Tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết pháp đối với tiểu thuyết của hồ biểu chánh (Trang 28)

6. Kết cấu của luận án

1.2. Tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX

Sự hình thành thể loại tiểu thuyết hiện đại.

Vào cuối thế kỷ XIX, trên văn đàn nước ta xuất hiện thể loại truyện thơ được công chúng đón nhận, đặc biệt là công chúng thành thị. Loại truyện thơ này tiếp tục truyền thống của truyện thơ Nôm trước đó, viết theo thể lục bát nhưng nội dung đã có nhiều điều khác trước. Các câu chuyện này được thu thập từ cuộc sống thực tế hàng ngày, và được hư

cấu thêm để cạo sức hấp dẫn cho người đọc. Vào thời kì này có truyện thơ Sáu Trọng, thơ Thầy Thông Chánh, thơ Cậu Hai Miên ... Loại truyện này ít nhiều gắn bó với sinh hoạt văn hóa dân dan. Bên cạnh đó còn có truyện thơ viết theo dạng trí thức hơn thường gọi là "lục" hay "tiểu lục". Loại này xuất hiện vào đầu chế kỷ XX như truyện "U tình lục" của Hồ Biểu Chánh "Việt trung tiểu lục" của Nguyễn Thành Phương ... Đây là hướng khởi đầu thử nghiệm trong việc cách tân thể loại truyện thơ bằng văn vần để trở thành loại truyện viết bằng văn xuôi sau này.

Đến cuối thế kỷ XIX đầu chế kỷ XX, các tác phẩm văn xuôi đầu tiên xuất hiện ở vùng đất Nam bộ. Tiểu thuyết văn xuôi ra đời cùng với sự phát triển của chữ quốc ngữ. Thực tế cho thấy là văn xuôi quốc ngữ phát triển trước tiên trong bộ phận dáo dân Thiên Chúa dáo với mộc số tác phẩm ca ngợi các vị Thánh. Tuy vậy, mực đích của thể loại văn xuôi này là phục vụ cho tôn giáo nên mức độ phổ biến trong công chúng không cao. Nhưng một điều không thể phủ nhận rằng ảnh hưởng của thể loại văn xuôi tôn giáo này đối với sự hình thành và vận động của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ở Nam bộ là rất đáng kể. Chúng đã sóp phần không nhỏ tạo ra sự chuyển hướng về hình thức thể loại của văn học. Không phải ngẫu nhiên mà những tác phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên ở Nam bộ phần lớn là của những người theo Ki tô dáo như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Trọng Quản ... Hình thức văn xuôi của các nhà văn này rất nôm na, giản dị, gần với ngôn ngữ đời sống hàng ngày, ít điển tích, ít chữ nho.

Tiểu thuyết đầu tiên viết bằng văn xuôi ra đời 1887 là truyện "Thầy Lazarô Phiền" của Nguyễn Trọng Quản. Tác phẩm có nhiều yếu tố hiện đại. Tác giả viết theo tiểu thuyết phương Tây chứ không viết theo kiểu truyện chí của Trung Quốc, và dùng văn xuôi như lời nói thường chứ không dùng văn vần và văn biền ngẫu. Về nội dung, tác giả đưa nhân vật và sự việc đương thời vào tác phẩm với khung cảnh địa phương với những nhân vật bình thường ở ngay tại miền Nam. Bên cạnh đó, tác giả

sử dụng lối tường thuật bằng ngôi thứ nhất và tạo cách kết thúc đau buồn ... Truyện đã tạo nên một thay đổi lớn trên văn đàn lúc bấy giờ. Sau đó, lần lượt trên văn đàn xuất hiện một số tác phẩm của các tác giả như Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản mà nổi bật nhất là Hồ Biểu Chánh.

Tiểu thuyết ở Nam bộ rất quan tâm đến lớp công chúng bình dân. Những độc giả này trình độ học vấn có hạn chế, túi tiền cũng hạn chế, nên cách viết ngắn gọn, giản dị là thích hợp. Tiểu thuyết xuất hiện ở giai đoạn đầu do nhiều yếu tố khách quan chưa đạt đến những giá trị nghệ thuật cao, nhưng đã đánh dấu một cái mốc quan trọng trong sự phát triển của thể loại tiểu thuyết văn xuôi sau này. Hai nhà nghiên cứu John . C. Schaffer và Thế Uyên có nhận xét về các nhà văn đi tiên phong như sau -."Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu và Trương Duy Toản rất xứng đáng được tuyên dương những tiểu thuyết gia đầu tiên của Việt Nam. Họ đõ đi từ thể loại truyện thơ từ chữ Nôm sang truyện dài văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ, thay thế các nhân vật cổ điển bằng những nhân vật hiện đại với đầy đủ những ham mê dục vọng của con người, từ lòng tham tiền bạc, yêu thương và hận thù, cho đến cả vấn đề tình dục nữa. Họ cũng từ bỏ lối kể chuyện đường thẳng, thay thế bằng những bút pháp bao gồm nhiều miêu tả cảnh vật và biến đổi tâm lý của nhân vật.[44, 5].

Quan niệm về tiểu thuyết của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX

Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh có nhận định về tiểu thuyết trong những giai đoạn đầu như sau: “Trong các sách xuất bản ở các nước hiện bây giờ, quá nửa là sách tiểu thuyết. Trong các báo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, không bao giờ là không có một phần tiểu thuyết. Tiểu thuyết thịnh hành như thế thời chắc là người đời ưa tiểu thuyết và lối tiểu thuyết là hợp với tính tình tư tưởng của phần nhiều người ta" [35,122].

Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. khi ở Nam bộ bắt đầu xuất hiện những quyển tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên thì đây cũng là thời kỳ phôi thai của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Trong những

bước đi ban đầu ấy, các nhà văn chưa được trang bị lý thuyết chung về tiểu thuyết cũng như chưa có điều kiện để hiểu thật rõ những đặc trưng cơ bản của thể loại tiểu thuyết. Vào thời kỳ đầu, những nhận thức của các nhà văn về thế loại tiểu thuyết chỉ là những cảm nhận, những suy nghĩ ít nhiều mang tính chất trực cảm. Đó là những phản ứng tâm lý trước những thói quen của công chúng trong quá trình cảm thụ văn học nói chung và đặc biệt là thể loại tiểu thuyết nói riêng. Đó là những cảm nhận thông qua việc tiếp xúc với những tác phẩm từ tiểu thuyết Trung Quốc đến tiểu thuyết phương Tây. Do vậy, cái nhìn đối với tiểu thuyết còn tản mạn, phiến diện.

Trong lời tựa của truyện "Thầy Lazarô Phiền" (1887) của Nguyễn Trọng Quản có viết : "Đã biết rằng xưa nay dân ta chẳng thiếu chi thơ, phú, chuyện nói về những anh hàng hào kiệt, những tay tài cao trí cả rồi đó, mà những đấng ấy thuộc về đời xưa chớ đời nay chẳng còn nữa. Bởi đó tôi mới bày đặt một chuyện đời nay là sự thường có trước mặt ta như thế thì có nhiều người lấy làm vui lòng mà đọc, kẻ thì cho quen mặt chữ, người thi cho giải phiền một giây" [35, 22]. Hay như trong lời tựa truyện “Hoàng Tố Anh hàm oan" của Trần Chánh Chiếu có viết:"nay tôi ngụ ý soạn một bộ nói về việc trong xứ mình, dùng tiếng tầm thường cho mọi người dễ hiểu..." [35, 26].

Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh cũng bộc lộ suy nghĩ của mình về quan niệm tiểu thuyết ở thời kỳ này: "Văn chương ta xưa nay thường lấy sự mập mờ phảng phát làm hay, càng phiêu diễn bao nhiêu càng huyền diệu bấy nhiêu nên ít dùng lối tả thực, coi là tầm thường. Nay xét ra văn học, họa học của Thái tây phần nhiều lại trọng lối tả thực hơn là lối phú bút. Quốc văn ta sau này tất chịu ảnh hưởng của văn Tây nhiều, lối tả thực rồi tất mỗi ngày một thịnh hành" [35, 29]. Cũng theo Phạm Quỳnh [35, 123], thì : "Tiểu thuyết là một loại truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những sự lạ, tích kỳ đã làm cho người đọc hứng thú".

Như vậy tiểu thuyết, theo cách hiểu của các nhà văn lúc bấy giờ, phải là những tác phẩm bắt nguồn từ những sự thật vốn có trong đời sống hay có thể có thực, có liên quan đến người đương thời. Có thể nói rằng ý thức về vấn đề phản ánh hiện thực đời sống với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó được xem là sự chuyển hướng quan trọng trong ý thức thẩm mỹ của nhà văn.

Vài nét về ảnh hưởng tiểu thuyết Pháp đối với các tác gia Việt

Nam đầu thế kỷ XX

Nói về việc tiếp nhận kinh nghiệm của người khác trong việc sáng tác văn học,Thibaudet có viết : "Tưởng tượng của người này đốt bùng lên tưởng tượng của người kia. Số là một sự bắt chước bên ngoài, diễn biến của cốt truyện hay cách miêu tả của một nhà tiểu thuyết này đã cổ vũ một nhà tiểu thuyết khác để ông ta gửi gắm tâm hồn vào công trình của mình. Bất kỳ một sự bắt chước có kết quả nào cũng đều là một sự bắt chước ở vẻ ngoài mà thôi".[ll, 67] Hay như nhận định của N.AR. Nauđop : "Các tác phẩm của những nhà văn khác có thể chỉ là những nguyên liệu sống, mà còn là cả một nguồn các hứng thú sáng tác, hay các mô tip thơ ca có sẵn. Ở đây kinh nghiệm của người khác được nắm qua việc gạn lọc, cải biên vốn đã mang phẩm chất nghệ thuật rồi".[11, 67] (Trích AR. Nauđop: Tâm lý học sáng tạo văn học-NXB Văn học Hà Nội 1978).

Nhà văn Nguyên Hồng nói về sự ảnh hưởng ít nhiều trong sáng tác khi đọc tác phẩm "Những người khốn khổ" của Victor Hugo:"Tôi biết ơn cả Thi Nại Am và Victor Hugo đã cho tôi đọc những dòng chữ sao mà kì diệu đẻ ra từ mặt đất này và chỉ có trên trái đất này mới nảy sinh ra được". (Nguyên Hồng, những nhân vật ấy đã sống với tôi, NXB tác phẩm mới, Hà Nội 1978). Riêng nhà văn Nguyễn Công Hoan khi tập viết truyện dài đã thừa nhận: "Tôi đương nghiên cứu cách viết truyện dài. Tôi mượn bản dịch bộ "Những kẻ khốn nạn" khi ấy đã xuất bản thành 10 quyển của Victor Hugo" (Đời viết văn của tôi -Nguyễn Công Hoan, NXB tác

phẩm mới, Hà Nội 1971). Hay nói như nhà văn Nguyễn Trọng Khiêm khi viết tiểu thuyết " Kim Anh lệ sử":"Tôi viết bộ Kim Anh Lệ sử này, cố ý thử viết thành hai lối văn xuôi. Các ngài đọc sách sẽ nhận ra rằng khi bề ngoài có mượn lối Tây Âu, song bề trong văn phảng phất cái hồn luân lý của Việt Nam cố quốc ta vậy" [21, 337]. Và thực tế đã chứng minh là các tác phẩm phóng tác ở giai đoạn này đã giúp người đọc làm quen với thể loại mới. Để tác phẩm đi sâu vào tâm hồn người đọc, các nhà văn Nam bộ đã xây dựng khung cảnh truyện, tình huống truyện, tính cách nhân vật mang đậm màu sắc dân tộc. địa phương. Do vậy, các tác phẩm tuy là phóng tác nhưng tính sáng tạo của các nhà văn không phải là không đáng kể.

Tiêu biểu nhất cho hiện tượng phóng tác ở Nam bộ trong buổi đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết có nhà văn Hồ Biểu Chánh. Trong khoảng thời gian từ 1912 -1932, trong số 18 cuốn tiểu thuyết của ông viết thì đã có 8 cuốn ông phóng tác từ các tác phẩm tiêu biểu của tiểu thuyết phương Tây. Hồ Biểu Chánh đã nói lên quan niệm tiếp nhận văn học Pháp để sáng tạo của ông như sau: "Đọc tiểu thuyết hay tuồng hát Pháp văn, hễ tôi cảm thì tôi lấy chỗ tôi cảm đó mà làm đề, rồi phỏng theo ít nhiều hoặc tách riêng ra mà sáng tác một tác phẩm hoàn toàn Việt Nam. Tuy tôi nói phỏng theo song kì thiệt tôi lấy đại ý mà thôi, mà có khi tôi lật ngược thời đại ý mà thôi, mà có khi cốt truyện khác hẳn, tâm lý khác xa với Truyện Pháp" [30. 108]. Nhà văn Hồ Hữu Tường có nói về cảm nghĩ khi đọc tiểu thuyết phóng tác của Hồ Biểu Chánh như sau: "Lúc ở Việt Nam đọc "Ngọn cỏ gió đùa”, "Chúa Tàu Kim Qui", tin rằng Hồ Biêu Chánh đã dựng những câu truyện hoàn toàn Việt Nam. Khi sang Pháp học, đọc Vicror Hugo, A. Dumas ... thấy Hồ Biểu Chánh dã cảm đề, phóng tác, nhưng rồi vẫn trở về, thích đọc Hồ Biểu Chánh hơn. Bởi vì chính là những tiểu thuyết của Hồ Biếu Chánh mới giúp tôi nhập mộng mà trở về quê nhà sống gần gũi với đám trẻ bụng chang bang, con heo kêu ọt ẹt bên cạnh sân nước" .[ 30, 384]

Trong cuộc hội thảo khoa học về Hồ Biểu Chánh tại Tiền Giang năm 1988, nhà văn Hoài Anh có đề cập đến vấn đề này: "Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn học phương Tây, Hồ biểu Chánh đã góp phần khai sáng nền văn học hiện đại và cách tân thể loại tiểu thuyết Hồ Biêu Chánh đã chọn lọc những tác phẩm văn học phương Tây giàu tính hiện thực và nhân bản để phóng tác thành tác phẩm của mình... Đó là những giọt màu tươi lành, tiếp cho cơ thể của bệnh nhân cùng một nhóm máu, khiến cho cơ thể văn học Việt Nam mau lành mạnh, dần dần trở nên tráng kiện hồng hào... Tiếp thu kĩ thuật xây dựng tiểu thuyết của phương Tây, Hồ Biểu Chánh đã góp phần cách tân thể loại tiểu thuyết về các mặt xây dựng cốt truyện, tình tiết, bố cục tác phẩm. Cổ xe chở tư tưởng là chữ quốc ngữ trước đó còn nặng nề, ì ạch đến đây đã được đẩy đi nhẹ nhàng phăng phăng lướt trên những dặm đường văn học mới. Đó là công lao của anh phu xe tiền phong Hồ Biểu Chánh." [42, 101].

Ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây đối với tiểu thuyết văn xuôi ở Nam bộ không mạnh bằng ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc. Ảnh hưởng tiểu thuyết phương Tây thường diễn ra trên các phương diện đề tài, kết cấu, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ ...và ở mỗi phương diện ấy, mức độ ảnh hưởng cũng nông sâu khác nhau, tùy thuộc vào từng tác gia. Ảnh hưởng đó đã góp phần cách tân trong nghệ thuật viết tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm tiểu thuyết văn xuôi Tiếng Việt ở Nam bộ đã đi theo hướng của tiểu thuyết phương Tây, khai thác những đề tài gắn liền với cuộc sống hiện thực, cái hiện thực cùng thời đang biến đổi từng ngày, từng giờ. Phạm vi phản ánh trong các tác phẩm được mở rộng từ những chuyện nhỏ nhất trong đời sống cá nhân, trong cuộc sống gia đình đến những vấn đề trong mối quan hệ với xã hội và mở rộng ra tới những vấn đề lớn lao trong lịch sử dân tộc. Ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây đã tạo ra những thay đổi về kết cấu trong một số tác phẩm, phá vỡ loại kết cấu theo lối có hậu của truyện Nôm truyền thống.

Tóm lại, trên con đường tiến tới hiện đại hóa văn học, các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã tiếp nhận ảnh hưởng; chủ yếu của tiểu thuyết Pháp khi sử dụng những thể loại giản đơn dần dần đến các thể loại phức tạp: tường thuật, phóng sự, ký sự ...Ngôn ngữ của tiểu thuyết được chuyển biến từ văn biền ngẫu, từ ngôn ngữ hoa mỹ nhiều điển tích, đến văn xuôi hiện đại với ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu. Các nhà văn Việt Nam từ chỗ đọc tác phẩm, dịch tác phẩm văn học Pháp, rồi viết báo và bắt chước phóng tác, dần dần chuyển sang sáng tác, đó là cả một quá trình học hỏi phấn đấu vươn lên. Chỉ trong mộc thời gian ngắn, văn học Việt Nam nói chung và thể loại tiểu thuyết Việt Nam nói riêng đã có những bước tiến nhảy vọt, góp phần đưa nền văn hóa nước nhà đến lên trên con đường hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết pháp đối với tiểu thuyết của hồ biểu chánh (Trang 28)