Từ tác phẩm “Sans Famille” đến tác phẩm “Cay đắng mùi đời”

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết pháp đối với tiểu thuyết của hồ biểu chánh (Trang 112)

6. Kết cấu của luận án

3.1. Từ tác phẩm “Sans Famille” đến tác phẩm “Cay đắng mùi đời”

Nghệ thuật xây dựng bối cảnh

Ở tác phẩm "Sans Famille", tác giả mô tả xã hội Pháp ở thế kỷ XIX đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế (có đường xe lửa, tàu chạy bằng hơi nước, khai thác hầm mỏ...). Chủ nghĩa Tư Bản phát triển mạnh ra sức bóc lột bần cùng hóa người dân lao động. Đây là đoạn mô tả cuộc sống tại vùng khai thác than đá "...ở đây, những toa goòng đầy ắp quặng sắt và than đá đi lại liên miên giữa phố từ sớm đến tối và không ngớt tung ra những thứ bụi đỏ, bụi đen...Nhà cửa đều đen thủi đen thui từ trên xuống dưới, đen vì bụi từ mặt đường tung lên, đen vì khói các lò nung, lò bếp bay ở máy nhà xuống, đường xá không phải đắp ra để cho người và xe ngựa đi lại, mà là để cho đầu tàu và toa goòng của khu mỏ chạy. Đâu đâu trên mặt đất cũng thấy đường ray và ghi quay. Những cầu tự hành, những dây cua-roa, những cây trục chuyền quay động trên đầu và rú lên đinh tai nhức óc... "[27,II.36]

Không gian trong tác phẩm rất rộng lớn, vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia. Không gian được bắt đầu từ nông thôn nước Pháp với nhiều địa phương qua một phần nước Anh và Thụy Sĩ. Thời dan câu chuyện diễn tiến theo trình cự trước sau, bắt đầu từ khi cậu bé Rêmi 8 tuổi cho đến khi Rê mi trưởng chành, có gia đình và có một đứa con đầu lòng (thời gian dài nhưng chủ yếu tác phẩm chỉ tập trung ở giai đoạn thiếu niên).

- Ở tác phẩm "Cay đắng mùi đời", Hồ Biểu Chánh mô tả xã hội nông thôn Việt Nam trong thời kỳ thực dân nửa phong kiến. Đây là giai đoạn thực dân Pháp lập trường dạy chữ Quốc ngữ và chữ Tây. Thực dân Pháp một mặt khuyến khích người dân học, mặt khác chúng " tống trác cho các làng xã phải cấp học trò". Lúc bấy giờ xã hội đương còn hỗn loạn, nhà giàu không ai chịu cho con đi học. Hương chức trong làng sợ quan quở phạt cho nên kêu bọn nhà giàu chung đậu với nhau mà chịu tiền cơm gạo, quần áo cho con nhà nghèo đi học. Thầy Đàng là một trong số những

học trò nghèo may mắn đó. Khung cảnh chủ yếu trong tác phẩm là những mái nhà lá, lũy tre, ruộng đồng và cảnh sinh hoạt dân dã bình dị của người dân Nam bộ. Đây là một đoạn mô tả cảnh trong đời sống sinh hoạt bình thường ở Gò Công, một vùng nông thôn Nam bộ "Ngoài đồng náo nức nông phu; bạn cày thá ví tiếng vang vầy, công cấy hái hò hơi lảnh lót. Dưới sông Bao Ngược ghe chài chở lúa trương buồm trôi theo dòng nước, chiếc nào chở cũng khẳm lừ. Trên lộ Cây Dương xe ngựa đưa người núc ních chạy chậm xì, tiếng lục lạc nhỏ khua xa xa nghe như tiếng nhái"

Không gian của tác phẩm xảy ra hẹp hơn, từ Gò Công đến Cần Thơ rồi Sài Gòn, qua một vài địa phương- chủ yếu là ở thành thị và nông thôn Nam bộ Việt Nam.Thời gian câu chuyện cũng diễn tiến theo trình tự trước sau. Riêng ở phần đầu truyện là cảnh mô tả cuộc sống của hai mẹ con Ba Thời, trong đó có một đoạn ngắn tác gia giới thiệu gia cảnh Ba Thời và thuật lại quá trình lượm được thằng Được (từ trang 14 đến 21). Câu chuyện bắt đầu từ lúc thằng Được 8 tuổi cho đến khi em tìm gặp được mẹ ruột vào lúc 15 tuổi.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Các nhân vật tương ứng: Tác phẩm "Cay đắng mùi đời" Thằng Được

Trần Văn Hữu

Lê Thị Thời (Ba Thời) Thầy: Trần Cao Đàng Thằng Bỉ

Con Liên

Bà hội đồng Nhàn Thầy Thông Lợi

Gia đình bọn trộm ở Khánh Hội Thanh Phong Tác phẩm “Sans Famille” Rémi Ổng Barberin Bà Barberin Cụ Vitalis Mattia Lise Bà Miligan

Ông James Milisan Gia đình Driscoll Arthur

Vơ chồng ông trưởng nhà ga Gia đình bác Acquin

-Ngoài ra, ở tác phẩm "San Famille” còn có các nhân vật: các con vật làm trò của cụ Vitalis (3 con chó và 1 con khỉ), các con bác Acquin, lão Garopholi (bầu gánh trẻ con), ông giáo và những người thợ mỏ, nhạc sĩ Espinassous, anh Bob...

-Hồ Biểu Chánh có thêm vào một số nhân vật: Thị Sảnh, vợ chồng chú Tích, Lê Văn Tiết, vợ chồng ba Sự, vợ thầy Đàng, vợ chồng thầy Phán...

-Trong tác phẩm "Sans Famille", các nhân vật được xây dựng rất sống động, gây ấn tượng sâu sắc về tính cách, hình dáng.(Cụ Vitalis: có dáng đi đường hoàng, có tính cách thanh cao, ăn nói dõng dạc lưu loát; Rémi: một cậu bé xinh xắn, rắn chắc; Mattia: là cậu bé xanh xao, ốm yếu có cái đầu quá to; Bà Miligan: hiền hậu, đẹp như một bà hoàng...)

Nhân vật Rémi trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời hơn (sống trong gia đình bác Acquin 3 năm, gặp tai nạn ở hầm mỏ, bị ở từ oan...) Em được những người tốt bụng cưu mang giúp đỡ (cụ Vitalis, bác Acquin, bà Miligan, anh Bob...)

- Trong tác phẩm “Cay đắng mùi đời", thằng Được trải qua ít biến cố hơn. Trên bước đường phiêu lưu, em cũng gặp nhiều người tốt (người đàn bà ở chợ Trà Vinh, thầy xếp Ga, vợ chồng thầy giáo ở cần Giuộc....) Tuy Rémi và thằng Được đều là những đứa trẻ có lòng nhân hậu, hiếu thảo (biết kính yêu cha mẹ, ông bà), sống có tình nghĩa (biết trả ơn), có thủy chung (hết lòng vì bạn), nhưng mỗi nhân vật lại được hai tác giả xây dựng theo cách riêng của mình.

-Tâm lý của cậu bé Rémi là tâm lý của trẻ thơ với những suy nghĩ hồn nhiên, vô tư "chưa bao giờ tôi hình dung rõ rệt như thế nào là một người cha. Tôi tưởng tượng lờ mờ rằng người cha chẳng qua cũng chỉ là một người mẹ có giọng nói ồ ồ thôi". (27,I.20].Đến lúc Rémi gặp được ông Barberin thì cậu lại ngạc nhiên khi thấy thái độ của ông "Đến nay, khi nhìn thấy người cha ở đâu trên trời rơi xuống cho tôi đó, tôi cảm thấy đau đớn hãi

hừng. Vừa rồi tôi muốn ôm hôn cha tôi, nhưng cha tôi đã lấy đầu gậy đẩy tôi ra. Tại sao vậy? Khi tôi hôn má Barberin thì chẳng bao giờ má đẩy tôi ra cả, trái lại má còn bế xốc tôi lên ôm chặt tôi vào lòng"[27,I.20].

-Tâm lý của thằng Được chỉ được tác giả đặt vào những lời nói đạo đức của chính mình (trong đoạn thằng Được ra đứng trước mộ thầy Đàng). Thằng Được khóc một hồi rồi đứng dậy, lau nước mắt, chắp tay đứng trước đầu mả mà vái lớn tiếng rằng: "Thưa thầy, con nhờ ơn thầy dạy bảo mấy năm nay nên ngày nay con mới biết đường ngay nẻo dại, con mới hiểu thế thái nhơn tình. Nay trời khiến giữ đương thầy trò ta phải xa nhau, con chẳng biết lấy chi mà tỏ lòng kính mến thầy. Vậy con xin lại thầy bốn lại mà tạ ơn. Con đứng giữa chốn này, trên có trời, dưới có đất, con nguyền lập chí như thầy, gặp việc phải làm dầu nát thân con, con cũng làm, gặp chuyện chẳng nên làm dầu làm được bạc ức bạc muôn con cũng chẳng thèm." [2, 99].

-Bà Barberin và Ba Thời đều là những người phụ nữ nhân hậu (yêu thương con nuôi như con đẻ, nuôi con mà không hề nghĩ đến sự trả ơn..). Nhưng tâm lý nhân vật Barberin được Hector Malot miêu tả rất ít, đơn giản. Bà Barberin bất ngờ trước việc chồng bán Rémi (lúc bán Rémi thì bà không có ở nhà) nên khi bà về đến nhà tâm trạng bà hoảng loạn, đau xót. Rémi từ xa nhìn thấy bà "vào nhà không lâu lại ra ngay và chạy khắp chỗ trong sân, hai tay dang rộng ra... Má đi qua sân rồi lại ra ngoài đường nhìn khắp mọi phía"[27, 1.56].

Trong tâm trạng Ba Thời đã diễn ra sự xung đột giữa lòng thương con và việc bảo vệ danh tiết của mình, cuối cùng Ba Thời đành để cho thằng Được ra đi. Hồ Biểu Chánh hiểu được tâm trạng của Ba Thòi tuy thương con nhưng đành phải đành để chồng bán con vì danh tiết của mình là chính và cũng vừa không thể làm trái ý chồng, làm mất hạnh phúc gia đình mà từ lâu Ba Thời mong đợi. Ba Thời chỉ biết ôm con khóc và mong rằng thằng Được hiểu được tấm chân tình của mẹ nó "Mấy tháng nay tía con nó cứ nghi má lấy trai nên đẻ con ra đó chứ không phải xí được con mà nuôi... Nếu mà cự không chịu giao con cho ông già đó thì không

ai làm sao mà dắt con đi được, song nếu mà cản trở thì tía con nó nghi con là con của má đẻ, dường ấy cái danh tiết má còn gì? Vì vậy nên má thương con mà không mở miệng ra được" [2,42]. Lúc thằng Được ra đi, Ba Thời vì quá thương con nên "té ngồi trên giường, tay trái thì chống giường, còn tay mặt thì lấy vạt áo tủ lên mặt mà khóc ngất" rồi bà chạy ra cửa "khóc rống lên nghe rất bi thảm".

-Ông Barberin và ông Hữu là hai nhân vật có chung tính cách gia trưởng. Cả hai người đều tỏ rõ uy quyền của mình trong gia đình. Cả ông Barberin và ông Hữu luôn làm theo ý mình, đi đâu, ở đâu, cũng không cho vợ biết. Ông Barberin vốn là nông dân nghèo, cuộc sống khó khăn khiến ông là người biết lo xa và tính toán. Ông lên Pari làm việc vì mong về sau tuổi già của hai vợ chồng sẽ đỡ vất vả. Vì nghèo khổ mà ông Barberin có ý định nuôi Rémi với mong muốn sau này sẽ được trả ơn hậu hĩnh. Ông cũng đã nói với cụ Vitalis "những kẻ nào nuôi thằng bé này nhất định hưởng một món bổng lớn. Nếu tôi không tính toán đều đó thì dại gì giữ lấy nó!". Ông bán Rémi vì không thể nuôi nổi cậu bé. Chính bà Barberin đã nói với Rémi " Ông Giecrôm không phải là người độc ác,..Chỉ vì buồn phiền, vì sợ lâm vào cảnh cùng quẫn nên ông ấy gắt gỏng". Trong bức thư gởi về cho vợ trong lúc đau nặng, ông Barberin không quên lo lắng cho vợ "... Tôi viết thư cho u nó cốt để dặn dò u nó, nếu chẳng mai tôi có mệnh hệ nào thì u nó phải viết thư cho các ông Gret và Gơli, công viên Grin, quán trọ Linh-col, ở London. Họ là những thừa biện được ủy nhiệm lùng tìm Rémi. U nó nói với họ rằng chỉ có u nó là biết tung tích thằng bé và u nó nhớ đòi tiền công cho xứng đáng để u nó có chút dư dật mà sống no ấm trong lúc tuổi gìa...".[27,II,230]

-Hồ Biểu Chánh miêu tả tên Hữu là một người đàn ông thể hiện tính gia trưởng độc đoán trong gia đình. Tên Hữu không những có quyền mắng mỏ, đánh vợ, bắt vợ hầu hạ mà còn có quyền quyết định tài sản trong gia đình: giết gà, vịt, bán heo, thậm chí bán con nuôi của vợ. Hắn bỏ nhà đi 8,9 năm không về, lại còn công khai sống với vợ bé. Đến khi

về nhà, thấy vợ có con nuôi hắn lại trở mặt ghen tuông. Hắn không chịu kiếm việc làm ăn sinh sống. Trái lại, hắn còn làm hao tiền của, bắt vợ phục dịch hàng ngày: "Từ khi bán con heo quắn rồi thì tên Hữu ngày nào ăn cơm rồi cũng sách dù ra đi, chừng trở về thì mặt mày đỏ như tắc kè lửa, hơi rượu bay nực nồng"[2,35]. Ba Thời vì thương con nên có ý dùng lời lẽ để can ngăn chồng nhưng tên Hữu dùng quyền uy của mình buộc vợ phải nghe theo "tao tính thế nào tại nơi ý tao, mầy không được phép nói" [2,39].

-Nhân vật thầy Đàng là nhân vật được Hồ Biểu Chánh xây dựng theo quan điểm "trọng nghĩa khinh tài" của tác giả. Thầy Đàng quan niệm rằng" dầu khi nghèo cực thầy cũng giữ gìn danh dự, chẳng hề làm cho thấp phẩm giá của chầy" [2,50]. Chính vì thế thầy sẵn sàng từ bỏ chốn quan trường, bỏ gia đình để làm thầy dạy đàn nghèo khổ chứ không chịu xu nịnh, chịu nhục nhã để được giàu sang. Đồng thời, thầy cũng không để ai khinh khi nghề dạy đàn của mình. Thầy khuyên thằng Được: "Ví bằng con không có nghề, con phải ra làm thầy đờn thì con phải ráng mà chánh tâm trọng nghĩa cho lắm mới được" ;'Thầy đờn mà không biết giữ danh giá ắt chẳng khỏi mang nhơ" .[2, 63]. Khi bà hội đồng có ý muốn nuôi hai đứa nhỏ thầy Đàng cũng từ chối vì thầy cho rằng "ví dầu bà có thương lắm thì bà làm cho chúng nó ngày sau trờ nên hai ngườỉ giàu lớn mà thôi chứ làm sao mà biết dạy dổ cho chúng nó biết đạo làm người. Phận tôi tuy nghèo nhưng mà tôi muốn nuôi hai đứa nó đặng dạy cho chúng nó biết trọng nhơn nghĩa, biết khinh tiền tài, biết đường phải mà đi, biết nẻo quấy mà tránh nhất là làm cho chúng nó nếm cho đủ đắng cay mùi đời, đặng khi chúng nó lớn khôn dầu nghèo cũng không buồn lòng, mà giàu cũng không kiêu hãnh'' [2. 89].

-Còn nhân vật cụ Vitalis được Hector Malot miêu tả như là một nhà giáo dục tiến bộ. Mục tiêu giáo dục của cụ với Rémi là “Ông sẽ rèn luyện cháu trở thành con người chật sự". Đó là con người vừa có đầy đủ tư cách đạo đức phẩm hạnh (giàu lòng yêu thương, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn ...) vừa là người có trình độ tri thức cần thiết (biết đọc, biết

viết..) và còn là người phải có năng lực hành động (với những đức tính đáng quí như: yêu lao động, biết trân trọng những giá trị lao động, ham học hỏi, ham hiểu biết, có ý chí phân đấu, có lòng tự trọng, tự tin trước mọi hoàn cảnh, có tính tự lập). Bà Miligan xin giữ Ré mi lại để làm bầu bạn với con trai Arthur của bà nhưng cụ từ chối vì cụ cho rằng "Tôi thương yêu thằng bé và nó cũng thương yêu tôi. Tập sống ở đời bên cạnh tôi gian khổ lắm, nhưng sẽ bổ ích hơn là cái vị trí tôi tớ trá hình mà bà sẽ vô tình dành cho nó. Bà cho nó học tập, bà giáo dục nó, có như vậy. Bà bồi dưỡng trí tuệ cho nó, cũng có như vậy. Nhưng bà không rèn luyện tính khí cho nó được ...sống với tôi vẫn hơn là một thứ đồ chơi cho cậu con trai ốm yếu của bà, mặc dù trông cậu bé thật hiền lành và dễ yêu. Phần tôi, tôi cũng sẽ dạy nó học " [27,I.187].

-Hồ Biểu Chánh rất khéo léo trong việc xây dựng tính cách nhân vật, diễn tả đúng tâm lý của người Nam Bộ từ cử chỉ đến lời nói thể hiện sự quê mùa, chất phác (đoạn thằng Được và thằng Bỉ được bà hội đồng cho tạm nghỉ ở khách sạn) Lần đầu tiên hai đứa bước vào một nơi sang trọng, nhìn thấy mùng nệm trắng tinh rồi ngó lại áo quần mình thấy dơ dày nên chúng e ngại không dám nằm. Anh bồi hỏi chúng muốn ăn uống gì? Thằng Được ngẫm nghĩ một hồi rồi biểu: " ...thôi anh cho hai ly nước đá uống chơi”, và rồi ước phải có bánh cam ăn mới khoái hơn (bánh cam là một thứ bánh rẻ tiền ở Nam Bộ). Sau đó anh bồi đưa khăn biểu hai đứa choàng ngang ngực kẻo rớt đồ ăn dơ quần áo thì thằng Bỉ không chịu lại nói rằng :" Thây kệ, áo quần của tôi sạch sẽ gì mà sợ dơ nữa". Hay như cách đặt tên thằng Được:(Bà hội đồng nghe tên Hữu kể chuyện đứa con nuôi của vợ hắn, bà sực nhớ tới thằng Được liền hỏi:)

_ Thằng nhỏ đó tên gì? _ Thưa tên Được.

_ Ai đặt tên cho nó vậy?

_ Thưa, vợ tôi nó nói nó xí được không biết kêu tên gì nên nó đặt là thằng Được. (là do lượm được)

-Nghệ thuật kết cấu và kể chuyện:

-Tác phẩm "Sans Famille" được Hector Malot viết theo lối tự thuật. Rémi là nhân vật chính kể lại toàn bộ cuộc đời mình. Trong khi đó, ở tác phẩm "Cay đắng mùi đời", tác giả lại là người đứng ngoài cuộc, mượn những cảnh cay đắng của tuổi thơ mà mô tả cảnh cay đắng của người lớn. Đồng thời tác giả cũng đề cao một vài lý tưởng về tình nghĩa đạo lý,

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết pháp đối với tiểu thuyết của hồ biểu chánh (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)