Từ tác phẩm “En Famille” đến tác phẩm “Chút phận linh đinh”

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết pháp đối với tiểu thuyết của hồ biểu chánh (Trang 120)

6. Kết cấu của luận án

3.2. Từ tác phẩm “En Famille” đến tác phẩm “Chút phận linh đinh”

Nghệ thuật xây dựng bối cảnh:

Ở tác phẩm “En Famille", Hector Malot mô tả giai đoạn nước Pháp mà đặc biệt là chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh về kinh tế ra sức bóc lột giai cấp công nhân. Nước Pháp với ngành công nghiệp phát triển, phát minh nhiều máy móc thiết bị sản xuất hiện đại. Đây cũng là lúc giai cấp công nhân hình thành và phát triển ngày càng mạnh. Họ đã thành lập các câu lạc bộ liên hiệp công nhân, hội đồng công nhân. Tác giả mô tả sức mạnh của giai cấp công nhân qua đoạn tả cảnh công nhân đi làm việc "..Một đám đông từ các mái nhà, quán rượu tỏa ra dày đặc, che kín mặt đường như một tổ kiến. Cái đám đàn ông, đàn bà, trẻ em ấy đi vào nhà máy. Người hút thuốc, kẻ nhai vội mẩu bánh, thiếu điều nghẹt thở. Số đông truyện

trò ồn ào. Cứ mỗi lúc, có những đoàn người, từ các con đường nhỏ tỏa ra nhập vào làn sóng đen ấy. Họ làm cho làn sóng to lớn hơn, mà không hề chậm chạp"[28,117]. Chính sự lớn mạnh của giai cấp công nhân đã khiến các nhà tư bản phải hoảng sợ. Trong tác phẩm, ông Vulfran lần đầu tiên nhìn thấy họ sau nhiều ông năm bị mù mắt cũng đã thốt lên rằng: ''Trời ôi! Họ sẽ đáng sợ biết mấy khi họ muốn chống lại chúng ta".

Không gian chủ yếu ở đây là nước Pháp từ thủ đô Paris đến vùng ngoại ô Maroco. Thời gian trong tác phẩm được diễn tiến theo trình tự trước sau theo tiểu thuyết truyền thống.

Ở tác phẩm "Chút phận linh đinh", Hồ Biểu Chánh xây dựng tác phẩm vào lúc xã hội Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn đầu của xã hội Thực dân nửa phong kiến. Tuy bước đầu có sự phát triển về mặt giao thông như có tàu thủy, xe cộ tiên tiến, xây dựng đường sá, nhưng kinh tế vẫn còn yếu, chủ yếu vẫn còn sản xuất tiểu thủ công nghiệp thô sơ, lạc hậu. Đây là đoạn Hồ Biểu Chánh tả quang cảnh lò gạch của ông hội đồng: "Trên một miếng đất rộng lớn chừng hai ba mẫu, nằm từ đương lộ chạy vô ráp mé sông, đàn ông đàn bà con nít đương lau nhau lố nhố, chỗ thì xúm nhau đào đất, chỗ thì gánh đất mà đi, chỗ thì xe gạch ngói in rồi đem qua lò mà hầm, chỗ thì nhồi đất đổ vô khuôn mà in đặng phơi khô cho sẵn Dựa bên đường có hơn mười cái chòi lá nho nhỏ cất rải rác để cho người làm sạch đục nắng đục mưa..."

Không gian trong tác phẩm được mở rộng khỏi phạm vi Nam Bộ, từ Hà Nội đến Sài Gòn xuống Xa Đéc. Nhưng ở tác phẩm có sự thay đổi nhỏ về thời gian. Có sự đảo lộn thời gian ở chương II, bắt đầu từ những chương sau thời gian được diễn tiến theo trình tự bình thường. Nhân vật Perin phải trải qua một khoảng thời gian dài thử thách trước khi ông cháu nhận nhau, có thể khoảng hơn một năm kể từ lúc em nhận làm phiên dịch cho ông Vunphran cho đến khi ông Vunphran xác minh được Pêrin chính là cháu gái của mình. Trong khi đó, Thu Cúc chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn gần hai tháng, từ lúc Thu Vân được ông hội

đồng đem về nhà chữa bệnh cho đến Thu Vân hoàn toàn khỏi bệnh và giúp ông lo việc nhà.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Hệ thống các nhân vật tương ứng: Tác phẩm "Chút Phận Linh Đinh” Thu Cúc Thu Vân Lê Hiển Vinh Lê Hiển Đạt Tác phẩm "En Famille" Perrine Marie Edmond Vulfran

Ngoài ra, tác phẩm "En Famille" còn có một số nhân vật khác như: Những người nghèo sống ở ngoại ô, những người ở xưởng máy: Talouel, Bendit, Fabry, Rosalie... cô giáo Belhomme, 2 người anh họ Théodore và Casimir ... con lừa Palica.

Tác phẩm "Chút phận linh đinh" của Hồ Biểu Chánh có một số nhân vật như: vợ chồng Phán Kim, Thu Ba, chị vú Hai Thình, Hai Rổ, thầy Ba Thuộc, chị Chín Hô, bà Sáu, chị Kết, anh Pho, thằng Hiếu...

-Cả hai nhân vật Perrine và Thu Cúc đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn và hiếu thảo. Riêng ở nhân vật Perrine trong tác phẩm "En Famille" còn nổi bật sự thông minh, khôn ngoan. Perrine trải qua nhiều biến cố quan trọng trong cuộc đời: mồ côi cả cha lẫn mẹ, trong lúc mẹ ốm em phải tự thu xếp và quyết định mọi việc để duy trì cuộc sống (thuê chỗ nghỉ khi đến Pari, bán đồ đạc và con lừa để có tiền mua thuốc cho mẹ và các khoảng chi tiêu khác). Em phải vượt đường xa từ Pari đến Maraucourt khoảng một trăm năm chục cây số bằng cách đi bộ, chịu đựng đói khát. Em phải đã tạo cho mình một cuộc sống tự lập trong lúc còn thiếu thốn (tự lập kế hoạch chi tiêu trong số tiền lương ít ỏi, sáng tạo ra nhiều vật dụng cá nhân từ những thứ rẻ tiền, biết tạo bửa ăn đủ dinh dưỡng từ những thứ đã có sẵn ...). Em còn phải thận trọng đối đầu

với khó khăn trở ngại trong công việc (bị ông quản đốc Talouel, ông Casimir và ông Théodore theo dõi và bao vây). Tác giả đã mô tả rất cảm động cảnh một cô bé còn quá nhỏ mà đã biết suy nghĩ lo lắng cho tương lai. "Nỗi lo lắng lớn nhất của em là tự hỏi số tiền 30 phờrăng của bà Rouquerie đến hôm nào thì hết! Những chi tiêu của mẹ con em dù cố dè xẻn mấy đi nữa vẫn khi thì khoản này, khi thì khoản nọ và còn khoản chi bất thường nữa, cứ làm mòn nhanh số tiền kia ...! Khi tiêu hết đồng xu cuối cùng thì hai mẹ con sẽ đi đâu? Tìm đâu cho ra chút ít tiền vì mẹ con có còn gì nữa đâu ! Thật vậy, chẳng còn chút gì ngoài mấy cái quần áo rách tơi tả. Làm sao hai mẹ con em đến Maraucourt được chứ?" [28, 1.87]

-Trong tác phẩm "Chút phận linh đinh", Cuộc đời Thu Cúc trải qua ít biến cố hơn, thuận lợi hơn vì em có mẹ ở bên cạnh. Khác với Perin là một cô gái khôn ngoan sắc sảo, Thu Cúc lại là một cô bé hồn nhiên vô tư . Tuy còn nhỏ nhưng em đã biết yêu thương chị, hết lòng kính trọng ông. Mặc dù chưa gặp được chị bao giờ nhưng em vẫn tỏ thái độ thương yêu, quan tâm đến chị "Con nghĩ thân con từ nhỏ tới lớn, con gần ba má, con sung sướng, còn chị Thu. Ba cực khổ chắc không có áo tốt mà bận. "Mà

má đừng có hà tiện nghe hôn má, má mua đủ thứ bánh trái cho chỉ ăn. Bây giờ con biết rồi, con thương chỉ nhiều lắm"[3,62]. Lúc sống trong nhà ông nội, Thu Cúc luôn giữ lễ nghĩa hiếu thảo, chăm ngoan với ông. Hồ Biểu Chánh rất khéo léo trong việc mô tả Thu Cúc là một cô bé có tính cách chung của trẻ em, đặc biệt là phù hợp với lứa tuổi và tâm lý của trẻ em Nam Bộ. Thu Cúc biết được ông nội giận ba má nó và nó cho rằng: "ba

má dắt con về ông nội, con ngoái trầu cho ông nội ăn, con bưng nước cho ông

uống, trong ít bữa thì chắc ông nội hết giận"

Ở tác phẩm "En Famille", tâm lý nhân vật Vulfran được Hector Malot miêu tả là tâm lý của một ông chủ tư bản khôn ngoan, thận trọng. Nét nổi bật ở tính cách ông là một người hết lòng vì công việc. Mặc dù tuổi cao, lại bị mù lòa nhưng, ông vẫn làm việc "như thể ông vẫn có đôi mắt

sáng", ông "luôn có mặt ở bàn giấy, mùa hè cũng như mùa đông, lúc đẹp trời cũng như khi thời tiết xấu...". Ông muốn "tự mình kiểm tra như thể mình vẫn nhìn thấy, bằng tất cả mọi phương tiện để bổ khuyết cho đôi mắt mù lòa". Chính vì thế mọi công việc của nhà máy ông đều nắm rõ, kể cả tư cách đạo đức của những người đang làm việc cho ông Để làm được điều đó, ông cần có một số người đáng tin cậy giúp sức (như ông kỹ sư Fabry, bác sĩ Ruchon... và cô bé Perrine). Với cương vị là một người cha, tuy ông không đồng ý cuộc hôn nhân của con nhưng ông lại rất mong chờ đứa con sẽ trở về với mình. Sau nhiều năm chờ đợi, ông đã bí mật cho người tìm kiếm đứa con bị mất tích.

Trong tác phẩm "Chút phận linh đinh", tâm lý ông hội đồng Lê Hiển Đạt được Hồ Biểu Chánh khắc họa vài nét rất sơ lược. Nét nổi bật vượt trội trong tính cách của ông hội đồng chủ yếu là một người rất nghiêm khắc, cứng cỏi, cố chấp trong cuộc sống. Ông thà dứt tình cha con, nhất định không tha thứ cho đứa con làm việc trái đạo nghĩa. Chính vì thế, ông nhất định " hễ ông còn sống thì ông cấm tuyệt không cho Hiển Vinh thấy mặt ông nữa". Tuy nhiên, ông hội đồng có thể hồi tâm mà tha thứ cho Hiển Vinh và Thu Vân nhưng vối tâm tính của ông thì không thể cảm xúc đến mức khóc hu hu như tác giả kể [3,165].Còn với cương vị là một ông chủ miệt vườn thì ông lại là người nhân hậu, quan tâm giúp đỡ những ai gặp khó khăn. Khi thấy Thu Vân nghèo khổ lại đang bịnh nặng, ông đem về nhà rồi rước thầy hốt thuốc cho uống. Đến khi Thu Vân hết bệnh, ông cho hai mẹ con ở lại phụ giúp việc nhà. Ông nói với Thu Vân "... chuyện chúi đỉnh mà đền ơn giống gì. Ông thấy cháu gặp lúc cùng khổ, ông động lòng, nên ông làm ơn mọn có dáng gì lắm ma nói...". [2, 152]

Ở tác phẩm “En Famille” mặc dù nhân vật Marie chỉ xuất hiện ở phần đầu câu chuyện, nhưng với vài nét miêu tả, tác giả đã khắc họa được những nét tính cách nổi bật ở người phụ nữ bất hạnh này. Trước hết bà là một người mẹ hết lòng yêu thương con. Dù đang kiệt sức vì bệnh

nhưng bà vẫn không muốn làm con nhọc lòng, lo lắng. Bà không vào bệnh viện chữa bệnh vì bà không muốn xa con gái. Bà luôn dạy con gái " phải tốt bụng, làm sao cho người ta yêu con". Dù đang rơi vào hoàn cảnh túng quẫn, bà vẫn luôn giữ gìn sự trong sạch trong tâm hồn. Bà nói với Perrine khi con Palica đang ăn trộm cỏ khô". Đói cũng không được phép lấy của người khác! Con sẽ trả lời như thế nào với bác chủ xe, nếu bác nổi giận"[28.114]. Phẩm chất đạo đức của Marie còn được thể hiện qua lời nhận xét của các nhân vật khác (lời của đức Cha, của Perrine). Trong bức thư của Cha Fildes có viết về bà: "Một người phụ nữ có đầy đủ đức tính dễ thương: thông minh, nhân hậu, dịu dàng, một trái tim nhạy cạm, một tính cách chính trực".[28 ,III.31]

-Trong tác phẩm "Chút phận linh đinh", nhân vật Thu Vân lại là nhân vật chính. Là một người mẹ, Thu Vân cũng hết lòng yêu thương con. Nàng luôn mong ước tìm lại đứa con bị thất lạc. Nhưng nét nổi bật ở nhân vật này không chỉ là người mẹ hết lòng vì con mà còn là người vợ thủy chung với chồng, người con hiếu thảo với cha mẹ.

Thu Vân là người rất trọng nhân nghĩa, nàng luôn nghĩ rằng bổn phận nàng phải đưa Thu Cúc về với cha chồng để ông cháu được gặp nhau và cũng để nàng tạ tội xin cha tha chứ. Nàng luôn dạy con rằng "Người ở đời phải lấy tình nghĩa làm trọng, chớ tiền của mà xá gì? Má muốn sao ông nội con vì tình máu thịt mà thương con nên nhìn con, chứ má không muốn dùng luật pháp mà dành gia tài của ông nội con" . Cuối tác phẩm, Thu Vân đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ hai mẹ con trong lúc khó khăn (chữa bệnh cho chị Chín Hô, rước bà Sáu và chị Chín Hô về nhà để nuôi mà trả ơn, lên Sài Gòn tạ ơn thầy thuốc trị bệnh cho Thu Vân, ghé qua Mỹ Tho thăm thím tiệm trà). Thu Vân vẫn không quên tạ tội với chú và viếng mộ cha mẹ. Đây cũng là một trong những đạo đức tình nghĩa của người Việc Nam.

-Cả hai truyện đều có kết cấu đơn giản, dễ hiểu, khá hấp dẫn và được phân chia thành từng chương, có tên đề mục ở mỗi chương (riêng tác phẩm “Chút phận linh đinh" tên đề mục mỗi chương dài như những câu thơ.

-Hồ Biếu Chánh bỏ bớt các nhân vật, các sự kiện trong tác phẩm “En Famille". Ở tác phẩm "En Famille” Hector Malot mô tả hành trình trở về quê nội của cô bé Perrin như là một chuyến phiêu lưu mạo hiểm đầy thú vị (đoạn Perrine lạc trong rừng sâu, đoạn cô bé sống trong lâu đài Rôbinxơn tí hon, ...) Ở tác phẩm “Chút phận linh đinh", Hồ Biểu Chánh mô tả hành trình trở về quê nội của Thu Cúc chỉ là một chuyến đi bình thường, tuy có gặp phải một ít khó khăn (mẹ bệnh đột ngột, bị trộm lấy hết đồ đạc), nhưng hai mẹ con may mắn gặp nhiều người tốt giúp đỡ (thầy thuốc chữa bệnh không lấy tiền, thím tiệm trà cho ở trọ, anh sốp- phơ cho quá gian, ông hội đồng cưu mang chữa khỏi bệnh cho Thu Vân); Thu Cúc cũng không phải đối phó với những cuộc bao vây tấn công của những người họ hàng đang tranh giành gia tài của ông nội.

-Do số trang ít hơn, chủ đề lại đặt trọng tâm ở mối quan hệ gia đình nên tác phẩm "Chút phận linh đinh" của Hồ Biểu Chánh không đề cập đến chủ đề ca ngợi nghị lực và sự sáng tạo của con người. Vì thế, trong tác phẩm không có đoạn hai mẹ con Thu Vân phải chịu đựng cái đói, cái khát, vượt qua những nhọc nhằn nguy hiểm sợ hãi để trở về quê hương, cũng như không phải đối phó những khó khăn, những mâu thuẫn đối nghịch, những âm mưu trong lò gạch của ông hội đồng.

-Cả hai tác phẩm đều kết thúc có hậu. Riêng ở tác phẩm "Chút phận linh đinh", một vài sự việc xảy ra do tình cờ hoặc đột ngột, không sát với cuộc đời thực (Thu Vân vừa vào Sài Gòn thì gặp ngay Hai Thình, cuối tác phẩm sự trở về của Hiển Vinh cũng như việc tìm thấy Thu Ba xảy ra cùng một lúc). Điều này đã làm giảm giá trị của tác phẩm. Còn ở tác phẩm "En Famille", cuối truyện, ông Vulfran cho người đến Pari tìm tin

tức gia đình của con trai, mà đặc biệt la đứa cháu cái bị thất lạc. Khi sự thật được tiết lộ, hai ông cháu mới nhận mặt nhau. Kết thúc truyện là cảnh hai ông cháu dạo quanh vùng và được mọi người đón chào nồng nhiệt làm cho người đọc càng thêm yêu mến cô bé. Perrine biết sống vì mọi người.

3.3. Từ tác phẩm “Le Comte de Monte Cristo” đến tác phẩm “Chúa tàu Kim

Qui”

-Khung cảnh diễn ra trong 2 tác phẩm:

-Tác phẩm “Le Conte de Monte Cristo" lấy bối cảnh xã hội là thời Napôlêông và Louis 18. Đây là một xã hội thối nát đầy rẫy bất công với những kẻ đại diện tiêu biểu của bộ máy cai trị như: quan tòa, nghị sĩ, chủ ngân hàng.

Không gian được phủ dài từ Pháp đến Ý (chỉ ở một số địa phương). Hòn đảo Monte Cristo là một hòn đảo ở Châu Âu gần bờ biển nước Pháp. -Tác phẩm "Chúa tàu Kim Qui" lấy bối cảnh thời vua Minh Mạng triều Nguyễn đang cấm đạo Thiên chúa rất gắt. Đây là giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam đang trên đà mục rỗng với những bọn tham quan, bọn nhà giàu mua quan bán tước hà hiếp dân lành vô tội.

Không gian chủ yếu là ở miền Tây sông nước Nam Bộ (Tân Châu, Rạch Giá, Hà Tiên.. Phú Quốc) và mở rộng hơn là ở Quãng Đông - Trung Quốc, hòn đảo Kim Qui gần Phú Quốc.

Về thời gian, cả hai tác phẩm đều mô tả thời gian khá dài, từ lúc hai nhân vật chính bị bắt vào tù (Dantes 19 tuổi, Thủ Nghĩa 21 tuổi) cho đến khi ra tù (Dants 14 năm, Thủ Nghĩa 11 năm) và đều trở thành quí ông. Tuy nhiên nếu xét thời gian hành động của từng nhận vật trong việc "đền

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết pháp đối với tiểu thuyết của hồ biểu chánh (Trang 120)