Từ tác phẩm “Les Misérables” đến tác phẩm “Ngọn cỏ gió đùa”

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết pháp đối với tiểu thuyết của hồ biểu chánh (Trang 133)

6. Kết cấu của luận án

3.4. Từ tác phẩm “Les Misérables” đến tác phẩm “Ngọn cỏ gió đùa”

-Nghệ thuật xây dựng bối cảnh:

- Ở tác phẩm "Les Misérables", Hugo xây dựng tác phẩm vào giai đoạn nước Pháp vào thế kỷ XIX. Đó là thời kỳ cách mạng dân chủ dân quyền, với nhiều xáo trộn tranh chấp chính trị, đặc biệt là giữa phái cộng hòa và phe bảo thủ bảo hoàng. Đây là thế kỷ của những sự kiện Cách Mạng sôi sục. Đời sống xã hội Pháp với nhiều mâu thuẫn phức tạp, nhiều tệ tan xã hội và những cảnh khốn cùng của tầng lớp đông đảo nhân dân lao động, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

Hugo xây dựng tác phẩm trải dài với một thời gian rộng lớn. Nó bắt đầu từ sau nền chuyên chính Giacôbanh bị sụp đổ vào đầu thế kỷ XIX (1915), trải qua thời đế chế Napôlêông, triều đại Buocbông, nền quân chủ Philip và được kết thúc từ sau cuộc khởi nghĩa của nhân Pari vào tháng 6/1832.

Hugo sử dụng nhiều yếu tố thời gian như: thời gian đồng hiện hay thời gian song song, có khi quay ngược thời gian trở về quá khứ... Hugo sắp xếp bố cục trật tự thời gian ưu tiên cho những gì tác giả muốn nhân mạnh (mở đầu câu chuyện Hugô miêu tả cuộc đời giám mục Mriel, rồi nói đến Valjean ngay từ lúc mới được thả, được giám mục Miriel đón tiếp, sau đó tác giả mới vượt dòng thời gian kể lại lai lịch gốc tích của Valjean). Người đọc thấy rõ câu chuyện xảy ra ở quá khứ so với thời gian người kể chuyện, nhưng trong tác phẩm lại có sự xuất hiện cùng thời với thời gian xảy ra truyện kể và thời gian của người kể chuyện (Hugo luôn xuất hiện với tư cách là người kể chuyện). Trong tác phẩm còn có thời gian của nội tâm, của tâm lý (chương Một trận bão táp trong đầu, chương Đau khổ bất diệt), thời gian của tương lai (chương Trên đỉnh chiến lũy nhìn thấy chân trời nào, chương Làm anh rồi lại làm cha), thời gian của biến cố (Chiến trường Oaterlo, cuộc khởi nghĩa ở Pari).

Không gian trong tác phẩm tập trung ở Pan và một số vùng ngoại ô. Không gian nghệ thuật được tác giả miêu tả hết sức sinh động (từ không gian bề nổi đến bề sâu, từ không gian bên ngoài đến không gian của tâm lý bên trong, từ không gian của đời thường đến không gian lịch sử, từ hẹp đến rộng...). Mối liên hệ qua lại của các không gian tạo nên một nghệ thuật chuyển cảnh, làm đa dạng giọng điệu, gây nên sự chú ý của độc giả từ nhân vật này đến nhân vật khác.

-Ở tác phẩm "Ngọn cỏ gió đùa", Hồ Biểu Chánh dựng lại câu chuyện đã xảy ra đầu thế kỷ XIX là thời Gia Long, Minh Mạng với những mâu thuẫn trong nội bộ tầng lớp quan lại triều đình, về lý tưởng trung quân (trung quân cheo nghĩa: trung với vua vì vua là vua, và chỉ trung với vua khi vua biết trọng nghĩa của bày tôi). Đây là giai đoạn chế độ phong kiến suy tàn, bọn quan lại triều đình thối nát đang lộng hành. Trong khi đó đời sống nhân dân nhất là nông dân nghèo, lại đang bị bọn quan lại địa chủ cấu kết chèn ép bóc lột.

Hồ Biểu Chánh viết lại câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ cách thời dan hiện tại khoảng một thế kỷ vào năm Gia Long thất niên. Ông rất tôn trọng trật tự liên tiếp của các biến cố trong truyện. Cái gì xảy ra trước nói trước. Thời gian phần lớn là thời gian vật lý, ít có thời gian tâm lý mà chủ yếu là thời gian sinh hoạt của các nhân vật.

Không gian trong ''Ngọn cỏ gió đùa" chủ yếu là ở thành thị và nông thôn Nam Bộ (Gia Định, Cần Đước, Gò Công...). Không gian chủ yếu ở đây là không gian gia đình và những cảnh sinh hoạt ở miền quê sông nước Nam bộ.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Hệ thống các nhân vật tương ứng: Tác phẩm "Ngọn cỏ gió đùa"

- Lê Văn Đó (Trần Chánh Tâm). - Hòa Thượng Chánh Tâm

- Lý Anh Nguyệt Từ Hải Yến Từ Thu Vân Ông Đàm Tự Chấn Vương Thể Hùng Vương Thể Phụng Đổ Cẩm Phạm Kỳ Sáu Thới Tư Hoành

Hai chị em Kim Huê, Kim Diệp

Tác phẩm "Les Misérables" - Valjean (ông Madeleine). - Giám mục Myriel Fantine Tolomiette Cosette Gillenormand Pontmercy Marius Thénardier Javert Phôsơvơ văng Sain Mathieu Hai chị em Gillenormand chị và em.

- Ngoài ra trong tác phẩm "Ngọn cỏ gió đùa" còn có các nhân vật khác như: cô Baptistin, ông già G, tên quí tộc Bamataboa, Eponin, Mabop, nhóm ABC, Gavroche...

-Hồ Biểu Chánh có thêm vào một số nhân vật: Đinh Hòa, Lý Kỳ Nguyên, ông Nhiêu Khoa, Lê Văn Khôi, Đoàn Hùng...

-Cũng giống như Hugo, Hồ Biểu Chánh xây dựng nhân vật theo hai loại có vị trí xã hội và phẩm chất đối lập nhau. Một bên là nhân dân đau khổ bị đối xử bất công nhưng có tâm hồn cao thượng, trong sạch vị tha và đầy đức hy sinh vì người khác. Một bên là nhừng nhân vật thuộc tầng lớp trên của xã hội nhưng tâm hồn thấp hèn, vị kỷ, độc ác, tàn nhẫn. Hai loại nhân vật này được thể hiện trong tư thế tương phản. Việc Hồ Biểu Chánh bỏ, thêm và bớt, nhấn mạnh hay không nhấn mạnh vào những nhân vật trong tác phẩm nhằm mục đích bộc lộ những chủ đề tư tưởng riêng.

-Hai nhân vật linh mục Miriel và hoa thượng Chánh Tâm đều là những bậc chân tu có lòng bác ái yêu thương con người, cả hai đều muốn hướng thiện con người. Tuy xuất phát từ hai tôn giáo khác nhau nhưng cả hai đều có chung tư tưởng bác ái vốn có trong tôn giáo của mỗi người mà hành sự giúp đạo, giúp đời. Tôn giáo của Hugo cũng như tôn giáo của Hồ Biểu Chánh đều xuất phát từ đạo đức của nhân dân, từ tấm lòng yêu thương nhân loại. Nhưng khác vói Hugo, Hồ Biểu Chánh chỉ tả tóm tắt đức hạnh của hòa thượng Chánh Tâm giống như ở nhiều vị hòa thượng khác, trong khi Hugo lại nhấn mạnh đến những việc làm của nhân vật Miriel để cho thấy ngài như là một vị thánh hoàn hảo.

-Hugo xây dựng hình tượng giám mục Miriel là một người suốt cuộc đời phục vụ cho một lý tưởng duy nhất là yêu thương con người. Ông sẵn sàng nhường lại dinh thự to lớn cho nhà thương để đổi lấy một nơi vừa tháp bé lại chật hẹp. Ông chia sẻ tiền lương ít ỏi của mình cho những công việc từ thiện. Ông còn đến những nơi xa xôi hẻo lánh, cả những nơi nguy hiểm để thăm hỏi và để truyền giáo. Đức cha nói: " Tôi có mặt trên thế gian này không phải để gìn giữ tín mệnh mình mà để chắn giữ cho các linh hồn” [22,I.54]. Trong túi hễ còn tiền thì ông đến

thăm kẻ khó, không còn đồng nào thì ông đến thăm các nhà giàu. Các nhà giàu, các nhà từ thiện trong thành phố nhiều lần chung tiền nhau đưa đức cha sắm một bộ bàn thờ mới cho phòng nguyện nhưng lần nào nhận tiền ổng cũng đem đến làm phúc cho người nghèo cả. Ông bảo: "Cái bàn thờ đẹp nhất là linh hồn kẻ khốn khổ được cứu giúp đang cảm tạ chúc" [22,I.46].

Hồ Biểu Chánh xây dựng nhân vật hòa thượng Chánh Tâm là một người đại diện cho tư tưởng đạo lý. Phật kêu gọi mọi người giúp đỡ, thương yêu lẫn nhau theo quan niệm ''từ bi hỉ xả" qua việc “Thi ân bố đức". Xuất phát từ tư tưởng khác nhau của mỗi nhà văn, Hugo để linh mục Myriel cảm hóa Valjean bằng tư tưởng bác ái của kinh phúc âm "...Trên trời sẽ dành cho gương mặt đẫm lệ của một người hối lỗi nhiều hạnh phúc hơn cho chiếc áo trắng tinh của hàng trăm người chính trực...Nếu ông từ nơi đau khổ ấy bức ra với những tư tưởng hằn thù căm giận đối với người đời, ông là một người đáng thương; nhưng nếu ông từ đó ra với những tư tưởng độ lượng và hiền hòa, thì chúng tôi không ai bằng ông được." [19,I.30]. Còn hòa thượng Chánh Tâm cảm hóa Lê Văn Đó bằng tư tưởng giáo lý nhà Phật "Chú em bấy lâu nay bị hoạn nạn rồi trách đời trách người, ấy là tại chú em bị "tam chướng" là: tham, sân, si... bần đạo khuyên chú em đừng thèm kể việc trần tục, cứ giữ trí thanh tịnh, cứ giữ lòng từ bì, ai hung bạo giả dối mặc ai, mình lao tâm khổ xác đừng kể..." [5,I.63]. Hòa thượng còn động viên anh "Chú em hãy nhớ, Phật thích Ca thuở trước còn phải chịu khốn khổ, nhờ bị khinh bỉ đó, Phật thích Ca mới thành Phật được. Vậy chú em hãy ráng mà chịu, đừng phiền hà, đừng oán trách, cứ giữ lòng thanh tịnh từ bi, hoặc may kiếp sau chú em sẽ thanh nhàn sung sướng" [5,I.64]

-Nhân vật chính Lê Văn Đó được Hồ Biểu Chánh thể hiện khá đầy đủ những hành động của J.Valjean, chỉ thay đổi cách thể hiện, hoặc những chi tiết mà thôi (cùng xuất thân nghèo khổ, phạm tội trộm cắp nên phạt tù 5 năm. Sau nhiều lần vượt ngục, án tù lên 19 năm. Ra tù họ bị

mọi người xua đuổi. Sau đó, họ lại lấy cắp vật quí của nhà tu. Nhờ lòng quảng đại độ lượng của những vị chân tu đã biến đổi họ từ một tên tù biến chất trở thành những người có những hành vi cao thượng). Cả Hugo cũng như Hồ Biểu Chánh đều kêu gọi người giàu yêu thương giúp đỡ người nghèo, kẻ quyền thế hãy bên vực những dân lành nghèo khổ. Hình ảnh xưởng máy của ngài thị trưởng Madeleine hay hình ảnh nhà cự phú Trần Chánh Tâm là ước mơ có một xã hội tốt đẹp của cả hai tác giả.

Ở nhân vật Valjean, Hugo đặc biệt nhấn mạnh đến quá trình đấu tranh mâu thuẫn giằng co trong lương tâm của Valjean (giữa chân thật và giả dối, giữa vị kỷ và vị tha) trong việc thú nhận mình là tên tù chung thân để giải thoát cho người vô tội và thú nhận cuộc đời mình với Marius để cho lòng mình được thanh thản. Do đó, ta thấy được sự chịu đựng thử thách của nhân vật thật sâu sắc và không kém phần quyết liệt. Chính Valjean đã trả lời với Marius "Ông hỏi vì sao tôi nói? Không ai tố cáo, không ai truy nã, không ai săn bắt tôi, ông bảo thế. Có ! Tôi có bị tố cáo; có, tôi có bị truy nã; có, tôi có bị săn bắt. Bởi ai? Bởi chính tôi. Chính tôi đã chặn đường tôi, tôi lôi tôi đi, tôi đẩy tôi đi, tôi tự bắt tôi, tôi tự xử tôi, và khi mình lại tự nắm giữ mình thì nắm chắc lắm". Chính sự cảm phục trước lòng bác ái của dám mục Myriel mà Valjean từ một người tù khổ sai hằn học đã thay đổi, trở thành một con người giàu lòng nhân ái.

-Hình ảnh Valjean yêu thương tuyệt đối trong tác phẩm đã thể hiện tư tưởng nhân đạo cao cả của Hugo về phương diện giải thoát con người ra khỏi khổ đau theo quan niệm lãng mạn. Giải pháp tình thương yêu ở một góc độ nào đó có ý nghĩa tích cực nhất định. Tấm lòng của Miriel đối với Valjean cũng như tấm lòng của Valjean đối với những người nghèo khổ khác đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Lương tâm Valjean đã hòa hợp với ý Chúa. Và quan niệm về tôn giáo với chúa của Hugo không phải nguyên vẹn như buổi ban đầu, mặc dù nó vẫn kế thừa và dung hòa tín ngưỡng của tôn giáo.

-Lê Văn Đó chỉ cảm thấy phân vân, lo lắng trước khi quyết định có nên thú nhận tội lỗi để giai thoát người vô tội. Ông quyết định ra tự thú là bởi vì theo ông "Mây năm nay mình tu nhân tích đức, mình tự nguyện cứu khổ phò nguy, nếu mình để cho người bị án, thì mình làm một điều đại bất nhơn, dù mình tu mãn đời cũng không thể chuộc lại cái tội ác đó được. Tội mình làm thì mình phải gánh chịu, lòng ngay hay gian là do trời phật soi xét cho mình" [5,II.46]. Nỗi băn khoăn do dự của ông chỉ đơn giản là vì sự sống của nhiều người nghèo khác mà ông đang cưu mang. Lê Văn Đó sở dĩ "cải tà qui chánh" là do được giác ngộ tư tưởng Phật giáo qua tấm lòng từ bi của hòa thượng Chánh Tâm nên khi ông quyết định ra đầu thú để cứu người vô tội ông cũng đã suy nghĩ theo tư tưởng Phật giáo: "Các vật ở dương thế này đều là tro bụi, kiếp sống mấy mươi năm đây ví như giấc chiêm bao. Mấy năm nay trời phật khiến mình phải cứu giúp chúng sanh nên mình phải làm. Ngày hôm nay trời phật muốn cho mình phải lao khổ đặng trả cho tròn nợ cũ thì mình chịu, có chi đâu mà mình lo buồn" [5,II.65]. Cuối tác phẩm, Lê Văn Đó vẫn không thú nhận mình là ai.

-Nhân vật Javert có tâm lý phức tạp hơn nhân vật Phạm Kỳ. Hugo miêu tả Javert kỹ hơn, hắn trở thành một nhân vật tiêu biểu cho thái độ tôn sùng luật pháp.

Trong tác phẩm “Les Misérables”, nhân vật Javert được mô tả với tướng mạo khác biệt với cái vẻ vừa hèn hạ vừa oai nghiêm". Từ diện mạo cho đến thế giới nội tâm, từ giọng nói, cái nhìn, cử chỉ hành động cho đến tiếng cười của hắn đều gần với loài thú. Ớ nhân vật Javert, Hugo đặc biệt nhấn mạnh đến việc hắn khủng hoảng lòng tin khi được Valjean tha chết và hắn lại tha chết cho Valjean “Javert thấy lòng đau quặn". " Hắn rất bối rối". Hắn thấy trước mặt hắn có hai con đường nhưng điều dằn vặt nhất ở hắn là "Hai con đường ấy lại đi trái ngược nhau. Con đường nọ không dung con đường kia. Con đường nào là con đường đứng"[22, VI.342]. Từ xưa, hắn chưa hề nghĩ ngợi bao giờ, bây giờ "hắn

thấy nghĩ ngợi thật là đau khổ lạ lùng". Chính lòng đại lượng của Valjean làm "hắn thấy lòng hắn băn khoăn, những nỗi băn khoăn từ xưa hắn chưa từng biết tới". Trong người hắn bỗng bừng lên một thứ tình cảm hoàn toàn khác hẳn". Hắn "buộc phải thừa nhận là ở trên đời quả có lòng nhân đức. Tên tù khổ sai kia có lòng nhân đức. Và lạ lùng quá, chính hắn, hắn cũng vừa có lòng nhân đức." Hắn lấy đức báo đức, cái đức ấy bấy lâu nay hắn vẫn coi là một cái tội. Hơn thế, ở trong hắn, con người nhà nước đã chết nhưng con người nhà nước lại chính là toàn bộ con người của hắn. Hắn đã phản lại xã hội tư sản để nghe tiếng nói của lương tâm. Tất cả những điều phi lý ấy đã xảy ra làm hắn vô cùng kinh hoàng. Thế là hắn nghĩ không còn lý do gì để tồn tại nữa. Cái chết của hắn đã chứng minh cho sự cực đoan đà lên đến đỉnh điểm trong tính cách của hắn. Hắn khắt khe ngay cả với chính bản thân mình. Nhưng sự cuồng tính đó bị sụp đổ hoàn toàn trước cử chỉ lạ lùng của Valjean. Thái độ của Valjean làm hắn nhận ra rằng còn có pháp lý của trời trên pháp lý của trần gian. Thế là cả một loạt những việc bất ngờ trỗi dậy khuất phục hắn "Cả một thế giới mới lạ hiển hiện trong tâm hồn hắn nhận ơn và trả nghĩa, lòng hy sinh, lòng nhân ái, lòng khoan dung, lòng trắc ẩn chống lại tính khắc nghiệt việc công nhận con người, không còn án quyết vĩnh viễn, không còn đày đọa mãn kiếp, có thể có một giọt lệ trong con mắt luật pháp, một thứ công lý của thượng đế đi ngược lại với thứ công lý của loài người" [22,IV.347]. Hắn tự tử chỉ để khỏi nhìn nhận những sự thật trên.

Nhân vật Phạm Kỳ được Hồ Biểu Chánh xây dựng đơn giản hơn nhiều. Phạm Kỳ bao giờ cũng chỉ tin tưởng pháp luật và tin rằng người giàu bao giờ cũng nói đúng pháp luật, không có thắc mắc và khủng hoảng lòng tin như Javert, hắn cũng không tự tử vì tha bổng cho Lê Văn Đó. Hắn chỉ tạm tha cho Lê Văn Đó vì "Hôm trước mi tha ta không lẽ bửa nay ta bắt mi, vậy ta cũng tha mi mà trừ cái nghĩa nọ. Song ta nói cho mi biết

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết pháp đối với tiểu thuyết của hồ biểu chánh (Trang 133)