7. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Tuyên truyền hiểu biết pháp luật về hàng giả cho người dân và
các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của nhà nước về hàng giả, về SHTT, về tác hại nhiều mặt của tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả hàng kém chất lượng đến tận người dân bằng nhiều hình thức; nội dung phong phú, phương pháp đơn giản phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đặc biệt phối hợp với đài truyền hình làm chương trình hàng thật - hàng giả phát định kỳ trên truyền hình.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền vận động nhân dân không dùng hàng giả. Tạo thói quen cho người tiêu dùng lựa chọn hàng thật như là một thói quen hay là một nét văn hóa khi mua sắm.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng trong các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể và nhân dân tham gia, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó xây dựng được ý thức trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân, doanh nghiệp, của các cơ quan đoàn thể tạo dư luận lên án mạnh mẽ hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả.
- Thiết lập trang web của từng ngành, thông qua các các diễn đàn trên mạng để trao đổi thông tin về hàng giả, nơi cung cấp hàng giả, xâm phạm
SHTT, hàng kém chất lượng trên để mọi người biết và tránh mua phải hàng giả và các cơ quan chức năng có thông tin để kiểm tra và xử lý.
- Tăng cường công tác triển lãm về hàng thật, hàng giả hàng năm. Tổ chức lồng ghép với các Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp, nông nghiệp, y tế... để người tiêu dùng có thể nhận biệt được đâu là hàng thật-hàng giả từ đó có những lựa chọn đúng và chính xác hàng hóa mình cần mua.
- Thông qua tổ chức dân cư, khu phố, hướng dẫn người tiêu dùng và các doanh nghiệp có cam kết về không sản xuất, tiêu thụ hàng giả hoặc có hành vi tiếp tay cho sản xuất và buôn bán hàng giả.
- Công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp, vụ việc sản xuất và buôn bán hàng giả điển hình liên quan tới sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội, an ninh kinh tế... để mọi người biết và tẩy chay các hàng hóa đó. Điều này giúp cho việc xã hội hóa trong công tác phòng và chống sản xuất, buôn bán hàng giả có hiệu quả.
- Xây dựng chính sách khen thưởng, hỗ trợ người tiêu dùng phát hiện hàng giả, cung cấp thông tin về việc sản xuất và buôn bán hàng giả cho các lực lượng chức năng.
- Nâng cao ý thức, năng lực tự bảo vệ của các doanh nghiệp trong nước. - Hướng dẫn, lồng ghép, chỉ đạo các tổ chức, cơ quan của nhà nước, các tổ chức hỗ trợ trong và ngoài nước xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như đưa các nội dung về: Tác hại của hàng giả; hướng dẫn pháp luật, quy định vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả; đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý... tập huấn về ghi nhãn hàng hóa, quảng bá tư vấn sản phẩm; cung cấp thông tin khiếu nại, tố cáo những cá nhân, tổ chức sản xuất và buôn bán hàng giả.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quản lý tốt hệ thống bán hàng, thiết lập kênh phân phối vững chắc lưu thông hàng chính hiệu, xác lập quyền sở hữu về nhãn hàng, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ và thực hiện
quy chế ghi nhãn. Doanh nghiệp cần chủ động cung cấp thông tin cho người tiêu dùng để nhận biết, phân biệt hàng thật, hàng giả.