Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được bố cụcthành ba chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong phòng chống sản x
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2NGHỆ AN - 2015
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS VŨ THANH SƠN
NGHỆ AN - 2015
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được công bố
Tôi xin cam đoan rằng, mọi thông tin trích dẫn trong luận văn này đượcchỉ rõ nguồn gốc
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Nghệ An, ngày 25 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Võ Duy Hưng
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp, quý
cơ quan và người thân Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy
cô giáo giảng dạy Trường Đại học Vinh; các thầy cô trong bộ môn Kinh tế; Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa; Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm Thanh Hóa; Cục Quản lý thị trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Vũ Thanh Sơn người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo, bạn bè động nghiệp, người thân, lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa nơi tôi công tác, đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Võ Duy Hưng
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 4
7 Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 6
1.1 Tổng quan về hàng giả 6
1.1.1 Khái niệm về hàng giả 6
1.1.2 Bản chất của sản xuất và buôn bán hàng giả 8
1.1.3 Những dấu hiệu để nhận biết hàng giả 11
1.1.4 Phân loại hàng giả 14
1.2 Quản lý Nhà nước đối với công tác phòng, chống hàng giả 19
1.2.1 Tầm quan trọng của quản lý Nhà nước 19
1.2.2 Nội dung quản lý Nhà nước 21
1.2.3 Cơ sở pháp lý trong phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả .24
Trang 71.3 Kinh nghiệm phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả và bài học
cho Thanh Hóa 26
1.3.1 Kinh nghiệm Quốc tế và một số địa phương 26
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và địa bàn Thành phố Thanh Hóa nói riêng 31
Kết luận chương 1 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA 34
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 35
2.2 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa 38
2.2.1 Đánh giá thực trạng phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa 38
2.2.2 Thực trạng về công tác quản lý Nhà nước trong phong chống sản xuất và buôn bán hàng giả 46
2.3 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn 2010 - 2014 56
2.3.1 Những mặt đạt được 56
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 59
Kết luận chương 2 65
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA 66
Trang 83.1 Cơ sở hình thành các giải pháp 66
3.1.1 Dự báo tình hình, xu hướng hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả 66
3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 69
3.1.3 Những quan điểm trong công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 70
3.2 Hệ thống các giải pháp cơ bản tăng cường quản lý Nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa 75
3.2.1 Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chống hàng giả .75
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng ngừa và chống sản xuất, buôn bán hàng giả 76
3.2.3 Nâng cao năng lực tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực thi quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả .77
3.2.4 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan 81
3.2.5 Tuyên truyền hiểu biết pháp luật về hàng giả cho người dân và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn 83
3.3 Kiến nghị 85
Kết luận chương 3 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 99
Trang 9DANH MỤC VIẾT TẮT
KHCN : Khoa học công nghệ
QLTT : Quản lý thị trườngSHTT : Sở hữu trí tuệ
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 2.1 Một số mặt hàng giả tịch thu giai đoạn 2010-2014 của các lực
lượng chức năng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa 42Bảng 2.2 Số vụ kiểm tra, xử lý sản xuất, kinh doanh hàng giả của các
lực lượng chức năng từ năm 2010-2014 54
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện công cuộc đổi mới, những năm qua, cùng với sự tăng trưởngkinh tế, thương mại nước ta đang ngày càng phát triển, thị trường sôi động,hàng hóa dồi dào, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và
mở rộng xuất, nhập khẩu Tuy nhiên, một trong những mặt trái của cơ chế thịtrường đang gây nhức nhối và thách thức đối với chúng ta, đó là nạn sản xuất
và buôn bán hàng giả
Hàng giả hiện nay có mặt tràn lan ở khắp nông thôn đến thành thị, từ vùngsâu vùng xa đến các thành phố lớn và ngay cả trong siêu thị, bất kỳ một thứ gìcũng có nguy cơ bị làm giả từ hàng tiêu dùng, vật tư, phân bón cho đến thuốcchữa bệnh, các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm Hành
vi phạm pháp này thể hiện sự phức tạp ở quy mô, mức độ, tính chất bởi phươngthức và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn gây khó khăn cho các cơ quan thực thi
và người sử dụng khó phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả
Tình hình đó không chỉ là mối lo ngại của các doanh nghiệp, nỗi bấtbình của người tiêu dùng, gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và uy tín củacác doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn gây tác hại nghiêm trọng đếnsản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe người dân và gây ô nhiễmmôi sinh, môi trường
Những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hànggiả của các Bộ, ngành, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định,nhưng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi, đang cónhiều diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn Trong khi
đó, cơ chế quản lý cũng như chế tài xử lý trong lĩnh vực này chưa đủ sức răn
đe, gây khó khăn và làm hạn chế hiệu quả của các cơ quan thực thi
Trang 12Trong xu thế hội nhập hiện nay, hàng giả không còn là vấn đề của riêngmột quốc gia nào mà trở thành vấn nạn toàn cầu Trước vấn nạn này, ở ViệtNam nói chung - Tỉnh Thanh Hóa và Thành phố Thanh Hóa nói riêng đang nỗlực đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả nhằm đảm bảo ổn định
kinh tế và an sinh xã hội Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường Quản
lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa” là rất cần thiết.
2 Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan
Đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả là một thực trạng nóngnên có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo, hội nghịtrong nước và quốc tế về vấn đề này Các đề tài, công trình nghiên cứu, hộithảo, hội nghị đã diễn ra đa phần đề cập đến các giải pháp về nâng cao hiệuquả đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả Song, góc độ quản lý nhànước về phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả thì chưa được triển khainghiên cứu rộng rãi, trong thời gian qua ở trong nước có một số đề tài nghiêncứu khoa học liên quan đến vấn đề hàng giả như:
Lê Thế Anh (2011) giải pháp tổ chức thực hiện chống sản xuất, buônbán hàng giả tại tỉnh Thanh Hóa Luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành quảntrị kinh doanh Trong luận văn này, tác giả đã trình bày các khái niệm về hànggiả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ Các nhân tố thúc đẩy nạn buôn bán hàng giảphát triển, tác hại của việc sản xuất và buôn bán hàng giả đối với toàn bộ nềnkinh tế, những cơ sở pháp lý trong đấu tranh phòng chống hàng giả Kết quảđấu tranh phòng chống hàng giả, những tồn tại và nguyên nhân từ đó đưa ramột số giải pháp nhằm tổ chức thực hiện việc chống hàng giả tại địa bàn tỉnhThanh Hóa
Trần Văn Trọng (2014) Hoàn thiện công tác quản lý phòng, chống hànggiả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh Luận văn thạc sĩ kinh tế
Trang 13chuyên ngành quản lý kinh tế Trong luận văn này, tác giả đã nêu lên đượccác khái niệm, quan niệm về hàng giả, đặc điểm, bản chất của nạn buôn bánhàng giả, thực trạng quản lý về công tác chống hàng giả tại chi cục Quản lýthị trường tỉnh Bắc Ninh Xu hướng sản xuất và buôn bán hàng giả trong thờigian tới, phương hướng, nhiệm vụ của công tác phòng, chống hàng giả trongthời gian tới Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý phòng,chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh.
Nguyễn Mạnh Cường (2011) Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ởViệt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước Luận văn thạc sĩ Luật.Trong luận văn này, tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận về quản lý nhà nướctrong phòng chống hàng giả, các khái niệm, đặc điểm của hàng giả, tình hìnhsản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay, tác hại của việc sản xuất
và buôn bán hàng giả đối với nền kinh tế Nội dung quản lý Nhà nước về hànggiả, thực trạng công tác đấu tranh phòng chống hàng giả ở Việt Nam hiện nay,những tồn tại, nguyên nhân chủ quan và khách quan Đưa ra một số giải phápnâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đấu tranh chống sản xuất và buôn bánhàng giả ở Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Luận giải cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp hoànthiện quản lý Nhà Nước trong công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buônbán hàng giả một cách có kết quả tại địa bàn nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận, các văn bản quản lý Nhà Nước về hànggiả và chống sản xuất, buôn bán hàng giả
- Đánh giá thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trong thời gian qua
và thực trạng các giải pháp tổ chức thực hiện chống sản xuất, buôn bán hànggiả tại Thành phố Thanh Hóa
Trang 14- Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện chống sản xuất, buôn bán hànggiả một cách có hiệu quả tại địa bàn Thành phố Thanh Hóa tới năm 2018.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý Nhà Nước trong việcphòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
+ Về nội dung: Tập trung phản ánh thực trạng tình hình và đặc biệt làcác giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà Nước về phòng chống sản xuất và buônbán hàng giả
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa.+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và buôn bán hànggiả trong thời gian qua, chủ yếu tập trung trong giai đoạn 2010 - 2014 Địnhhướng và các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh,phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả được xác định tới năm 2018
5 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp thu thập dữ liệu,
kế thừa và phát triển một số điểm đã nêu trong các tài liệu tham khảo cũngnhư các luận văn của những tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này, phân tíchtổng hợp, phương pháp thống kê, hệ thống các tài liệu và nghiên cứu vậndụng các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa họctrong và ngoài nước…
6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Trình bày có hệ thống các quan điểm về hàng giả, đặc điểm của hoạtđộng sản xuất, buôn bán hàng giả, các nguyên nhân, điều kiện phát sinh, pháttriển sản xuất, buôn bán hàng giả cũng như những tác hại do tệ nạn này gây ra
Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng sản xuất, buôn bánhàng giả và thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về chống sản xuất, buôn
Trang 15bán hàng giả trong thời gian qua Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm,hình thành quan điểm, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp tăngcường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được bố cụcthành ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong phòng chống sản
xuất và buôn bán hàng giảChương 2: Thực trạng quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất
và buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Thanh HóaChương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong phòng chống
sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phốThanh Hóa
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
1.1 Tổng quan về hàng giả
1.1.1 Khái niệm về hàng giả
- Theo quan niệm thông thường
Hàng thật với tư cách vật làm chuẩn phải là hàng có đăng ký sản xuất
ra theo nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa
và đã được Nhà nước bảo hộ theo văn bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền cấp (kể cả nhãn hiệu hàng hóa… của nước ngoài được đăng kýbảo hộ tại Việt Nam)
Từ đó, tất cả hàng hóa cùng loại của nhà sản xuất khác được làm nháigiống hệt hoặc tương tự nhãn hiệu, kiểu dáng hoặc tên gọi xuất xứ đã đượcNhà nước bảo hộ như trên thì đều bị coi là hàng giả, tức là hàng giả núp, ẩnnáu dưới bóng dáng của hàng thật để đánh lừa người tiêu dùng Hàng giả cóthể được gắn với nhãn mác giả (được làm giả, nhái giống hệt hoặc tương tựnhãn mác hàng thật), hoặc cũng có thể là nhãn mác thật chính hiệu được tái sửdụng hoặc bị đánh cắp, lọt ra ngoài và được mua bán lậu trên thị trường; hoặcđược chứa đựng trong bao bì giả (chai, lọ… được làm nhái giống hết hoặctương tự bao bì của hàng thật, tức là bao bì thương phẩm trong và ngoài, có
in, dán… nhãn mác giả hoặc chính hiệu); hoặc cũng có thể là bao bì thật (bao
bì của hàng thật được tái sử dụng hoặc bị đánh cắp, lọt ra ngoài và được muabán lại)
- Hàng giả theo quy định pháp luật của Việt Nam
Theo từ điển kinh tế thì: "hàng hóa là sản phẩm dùng để thoả mãn nhucầu nào đó của con người và đi vào quá trình tiêu dùng thông qua quan hệ
Trang 17trao đổi mua - bán" [1] Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: "Giả có nghĩakhông phải là thật mà được làm ra với vẻ bề ngoài giống như cái thật để
người khác tưởng là thật"
Khái niệm "hàng hóa" và khái niệm "giả" nêu trên là cơ sở để xây dựngkhái niệm hàng giả:
Hàng giả theo Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng
Bộ trưởng quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất buôn bán hàng giả lànhững sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giốngnhư những sản phẩm, hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu
và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hóa không có giá trị
sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó
Từ đó những sản phẩm, hàng hóa có một trong những dấu hiệu dưới đây đều
bị coi là hàng hóa giả:
+ Sản phẩm, hàng hóa (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giảmạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủnhãn đồng ý
+ Sản phẩm, hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương tựlàm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất,buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp(Cục sáng chế), hoặc đã được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Namtham gia
+ Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đãđăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng
+ Sản phẩm, hàng hóa ghi dấu phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam khi chưađược cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam
+ Sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơquan Tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức tốithiểu cho phép
Trang 18+ Sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc,bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
Công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả của các Bộ,ngành, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng hoạt động sảnxuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi, đang có nhiều diễn biến phứctạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn Tình hình đó không chỉ là mối longại của các doanh nghiệp, nỗi bất bình của người tiêu dùng, mà còn gây thiệthại to lớn cho nền kinh tế và uy tín của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, ảnhhưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi sinh, môi trường
Để đấu tranh có hiệu quả đối với việc sản xuất và buôn hàng giả nhằmbảo vệ quyền lợi chính đáng của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và ngườitiêu dùng, lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa Nhà nước đã có các văn bản pháp qui về lĩnh vực này, ngày 27/10/1999Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg về đấu tranh chống sản xuất
và buôn bán hàng giả Để triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị TTg ngày 27/10/1999, Liên bộ Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Tài chính,
31/1999/CT-Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành Thông tư Liên tịch số10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 về "Hướng dẫnthực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chínhphủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả"
1.1.2 Bản chất của sản xuất và buôn bán hàng giả
Vi phạm về sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả bao giờ cũng đượcthực hiện bởi con người cụ thể Vấn đề đặt ra cần làm rõ là do nguyên nhân gì
và trong điều kiện nào, con người cụ thể đó lại thực hiện hành vi làm hànggiả, buôn bán hàng giả Làm rõ nguyên nhân và điều kiện vi phạm là cơ sở cóthể đưa ra các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh vi phạm làm hàng giả, buônbán hàng giả trong xã hội nước ta Nguyên nhân của tình hình vi phạm trong
Trang 19sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả là tổng hợp những ảnh hưởng, quá trình
xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát sinh tình hình loại vi phạm này cũngnhư các loại vi phạm khác, sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả tồn tại là hậuquả của những nguyên nhân nhất định Những nguyên nhân đó gắn với nhữngđiều kiện kinh tế, chính trị xã hội cụ thể Nguyên nhân và điều kiện là hai kháiniệm có quan hệ biện chứng với nhau, chuyển hoá cho nhau cụ thể như sau:
Tình hình vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả là một hiện tượngkinh tế - xã hội, một phạm trù có lịch sử phát triển của nó, là mặt trái của xãhội Nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến các quan hệ xã hội khác trong xãhội, mà nó là một loại quan hệ trong xã hội Ý nghĩa của việc làm rõ dấu hiệunày thể hiện ở chỗ khi nghiên cứu tình hình vi phạm về sản xuất, buôn bánhàng giả dựa vào các điều kiện kinh tế - xã hội, vào các quá trình, hiện tượng
xã hội khác mà đánh giá, giải thích, phải nghiên cứu nó trong mối liên hệ vớithực tại khách quan, với các cấp độ, tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hộitrong một quốc gia nhất định Ví dụ: ở nước ta thời bao cấp chủ yếu tồn tạihai thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, người dânthành thị chủ yếu sống nhờ vào sự bao cấp của Nhà nước về lương thực, thựcphẩm và các hàng nhu yếu phẩm Sự bao cấp này thông qua hệ thống temphiếu Do đó hàng giả chủ yếu là tem phiếu, chuyển sang kinh tế thị trườngngày càng phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao hơn, do đó sốlượng hàng giả ngày càng nhiều, đa dạng và tinh xảo hơn về chủng loại
Nhân tố rất quan trọng thúc đẩy sản xuất, buôn bán hàng giả là cạnhtranh trên toàn cầu và trong nước càng ngày gay gắt, quyết liệt mang tínhsống còn Hệ quả của nó là các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiệncạnh tranh theo pháp luật nảy sinh ra các thủ đoạn cạnh tranh không lànhmạnh, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, không chú trọng xây dựng văn hoá
Trang 20kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp… dẫn tới con đường sản xuất, buôn bánhàng giả.
Một phần không nhỏ các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến việcxác lập các quyền về nhãn hiệu hàng hóa và sở hữu công nghiệp của mình Vìvậy, khi hàng hóa mang nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu công nghiệp của doanhnghiệp bị vi phạm thì doanh nghiệp đó không có cơ sở pháp lý để kiện tụnghoặc tố cáo Mặt khác, do không quan tâm đến quyền sở hữu công nghiệp đãđược xác lập của người khác nên doanh nghiệp dễ bị vi phạm quyền sở hữucông nghiệp của các doanh nghiệp khác
Nước ta nằm cạnh trung tâm sản xuất, buôn bán hàng giả lớn nhất thếgiới là Trung Quốc, có tác động rất lớn đối với thị trường nội địa Trung Quốcđang đối mặt với vấn đề này nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn để hạn chế nó
Quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hóa ngày càng mở rộng, không chỉ ởtrong nước mà còn phát triển với các nước trên thế giới và trong khu vực;thông tin, khoa học công nghệ phát triển nhanh, bên cạnh phần tích cực của
nó, thì những kẻ sản xuất - kinh doanh hàng giả cũng triệt để lợi dụng khaithác lợi thế này Trong quá trình phát triển kinh tế, trình độ quản lý của các cơquan quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế và cuối cùng là hệ thống pháp luậtcủa nước ta mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa hoàn chỉnh
Về thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi hơn do sựphát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức, nhưng phổ biếnnhất vẫn là các loại hàng giả về chất lượng, công dụng, giả về nhãn hiệu hànghóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ…
Đối với đa số người tiêu dùng, các hiểu biết về bảo hộ nhãn hiệu hànghóa, sở hữu công nghiệp và chống hàng giả cũng chưa được phổ cập Vì vậy
họ thường dễ bị nhẫm lẫn khi mua hàng và khi phát hiện ra hàng hóa xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng giả thì thường không biết phải làm gì
Trang 211.1.3 Những dấu hiệu để nhận biết hàng giả
Theo Thông tư Liên tịch, hàng hóa có một trong các dấu hiệu sau đây
bị coi là hàng giả
1.1.3.1 Hàng giả chất lượng hoặc công dụng
- Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúngnhư bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó
- Hàng hóa đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụnglàm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chấtkhác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủhoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất; chất hữuhiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì
- Hàng hóa không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằngnhững nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêuchuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sứckhoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường
- Hàng hóa thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà khôngthực hiện gây hậu quả đối với sản xuất, sức khoẻ người, đồng vật, thực vậthoặc môi sinh, môi trường
- Hàng hóa chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụnggiấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hóabắt buộc)
1.1.3.2 Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc,xuất xứ hàng hóa
- Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫnvới nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo bộ cho cùng loại hànghóa kể cả nhãn hiệu hàng hóa đang bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà ViệtNam tham gia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu
Trang 22- Hàng hóa có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương
tự gây nhẫm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứhàng hóa được bảo hộ
- Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa có hình dáng bên ngoài trùng vớikiểu dáng công nghiệp đang được bảo bộ mà không được phép của chủ kiểudáng công nghiệp
- Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóagây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa
Hoạt động của thực tiễn đòi hỏi phải có sự phân định rõ ràng hơn vềhàng giả giúp cho công tác đấu tranh chống hàng giả tránh được những khókhăn trong xử lý các hành vi vi phạm; vì vậy đến nay những quy định chung
về hàng giả như sau:
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định hàng hóa giả mạo về sở hữu trítuệ (Điều 213):
Trang 23+ Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắnnhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lýđang được bảo hộ dùng cho chính mình mặt hàng đó mà không được phépcủa chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
+ Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phépcủa chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan
- Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chínhphủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quyđịnh hàng giả bao gồm:
+ Hàng giả chất lượng và công dụng: Hàng hóa không có giá trị sửdụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, têngọi và công dụng hàng hóa;
+ Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: hàng hóa giả mạo tên, địachỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa; hàng hóagiả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráptrên nhãn hoặc bao bì hàng hóa;
+ Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trítuệ bao gồm hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệtvới nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó
mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉdẫn địa lý; hàng hóa là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủthể quyền tác giả hoặc quyền liên quan;
+ Các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, temchống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên,địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráphàng hóa (sau đây gọi tắt là tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả);
+ Đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nếu pháp luật cóquy định riêng thì áp dụng các quy định đó để xác định hàng giả
Trang 24Như vậy, có thể nói là muốn xác định hàng giả thì phải lấy hàng thậtlàm chuẩn để so sánh, có thể không nhất thiết phải so sánh trực tiếp giữa hàngthật và hàng giả, vì có khi xem xét bằng mắt thường không thể phát hiện sựkhác nhau mà chủ yếu là đối chiếu các tiêu chí, tiêu chuẩn, nhất là tiêu chuẩnchất lượng và các nội dung khác của chúng để phát hiện sự khác biệt, nếu cầnphải qua kiểm nghiệm, giám định của cơ quan chuyên môn kỹ thuật.
Trên đây là những quy định của Nhà nước về hàng giả Đây là nhữngkhái niệm cơ bản nhất về hàng giả và cũng là những đặc điểm để nhận biết vềhàng giả Nhưng cho đến nay, với tình hình kinh tế xã hội nước ta đã biến đổikhá nhiều, vấn đề hàng giả cũng có những động thái mới cần được nghiên cứu
cụ thể hơn
1.1.4 Phân loại hàng giả
1.1.4.1 Hàng giả về nội dung và hàng giả về hình thức
Nhìn chung, xuyên suốt trong sự phát triển của khái niệm hàng giả trongpháp luật Việt Nam luôn có sự phân biệt giữa hàng giả về nội dung và hàng giả
về hình thức Dưới nhiều góc độ, sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng
Xét theo dưới góc độ kinh tế - xã hội, những hàng giả về nội dung gâythiệt hại trực tiếp đến người tiêu dùng Khi mua phải hàng giả về nội dung,tức là hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng,công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hànghóa…, người tiêu dùng bị thiệt hại về kinh tế, thậm chí thiệt hại về sức khỏe,tính mạng trong khi đó, đối với những loại hàng giả về hình thức, tức là giảmạo về bao bì, nhãn hàng hóa, sự thiệt hại lại chủ yếu và trước hết thuộc vềnhững thương nhân có hàng hóa thật bị làm nhái, làm giả Trong trường hợpnày, người tiêu dùng cũng có thể là nạn nhân nếu chất lượng của hàng hóacũng bị giả mạo Trái lại, trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng có thểđồng lõa với người buôn bán hàng giả khi họ chấp nhận chất lượng hàng hóa
có thể thấp nhưng với giá rẻ và gắn nhãn, bao bì của thương nhân có uy tín
Trang 25Xét dưới góc độ pháp lý, sự phân biệt hai loại hàng giả nêu trên chothấy trong cuộc chiến pháp lý chống hàng giả về nội dung, vai trò của ngườitiêu dùng phải được đặt lên hàng đầu Trong trường hợp đối với hàng giả vềhình thức, quá trình nâng cao nhận thức của người tiêu dùng là quan trọng,nhưng trọng tâm là các biện pháp pháp lý cần đặt vào tay những nhà sản xuất,thương nhân có hàng hóa bị làm giả về bao bì, nhãn mác.
Cũng dưới góc độ pháp lý, trong một số trường hợp việc phân biệt hành
vi sản xuất, buôn bán hàng giả về nội dung với một số hành vi phạm phápkhác là khó khăn Chẳng hạn, việc phân biệt giữa hành vi sản xuất, buôn bánhàng giả về nội dung với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luậthình sự Hiện nay, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều
139 Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, với mứchình phạt cao nhất có thể là từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chungthân Trong khi đó, tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại điều
156 Bộ luật hình sự, với khung cao nhất là phạt tù đến mười lăm năm Trườnghợp phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốcchữa bệnh, thuốc phòng bệnh theo Điều 157 thì có thể bị phạt tù chung thânhoặc tử hình Trường hợp phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăndùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống câytrồng, vật nuôi theo điều 158 thì có thể bị phạt tù đến mười lăm năm
Dưới góc độ thực tiễn của công tác đấu tranh chống hàng giả, các sốliệu thống kê cả về hành chính và về hình sự cho thấy, chủ yếu các vụ việc bị
xử lý đều tập trung vào loại hàng giả về nội dung hoặc cả nội dung lẫn hìnhthức Số lượng các vụ việc hàng giả chỉ về hình thức bị xử lý rất ít
Liên quan vai trò của người tiêu dùng trong đấu tranh chống hàng giả,
có sự phân biệt giữa khái niệm hàng giả (về nội dung) với khái niệm "hànghóa khuyết tật" được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật về bảo vệ quyền lợi
Trang 26người tiêu dùng Trước đây, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm
1999 có đề cập đến khái niệm hàng giả Theo đó, một trong những hành vi bịnghiêm cấm là hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả Hiện nay, Luật bảo vệquyền lợi người tiêu dùng không đề cập đến vấn đề hàng giả Trong Luật mớinày, khái niệm trung tâm được sử dụng là " hàng hóa khuyết tật " tức là hànghóa không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hạicho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng Trong Nghị định185/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt độngthương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêudùng, bản thân hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa khuyết tật không bị coi làhành vi bị xử phạt hành chính Điều 76 của Nghị định này chỉ xử phạt hành vi
vi phạm trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật
1.1.4.2 Hàng giả và hàng xâm hại quyền sở hữu trí tuệ
Một trong những vấn đề quan trọng khi đề cập đến khái niệm hàng giảtrong Pháp luật Việt Nam là sự phân biệt giữa hàng giả và hàng xâm hạiquyền sở hữu trí tuệ Như trên đã thấy, khái niệm hàng giả trong Pháp luậtViệt Nam là rất rộng, bao gồm bốn trường hợp khác nhau Cách hiểu về hànggiả của Việt Nam có sự khác biệt với cách hiểu về hàng giả ở nước ngoài Ởnhiều quốc gia, khái niệm hàng giả luôn được hiểu gắn liền với một sự viphạm về sở hữu trí tuệ Chẳng hạn, tại Pháp thuật ngữ được sử dụng làContrefacno, theo đó " xét dưới góc độ pháp lý, hoạt động hàng giả được địnhnghĩa là hoạt động làm giả, bắt chước hoặc sử dụng toàn bộ hoặc một phầnnhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu hữu ích sáng chế, phần mền, quyền tác giả hoặcquyền đối với giống cây trồng mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu"
Theo cách hiểu của Pháp, hoạt động hàng giả luôn gắn liền với một sự
vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả quyền sở hữu công nghiệp, quyềntác giả hay quyền đối với giống cây trồng Tương tự như vậy, theo khoản 4
Trang 27Điều 1252 Bộ Luật dân sự Liên Bang Nga: “trong trường hợp việc sản xuất,phổ biến hoặc những hình thức sử dụng khác cũng như việc nhập khẩu, vậnchuyển hay tàng trữ các vật phẩm có chứa đựng các kết quả của hoạt động trítuệ hoặc các dấu hiệu phân biệt dẫn tới vi phạm độc quyền đối với các đốitượng này thì các vật phẩm trên được coi là giả mạo Tại Liên bang Nga, theoquyết định của Tòa án, những vật phẩm này sẽ bị đưa ra khỏi lưu thông vàbuộc tiêu hủy”.
Trong khi đó, khái niệm hàng giả của Việt Nam bao gồm có bốn trườnghợp, trong đó chỉ có một trường hợp là “hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ”
Tuy nhiên, bản thân khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theoquy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ cũng có những khác biệt với kháiniệm của Pháp và Nga Trong khái niệm được nêu ở ở điều 213 Luật Sở hữutrí tuệ của Việt Nam, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ chỉ bao gồm hànghóa giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và hàng hóa sao chép lậu quyền tácgiả Các hàng hóa có chứa đựng yếu tố xâm hại đến sáng chế, thiết kế, bố trímạch tích hợp, kiểu dáng công nghiệp và giống cây trồng không thuộc phạm
vi khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hóa sao chép lậu quy định tại khoản 3 điều này.
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa
lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
- Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
Trang 281.1.4.3 Hàng giả thông thường và hàng giả gây hại cho sức khỏe, antoàn của người tiêu dùng
Về nguyên tắc, mọi hàng giả đều gây thiệt hại cho người tiêu dùng Bảo
vệ người tiêu dùng là một trong những mục đích cao nhất của công cuộcchống hàng giả Tuy nhiên, có một số hàng giả mà việc sử dụng có thể gâyhại hoặc đe dọa gây hại trực tiếp cho sức khỏe, thậm chí tính mạng của ngườitiêu dùng Nhóm những hàng giả này có một số đặc điểm chung sau đây:
Thứ nhất, tính gây hại trực tiếp cho người tiêu dùng Sử dụng nhóm
hàng giả này, người tiêu dùng ngoài việc phải gánh chịu những thiệt hại vềkinh tế, còn phải chịu những rủi ro, thiệt hại trực tiếp hay lâu dài về sức khỏe,thậm chí an toàn tính mạng So với các mặt hàng giả khác, các mặt hàng giảnày tác động một cách trực tiếp đến người tiêu dùng, là đối tượng đông đảonhất, có vị thế yếu nhất trong phòng tránh, đối phó với các rủi ro so với cácdoanh nghiệp cũng như Nhà nước nói chung
Thứ hai, tính phổ biến, thường xuyên Do đối tượng hướng đến là người
tiêu dùng, nên những loại hàng giả này xuất hiện một cách phổ biến, thườngxuyên hơn các loại hàng giả khác Chúng có thể bao gồm các loại hàng hóa làlương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ dùng, phương tiện sinh hoạt…Trong nhiều trường hợp, sản xuất những sản phẩm này không đòi hỏi kĩ thuật,công nghệ cao nên sự xuất hiện của chúng phổ biến hơn các loại hàng giảkhác Đồng thời, những mặt hàng này đáp ứng những nhu cầu thiết yếu củangười dân nên những rủi ro, thiệt hại chúng có thể gây ra cũng mang tínhthường xuyên hơn so với các mặt hàng khác
Thứ ba, tính nghiêm trọng Các loại hàng giả gây hại cho sức khỏe, an
toàn của người tiêu dùng là những loại hàng giả gây ra những hậu quả nghiêmtrọng nhất Ngoài những mặt hàng là giả về chất lượng mang tính truyềnthống như lương thực, thực phẩm…, hiện nay nhiều loại hàng giả khác cũng
Trang 29xuất hiện phổ biến hơn, mang theo những mối nguy hại lớn hơn cho ngườitiêu dùng Những mặt hàng này bao gồm chẳng hạn: Mũ bảo hiểm xe máy,phụ tùng xe máy, ô tô, vật liệu xây dựng, đặc biệt là thuốc chữa bệnh, hóa mỹphẩm, dược phẩm chức năng và các loại dụng cụ y tế đặc thù Việc tiêu dùngcác sản phẩm hàng giả này có thể gây ra những thiệt hại lớn về sức khỏe, tínhmạng của nhiều người một cách tức thì hay trong dài hạn.
Do các đặc trưng trên đây của nhóm hàng giả gây hại cho sức khỏe củangười tiêu dùng so với các loại hàng giả nói chung, các quy định pháp luậttrong đấu tranh phòng, chống chúng cũng có những đặc thù riêng, cao hơn,nặng hơn và có tính răn đe lớn hơn trong cộng đồng
1.2 Quản lý Nhà nước đối với công tác phòng, chống hàng giả
1.2.1 Tầm quan trọng của quản lý Nhà nước
Hàng giả đã và đang thách thức hiệu lực pháp luật và năng lực quản lýcủa bộ máy Nhà nước: Kẻ có tội không bị tội hay không phải chịu hình phạtthích đáng sẽ nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, coi thường Nhà nước, làmkhủng hoàng hệ thống Lập Pháp - Tư pháp và công luận
Vấn đề trọng tâm cần nhấn mạnh là hậu quả của hàng giả còn trực tiếp
đe doạ đối với chủ quyền và an ninh quốc gia Tổ quốc hôm nay, tuy đangđứng trước thời cơ vận hội mới, song nguy cơ và tác hại của hàng giả cũngxuất hiện với thách thức và nguy cơ rất lớn Tác hại của các công trình quốcgia bị giả mạo từ khi đấu thầu đến khi thi công đã xuất hiện Đê đập có thể bị
vỡ, sạt lở; công trình có thể bị hư hỏng Thiết bị máy bay, tầu thuỷ lớn cũng
có thể là hàng giả Cây giống, con giống giả và kém chất lượng có thể gây táchại lâu dài trong nông nghiệp…
Trong bối cảnh hiện nay, cuộc đấu tranh ai thắng ai trên thị trườngcũng không kém phần gay go quyết liệt Một cuộc chiến tranh "Biên giớimềm" đang diễn ra Chủ quyền lãnh thổ không phải bị xâm lăng bằng lưỡi lê
Trang 30và xe tăng mà bằng hàng giả, tiền và công nghệ Hàng hóa mang tên hiệu,chất lượng và xuất xứ giả mạo theo yêu cầu được đưa vào trong nước bằngmọi cách Hàng hóa đến đâu là biên giới đến đó Ở nước ta không nơi nào làkhông có hàng nhập lậu, hàng giả bầy bán công khai Nguy cơ tiêu thụ hàngsản xuất trong nước giảm sút gây thiệt hại đối với các nhà đầu tư trong nướcnhưng không phải ai cũng có thể thấy hết hậu quả của nó Chiến tranh thôngthường khó có thể giết chết được nền độc lập nhưng tác hại của hàng giả cóthể gây thiệt hại to lớn cả về kinh tế và sức khoẻ cộng đồng lâu dài và tác hạihơn cả một cuộc chiến tranh nóng.
Như vậy, hàng giả đang trở thành hiện tượng khá phổ biến ở nhiều nơitrên thế giới với diện mặt hàng, chủng loại hàng ngày càng nhiều, và ở ViệtNam hiện tượng nay cũng có chiều hướng gia tăng Vì thế cuộc chiến chốnghàng giả không kém phần khó khăn, phức tạp so với chống buôn lậu, diễn takhông ngừng và nhiều khi rất quyết liệt nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội,lợi ích và cuộc sống bình yên, an toàn của người tiêu dùng, đồng thời bảo vệquyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính Vì mục tiêu quantrọng đó, nên bản thân các nhà sản xuất và người tiêu dùng cũng cần đượchuy động tham gia thông qua những hình thức thích hợp cùng với lực lượngkiểm tra, kiểm soát thị trường trong cuộc chiến chống sản xuất, buôn bánhàng giả này (ví dụ như hướng dẫn các nhà sản xuất có biện pháp tự bảo vệmình thông qua việc đăng ký bảo hộ nhãn mác, dùng mã vạch, mã số sảnphẩm…) Nạn hàng giả có thể ảnh hưởng đến bất kể quốc gia nào trên thếgiới: điều quan trọng ở đây là phải trang bị các công cụ pháp lý và đề ra cácbiện pháp hữu hiệu nhằm đấu tranh chống lại tệ nạn này
Chính vì vậy đấu tranh chống hàng giả là một chủ trương, chính sáchlớn của Đảng và Nhà nước ta; là một nhiệm vụ quan trọng của các lực lượngchức năng
Trang 311.2.2 Nội dung quản lý Nhà nước
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sản xuất, buôn bán hànggiả là một bộ phận của quản lý nhà nước trong việc quản lý các hoạt động vềsản xuất, lưu thông hàng hóa trên thị trường Quản lý nhà nước trong lĩnh vựcphòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả là hoạt động của các cơ quan quản
lý nhà nước, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong việc sử dụng quyền lựcnhà nước để xây dựng và sử dụng phương tiện pháp luật trong lĩnh vựcphòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả Đồng thời, thông qua hoạt độngđấu tranh, xử lý nạn sản xuất buôn bán hàng giả để tiếp tục hoàn thiện phápluật, cơ chế quản lý trong lĩnh vực này[2]
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Buôn lậu, hàng giả cũng như gianlận thương mại nói chung là mặt trái của nền kinh tế thị trường để lại nhữnghậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội như kìm hãm sản xuất kinh doanh trongnước, gây thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng môi trường đầu tư nướcngoài, kèm theo những tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ… Hoạt độngchống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có quan hệ biện chứng vớihoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gianlận thương mại có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuấtkinh doanh phát triển và đến lượt nó - hoạt động sản xuất kinh doanh pháttriển sẽ góp phần vào cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lậnthương mại
Tại Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủtướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả đã xácđịnh: “Trong những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bánhàng giả của các Bộ, ngành, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định,nhưng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi, đang cónhiều diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn Tình hình
Trang 32đó không chỉ là mối lo ngại của các doanh nghiệp, nỗi bất bình của người tiêudùng, mà còn gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và uy tín của các đơn vị sảnxuất, kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, gây ô nhiễmmôi sinh, môi trường” và “đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả làtrách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan chức năng và chínhquyền các cấp Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội Luật gia Việt Nam, Hộitiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cấp, các tổ chức sở hữu trítuệ có vai trò rất quan trọng trong việc vận động các tầng lớp nhân dân thamgia phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ sản xuất và buôn bán hàng giả”.
Cũng tại Chỉ thị trên, Thủ tướng đã chỉ đạo và giao thẩm quyền, tráchnhiệm quản lý nhà nước đối với công tác phòng chống hàng giả cho các cơquan nhà nước với các nội dung như: “Giao Bộ Thương mại (nay là Bộ CôngThương) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và
Ủy ban nhân dân các địa phương làm tốt công tác đấu tranh chống sản xuất vàbuôn bán hàng giả ở thị trường nội địa Trước mắt, Bộ Thương mại cùng các
Bộ, ngành liên quan rà soát lại các văn bản pháp quy về công tác chống sảnxuất và buôn bán hàng giả… Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an các cấptập trung điều tra, khám phá các đường dây, các ổ nhóm sản xuất, buôn bánhàng giả… Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường chủ trì cùng với các Bộ,ngành liên quan kịp thời công bố danh mục hàng hóa Nhà nước quản lý chấtlượng, gắn công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với việc quản lý chấtlượng hàng hóa; chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm nghiệm, xác địnhhàng giả và ban hành quy trình tiêu hủy hàng giả, độc hại có liên quan đếnmôi sinh, môi trường… Bộ Y tế chủ trì… trong lĩnh vực y tế, dược phẩm,dược liệu, vệ sinh an toàn thực phẩm… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì… trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp… Bộ Văn hóa - Thôngtin chủ trì… tổ chức kiểm tra chống sản xuất, buôn bán các loại ấn phẩm giả
Trang 33và sản phẩm văn hóa giả khác; chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng thờilượng thông tin cho việc giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức liên quan đếnviệc phòng, chống hàng giả… Tổng cục Hải quan cùng với Bộ đội biên phòngcần tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán qua biên giớicác loại hàng giả” Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ đạo “Bộ Tài chính hướngdẫn cụ thể việc để lại và sử dụng tiền thu được từ hoạt động chống sản xuất vàbuôn bán hàng giả (tiền phạt, tiền bán tang vật tịch thu được phép lưu thông)cho địa phương và đơn vị để phục vụ cho hoạt động chống hàng giả…” Bêncạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu “các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần thựchiện tốt việc đăng ký chất lượng, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, chủ độngnghiên cứu, áp dụng các biện pháp bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình tránh
bị làm giả đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việcchống hàng giả”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóaVIII) đã nhấn mạnh: "Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng,phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu quả những biện phápchống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị trường nội địa.Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặctiếp tay, bao che cho buôn lậu" Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Chỉ thị Chỉthị số 853/CT-TTg ngày 16/10/1997, xác định: “Buôn lậu đang diễn biến hếtsức nghiêm trọng, đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh tế- xã hội, cảntrở quá trình phát triển lành mạnh của kinh tế đất nước ”, yêu cầu “Chínhquyền các cấp cần tập trung lực lượng để đấu tranh mạnh mẽ vào các hoạtđộng buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là các hoạt động buôn lậu có tổchức”, chỉ đạo “xử lý nghiêm minh các vụ buôn lậu, gian lận thương mại;điều tra kết luận và xử lý ngay một số vụ buôn lậu điển hình để răn đe và giáodục chung” Gần đây Chính phủ tiếp tục khẳng định, buôn lậu, gian lận
Trang 34thương mại và hàng giả không chỉ là cản lực đang làm suy yếu nền kinh tế đấtnước mà còn liên quan, gắn bó và nảy sinh tệ nạn tham nhũng Quyết tâmngăn chặn đẩy lùi quốc nạn này, ngày 19/03/2014 Thủ tướng Chính phủ đã kýquyết định 389/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chống buônlậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cơ sở củng cố và nâng cấp ban chỉđạo 127 đã được thành lập năm 2001 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389), Cơ quanthường trực đặt tại Bộ Tài chính, cùng với sự tham gia của các Bộ ngành khácnhư Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, nhiệm vụ, quyền hạn,trách nhiệm cũng được xác định rõ ràng hơn trước đây Điều này thể hiện sự
kỳ vọng của chính phủ vào kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 thời giantới Đối tượng điều chỉnh trong nội dung quản lý Nhà nước là tất cả thànhphần tham gia vào nền kinh tế từ kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể đến cácdoanh nghiệp, tập đoàn… Ban chỉ đạo 389 từ Trung ương đến địa phương là
cơ quan trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực thi các chỉ thị, văn bản được banhành về phòng chống hàng giả, là cơ quan trực tiếp xử lý những sai phạm vềhàng giả, báo cáo thường xuyên và liên tục về Trung ương để có những biệnpháp, quy định kịp thời cho những vấn đề còn tồn tại hoặc phát sinh trongcông tác phòng chống hàng giả
1.2.3 Cơ sở pháp lý trong phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả
1.2.3.1 Những quy định của Pháp luật Việt Nam về chống sản xuất,buôn bán hàng giả
Một là: Pháp luật về hành chính
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ngày 29/11/2005:
+ Điều 213 quy định hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
+ Điều 12 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chínhphủ quy định xử phạt đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vậnchuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
Trang 35- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chínhphủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sảnxuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hai là: Pháp luật về xử lý hình sự:
- Bộ luật Luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam
+ Điều 156 quy định "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”
+ Điều 157 quy định “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực,thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”:
+ Điều 158 quy định “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng
để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng,vật nuôi”
+ Điều 164 quy định “Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả”
- Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 của Việt Nam
+ Điều 171 quy định “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”
+ Điều 170a quy định “Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan”
Ba là: Pháp luật về dân sự đối với hàng giả:
- Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.2.3.2 Một số quy định Quốc tế về chống hàng giả và hợp tác Quốc tếchống hàng giả
Năm 1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với 137 nước thànhviên đã quy định một hệ thống các quy tắc ứng xử đối với thương mại quốc tếtrong đó có cả các quy tắc về sở hữu trí tuệ Việc đưa ra nội dung sở hữu trítuệ vào Hiệp định chung về thuế quan (GATT) đã chứng minh mối quan hệngày càng tăng giữa sở hữu trí tuệ và thương mại Đó cũng là lý do Hiệp định
về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ(Agreement on Trade-Related Aspects of Interllectual Property Rights, gọi tắt
Trang 36là TRIPS) được ký kết vào ngày 15/4/1994 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày1/1/1995 Theo Hiệp định TRIPS, bảo hộ sở hữu trí tuệ là một bộ phận của hệthống đa quốc gia thuộc WTO.
Hiệp định trên đây đã lấy lại hầu hết các điều khoản quy định của cáccông ước quốc tế cơ bản điều chỉnh lĩnh vực này, đó là:
- Công ước BERNE về quyền sở hữu văn học và nghệ thuật, có nghĩa làquyền tác giả và những quyền đi kèm
- Công ước PARIS về quyền sở hữu công nghiệp, có nghĩa là quyền sởhữu về nhãn hiệu, về xuất xứ địa lý, về mẫu mã công nghiệp và bằng sáng chế
- Công ước ROME về bảo hộ các nghệ sĩ, diễn viên và người biểu diễn.Hiệp định TRIPS quy định các tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc bảo hộtất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm sáng chế, bí quyết kỹ thuật, nhãnhiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫnđịa lý, bản quyền tác giả và các quyền liên quan
Liên minh Châu âu (EU) cho phép các cơ quan hải quan có thêm quyềnlực để ngăn chặn các luồng hàng giả đổ vào EU, từ các loại đồng hồ được ưachuộng đến túi xách tay, kể cả thực phẩm và hoa, băng đĩa nhạc, phim ảnh vàphần mềm máy tính Theo quy định các quan chức hải quan sẽ có quyền mởcác cuôc điều tra mà không cần chờ có đơn kiện chính thức, và có thể khámxét kỹ hơn hành lý của khách du lịch
1.3 Kinh nghiệm phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả và bài học cho Thanh Hóa
1.3.1 Kinh nghiệm Quốc tế và một số địa phương
Theo Giáo sư (GS) Laurent Manderieux, các nước Liên minh Châu âu(EU) và Hoa Kỳ có những kinh nghiệm chống hàng giả, hàng nhái rất hiệu quả,Việt Nam và nhiều quốc gia khác có thể tham khảo để nâng cao hệ thống bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) khi kinh doanh trong nước và trên thế giới
Trang 371.3.1.1 Kinh nghiệm của EU
EU có một hệ thống chống hàng giả tinh vi, được xây dựng gần đây(vào những năm 90) vì lợi ích chung của các quốc gia
Các quy định của EU tập trung chống hàng giả, hàng nhái tại các cửakhẩu hải quan bởi theo GS Laurent, hoạt động hàng giả, hàng nhái chủ yếudiễn ra ở thị trường trong nước và tại các biên giới
Hệ thống hải quan của EU hoạt động rất hiệu quả Số liệu thống kê antoàn nhất và chính xác nhất là số liệu của Hải quan (mặc dù số liệu này khôngtính đến thương mại trong nước) Theo thống kê của Hải quan EU, ở châu Âu
có đến 70% hàng giả, hàng nhái bị giữ lại ở cửa khẩu; 30% vẫn lọt qua biêngiới (khoảng vài triệu sản phẩm) Ước tính hàng giả tại Hải quan là 200 tỷ đô-
la, lớn hơn GDP của 150 nước
Đặc biệt, EU có các biện pháp bên trong nhằm thực thi bảo vệ SHTTtrên phạm vi lãnh thổ EU rất thành công, bao gồm hệ thống FALSTAFF(Fully Automated Logical System to Avoid Forgeries & Fraud) - Công nghệ
và mạng lưới hỗ trợ đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái đoạt giải Oscar vềchính phủ điện tử châu Âu năm 2005
EU cũng đã hoàn thành dự án Europ Aware gồm văn phòng SHTT,trường đại học, trung tâm nghiên cứu về phát huy quyền SHTT và các trung tâm
tư vấn; các chiến dịch nâng cao nhận thức về quyền bảo vệ SHTT; xuất bản hoặc
hỗ trợ xuất bản các ẩn phẩm về biện pháp thực hành tốt nhất (sổ tay, sách nhỏ,
tờ rơi) và thành lập cơ quan giám sát của châu Âu về hàng giả, hàng nhái
Ngoài ra, từ năm 2004, chiến lược của EU còn nhằm thực thi bảo vệSHTT ở nước thứ 3 Cụ thể, EU xác định quốc gia ưu tiên là các quốc gia cónhiều vấn đề nhất về vi phạm quyền SHTT Tăng cường đối thoại chính trị,chính sách hỗ trợ, hợp tác kĩ thuật đảm bảo hỗ trợ kĩ thuật cho các nước thứ 3
về thực thi bảo vệ SHTT, đặc biệt ở những nước ưu tiên; trao đổi ý kiến và
Trang 38thông tin với Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO), Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản Đặcbiệt thiếp lập quan hệ hợp tác công - tư, hỗ trợ/tham gia vào mạng lưới thựcthi SHTT ở các nước thứ 3 liên quan.
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Đối với bảo vệ SHTT, Hoa Kỳ áp dụng “Sáng kiến chiến lược chốnghoạt động vi phạm bản quyền có tổ chức” - Strategy Targeting OrganizedPiracy (STOP), là kế hoạch của chính phủ Hoa Kỳ nhằm đấu tranh chống hoạtđộng làm hàng giả, hàng nhái ở nước này và trên thế giới
Sáng kiến STOP giúp các công ty Hoa Kỳ nâng cao năng lực bảo vệquyền SHTT, ngăn chặn việc mua bán hàng giả ở cửa khẩu nước này, giữcác sản phẩm này ngoài chuỗi cung ứng toàn cầu và đảm bảo rằng các công
ty Hoa Kỳ sẽ nhận được lợi ích của các hiệp định thương mại tự do Hoa kỳ
ký kết
Tại Hoa kỳ, để phòng tránh các vi phạm trong lĩnh vực SHTT, các cơquan thực thi pháp luật hướng đến những đối tượng được hưởng lợi nhiềunhất từ việc vi phạm, những người cung ứng các sản phẩm vi phạm quyềnSHTT bao gồm cả cá nhân và pháp nhân Chế tài xử lý trong lĩnh vực này cóthể là dân sự hoặc hình sự Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ chế tài xử lý dân sự tươngđối mạnh mẽ và đủ sức răn đe, nên biện pháp này được sử dụng nhiều hơnchế tài hình sự
1.3.1.3 Kinh nghiệm của Thụy Sĩ
Thụy Sĩ là nước không giàu về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có nềnkinh tế, khoa học và công nghệ phát triển trong đó có nhiều ngành đạt trình độhàng đầu thế giới
Chính vì vậy, Thụy Sĩ là một trong những nước trên thế giới quan tâmđến vấn đề sở hữu trí tuệ; trong đó việc chống hàng giả và vi phạm bản quyềnđược coi là một chiến dịch nhằm bảo vệ quyền sáng tạo, hỗ trợ cho hoạt độngngoại thương và tạo môi trường kinh tế lành mạnh
Trang 39Với việc trụ sở Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đặt tại Thụy
Sĩ đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ tại Thụy Sĩ
Ở Thụy Sĩ, để bảo vệ người tiêu dùng, nước này đã ban hành nhiều luật vềkhoa học và công nghệ và sở hữu trí tuệ, thành lập tòa án riêng về sở hữu trí tuệ,phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuyên truyền nângcao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu quốc giaSWISS MADE, hỗ trợ đưa nhanh các kết quả nghiên cứu ra thị trường
Hiện tượng hàng giả và vi phạm bản quyền là vấn đề luôn được quantâm hàng đầu trên thế giới vì bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều có thể
bị làm giả, nhái hoặc bị sao chép mà không được phép như phần mềm, điệnảnh, dược, thực phẩm, công nghiệp, máy móc
Bên cạnh đó, Chính phủ Thụy Sĩ còn có nhiều biện pháp mạnh để trấn
áp nạn hàng giả, hàng nhái như xây dựng và thực hiện các chế tài đánh vàodoanh nghiệp khiến doanh nghiệp có thể giải thể hoặc ngừng hoạt động nếu viphạm sở hữu trí tuệ đồng thời công khai tên doanh nghiệp, tổ chức làm hànggiả trên truyền hình, tại các nơi công cộng… đồng thời tổ chức tiêu hủy hànggiả, hàng nhái
Điều đặc biệt ở Thụy Sĩ là việc thực hiện các chương trình hỗ trợ ngườidân cách thức phân biệt hàng thật, hàng nhái, hàng giả để tránh nhầm lẫn chongười dân
Nền kinh tế Thụy Sĩ ước tính bị thiệt hại khoảng hai tỷ USD mỗi năm
do nạn hàng giả và vi phạm bản quyền, do đó nước này tổ chức chiến dịchchống hàng giả và vi phạm bản quyền (Stop Piracy) và đã được sự ủng hộ
nhiệt tình của người dân cũng như các cơ quan hữu quan về vấn nạn này
Nhờ vậy, trong khoảng hai năm trở lại đây, nạn hàng giả, hàng nhái và
vi phạm bản quyền tại Thụy Sĩ giảm đi đáng kể góp phần đưa thương hiệuhàng hóa của Thụy Sĩ tìm lại uy tín trên thị trường thế giới
Trang 40Trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt Nam-Thụy Sĩ về sở hữu trí tuệđang được thực hiện, chuyên gia hai nước đã trao đổi kinh nghiệm về hoạtđộng sở hữu trí tuệ, chú trọng tới chiến dịch chống hàng giả và vi phạm bảnquyền Kinh nghiệm về hoạt động sở hữu trí tuệ tại Thụy Sĩ đã gợi mở nhữngcách tiếp cận mới tại Việt Nam.
Chuyên gia về sở hữu trí tuệ của Thụy Sĩ cho rằng Việt Nam nênxây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ mang tầm quốc gia, từng bước xâydựng thương hiệu quốc tế cho một số sản phẩm Việt Nam, đẩy mạnhchiến dịch chống hàng giả và vi phạm bản quyền, tạo dựng môi trườngcạnh tranh lành mạnh
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường phối hợp với các cơquan chức năng, cơ quan truyền thông trong việc xây dựng thương hiệu vàbảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chính doanh nghiệp mình
1.3.1.4 Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Thông điệp được lãnh đạo Sở Công thương, Chi Cục QLTT TP ĐàNẵng đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả,hàng cấm, hàng kém chất lượng trên địa bàn thành phố ngày 18/9/2014
Theo đó, đến cuối năm 2014, 100% các doanh nghiệp, hộ kinh doanh,các cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP Đà Nẵng sẽ ký cam kết thựchiện nghiêm túc việc không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng cấm
“Chúng tôi sẽ kết hợp tuyên truyền dưới nhiều hình thức đến tất cả cácđối tượng kinh doanh, phân phối trên địa bàn Đến cuối năm 2014, 100% hộkinh doanh sẽ cam kết không bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng”,ông Lữ Bằng, Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục Trưởng chi cục Quản
lý thị trường TP Đà Nẵng nhấn mạnh
Trên tất cả các địa điểm kinh doanh như chợ, siêu thị, các hộ kinhdoanh… sẽ niêm yết cam kết và các lực lượng quản lý thị trường sẽ tiến hànhkiểm tra hậu cam kết