị liên lụy vì giúp đỡ người cha của kẻ phản loạn, tay sai Bonaparte. Khi công việc làm ăn bị thua lỗ, sa sút nợ nần, ông vẫn không muốn thiếu tiền lương của các anh em thủy thủ "...tai nạn này tôi đã biết trước là do số phận của tôi. Đó là ý muốn của thượng đế chứ đâu lỗi tại con người. Bây giờ tôi nợ các anh bao nhiêu tiền lương" Trước tình cảnh bị phá sản ông muốn các thủy chủ của mình tìm một công việc khác tốt hơn," các bạn cứ nhận việc ở đó tùy các bạn" [12, 1.185].Từ lúc ông Morrel được Dantès cứu thoát khỏi thảm cảnh bị phá sản, ông luôn giữ " cái túi lớn bằng lụa đỏ", "một mẫu giấy gấp làm tư” và " một viên kim cương rất đẹp". Những kỷ vật đó được xem là những “báu vật quí nhất của gia đình" để nhắc nhở các con ông về một vị cứu tinh mà Thượng đế đã phái xuống cứu giúp gia đình ông.

Nàng Mercédès cũng là một người phụ nữ nhân hậu đáng thương. Khi Dantès bị bắt, nàng đã đến gặp Villetbrt để hỏi tin tức của chàng và cầu xin sự che chở của viên phó biện lý. Khi thấy cha Dantès sống cô độc một mình, nàng muốn đón cha anh về nhà để chăm sóc. Mercédès đã đợi chờ, mong ngóng tin tức của Dantès và nếu như cha Dantès còn sống thì Mercédès cũng sẽ không bao giờ lấy người khác. Tuyệt vọng vì Dantès không trở về, lại phải sống cô độc không người thân, nàng đành phải lấy Fernand, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến Dantès. Ngoài ra, nàng còn là người mẹ rất yêu thương con. Nàng đã cầu xin bá tước Monte Cristo đừng giết chết Anbe, con trai nàng. Và cũng chính nàng đã dũng cảm nói toàn bộ sự thật với con trai, mặc dù nàng biết rằng sự thật "có thể thủ tiêu vĩnh viễn lòng hiếu thảo của Anbe đối với bá tước Morcerf” Chính hành động dũng cảm của nàng đã ngăn cản được cuộc đấu súng chết người có thể xảy ra.

Trong tác phẩm "Chúa tàu Kim Qui", chủ đề nổi bật là quan niệm ''thành nhân thủ nghĩa". Thủ Nghĩa là nhân vật thể hiện tư tưởng đạo lý

"trọng nghĩa, khinh tài "của Hồ Biểu Chánh. Thủ Nghĩa vốn là người con hiếu thảo. Lúc bị bắt ở tù, anh không hề nghĩ đến bản thân mình mà chỉ lo lắng cho cha mẹ già yếu ở nhà e hay việc rồi buồn rầu. Trót mười một năm trường ở chốn lao tù, anh lúc nào cũng nhớ cha mẹ, thương phận em: "cha đã già, mẹ thì có bệnh nếu hay con bị án chung thân thì chắc cha ưu sầu chẳng khỏi ly trần, mẹ ảo não bệnh càng khó trị... lại lo cho nỗi em, vì phận em yếu đuối mà lại mang tiếng nhuốc nhơ chẳng biết Kỉnh Chi có thương mà bảo bọc hay không..."[4, 32].Có những lúc nản chí, anh định tự tử nhưng nghĩ đến phận làm trai chưa báo hiếu cho cha mẹ nên không dám. Khi trốn ngục, anh trở về quê nhà ngay chứ không tham giàu sang mà đi tìm châu báo trước. Khi biết tin cha mẹ và em gái qua đời, anh đi tìm mồ mả để cúng bái cho trọn đạo hiếu.

Thủ Nghĩa còn nói thật với Kỉnh Chi về tai nạn của em gái. Anh cứu Thu Thủy thoát nạn cũng vì lòng nhân ái và chính anh cũng đã nói với Thu Thủy về quan điểm của mình: "con người ở đời hễ thấy ai bị nạn thì phải cứu, tôi với cô em đó là sự thường, chớ có ơn chi đâu..."[4, 94]. Không những thế, đối với Thu Thủy, anh luôn giữ đúng lễ nghĩa, giữ gìn danh tiết cho nàng. Mặc dù đã trở thành người giàu có, được nhiều người mong ước kết duyên tơ tóc nhưng anh vẫn không quên cô Tư Chuyên, người con gái mà anh đã từng hò hẹn khi xưa vẫn đang chung thủy chờ anh. Thật là cảm động khi Thủ Nghĩa cho rằng "... tôi tưởng nếu bây giờ tôi đi nói vợ thì chẳng thiếu chi chỗ họ sẵn lòng gả con cho tôi. Song tôi nghĩ vì cô Tư Chuyên biết tôi trong lúc tôi bần hàn, mà đến ngày tôi mắc nạn cổ cũng chẳng quên lời hẹn... Bạc vàng tôi đã cố nhiều rồi, nhan sắc tôi không lòng mơ ước... bây giờ tôi cầu là cầu nhơn nghĩa mà thôi "[4, 198].

Là người trọng nhân nghĩa nên giữa hai con đường là thành gia thất và đền ơn, Thủ Nghĩa quyết định:" đền ơn trả oán là điều mình cần phải lo trước, chớ còn sự tóc tơ tình tự là điều mình chẳng gấp gáp gì mà ham, vậy đế mình đền ơn trả oán xong rồi sẽ tính phối hiệp vợ chồng nghĩ cũng chẳng

muộn chi đó" 14,126]. Anh rất đau buồn khi biết được Kỉnh Chi vì gia đình mình mà tán gia bại sản nên anh đã cho người tìm kiếm cho được Kỉnh Chi để được đền bồi công ơn trời biển. Từ lúc trốn khỏi nhà tù rồi được giàu có trở thành "Chúa Tàu"', Thủ Nghĩa luôn nghĩ dùng số tiền có được để mà "đền ơn trả oán". Lúc lấy được vàng bạc ở đảo Kim Qui. anh không quên công ơn của Mạc Tiễn "nếu mình kiếm được vàng bạc thì mình sẽ chở qua và chia cho mẹ Mạc Tiên phân nửa... rồi báo hiếu cho cha mẹ, tìm mà trả ơn cho Kỉnh Chi..." [4, 84]. Khi về quê nhà thấy cửa nhà tan nát, cha mẹ và em gái không còn nữa, anh đau buồn và nghĩ rằng "Nay mình được bạc vàng cả đống mà mẹ cha không có đặng chung hưởng với mình, thế thì vàng bạc này mình dầu có mà có rồi ích chi, chẳng thà mẹ cha còn dầu mình áo rách tay trơn, ăn bữa sớm lo bữa chiều hẳm hút với mẹ cha cũng là khoái lạc..." [4, 28]. Được giàu sang, Thủ Nghĩa đã dùng tiền có được cứu giúp Trần Mừng trả hết nợ, cưu mang Thu Thủy, giúp đỡ hai tên Cam, Quýt và với lòng nhân ái, khi nghe tin dân tình đang đói khổ thì anh xin dùng 200 nén bạc để mua lúa phát cho dân nghèo.

Riêng đối với kẻ thù, Thủ Nghĩa vẫn cư xử nhân nghĩa hơn là phục thù độc ác. Những lúc ở trong tù, tình cảm trội bật của anh không phải là trả thù mà là nỗi lo lắng cho cha mẹ và em. Cũng có những lúc anh có nghĩ đến mối thù nhưng cao hơn hết là tình cảm hiếu để, thứ tình cảm chiếm nhiều ưu thế trong anh. Thủ Nghĩa lúc nào cũng động lòng trắc ẩn trước những nỗi đau khổ của người khác. Chính vì thế, tuy rất hờn giận tên quan huyện tham lam nhưng khi anh nhìn thấy hắn sa cơ thất thế, nhất là hắn biết ăn năn hối cải thì anh cảm động. Anh nói với quan huyện "... tôi bước chân ra khỏi ngục rồi thì hầm hầm quyết trả cho được cái thù riêng, làm cho ông với thằng Tân Thân cũng bị đày bị lưu như tôi vậy, tôi mới vừa lòng. Chẳng dè nay tôi thấy ông sợ sệt quá, trong lòng tôi bất nhẫn" [4,180].. Anh đã xin quan án giảm nhẹ tội cho quan Phủ già cả và xin bao dung cho ông ta hồi hưu đặng thông thả ngày già. Riêng đối với

tên Thân, Thủ Nghĩa cứ để cho pháp luật trừng phạt hắn một cách công bình để hắn ăn năn, hối cãi về những hành động tội lỗi.

Kỉnh Chi là một chàng trai rất trọng lời hứa, giàu lòng nhân ái. Dù chưa được chính thức cưới hỏi nhưng Kỉnh Chi vẫn xem gia đình nhà vợ như những người thân của gia đình mình, Nghe tin mẹ vợ bệnh, anh liền lật đật lên thăm, định rước thầy thuốc lên chữa bệnh cho me vợ. Biết tin vợ bị cưỡng bức, anh không hề có ý xa lánh, hất hủi vợ mà trái lại, thông cảm với hoàn cảnh của nàng. Anh nói với Thủ Nghĩa: "Vợ em nó bị cưỡng bức ấy là điều tai bay họa gởi chớ phải nó muốn như vậy hay sao mà em chê, em không cưới" [4, 19]. Chỉ vì một lời hứa hôn mà Kỉnh Chi có trách nhiệm với gia đình nhà vợ. Anh vợ chẳng may bị vu oan mắc tội chung thân, bỏ lại cha mẹ già và em gái, Kỉnh Chi đã lo thuốc thang, chôn cất cho cha mẹ vợ và vợ chẳng may đau yếu qua đời. Cũng vì nhân nghĩa mà anh đã cưu mang, dạy dỗ chằng Phục nên người để rồi đến nỗi nhà nghèo lại thêm nghèo. Anh phải bán nhà để trả nợ rồi đi chèo ghe mướn mà sống qua ngày. Khi cuộc sống đỡ vất vả, Kỉnh Chi liền nghĩ đến việc làm mồ mả cho hai bên gia đình. Kỉnh Chi cho rằng:"... Ở đời nhân nghĩa là hơn, chớ bạc vàng quyền thế mà làm gì... "[4,198].

Thu Thủy là một cô gái bất hạnh, cha mẹ mất sớm không nơi nương tựa, may nhờ Thủ Nghĩa ra tay cứu vớt nên cô mới được sống sót. Cảm kích trước nghĩa cử của Thủ Nghĩa, Thu Thủy đã giúp Thủ Nghĩa đền ơn Kỉnh Chi. Thật xúc động trước lời nói chân thành của Thu Thủy: "Thưa Chúa Tàu, em mang ơn Chúa Tàu tế độ, cải tử hoàn sanh, mà lại còn chiếu cố làm ơn cho em no cơm ấm áo em chẳng biết làm sao mà đền bồi ơn ấy cho được... Em thấy Chúa Tàu buồn thì em ăn ngủ không được... em xin Chúa Tàu một điều này là Chúa Tàu nghĩ coi có thế chi mà giúp cho Chúa Tàu bớt buồn được hay không? Vì như em có thể giúp được thì dù tan xương nát thịt em cũng vui lòng..." [4,141].

Sự trung hậu, nghĩa tình thủy chung là phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, đồng thời cũng là nét đạo đức thể hiện đạo lý truyền thống của

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết pháp đối với tiểu thuyết của hồ biểu chánh (Trang 77)