Tư tưỏrngchủ đề:

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết pháp đối với tiểu thuyết của hồ biểu chánh (Trang 92)

6. Kết cấu của luận án

2.4.2. Tư tưỏrngchủ đề:

- Ca ngơi lòng bát ái yêu thương đồng loại:

-Ở tác phẩm "Les Misérables”, xuất phát từ tư tưởng thiên chúa giáo, Hugo xây dựng hình tượng giám mục Myriel, một người đại diện cho đức bác ái của Kitô giáo. Đức cha yêu thương và giúp đỡ mọi người bằng những việc làm thiết thực. Bất kỳ ai có cần việc gì người ta đều chỉ đến nhà ông. Mọi người trong vùng đều yêu quý ông, chỗ nào ông có mặt cũng vui như hội, trẻ con, người già dắt nhau ra tận cửa đón ông giám

mục như "đón ánh mặt trời". Các nhà giàu, các nhà từ thiện trong thành phố nhiều lần chung tiền nhau đưa đức cha sắm một bộ bàn thờ mới cho phòng nguyện nhưng lần nào nhận tiền ông cũng đem đến làm phúc cho người nghèo cả. Ông bảo: "Cái bàn thờ đẹp nhất là linh hồn kẻ khốn khổ được cứu giúp đang cảm tạ chúa" [19,1.46].

Ở tác phẩm "Ngọn cỏ gió đùa", xuất phát từ tư tưởng Phật giáo, Hồ Biểu Chánh xây dựng nhân vật hòa thượng Chánh Tâm là một người đại diện cho tư tưởng giáo lý Phật giáo, một tư tưởng đã từ lâu ăn sâu vào đời sống của nhân dân Việt Nam. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu lấy chữ "tâm" làm trọng, kêu gọi mọi người giúp đỡ, thương yêu lẫn nhau theo quan niệm "từ bi hỉ xả'' qua việc "Thi ân bố đức", khuyên người xấu cải tà quy chánh, trở về đường ngay nẻo phải, tu tâm, dưỡng tánh, không nên tham công danh, lợi lộc bởi vì cuộc sống dương trần này đều là hư vô.

Tuy xuất phát từ hai tôn giáo khác nhau nhưng cả hai đều có chung tư tưởng bác ái vốn có trong tôn giáo của mỗi người mà hành sự giúp đạo, giúp đời. Tôn giáo của Hugo cũng như tôn giáo của Hồ Biểu Chánh đều xuất phát từ đạo đức của nhân dân, từ tấm lòng yêu thương nhân loại và hành động, quan niệm của vị giám mục Miriel cũng như của hòa thượng Chánh Tâm rất phù hợp với nguyện vọng của những người khốn khổ trong xã hội, với lý tưởng của xã hội đương thời.

Lòng bác ái có thể cải tạo được người xấu trở thành người tốt:

Tuy xuất phát từ hai quan điểm tôn dáo khác nhau nhưng cả hai tác giả đều có chung ý tưởng mong muốn rằng lòng bác ái có thể cải tạo người xấu trở thành người tốt. Chính lòng nhân từ độ lượng của hai bậc chân tu là Mynel và Chánh Tâm tha thứ lỗi lầm của Valjean và Lê Văn Đó đã góp phần biến đổi họ trở thành người lương thiện.

-Trong tác phẩm Les Misérables” Valjean đã vượt lên nỗi đau khổ của bản thân để thông cảm với những nỗi đau khổ rộng lớn của đồng

loại, yêu thương đồng loại và xả thân vì đồng loại. Anh đã trở thành hình tượng của "một vị anh hùng". Anh không sợ gian nan nguy hiểm đã xả thân cứu một người thoát khỏi việc bị đè bẹp dưới cổ xe, lao vào tòa nhà đang cháy để cứu 2 đứa trẻ, cứu cô sái Faniine đáng thương thoát khỏi bàn tay của Javert, cứu Cosette thoát khỏi cảnh đọa đày ở nhà Thénardier, lên chiến lũy để cứu Marius và tha tội chết cho Javert. Cao hơn nữa là sự hy sinh danh vọng và địa vị dâu sang của một ngài thị trưởng để cứu người vô tội để rồi bản thân mình phải chịu điều đau khổ. Không những thế, ông còn quên mình, sẵn sàng hy sinh cả hạnh phúc nhỏ nhoi cuối đời là chấp nhận sự cô đơn hiu quạnh của lòng mình cho cô con sái nuôi được hạnh phúc. Valjean suốt đời vẫn giữ mãi cây đèn bạc vật kỷ niệm ấy nhắc nhở ông nhớ đến tấm lòng bao dung và học thuyết "thương yêu" của vị dám mục Myriel.

Hugo lấy điều bác ái làm phương châm đấu tranh cho tự do và bình đẳng xã hội. Ông kêu gọi người giàu yêu thương và giúp đỡ người nghèo, kẻ quyền thế bênh vực dân lành nghèo khổ. Ở cương vị một thị trưởng thành phố, ông Madeleine không áp bức đè nén ai mà chỉ tìm cách giúp những người khốn khổ. Là một ông chủ tư bản, ông vừa làm giàu cho cá nhân của ông hưng cũng đồng thời đem lại công ăn việc làm và làm giàu cho cả vùng "Ai túng đói cứ tìm đến đó, chắc chắn sẽ có việc làm và sẽ có cơm ăn" [22, I.244]. Thị trấn thay đổi hẳn từ khi có ông, "Trước kia đời sống ở đây tẻ ngắt, nay thì chỗ nào làm ăn cũng nhộn nhịp, không khí vui tươi, lành mạnh", "không còn cảnh thất nghiệp nghèo đói nữa, không có cái túi áo xấu xí nào mà không xủng xoảng ít tiền, không có nhà tranh tồi tàn nào mà không có tiếng cười vui" [22, I. 245]. Nhưng có điều lạ là ông không lấy việc làm ra tiền làm mục đích chính như những nhà kinh doanh khác mà ông nghĩ đến người khác nhiều hơn. Ông quyên thêm giường bệnh cho nhà thương, xây dựng thêm trường học, lập nhà làm phúc, cứu tế cho thợ già yếu và tàn tật. Xưởng của ông trở thành trung tâm, chung quanh đó mọc lên một khu phố của những người nghèo

khổ. Họ quây quần lấy ông. Ông luống tuổi nhưng rất khỏe, ai cần đến việc gì ông cũng sẵn sàng làm giúp một tay. Ông thương yêu tất cả mọi người, ông hay đến viếng các đám tang, hòa mình với bạn bè, nhừng người nghèo khổ, hòa giải những xích mích, giúp những kẻ thù làm lành với nhau.

Trong tác phẩm "Ngọn cỏ gió đùa", Hồ Biểu Chánh mô tả hành vi của Lê Văn Đó như một nhà từ thiện. Lê Văn Đó giác ngộ được tư tưởng Phật giáo qua tấm lòng từ bi của hòa thượng nên ông quyết định làm lại cuộc đời bằng những công việc "thi ân bố đức". Hễ ''những dân nghèo bất luận già trẻ hễ đến than nghèo thì Chánh Tâm làm cho no cơm ấm áo hết thảy" [5, I.244]. Ông xuất tiền cất nhà dãy ngang dãy dọc "chỗ thì để dạy trẻ nhỏ học, chỗ thì nuôi người có bệnh, chỗ thì để nuôi người tật nguyền, chỗ thì để nuôi con nít mồ côi, chỗ thì để nuôi người già yếu" [5,I.246]. Ông còn cho mời thầy nho đến dạy học cho lũ trẻ, mời danh y đều trị cho người bệnh tật, tìm người chăm nuôi cho người già tàn tật, trẻ mồ côi. Suốt 3 năm, ông nuôi mấy ngàn quân của triều đình để dẹp loạn. Chính nhờ công đức đó nên ông được vua Minh Mạng phong tước "Tùng thất phẩm Thiên Hộ". Chính vì thế, dân nghèo ở mấy huyện gần đó đều dắt vợ, cõng con đến Cần Đước xin làm ruộng cho ông, những kẻ bệnh hoạn, già cả, côi cút nghe Thiên hộ Chánh Tâm thi ân bố đức, nâng đỡ, cứu con nhà nghèo thì gần xa đều kéo nhau đến. Không những thế, ông còn xả thân cứu người bị chết đuối, hy sinh địa vị giàu sang của ông Thiên Hộ để cứu người vô tội bị tù oan. Ông luôn tâm niệm rằng "Ngày trước mình nghèo đói có lẽ ngày nay cũng còn những người khác nghèo như mình. Vì ngày trước không có ai hảo tâm cứu giúp nên thân mình mới lọt vào vòng khốn khổ... Ngày nay mình có tiền dư, có lúa sẵn, nếu mình dùng tiền và lúa ấy mà cứu kẻ bần hàn cho khỏi có những Lê Văn Đó nữa, há chẳng tốt hay sao" [5,I.245]. Đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời, Lê Văn Đó cảm thấy rất mãn nguyện, ông đã giữ lời hứa với Ánh Nguyệt là cưu mang

Thu vân và ông thật sự vui sướng khi Thu Vân có được cuốc sống hạnh phúc hơn mẹ nàng.

Đời sống khốn khổ của người dân lao động:

Trong tác phẩm "Les Misérables", sự bóc lột của tư bản và những thành kiến của xã hội tư sản đã làm cho nhân dân lao động Pháp sống vô cùng cực khổ, và các tệ nạn xã hội cũng được sinh ra từ đó. Tình yêu thương của Hugo đặc biệt dành cho 2 lớp người: phụ nữ và trẻ em.

Với tấm lòng yêu thương vô hạn, Hugo đã đưa ra một bức tranh hiện thực rộng lớn về cuộc sống của những con người khốn cùng. Nạn nhân của xã hội đó là Valjean. Valjean là một người nông dân nghèo, cha mẹ mất sớm, anh chỉ còn một người chị gái góa chồng và 7 đứa cháu thơ dại. Anh làm đủ mọi nghề để kiếm sống: xén cây, gặt thuê, làm mướn... gặp việc gì làm được thì làm. Nhưng cảnh đời anh thật thiểu não, quanh năm luôn túng thiếu và mỗi ngày, gia đình anh một nghèo ngặt thêm. Do trời rét quá, anh không có việc làm, trong nhà không có một mẩu bánh mà có đến 7 đứa trẻ đang đói khát. Trước cảnh nhà đói khổ, anh đã đập vỡ cửa kính, với tẩy lấy một chiếc bánh mì và bị kết án 5năm tù khổ sai, một mức án quá khắc nghiệt.

Nàng Fantine là một cô gái tỉnh lẻ lên Paris sinh sống, chỉ vì nhẹ dạ cả tin nàng đã bị một tên sinh viên quý tộc, giàu sang, ăn chơi trác táng dụ dỗ rồi bỏ rơi. Cosette ra đời, nàng rơi vào sự túng quẫn. Để có tiền sinh sống, nàng đành gửi con cho vợ chồng chủ quán Thénerdier. Fantine phải làm đủ mọi nghề để có thể gửi tiền nuôi Cosette. Nàng sống thật kham khổ nhưng tiền kiếm ngày càng ít ỏi, nợ nần lại càng thêm nhiều. Vợ chồng Thénardier lại luôn tìm cách vơ vét thêm tiền. Để có tiền gửi nuôi con nàng phải bán cả tóc, cả răng, rồi cuối cùng nàng phải đi làm đĩ.

Trong xã hội lúc bấy giờ, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy những đứa trẻ rách rưới nghèo khổ, dốt nát, lang thang kiếm ăn từ vùng này đèn

vùng khác. Những đứa trẻ ấy lê la trên các vỉa hè, trời là màn, đất là chiếu. Bên cạnh đó còn có những gia đình đổ vỡ, không còn biết con cái mình ra sao, đã bỏ vãi ruột rà của mình trên đường phố, Chú bé Gavroche là một minh chứng. Em cũng có cha có mẹ "nhưng cha em

không nghĩ đến em và mẹ em không yêu em”. Em trở thành một đứa trẻ mồ côi, không có nhà ở, không có bánh ăn, không có lò sưởi, không có ai yêu. Chú bé sống không chút tình thương yêu cũng như đám cỏ mọc trong hầm tối. Chú không thấy thế là đau khổ mà cũng chẳng trách ai. "Chú chẳng biết đúng một người bố, một người mẹ thì như thế nào" [22, II.331].

Hugo đã vạch ra căn nguyên của những nỗi đau khổ mà những người nghèo lương thiện như Valjean trở thành tù phạm, người mẹ Fantine tin và những đứa trẻ sống trong cảnh khủng khiếp của cuộc đời tối tăm, ngạt thở là do xã hội tư sản không tạo điều kiện cho con người có thể kiếm đủ miếng ăn, không có điều kiện được dáo dục, học hành. Tuy họ sống trong nghèo khổ nhưng Hugo vẫn nhận ra được những giá trị đạo đức cao cả của người lao động. Valjean bị xã hội tư sản bóp nghẹt, giăng lưới bao vây, lùng bắt cho đến chết vẫn sống một cuộc sống hy sinh cao quý vì những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Nàng Fantine bị xã hội đạp xuống nhưng vẫn là một tâm hồn thanh cao, là một tấm gương sáng của tình mẹ con. Gavroche là một đứa trẻ bị vứt trên lề đường Paris vẫn là một tâm hồn thơ ngây, yêu đời, dũng cảm, nghĩa hiệp...

-Trong tác phẩm "Ngọn cỏ gió đùa", Hồ Biểu Chánh nêu lên một thực trạng xã hội ở nông thôn, đó là cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân trong xã hội phong kiến Việt Nam. Họ là những con người siêng năng, cần cù lam lũ suốt ngày nhưng vẫn không đủ ăn. Đời sống người nông dân ngoài việc chịu lệ thuộc vào thiên nhiên còn chịu nhiều áp bức bóc lột của bọn địa chủ và quan lại. Lê Văn Đó vì nhà nghèo nên từ nhỏ phải đi ở đợ chăn trâu cho nhà giàu. Sau đó anh phải làm mướn,

làm thuê để nuôi dưỡng mẹ già và đặn cháu nhỏ. Chẳng may trời hạn, mất mùa, các nông gia không ai thuê mướn việc gì. Gia đình các nhà nông đều thiếu trước hụt sau, nhiều gia đình nghèo khốn đốn phải bỏ nhà qua xứ khác mà kiếm ăn. Gia đình Đó cũng lâm vào hoàn cảnh khốn khó. Mẹ già lâm bệnh nặng, chị dâu và các cháu bữa đói bữa no. Khoai bắp trong nhà ăn cũng đã hết, có bữa phải “luộc rau cỏ mà ăn đỡ chứ không có cháo mà ăn". Đương lúc cùng quẫn, khi nhìn thấy trã cháo heo ở nhà ông bá hộ Cao, anh đã không ngần ngại bưng trã cháo mà chạy về nhà. Anh bị người nhà bá hộ phát hiện, bị đánh và giải lên quan rồi bị phạt cù 5 năm. Tình cảnh gia đình Đó vốn khốn khổ nay lại càng khốn khổ hơn. Mẹ già chẳng bao lâu qua đời, các sắp nhỏ cũng vì đói quá nên chết hết 3,4 đứa, còn lại mấy đứa chị dâu dắt đi biệt tích. Còn anh Phiệt, ngày đêm làm việc không hở tay lại còn bị vợ chồng ông chủ đánh chửi. Đương lúc trời mưa quá lớn nước ngập cả ruộng, một mình anh không sao làm xiết hết công việc. Xót của ông ba Lãnh rượt đánh anh, chẳng may do bờ trơn nên ông trượt chân té ngã mà chết. Vợ con ông vu oan cho anh giết người. Quan lại không tin lời khai của anh nên đã đày anh ở tù.

Lên án xã hội bất công

- Trong tác phẩm "Les Misérables”, xã hội tư sản bất công vô nhân đạo nắm trong tay đủ thứ công cụ để đàn áp dân chúng như: luật pháp, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát. Trong đó, nhân vật Javert là một tên thanh tra mật thám đại diện cho luật pháp tư sản bất nhân, là hiện thân của xã hội tư sản vô nhân đạo. Javert thi hành luật pháp một cách hết sức ''nghiêm túc, khô khan, lạnh lùng". Theo hắn nói: "người viên chức nhà nước không thể lầm, ông quan tòa không bao giờ xử vô lý... Đứa phạm tội thì trọn đời mãn kiếp là đồ bỏ đi, không mong gì ở chúng được" [22, I.259]. Cả cuộc đời của hắn thu gọn trong 2 chữ "tỉnh táo và canh phòng". Hắn thật sự là nỗi kinh hoàng của bọn người mà hồ sơ tư pháp gọi chung là ''hạng

lưu manh". Nghe đến tên Javert là họ tháo chạy, nhìn thấy mặt tên Javert là họ chết đứng. Hắn chỉ thấy lòng được thanh thản và lương tâm không bị ray rứt khi đã hết lòng phục vụ xã hội mà không phải sai sót điều gì. Một người như hắn không cần đến trái tim, không cần đến cả khối óc. Hắn chỉ có một sọ não trong đó chứa đầy các điều khoản đã chi sẵn trong bộ luật hiện hành mà hắn đã chăm chú tra cứu để so sánh với cuộc đời và không bỏ lỡ một cơ hội nào để tóm bắt kẻ vi phạm.

Chính xã hội tư sản xấu xa vô nhân đạo đã sản sinh ra nhiều loại người cơ hội, biến chất. Đó là tên sở khanh Tolomiette ăn chơi lêu lổng, một nhân cách không ra gì mà 20 năm sau dưới triều vua Louis philip lại trở thành "quan đại tụng lớn trong tỉnh" Một kẻ vô công rỗi nghề chuyên chọc ghẹo gái điếm như Bamataboa lại là một "cử tri" có danh tiếng. Đó là vợ chồng Thénardier, một loại lưu manh có cỡ. Chúng không bỏ lỡ cơ hội nào để tống tiền Fantine trong khi hắn đối xử với Cosette như là một đứa bé nuôi làm phúc, như đứa ăn báo cô. Mụ vợ cho cô bé mặc những đồ thải của 2 đứa con mụ "váy cũ, áo rách toàn đồ tả", còn ăn thì cho ít "cơm thừa canh cặn" của cả nhà. Cô bé quanh năm bị phạt, bị mắng, bị hành hạ đánh đập. Cosette trở thành đứa đầy tớ cho cả nhà. Chúng sẵn sàng bỏ rơi con mình chỉ vì lợi lộc, vì lòng tham lam ích kỷ. Thénardier biết khôn khéo che đậy lương tâm giả dối của mình bằng một sự lương thiện nhà nghề. Hắn còn thâm độc hơn khi tổ chức một vụ bắt cóc tống tiền chính ân nhân của mình. Hắn không ngần ngại săn đuổi, theo dõi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết pháp đối với tiểu thuyết của hồ biểu chánh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)