Cho đến nay, để phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của nước ta, hàng giả được định nghĩa theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ qu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM ANH TUẤN
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM ANH TUẤN
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THANH ĐỨC
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong Luận văn này là trung thực và chính xác Những kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào
Học viên
PHẠM ANH TUẤN
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tăng cường quản lý Nhà nước về
phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên
nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin được chân thành bày tỏ sự cảm
ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, bộ phận Sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, đặc biệt là
sự giúp đỡ tận tình của PGS TS Nguyễn Thanh Đức người đã hướng dẫn
tôi hoàn thành Luận văn này
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý bá
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã giúp tôi thực hiện thành công Luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
PHẠM ANH TUẤN
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
5 Kết cấu của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 5
1.1 Hàng giả và những đặc trưng của hàng giả 5
1.1.1 Một số khái niệm về hàng giả 5
1.1.2 Đặc điểm của hàng giả và hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả 9
1.1.3 Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả 12
1.1.4 Phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả 13
1.1.5 Tác hại của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả 16
1.1.6 Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả 18
1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả 19
1.1.8 Tầm quan trọng và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quản lý nhà nước phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả 20
Trang 61.2 Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả của một số địa phương 23
1.2.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả đối với tỉnh Quảng Ninh 28
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 31
2.2 Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 31
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 31
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 32
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 33
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NINH 35
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
3.1.2 Đặc điểm về phát triển kinh tế - xã hội 35
3.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 36
3.2 Thực trạng hàng giả trên địa bàn và công tác quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh 38
3.2.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh hàng giả 39
, buôn bán hàng giả 44
3.2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014 46
Trang 73.3 Các yếu tố tác động trực tiếp tới công tác đấu tranh phòng, chống
sản xuất, buôn bán hàng giả tại Quảng Ninh 71
3.3.1 Công tác chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh về đấu tranh phòng, chống hàng giả 71
3.3.2 Thực lực về Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh 72
3.3.3 Áp dụng chế tài xử lý 74
3.3.4 Sự đồng hành của Doanh nghiệp 75
3.3.5 Nhận thức và thói quen của người tiêu dùng 75
3.3.6 Chính sách biên mậu 76
3.4 Đánh giá chung về công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh 77
3.4.1 Những thuận lợi và kết quả đã đạt được 77
3.4.2 Những khó khăn và hạn chế 78
3.4.3 Nguyên nhân của những khó khăn và hạn chế 80
Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NINH 82
4.1 Dự báo tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả 82
4.2 Định hướng quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trong những năm tới 83
4.2.1 Quan điểm 83
4.2.2 Phương hướng, nhiệm vụ 84
4.3 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh 85
4.3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống tổ chức, chương trình đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả 85
4.3.2 , nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao 88
Trang 84.3.3
, buôn bán hàng giả 89
4.3.4 Nhóm giải pháp về tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng và phối hợp với các Hiệp hội, doanh nghiệp trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả 91
4.3.5 , phươ c l ng ch ng hàng giả 93
4.3.6 Nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả 94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 102
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
BCĐ Ban chỉ đạo
CBCC Cán bộ công chức
GDP Tổng thu nhập quốc nội
HĐND Hội đồng nhân dân
KDCN Kiểu dáng công nghiệp
KSV Kiểm soát viên
UBND Ủy ban nhân dân
VACIP Hiệp hội chống hàng giả các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam VPHC Vi phạm hành chính
VATAP Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam WTO Tổ chức Thương Mại thế giới
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ liên
quan đến công tác chống hàng giả cho công chức QLTT giai đoạn năm 2010 - 2014 50 Bảng 3.2: Cán bộ Công chức quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
trong giai đoạn 2010 - 2014 52 Bảng 3.3: Số lượng cán bộ QLTT tỉnh Quảng Ninh phân theo đơn vị
trong giai đoạn 2010-2014 55 Bảng 3.4: Giao chỉ tiêu kế hoạch và kết quả xử lý về hàng giả năm
2010 - 2014 62 Bảng 3.5: Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo đơn vị
giai đoạn 2010 - 2014 65 Bảng 3.6: Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo loại
hình vi phạm giai đoạn 2010 - 2014 67 Bảng 3.7: Danh mục hàng giả đã tịch thu trong 5 năm (2010-2014) 68
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development, 2012) tổng giá trị hàng giả được mua bán hàng năm lên đến khoảng 500 tỷ euro, gấp đôi ngân sách quốc gia của Đức Ở Việt Nam, nạn sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm gần đây diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, có xu hướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hóa thay đổi theo thị hiếu và mang tính thời sự, có nơi, có lúc là cuộc chiến sinh tử nóng bỏng và quyết liệt Hàng giả đã thực sự trở thành “quốc nạn”, gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả từ trung ương đến địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi, vẫn đang
có chiều hướng diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn Nguyên nhân là do cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ, nhân lực, vật lực thực thi công tác đấu tranh chống hàng giả chưa hợp lý; chế tài xử lý trong lĩnh vực này chưa đủ sức răn đe, khó khăn trong khi vận dụng thực tiễn
Quảng Ninh là tỉnh biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc; có 01 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia, nhiều cảng biển và các điểm thông quan dọc 132,8km đường biên giới; có tuyến quốc lộ huyết mạch 18A xuyên suốt từ Móng Cái đến Đông Triều, đồng thời là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa qua lại giữa khối ASEAN
và Trung Quốc Với điều kiện địa lý thuận lợi cho thông thương, dân số gần 1.167.000 người, Quảng Ninh vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa, vừa là địa bàn trọng điểm trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa Với lợi thế
đó, thị trường Quảng Ninh lúc nào cũng sôi động, hàng hóa đa dạng, phong
Trang 12phú, lượng hàng hóa lưu chuyển lớn, ẩn sau nó, song hành cùng nó là vấn nạn hàng giả đang làm đau đầu các nhà quản lý Chính vì vậy, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng giả được coi là nhiệm
vụ trong tâm, cấp bách nhằm đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư phát triển kinh tế địa phương
Từ kinh nghiệm công tác thực tiễn tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh, qua học tập, nghiên cứu tôi muốn nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để đáp ứng yêu cầu
công tác hiện nay Với mong muốn đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Tăng
cường quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt
Trang 13- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh Có tham khảo những kinh nghiệm công tác của một số địa phương khác trong nước
- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập và phân tích trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2014
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ có được những đóng góp mới về cơ
sở lý luận và thực tiễn như sau:
- Góp phần luận giải có hệ thống các khái niệm về hàng giả, đặc điểm của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả cũng như tác hại của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội
- Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả và kết quả thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về công tác đấu
Trang 14tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong thời gian qua Trên cơ
sở đó, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Luận văn bao gồm 4 chương sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
- Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT
VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 1.1 Hàng giả và những đặc trưng của hàng giả
1.1.1 Một số khái niệm về hàng giả
Hàng giả là một thuật ngữ dùng để phân biệt và so sánh với hàng thật Thuật ngữ “hàng giả” không được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt Theo
từ điển tiếng Việt: Giả có nghĩa là không phải thật mà là được làm ra với bề ngoài giống như thật, thường để đánh lừa
Hàng giả là một hiện tượng kinh tế - xã hội, tồn tại cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, có rất nhiều khái niệm về hàng giả Tuy nhiên
ở nước ta, mỗi giai đoạn của sự phát triển kinh tế - xã hội hàng giả được quy định tại một số văn bản pháp quy về công tác Chống hàng giả như sau:
Thời kỳ đầu tiên chống hàng giả, trong Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về kiểm tra,
xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả đã nêu khái niệm:
Qua thực tế đấu tranh chống các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả cho thấy Nghị định 140/HĐBT chưa thể hiện rõ các dấu hiệu về mặt bản chất của hàng giả, khái niệm về hàng giả còn được đề cập chung chung dưới dạng liệt kê Hoạt động của thực tiễn đòi hỏi phải có sự phân định rõ ràng hơn về hàng giả giúp cho công tác đấu tranh ngăn ngừa, chống hàng giả tránh được những khó khăn trong xử lý các hành vi vi phạm Ngày 27/04/2000,
Trang 16Liên Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường đã ban hành thông tư liên tịch số BCA-BKHCNMT về hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, thì khái niệm về hàng giả đã được cụ thể hóa, như sau:
10/2000/TTLT-BTM-BTC-* Hàng giả chất lượng hoặc công dụng:
- Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó
- Hàng hóa đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì
- Hàng hóa không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so vớI tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường
- Hàng hóa thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường
- Hàng hóa chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hóa bắt buộc)
* Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất
xứ hàng hóa:
- Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa kể cả nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu
Trang 17- Hàng hóa có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương
tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ
- Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp
- Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa
* Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả:
- Các loại đề can, tem, nhãn hàng hóa, mẫu nhãn hiệu hàng hóa, bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hàng hóa cùng loại, với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ
- Các loại hóa đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có giá trị như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hóa giả mạo khác
Theo Thông tư liên tịch này thì hàng giả có hai loại: giả về chất lượng, công dụng và giả về hình thức Hàng giả về chất lượng, công dụng thường là những hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với tên gọi, công dụng của nó, không đảm bảo tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được quy định Còn hàng giả về hình thức có nghĩa là giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa
Trang 18Cho đến nay, để phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của nước ta, hàng giả được định nghĩa theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, “Hàng giả” gồm:
- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng
đã công bố hoặc đăng ký;
- Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống
so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất
đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao
bì hàng hóa của thương nhân khác;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
Trang 19- Tem, nhãn, bao bì giả
Trong các loại hình hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ (SHTT) chiếm một phần tương đối lớn và phổ biến Chúng ta cần nêu rõ khái niệm về chúng được quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:
“- Hàng hoá giả mạo về SHTT theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này
- Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ
sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý
- Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan”
Với quy định này, Luật SHTT cũng đã xác định rõ các hành vi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ
Từ các khái niệm trên, ta có thể khái quát về hàng giả như sau:
ình dáng giống nh
, là loại sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với sản phẩm hàng hóa thật mà cơ
sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền SHTT hoặc được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia
1.1.2 Đặc điểm của hàng giả và hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường hàng hóa thì hàng giả cũng ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã với công nghệ sản
Trang 20xuất ngày càng tinh vi, hiện đại Từ những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thông thường đến những hàng hóa công nghệ cao rất khó phân biệt với hàng thật Tuy nhiên, ở thời kỳ nào thì hàng giả vẫn có một số đặc điểm chủ yếu đó là: Thường
có chất lượng kém, phẩm cấp thấp, không đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn hoặc cá biệt cũng có thể là hàng có chất lượng tốt nhưng vì chủ hàng không muốn chi phí tốn kém và mất thời gian cho việc quảng bá xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm của riêng mình; xúc tiến thương mại để sản phẩm ngày càng được thị trường tin dùng, tồn tại và phát triển lâu dài nên tìm mọi cách để sản phẩm của mình ẩn náu, núp dưới nhãn hiệu nổi tiếng của hàng hoá cùng loại thuộc hãng sản xuất - kinh doanh khác; tức là muốn “Đốt cháy giai đoạn” nhằm tiêu thụ nhanh sản phẩm của mình để sớm thu hồi vốn và lợi nhuận bằng cách làm giả nhãn hiệu, nhái nhãn hiệu, kiểu dáng,…hàng hoá của công ty khác đã được người tiêu dùng ưa chuộng và tin dùng Do hàng giả chủ yếu là hàng chất lượng kém được sản xuất với giá thành hạ nhưng lại ẩn náu dưới danh nghĩa hàng thật có nhãn hiệu của các nhà sản xuất nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng nên hàng giả vẫn được tiêu thụ nhanh, nhiều và mang lại siêu lợi nhuận đặc biệt là tại những quốc gia mà thu nhập bình quân của người dân còn thấp
Sản xuất và buôn bán hàng giả là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau và có tính nguy hại như nhau Đặc điểm của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả phục thuộc rất nhiều vào loại hàng hóa bị làm giả bởi đối với mỗi loại hàng hóa khác nhau thì phương thức sản xuất, buôn bán hàng hóa khác nhau Ví dụ: Đối với các loại hàng hóa tiêu dùng thông thường như: Bột ngọt, diêm, bột giặt,…công nghệ sản xuất đơn giản, có cả hàng xuất xứ từ trong nước, nước ngoài và thường được bán ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; đối với các loại sản phẩm như: Thiết bị tin học, viễn thông, thiết bị điện tử…thường là hàng do nước ngoài sản xuất, được bày bán chủ yếu ở thành thị và một số địa bàn ở nông thôn Nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có một số đặc điểm chủ yếu sau:
Trang 21- Hoạt động trái với quy định của pháp luật;
- Thường được thực hiện lén lút, lẩn tránh sự quan sát, chú ý của mọi người và các cơ quan chức năng;
- Thường hoạt động trong điều kiện thiếu thốn về không gian, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn, kỹ thuật, môi trường…;
- Bất chấp mọi thủ đoạn để tiêu thụ hàng hóa và thu được lợi ích từ việc sản xuất, buôn bán hàng hóa giả như: Sử dụng công nghệ sản xuất thô sơ, rẻ tiền, nguyên liệu sản xuất không đảm bảo yêu cầu chất lượng, kỹ thuật, an toàn…;
- Tập trung nhiều ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi vì lợi dụng ở những nơi này trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết, lại có tâm lý thích hàng ngoại, giá rẻ nên dễ lừa gạt; hơn nữa ở đây sự kiểm tra, kiểm soát của các
cơ quan chức năng thường chưa chặt chẽ, có nhiều sơ hở nên dễ trốn tránh
Có thể khẳng định rằng thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi, xảo quyệt; đó là những hành vi gian dối, lừa đảo có tính phổ biến
và nguy hại ở mức cao đối với lợi ích của xã hội và người tiêu dùng và cũng
có thể lên án các hành vi đó vì nó không loại trừ việc thu lợi nhuận từ các hành vi xâm hại sức khoẻ và tính mạng con người, như sản xuất thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm có chứa các độc tố nguy hiểm
Bản chất của việc sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi cướp đoạt giá trị vật chất và tinh thần của người khác, lừa dối người tiêu dùng để thu lợi bất chính Các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả thường tập trung vào sản xuất, kinh doanh một số hàng hoá có thương hiệu, được thị trường tín nhiệm
và người tiêu dùng ưa chuộng nhằm dễ tiêu thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn, bán hàng nhanh và thu lợi nhuận cao, thậm chí siêu lợi nhuận thông qua việc sử dụng nguyên liệu cấp thấp, công nghệ sản xuất thủ công, trốn tránh được các khoản thuế,…nhằm tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra cho sản phẩm hàng hóa của họ Chính vì vậy số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để có được loại sản phẩm hàng hóa đó và giá trị sử dụng của hàng hóa là không tương xứng với nhau
Trang 22Sản xuất hàng giả là một hoạt động mang lại siêu lợi nhuận, có sức hấp dẫn lớn nên nhiều cá nhân và tổ chức bị lôi cuốn tham gia vào hoạt động này, họ
đã từ bỏ hoạt động đầu tư, nghiên cứu sáng tạo nâng cao chất lượng, tạo uy tín thương hiệu mà chỉ tập trung vào làm hàng giả để thu lời bất chính trước mắt
Sản xuất, buôn bán hàng giả là vi phạm pháp luật cần phải sử dụng các chế định pháp luật nghiêm khắc, đồng bộ với tinh thần quyết liệt mới có hiệu quả cao
1.1.3 Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả
Tham gia vào hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có nhiều loại hình
tổ chức và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng phần đông và phổ biến hơn cả là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể Có những tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả gần như mang tính chuyên nghiệp Họ tổ chức hoạt động thành những kênh, những đường dây khép kín, khá chặt chẽ trong việc sản xuất - giao nhận - vận chuyển - buôn bán - tiêu thụ hàng giả; không chỉ dừng ở quan hệ trong nước mà còn móc nối với các tổ chức, cá nhân ngoài nước để sản xuất hàng giả đưa vào Việt Nam tiêu thụ hoặc thậm chí được sản xuất ở trong nước rồi đưa qua biên giới để sau đó tìm cách nhập trở lại với nhãn mác hàng ngoại để lừa gạt người tiêu dùng Có thể phân ra thành các nhóm đối tượng sau:
- Đối tượng là Doanh nghiệp trong nước sản xuất nhái mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp, sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam và thậm chí đã có trường hợp xuất khẩu hàng vi phạm nhãn hiệu ra nước ngoài; sản xuất giả hàng của những doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm chất lượng tốt, thị trường rộng lớn và nhu cầu tiêu thụ cao như: Rượu bia, nước giải khát, nước mắm và nhập hàng hoá có yếu tố vi phạm về sở hữu công nghiệp để kinh doanh
- Đối tượng là doanh nghiệp, tư nhân Việt Nam liên kết với doanh nghiệp, tư nhân nước ngoài để sản xuất tại nước ngoài, sau đó nhập khẩu vào Việt Nam tiêu thụ các loại hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng giả mạo nhãn hiệu hàng hoá
Trang 23- Đối tượng là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đôi khi cũng tham gia sản xuất và tiêu thụ hàng giả Việc sản xuất hàng giả của loại đối tượng này thường ở dạng xâm phạm quyền về kiểu dáng công nghiệp, sử dụng nhãn hiệu của người khác mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu, sử dụng nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn Đặc biệt, trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, xuất hiện nhiều loại hàng giả được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam sản xuất nhái theo mẫu mã, kiểu dáng, thương hiệu của các sản phẩm hàng hoá nước ngoài gây tranh chấp, khiếu nại vi phạm sở hữu công nghiệp, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng
- Đối tượng là Hộ kinh doanh cá thể chủ yếu sản xuất những mặt hàng thông thường cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày như: Xà phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng, bàn chải, bột ngọt,
- Đối tượng là các Công ty nước ngoài sản xuất hàng giả đưa vào Việt Nam tiêu thụ: Chủ yếu là hàng cao cấp, có giá trị lớn như đầu DVD, Ti vi, tủ lạnh, điều hòa, đồng hồ đeo tay, mỹ phẩm cao cấp , giả mạo nhãn hiệu hàng hóa của các hãng nước ngoài có thương hiệu nổi tiếng như Panasonic, Sony, Longines, Omega Tình trạng này đang xảy ra khá phổ biến, loại hàng giả này đã và đang được bán công khai trên thị trường nước ta mà phần lớn là hàng Trung Quốc nhập lậu
1.1.4 Phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả
1.1.4.1 Phương thức sản xuất
Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả được tiến hành lén lút là chủ yếu, nhưng cá biệt cũng có nơi, có loại được sản xuất và tiêu thụ công khai, việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả ngày càng tinh vi, khó phát hiện; có loại quy trình sản xuất đơn giản nhưng cũng có loại quy trình sản xuất phức tạp, tinh xảo, đòi hỏi quy trình công nghệ cao Hàng hoá được sản xuất theo phương thức thủ công, không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, không tuân
Trang 24theo một quy trình sản xuất nhất định (ví dụ: đối với một số loại hàng hoá như
mỹ phẩm - phải có sổ theo dõi pha chế thuốc, kiểm tra chất lượng, hồ sơ số lô sản xuất nhưng người sản xuất hàng giả không tuân thủ quy trình sản xuất trên) Mặt khác người sản xuất mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường không
rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không đảm bảo để sản xuất hàng giả Đây là một phương thức đang khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay Có những mặt hàng giả gây nguy hiểm cho xã hội, cho sản xuất, cho sức khoẻ con người như thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, hoá mỹ phẩm…
Hàng giả do nước ngoài hoặc trong nước sản xuất có nhiều dạng khác nhau, nhưng đều có chung các tiêu chí sau:
- Sản xuất những loại hàng hoá đang khan hiếm, thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn, lãi suất cao
- Sản xuất hàng hoá mang tên thương mại, địa chỉ sản xuất hoặc lấy nhãn hiệu hàng hoá cùng loại của những cơ sở sản xuất khác đã nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng để tiêu thụ được hàng hoá của mình sản xuất ra
- Sản xuất hàng hoá cùng loại, cùng công dụng nhái nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ làm cho người tiêu dùng khó phân biệt, dễ nhầm lẫn với hàng thật
- Sản xuất hàng hoá có nhãn hàng hoá nhưng không ghi tên thương mại, địa chỉ, chất lượng, thành phần cấu tạo hoặc có ghi nhưng ghi không đầy đủ, không rõ ràng, ghi không đúng sự thật
- Sử dụng lại bao bì, nhãn hiệu của hàng chính phẩm đánh tráo ruột là hàng giả, bao bì nhãn hiệu thật ví dụ như: xi măng, nước mắm, rượu, dầu gội
- Sản xuất theo đơn đặt hàng của các gian thương bất cứ loại hàng nào khi có nhu cầu tiêu thụ
- Hàng cũ, hàng đã qua sử dụng được tân trang lại, được mông má, lên đời, đánh bóng như mới; hàng bị tráo đổi các linh kiện, phụ tùng chính hiệu chất lượng không đảm bảo như hàng chính hiệu nhưng được đem tiêu thụ như hàng mới, hàng nguyên gốc
Trang 25- Tẩy xoá, sửa lại nhãn hàng đã quá hạn sử dụng, hàng chất lượng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thành hàng còn hạn sử dụng để tiêu thụ Phương thức này chủ yếu tiêu thụ hàng thực phẩm bao gói sẵn
Trong thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, xuất khẩu hàng hoá giả thương hiệu, xuất xứ hàng Việt Nam Đây là vấn đề rất mới trong công tác chống hàng giả trong tình hình hiện nay cần được quan tâm khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO), hội nhập kinh tế thế giới và khu vực
và bày bán, tiêu thụ công khai Những loại hàng này chỉ bị phát hiện, kiểm tra
xử lý khi có khiếu kiện của chính nhà sản xuất ra sản phẩm hoặc người đại diện hợp pháp về sở hữu quyền đối với hàng hoá đang bị làm giả
- Các loại hàng giả sản xuất thủ công hoặc không đầu tư công nghệ, không giống hàng thật thì phương thức tiêu thụ phổ biến ở các dạng sau:
+ Dùng nhiều hình thức, chiêu trò khuyến mại đánh vào tâm lý người mua để tiêu thụ hàng giả, hàng nhái như: Giảm giá, mua hàng được tặng quà
+ Giá bán nhiều loại hàng giả rẻ hơn hàng thật để người mua tham rẻ
mà tiêu thụ là phổ biến, thậm chí có loại hàng, người tiêu dùng biết là hàng giả nhưng vẫn chấp nhận mua, vì giá rẻ, nhưng cũng có loại để tránh người tiêu dùng nghi ngờ thì hàng giả lại được bán với giá xấp xỉ hàng thật
Trang 26+ Nhiều loại hàng giả khi bán còn kèm theo phiếu bảo hành nhưng dịch vụ hậu mãi không có chất lượng lừa dối người tiêu dùng tin đó là hàng chính hãng
+ Quảng cáo không đúng sự thật về công dụng, chất lượng, xuất xứ hàng hoá Hàng chất lượng thấp nhưng quảng cáo và bán với giá như hàng
có chất lượng cao Lợi dụng người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa hiểu biết còn hạn chế để đưa hàng giả đến tiêu thụ Trộn hàng giả lẫn vào hàng thật để tiêu thụ Phương thức tiêu thụ này đôi khi cũng được sử dụng ngay tại các thành phố, thị xã khi người tiêu dùng thiếu hiểu biết về công dụng, cách sử dụng, chất lượng, xuất xứ… đặc biệt phải kể đến mặt hàng thuốc chữa bệnh,
mỹ phẩm và các loại hàng sách tay khác
+ Có một số mặt hàng giả còn được đưa vào các Đại lý chính hãng để tiêu thụ như xi măng, sắt thép và các loại vật liệu xây dựng khác; các chủ thầu, chủ công trình lớn vì lợi nhuận đã móc ngoặc, thông đồng với cơ quan quản lý, giám sát để tiêu thụ hàng giả thông qua các Đại lý này
1.1.5 Tác hại của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả
Theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ và Interpol, tội phạm lớn nhất của thế kỷ 21 là tội phạm làm hàng giả Sản xuất hàng giả đã trở thành một ngành công nghiệp thực sự với quy mô lớn, tác động tới tất cả các ngành công nghiệp khác Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi khác xâm phạm quyền SHTT ngày càng diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi và khó kiểm soát Vấn nạn này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và nhà sản xuất chân chính mà còn là trở ngại rất lớn đối với các doanh nghiệp trong việc nỗ lực tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệu
Hàng giả xuất hiện trên thị trường đủ mọi chủng loại từ cao cấp đắt tiền, hàng chuyên dụng đến cả những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu ngày càng gia tăng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư và quá trình hội nhập của nước ta
Trang 27Hàng giả đã và đang tàn phá nền kinh tế trong nước, làm xói mòn đạo đức kinh doanh, ảnh hưởng uy tín các thương hiệu chính phẩm và lợi ích của các nhà sản xuất chân chính Đặc biệt nghiêm trọng là hàng giả còn xâm hại lợi ích, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và mọi mặt của đời sống xã hội, cụ thể là:
- Hàng giả có tác hại to lớn đối với nền kinh tế quốc dân: Nhà nước thất thu thuế, xã hội mất đi của cải, vật chất; ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, chất lượng các công trình…
- Đối với thu hút đầu tư: nạn sản xuất, buôn bán hàng giả tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, kìm hãm đầu tư phát triển kinh tế Bởi khi đó các nhà đầu tư trở thành nạn nhân của sự cạnh tranh không lành mạnh, do không thể thu hồi vốn và không có được lợi nhuận từ quá trình đầu tư của mình Hậu quả là họ có thể bị nản chí, giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế và số lượng công
- Đối với người tiêu dùng: hàng giả không chỉ gây thiệt hại về kinh tế
mà nó còn gây những tác hại trầm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, gây thiệt hại về sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng Nhất là các mặt hàng dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm giả đang trở thành mối đe doạ thực sự đối với sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng
- Đối với môi trường: sản xuất, kinh doanh hàng giả không đảm bảo quy trình, nhất là đối với mặt hàng liên quan đến hóa chất rất dễ dẫn đến nguy
cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng
Trang 28- Không những thế tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả còn có thể gây
ra những hậu quả nặng nề về xã hội như tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thức ăn gia súc có tác nhân gây biến đổi gien, sử dụng thuốc chữa bệnh không có tác dụng chữa bệnh, vắc xin và thuốc phòng dịch giả… không chỉ gây thiệt hại cho người sử dụng mà còn tàn phá sức khỏe của cộng đồng và nòi giống của dân tộc Cùng với đó, là các văn hoá phẩm giả, băng đĩa hình giả, chất lượng thấp sẽ hạ thấp giá trị văn hoá; bằng cấp, chứng chỉ đào tạo giả sẽ tạo ra những con người giả, làm suy đồi đạo đức trong giáo dục và gây hại lâu dài cho quốc gia Ngoài ra, lợi nhuận phi pháp
từ sản xuất, buôn bán hàng giả cũng làm cho đạo đức bị tha hóa từ đồng tiền bất chính thu được, kéo theo đó là nạn cờ bạc, rượu chè và những tệ nạn xã hội khác có cơ hội phát triển
- Về an ninh quốc phòng: hậu quả của hàng giả còn trực tiếp đe dọa đối với chủ quyền và an ninh quốc gia Tuy hiện tại chưa có vấn đề gì lớn nhưng
về lâu dài tác hại của hàng giả luôn có thể xuất hiện với thách thức và nguy cơ rất lớn Như tác hại của các công trình quốc gia bị giả mạo từ khi đấu thầu đến khi thi công dẫn tới các công trình này có thể bị hư hỏng, thoái hóa do sử dụng các loại nguyên vật liệu kém phẩm chất, các thiết bị phục vụ quân sự cũng có thể là hàng giả; các cây giống, con giống giả và kém chất lượng có thể gây tác hại lâu dài trong nông nghiệp
1.1.6 Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả
Hàng hóa nói chung, hàng giả nói riêng là đối tượng thuộc Nhà nước điều chỉnh, quản lý Nhà nước không thừa nhận hàng giả nhưng trên thực tế hàng giả vẫn tồn tại, do đó Nhà nước vẫn phải quản lý Tuy nhiên, Nhà nước không quản lý hàng giả ở góc độ hàng hóa mà quản lý hàng giả thông qua công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của
tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường Vấn đề đặt ra
Trang 29là: Nhà nước quản lý công tác phòng, chống hàng giả như thế nào để phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả trong lĩnh vực thương mại? Công tác quản lý nhà nước g hoạt động sau:
- Tuyên truyền đấu tranh phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả;
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính;
- Chuyển hồ sơ truy tố các vụ việc có dấu hiệu phạm pháp hình sự Các cơ quan Quản lý nhà nước có chức năng về phòng, chống hàng giả phải chủ động và phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tuyên truyền, bài trừ hàng giả và tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi vấn nạn hàng giả
1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả
Cạnh tranh trên toàn cầu và trong nước ngày càng gay gắt, quyết
liệt mang tính sống còn, hệ quả của nó là các doanh nghiệp, cá nhân không
đủ điều kiện cạnh tranh theo pháp luật nảy sinh ra các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, không chú trọng xây dựng văn hoá kinh doanh và đạo đức thương mại dẫn tới con đường sản xuất, buôn bán hàng giả
Sự hiểu biết và quan tâm của doanh nghiệp đối với quyền SHTT chưa
đầy đủ Một phần không nhỏ các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xác lập các quyền về nhãn hiệu hàng hoá và sở hữu công nghiệp của mình Vì vậy, khi hàng hoá mang nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bị vi phạm thì doanh nghiệp đó không có cơ sở pháp lý để kiện tụng hoặc tố cáo Mặt khác do không quan tâm đến sở hữu quyền nên doanh nghiệp dễ vi phạm quyền SHTT của các doanh nghiệp khác
Trung Quốc được mệnh danh là đại công xưởng sản xuất hàng giả lớn
nhất thế giới, nước ta là hàng xóm sát vách nên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi vấn nạn buôn bán hàng giả Trung Quốc cũng đang tích cực đối phó với vấn
đề này nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn để hạn chế nó
Trang 30Quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hoá ngày càng mở rộng, không chỉ ở trong nước mà còn phát triển với các nước trên thế giới và trong khu vực; thông tin, khoa học công nghệ phát triển nhanh, bên cạnh mặt tích cực của nó, thì những kẻ sản xuất - kinh doanh hàng giả cũng triệt để lợi dụng khai thác
lợi thế này Trong quá trình phát triển kinh tế, trình độ quản lý của các cơ
quan quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế cùng với hệ thống pháp luật của
nước ta mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa hoàn chỉnh cũng là tác nhân lớn để hàng giả có mảnh đất màu mỡ sinh sôi
Các hiểu biết của người tiêu dùng về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, SHTT
và phân biệt hàng giả còn hạn chế, chưa được phổ biến rộng rãi, vì vậy họ thường dễ bị lừa dối dẫn đến nhầm lẫn khi mua hàng và khi phát hiện ra mình mua phải hàng giả thì thường bỏ qua hoặc lúng túng không biết phải làm gì
1.1.8 Tầm quan trọng và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quản lý nhà nước phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả
1.1.8.1 Tầm quan trọng
Ngày nay, khi quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ thì vấn nạn hàng giả lại càng gây thiệt hại to lớn đối với nền kinh kế của mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển Chính vì vậy, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả phải được đặc biệt quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng, làm lành mạnh môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư phát triển kinh tế Đồng thời thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; tạo dựng sự tin tưởng vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ vững an ninh quốc phòng
1.1.8.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác quản lý phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Buôn lậu, hàng giả cũng như gian lận thương mại nói chung là mặt trái của nền kinh tế thị trường để lại những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, kìm hãm sản xuất kinh doanh trong
Trang 31nước, gây thất thu ngân sách, ảnh hưởng môi trường đầu tư nước ngoài, kèm theo những tệ nạn tham nhũng, hối lộ … Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có quan hệ biện chứng với hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển
và ngược lại, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
Khi đề ra đường lối đổi mới và chủ trương chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường như một chiến lược lâu dài, Đảng ta đã thấy rõ tính hai mặt của nó: Vừa có những tác dụng tích cực to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, vừa
có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội Và quan điểm cơ bản của Đảng ta là vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước, nhằm phát huy tác dụng tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế này
Một trong những mặt tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường chính là nạn sản xuất và buôn bán hàng giả Ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Trung ương Đảng đã nhận xét, đánh giá và chỉ rõ các hiện tượng tiêu cực này Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VI
trình trước Đại hội Đại biểu lần thứ VII (tháng 6/1991) đã ghi: “Công tác
quản lý thị trường có nhiều sơ hở, nạn buôn lậu, làm hàng giả trầm trọng và kéo dài trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực mới mà chúng ta chưa lường hết, chậm phát hiện và chưa xử lý tốt Đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế ”
Những quan điểm, đường lối nêu trên một lần nữa được khẳng định lại trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại đại
Trang 32hội lần thứ VIII: “ phát huy tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa,
hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trường…tăng cường quản lý thị trường, hướng dẫn các thành phần kinh tế trong thương nghiệp phát triển đúng hướng, đúng chính sách, pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, chống trốn thuế, lậu thuế, lưu thông hàng giả”
Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng chính phủ
về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, đã nêu rõ: "các Bộ trưởng,
Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải coi việc chống sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài Phải có biện pháp đồng bộ, kiên quyết để đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả Mọi hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả được phát hiện đều phải xử lý nghiêm theo pháp luật Những vụ nghiêm trọng phải kịp thời đưa ra xét xử nhằm răn đe, giáo dục chung" Đồng thời, trong Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm
vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành, chính quyền địa phương
Như vậy, trong quá trình đổi mới xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã luôn nhìn nhận và có quan điểm rõ về những mặt trái của cơ chế thị trường, trong đó có các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và luôn coi việc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực này là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và chủ trương đấu tranh rất kiên quyết, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả nhằm bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, lợi ích của người tiêu dùng cũng như lợi ích của các nhà sản xuất làm ăn chân chính
1.2 Cơ sở thực tiễn
Thực trạng tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Quảng Ninh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, cuối năm 2014, tại địa bàn Móng Cái, các cơ quan chức năng phát hiện xử lý đường dây buôn lậu trong một ngày
Trang 33tập kết hơn trăm tấn hàng hóa nhập lậu trị giá hơn 10 tỷ đồng, trong đó có nhiều mặt hàng giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ Tình hình trên đòi hỏi công tác đấu tranh phải kiên trì, không ngừng nghỉ, kiên quyết, áp dụng đồng
bộ nhiều giải pháp và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn tỉnh; phải có sự tư duy sáng tạo của từng cá nhân, đổi mới, vận dụng linh hoạt các phương án, giải pháp vào tình hình thực tiễn của địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại hàng giả trong tình hình mới
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả của một số địa phương
Quảng Ninh có đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù như một Việt Nam thu nhỏ, có đồi núi, thành thị, nông thôn, biên giới, hải đảo; có tuyến biên giới đường bộ và đường biển; có tuyến đường huyết mạch thông thương Do đó, những kinh nghiệm phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả ở một số địa phương mang nét tương đồng với từng đặc thù của Quảng Ninh sẽ rất cần thiết để nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn
* Kinh nghiệm chống hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thái Bình
Thị trường tỉnh Thái Bình, hàng giả tuy không có những ổ nhóm sản xuất lớn, nhưng việc tiêu thụ hàng giả ở các địa phương khác hoặc nhập lậu ở nước ngoài (nhất là của Trung Quốc) trôi nổi trên thị trường vẫn diễn ra khá phổ biến Với thủ đoạn ngày càng tinh vi xảo quyệt gây khó khăn cho các cơ quan chức năng và lừa dối được không ít người tiêu dùng Với vai trò là lực lượng chủ đạo trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, những năm qua lực lượng QLTT tỉnh Thái Bình mà nòng cốt là Đội QLTT số 10
- Đội chống hàng giả đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ
Là Đội được giao nhiệm vụ chuyên trách về công tác đấu tranh chống hàng giả Mặc dù mới được thành lập từ tháng 5 năm 2005, còn gặp rất nhiều khó khăn, lực lượng chỉ có 5 cán bộ, kiểm soát viên; kinh nghiệm về chống
Trang 34hàng giả chưa nhiều, điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện kinh phí để phục vụ cho công tác đấu tranh còn rất hạn chế Song được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Công Thương, của Chi cục QLTT, CBCC toàn Đội đã quyết tâm đề ra các biện pháp để công tác này có hiệu quả Một mặt tập trung kiểm tra các cơ sở đại lý lớn, kiểm tra tận gốc của các Công ty nhập khẩu, sản xuất cung cấp hàng về tiêu thụ tại địa bàn tỉnh Thái Bình, cũng như những mặt hàng nhạy cảm mà bọn làm hàng giả thường lợi dụng để trà trộn đánh lừa người tiêu dùng Từ những biện pháp đó, công tác chống hàng giả của Đội QLTT số 10 đã hạn chế rất nhiều tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trường, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo Tuy nhiên để làm tốt công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả phức tạp đứng trước xu thế hội nhập công tác chống hàng giả của lực lượng QLTT nói chung và Đội QLTT chống hàng giả nói riêng cần phải thực hiện một số giải pháp cơ bản như sau:
- Đối với các cơ quan có thẩm quyền: Cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp, tăng cường và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chống hàng giả
- Đối với các cơ sở sản xuất: Phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và thực hiện bảo hộ thương hiệu, bảo hành sản phẩm hàng hoá của mình tạo niềm tin cho khách hàng
- Đối với người tiêu dùng: Cần phải hiểu biết và cảnh giác khi mua hàng, chỉ nên mua hàng khi biết rõ nguồn gốc xuất xứ, có nhãn mác đầy đủ
- Các cơ quan chức năng: Cần tăng cường kiểm tra và xử lý kiên quyết các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho CBCC, tăng cường phối kết hợp giữa các đơn vị có chức năng
- Thường xuyên tuyên truyền về công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên các phương tiện thông tin đại chúng
Trang 35- Đề nghị Sở Công Thương, Chi cục QLTT tăng cường lực lượng trang
bị cơ sở vật chất, phương tiện, máy bộ đàm và kinh phí cho Đội chuyên trách
để phục vụ công tác đấu tranh chống hàng giả hiệu quả hơn [4]
* Kinh nghiệm chống hàng giả của Chi cục QLTT Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc, có đường biên giới dài trên 223 km giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 điểm chợ biên giới; là nơi khởi nguồn của con đường huyết mạch xuyên Việt với quốc lộ 1A nối liền Lạng Sơn - Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Nam; tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt - Trung (Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc) Những năm gần đây, trên địa bàn Lạng Sơn tình hình vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng nhái diễn ra ngày càng phức tạp và có dấu hiệu gia tăng Hàng giả, hàng nhái được đưa vào địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu
là hàng nhập lậu từ Trung Quốc, qua các đường mòn, lối mở, thậm chí trà trộn vào hàng nhập khẩu tiểu ngạch, chính ngạch Lực lượng QLTT Lạng Sơn và đặc biệt là Trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt đã kiểm tra, phát hiện thu giữ rất nhiều tang vật vi phạm liên quan tới hàng giả, hàng vi phạm về SHTT Trong đó, có nhiều chi tiết phụ tùng xe máy vi phạm kiểu dáng công nghiệp (KDCN), nhãn hiệu hàng hóa của Công ty Honda; hàng điện tử, điện lạnh giả nhãn hiệu SONY, PANASONIC, mỳ chính giả nhãn mác của hãng MIWON, AJINOMOTO, máy tính giả nhãn hiệu CASIO, nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, hóa mỹ phẩm… Hình thức làm giả rất đa dạng, giả về chất lượng, công dụng, giả nhãn hiệu hàng hóa, KDCN của những thương hiệu nổi tiếng, giả nguồn gốc xuất xứ hàng hóa… Hành vi vận chuyển, buôn bán hàng giả nhập lậu vào thị trường nội địa đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các nhà sản xuất trong nước cũng như quyền lợi của người tiêu dùng, gây biến động thị trường Vì vậy, để xử lý tận gốc nạn hàng giả cần:
- Phải bổ sung chế tài đủ mạnh và có các biện pháp xử lý kiên quyết hơn nữa mới mang lại hiệu quả cao và có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn
Trang 36nữa giữa các cấp, ngành với lực lượng QLTT trong công tác kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi vận chuyển, buôn bán hàng giả; Tăng cường lực lượng kiểm tra các khu vực đường mòn, lối mở biên giới
- Cần có các giải pháp nâng cao nhận thức cho cư dân biên giới không mang vác thuê, không tiếp tay tiêu thụ hàng giả, hàng nhập lậu Người tiêu dùng và doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình tẩy chay hàng giả, hàng nhái Các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các quy định về tác hại của tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng dưới nhiều hình thức nhằm tăng cường sự hiểu biết pháp luật và nét văn hóa khi tiêu dùng
- Cần tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng, giữa các lực lượng chức năng với các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc đấu tranh chống hàng giả, chống xâm phạm quyền SHTT ngay từ cửa khẩu biên giới
- Xây dựng cơ chế thích hợp hỗ trợ về vật chất, kinh phí, trang thiết bị cho các lực lượng thực thi pháp luật về chống hàng giả [4]
* Kinh nghiệm chống hàng giả của Chi cục QLTT Hải Dương
Hàng giả lưu thông trên thị trường nội địa có nguồn gốc từ hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng giả được sản xuất trong nước Do đó cách thức, biện pháp để tổ chức kiểm tra, xử lý với mỗi loại hình cũng có những đặc thù riêng để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất Trong những năm gần đây Chi cục QLTT Hải Dương đã đẩy mạnh công tác đấu tranh chống hàng giả qua đó đã phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, thu giữ nhiều loại mặt hàng giả như: Mũ xe máy và các loại sen vòi inax giả, hàng nghìn sản phẩm phụ tùng xe máy giả, loa giả nhãn hiệu MICROLAB, Mỳ chính AJINOMOTO giả,… Qua công tác đấu tranh chống hành giả có đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Trang 37- Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, trinh sát: Có thể nói, trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả thì khâu trinh sát, nắm đối tượng và phát hiện vi phạm đóng vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa quyết định Để có thể phát hiện được những vụ việc vi phạm lớn của các đầu mối kinh doanh hàng giả, các cơ sở sản xuất hàng giả đòi hỏi cán bộ phải có nghiệp vụ cao trong trinh sát, thâm nhập để thu thập thông tin, chứng
cứ vi phạm làm căn cứ xử lý kết hợp với việc thu thập các thông tin liên quan đến tình trạng bảo hộ của sản phẩm, hàng hoá
- Thứ hai, công tác phối kết hợp với các doanh nghiệp có hàng hoá bị
xâm phạm: Trong công tác đấu tranh chống hàng giả thì sự tham gia của
doanh nghiệp có hàng hoá bị xâm phạm trong nhiều trường hợp có ý nghĩa quyết định Doanh nghiệp chính là đơn vị sẽ xác định tính hợp pháp của sản phẩm, cung cấp các tài liệu, chứng cứ, dấu hiệu để cơ quan chức năng phân biệt hàng hoá vi phạm với hàng giả; trong nhiều trường hợp, với đội ngũ cán
bộ thị trường đông đảo và có nghiệp vụ sâu về hàng hoá của mình, doanh nghiệp chính là đơn vị sẽ cung cấp thông tin về đối tượng vi phạm cho các cơ quan chức năng hiệu quả nhất
- Thứ ba, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực thi: Do những
thay đổi trong quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định của pháp luật
về SHTT, không ít đơn vị đã có dấu hiệu “chùn tay” khi xử lý các vi phạm về
xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu Trong điều kiện chưa có cơ quan giám định SHTT độc lập, cần thiết phải nâng cao trình độ của cán bộ thực thi trong việc đánh giá vi phạm Có thể nghiên cứu mô hình thành lập một Hội đồng tư vấn nghiệp vụ gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Quản lý thị trường và một số đơn vị như Sở Khoa học Công nghệ, Công an kết hợp với việc tham khảo ý kiến chuyên môn của Cục SHTT để kết luận về vi phạm
Trang 38Thứ tư, phối hợp với các doanh nghiệp để tổ chức các đợt tập huấn: hướng dẫn kỹ năng phân biệt hàng giả cho cán bộ thực thi, cách làm này đã mang lại những kết quả rất đáng khích lệ và là mô hình cần nhân rộng.[4]
1.2.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất
và buôn bán hàng giả đối với tỉnh Quảng Ninh
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, Quảng Ninh phải đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh từ cơ chế thị trường, trong đó có nạn hàng giả gây nhiều hậu quả xấu đối với kinh tế
xã hội của tỉnh Tình hình đó đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết trong công tác xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách và chỉ đạo thực thi pháp luật chống sản xuất và buôn bán hàng giả phù hợp với tình hình mới của địa phương Trong thời gian qua, với sự nhất quán chỉ đạo và đồng thuận trong quan điểm, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Quảng Ninh đã lãnh đạo các ban ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, phòng chống hàng giả đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận góp phần xây dựng thị trường cạnh tranh lành mạnh cũng như bảo vệ ngày càng hiệu quả hơn lợi ích của Nhà nước, các doanh nghiệp và của người dân Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, mà công tác đấu tranh chống hàng giả hiện nay còn tồn tại một số vấn đề bất cập, hạn chế vẫn chưa được khắc phục triệt để
Qua thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả tại địa bàn và nghiên cứu kinh nghiệm của lực lượng QLTT các tỉnh lân cận có cùng đặc thù, có thể đúc rút bài học kinh nghiệm sau:
- Một là: Luôn quan tâm chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức về hàng thật, hàng giả và tác hại của hàng giả Ở nơi nào, Đảng, chính quyền ưu tiên quan tâm đến công tác này thì ở đó tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng được hạn chế rất nhiều Trên thực tế, cuối năm 2013, tại địa bàn thành phố Cẩm Phả xảy ra tình trạng ngộ độc rượu làm chết 5 người, nguyên nhân là do sử dụng “Rượu Nếp
Trang 3929 Hà Nội” pha chế bằng cồn công nghiệp, gấp 1.765 lần hàm lượng Metanol
so với hàm lượng cho phép Cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo đồng loạt các ngành chức năng nhanh chóng vào cuộc, khoanh vùng trong thời gian
02 ngày đã kiểm tra thu giữ 4.692 can = 9.384 lít rượu đã phân phối ra thị trường Song song với đó là công tác tuyên truyền qua tất cả các hệ thống, kênh thông tin đại chúng và cho cả loa trên xe máy phát đến tận từng đường làng ngõ xóm cảnh báo người dân không sử dụng và tự giác giao nộp loại rượu có độc tố nói trên Kết quả đạt được là tối ưu, trong vòng 02 ngày nhân dân và cơ sở kinh doanh tự giác giao nộp 255 can = 510 lít rượu độc và đặc biệt là không còn trường hợp nào sử dụng loại rượu đó dẫn tới ngộ độc nữa Những kẻ vi phạm thì đã bị bắt giữ, truy tố, xét xử theo quy định luật pháp, nhưng ngay lập tức mặt hàng “Rượu Nếp 29 Hà Nội” đó bị tẩy chay, không ai dám mua và tuyệt đối bị xóa sổ trên thị trường Cẩm Phả
- Hai là: Sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng bộ, Chính quyền các cấp; sự đồng tình ủng hộ của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị -
xã hội; sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả là yếu tố rất quan trọng Các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, chú trọng đến công tác phối hợp với các doanh nghiệp trong việc phát hiện, ngăn chặn hàng giả Tổ chức Hội nghị doanh nghiệp với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các ngành hàng khác nhau Các Hội nghị này nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, chủ động áp dụng biện pháp dán tem chống hàng giả, tăng cường mối liên hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan thực thi pháp luật nhằm phối hợp khi cần thiết
- Ba là: Tổ chức tốt Gian trưng bày đối chứng hàng thật - hàng giả tại các Chợ, Trung tâm thương mại, tham gia triển lãm hàng thật - hàng giả tại các Hội chợ để nhân dân nhận biết được dấu hiệu, khi mua hàng sẽ có ý thức
Trang 40cảnh giác để khỏi mua phải hàng giả Nếu nhân dân được trang bị tốt kiến thức thì sẽ trở thành những “Người tiêu dùng thông thái” và nếu ai cũng được trang bị kiến thức đầy đủ về hàng giả, hàng kém chất lượng thì chúng sẽ bị tẩy chay không còn chỗ đứng
- Bốn là: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải coi trọng công tác chống hàng giả, tự tìm cách bảo vệ sản phẩm của mình, triệt tiêu ý đồ làm giả của gian thương Mặt khác, thường xuyên cung cấp thông tin, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát để kịp thời xử lý các trường hợp sản phẩm bị làm giả, làm nhái Bởi vì, chính doanh nghiệp sản xuất và hệ thống kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của họ sâu sát thị trường nhất, tiếp cận và phát hiện hàng giả, hàng nhái nhanh nhất
- Năm là: Hàng giả phải bị triệt từ gốc, nghĩa là phải tìm ra nơi sản xuất, chế biến và luồng phân phối hàng giả để xử lý thì hiệu quả mới cao Vì vậy khi nhận được nguồn tin do doanh nghiệp và quần chúng cung cấp, xét thấy có yếu tố đường dây, ổ nhóm, quy mô lớn thì lên huy động lực lượng, xây dựng kế hoạch phối hợp điều tra, xác minh, lập chuyên án kiểm tra xử lý dứt điểm tận gốc, tránh tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”, “đánh trống bỏ dùi”
- Sáu là: Tổ chức các chương trình truyền hình thực tế tìm hiểu pháp luật về hàng giả, hàng vi phạm về SHTT để các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể và nhân dân tham gia, xã hội hóa công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả