Thực trạng về công tác quản lý Nhà nước trong phong chống

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố thanh hó (Trang 56 - 66)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Thực trạng về công tác quản lý Nhà nước trong phong chống

sản xuất và buôn bán hàng giả

2.2.2.1. Hiệu lực thi hành pháp luật

Công tác chống hàng giả là một chủ trương nhất quán từ trước đến nay đã được Nhà nước ta thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Trong thời kỳ bao cấp, hàng hóa khan hiếm, hàng giả về chất lượng và công dụng là chủ yếu. Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành để điều chỉnh những hành vi này như: Nghị quyết 188/HĐBT ngày 23/11/1982 “về tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và Quản lý thị trường” của Hội đồng Bộ trưởng; Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép do Hội đồng Nhà nước ký ngày 30/6/1982; Nghị định 46-HĐBT ngày 10/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng; Bộ luật hình sự 1985,…

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn hàng giả trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước đã tiếp tục sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản pháp

luật về chống hàng giả nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh chống hàng giả cũng như tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường.

Để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, các cơ quan thực thi dựa trên cơ sở các quy định được ban hành rất rõ cho từng lĩnh vực, từng ngành nghề khác nhau.

Đây là cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh chống hàng giả, đồng thời góp phần từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích các hoạt động kinh tế thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ… phát triển bảo đảm tính lành mạnh và có định hướng của Nhà nước ta. Như vậy trong mỗi lĩnh vực về cơ bản đã hình thành tương đối đầy đủ các chế định pháp lý tương ứng liên quan, mang tính hệ thống pháp lý từ cao xuống thấp, được quy định và hướng dẫn tương đối chi tiết, đầy đủ và cụ thể, các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng… phần lớn đã được điều chỉnh thích hợp trong các văn bản pháp luật hiện hành.

Nhìn chung, tình hình tuân thủ Pháp luật về hàng giả trên địa bàn TP Thanh Hóa trong thời gian qua tương đối tốt, không có những vụ việc thực sự nổi cộm gây nhức nhối trong dư luận như các địa phương khác. Song tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả với quy mô nhỏ lẻ vẫn đang nhức nhối, các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, thủ đoạn, có xu hướng chuyển từ buôn bán những mặt hàng giả có giá trị thấp sang những mặt hàng có giá trị cao như rượu ngoại, thuốc lá ngoại… hoạt động có tổ chức, kín kẽ hơn, sử dụng các đối tượng giang hồ, nghiện hút trong mắt xích vận chuyển hàng, sẵn sàng chống đối khi gặp lực lượng chức năng.

Trong hệ thống Luật pháp quy định về hàng giả vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa các lực lượng thi hành, không phân định rõ được

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thi hành. Các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả đã lợi dụng những kẽ hở trong hệ thống đó để tiến hành việc sản xuất, vận chuyển và buôn bán hàng giả của mình. Đơn cử việc xác định tính thật giả của hàng hóa là chuyên môn của cơ quan Quản lý thị trường, nhưng hàng hóa lưu thông trên thị trường thường được vận chuyển bằng đường bộ, lực lượng duy nhất được phép kiểm tra trên đường bộ là lực lượng Công An giao thông, khi sự phối hợp giữa hai lực lượng này không tốt cũng là cơ hội cho việc vận chuyển, tiêu thụ hàng giả phát triển mạnh.

2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy thực thi

Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

Sau khi có chỉ thị 853/1997/CT-TTg; Chỉ thị 31/1999/CT-TTG; Chính phủ thành lập ban chỉ đạo 853 (chống buôn lậu), Ban chỉ đạo 31 (Chống sản xuất và buôn bán hàng giả) để tập trung thống nhất vào một đầu mối chỉ đạo, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban chỉ đạo 127, sau này được đổi thành Ban chỉ đạo 389 theo quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/03/2014 của Thủ Tướng Chính Phủ)

Thực hiện Quyết định số 389/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ở tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2271/QĐ-UBND ngày 21/07/2014 về thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại gọi tắt là “Ban chỉ đạo 389 tỉnh” nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác đấu tranh ngăn chặn nạn buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại, gồm:

1- Đồng chí: Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban. 2- Đồng chí: Phó giám đốc Sở Công thương - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường làm Phó Ban thường trực.

3- Các Đồng chí: Phó giám đốc Sở, Ngành là thành viên

Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh Thanh Hóa gồm các ngành thành viên sau:

1- Chi cục Quản lý thị trường - Sở Thương mại

(nay là Sở Công Thường) - Cơ quan thường trực

2- Công an tỉnh - thành viên

3- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh - thành viên 4- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng - thành viên

5- Cục Hải Quan - thành viên

6- Cục Thuế - thành viên

7- Sở Tài Chính - thành viên

8 - Sở Khoa học và Công nghệ - thành viên 9- Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - thành viên

10 - Sở Y tế - thành viên

Các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ chống hàng giả

- Lực lượng Công an kinh tế - Công an tỉnh Thanh Hóa. - Lực lượng quản lý thị trường - Sở Công thương Thanh Hóa.

- Lực lượng chuyên môn và Thanh tra chuyên ngành gồm: ngành nông nghiệp, ngành thuỷ sản, ngành y tế, công nghiệp, khoa học công nghệ, xây dựng, văn hoá thông tin trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa…

- Lực lượng hải quan, Bộ đội biên phòng.

Các cơ quan khác

Các cơ quan thông tin đại chúng Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, các Hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp tư vấn, văn phòng luật sư… đã góp phần đáng kể trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, cũng như phối hợp hành động cùng các cơ quan chức năng của Nhà nước trong

công tác này. Bản thân các doanh nghiệp có sản phẩm lưu thông - mua bán trên thị trường và người tiêu dùng tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn trong cuộc đấu tranh này.

2.2.2.3. Năng lực đội ngũ thực thi các chính sách, quy định trong phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả

Hiện nay, việc kiểm tra và giám sát về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được giao cho nhiều lực lượng khác nhau: Ở các cửa khẩu biên giới, cảng biển, sân bay gồm: Lực lượng Hải quan giữ vai trò chủ chốt, Bộ đội biên phòng; còn kiểm tra, kiểm soát trên thị trường nội địa gồm: Quản lý thị trường, Công an, Thanh tra chuyên ngành y tế, khoa học công nghệ, bảo vệ thực vật, thú y…

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng nói trên, đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, đạt được một số thành quả nhất định. Tuy nhiên, cơ chế thực thi pháp luật, đặc biệt là cơ chế kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính chưa đạt hiệu quả như yêu cầu đặt ra. Hiện vẫn còn tình trạng chồng chéo về chức năng trong khâu kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường, đặt biệt là giữa các cơ quan thanh tra chuyên ngành và cơ quan Quản lý thị trường, chẳng hạn như: Hàng hóa lưu thông trên thị trường thì cơ quan Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành đều có chức năng xử lý đối với các vi phạm hành chính về hàng giả, chất lượng, nhãn hàng hóa, do đó dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy và bỏ sót trong việc kiểm soát thị trường nội địa.

- Các cơ quan thực thi chủ yếu là kiêm nhiệm thêm công tác chống hàng giả, xâm phạm SHTT trong lĩnh vực do ngành mình phụ trách, nên không có cơ chế, chính sách hỗ trợ nào khác.

- Kinh phí phục vụ cho công tác điều tra, xác minh, kiểm nghiệm, giám định, tiêu hủy, kho bãi chứa trữ còn hạn chế, nên công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm Sở hữu trí tuệ, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

- Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác đấu tranh chống hàng giả còn khá lỏng lẻo, tình trạng mạnh ai người ấy làm, tính địa phương, cục bộ còn diễn ra phổ biến. Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được tổ chức thường xuyên, liên tục, nhiều nơi, nhiều lúc còn khá manh mún, đa phần chưa có kế hoạch, chiến dịch kiểm tra, kiểm soát cụ thể. Nhiều hoạt động phối hợp còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

- Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong công tác đấu tranh chống hàng giả.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng và các thành phần khác (các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể xã hội, các cơ quan truyền thông… và người dân) chưa được phát huy tốt. Phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác chống hàng giả, chưa chủ động bảo vệ sản phẩm của mình cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng...

- Hơn nữa, các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu, phát triển mở rộng sản xuất đóng vai trò quan trọng có tác dụng hạn chế tệ nạn hàng giả cũng cần phải được quan tâm đúng mức.

2.2.2.4. Kết quả công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2014

Trong 4 năm, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại từ Trung ương đến địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã hội và tầng lớp nhân dân, sự cố gắng

của các thành phần kinh tế, chúng ta đã thu được kết quả đáng khích lệ đã giảm thiểu tệ nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần ổn định thị trường, phát triển sản xuất. Tuy nhiên thị trường hàng hóa và dịch vụ cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh ta nói riêng vẫn diễn biến khá phức tạp. Đặc biệt, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu; thời tiết không thuận lợi, bão lụt, dịch bệnh, hạn hán, rét đậm kéo dài gây thiệt hại lớn về người và tài sản xã hội, làm cho tình hình hàng hóa giá cả có những biến động bất thường. Nguy cơ lạm phát, tái lạm phát, bất ổn cung cầu và thị trường hàng hóa, sức cạnh tranh hàng hóa giữa hàng ngoại nhập và hàng sản xuất trong nước càng trở nên quyết liệt, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng qua biên giới và trên thị trường nội địa vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân.

Trước tình hình trên, bám sát các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Trung ương, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh Thanh Hóa đã chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm triển khai đồng bộ các giải pháp, giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành chủ động xây dựng kế hoạch riêng cho ngành mình và đã chủ động phối hợp với cấp Uỷ, Chính quyền huyện, thị xã, thành phố làm tốt công tác tuyên truyền, công tác phối kết hợp giữa các lực lượng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại trên thị trường, cụ thể như sau:

- Chỉ đạo các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng thực hiện các phương án chống hàng giả của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Trung ương đối với các mặt hàng thuốc lá điếu, sắt thép xây dựng, các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm công nghiệp; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi.

- Tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành theo chuyên đề về hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, hàng không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ...

- Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, các cơ quan hữu quan trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Các ngành thành viên Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh Thanh Hóa đã ký Quy chế phối hợp, Bản thoả thuận trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại giữa Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công thương) với: Bộ đội Biên phòng tỉnh; Hải quan tỉnh; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Ngân hàng nhà nước chi nhánh tại Thanh Hóa; Bản thoả thuận với: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng PC46 (Công an tỉnh), Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Thanh Hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, vật tư nông nghiệp; Quy chế phối hợp giữa Công an và lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa, để không ngừng nâng cao trách nhiệm trong đấu tranh chống hàng giả.

- Phối hợp với các cơ sở sản xuất chân chính trong và ngoài tỉnh có thương hiệu và chất lượng hàng hóa được người tiêu dùng ưa chuộng đang bị làm giả trên thị trường, tổ chức ký cam kết với các cơ sở kinh doanh không kinh doanh các mặt hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ.

- Kết quả từ năm 2010-2014 theo số liệu tổng hợp cơ quan thường trực ban chỉ đạo chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại - Chi cục Quản lý thị Thanh Hóa các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện xử lý:

+ Số vụ xử lý hàng giả: 1.848 vụ + Số tiền thu phạt: 5,9 tỷ đồng + Trị giá hàng tịch thu: 4,29 tỷ đồng.

- Hàng giả xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh như trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vật liệu xây dựng, dược phẩm, dược liệu, xuất bản, tiền tệ. Bọn làm hàng giả đã triệt để lợi dụng sự khó nhận biết của người tiêu dùng đối với các nhóm hàng này để thực hiện các hành vi gian lận.

- Đa dạng về chủng loại mặt hàng từ giầy dép, quần áo thể thao, mỹ phẩm, xe đạp, phụ tùng xe máy, phụ tùng xe đạp, phụ tùng ôtô, xi măng, sắt thép, phân bón, tân dược, nước giải khát, rượu bia, mì chính, bánh kẹo, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…ngay cả những mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao như hàng ti vi, tủ lạnh, đầu DVD, đầu kỹ thuật số máy điều hoà, máy ảnh,

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố thanh hó (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w