7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Dự báo tình hình, xu hướng hoạt động sản xuất, buôn bán
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA
3.1. Cơ sở hình thành các giải pháp
3.1.1. Dự báo tình hình, xu hướng hoạt động sản xuất, buôn bánhàng giả hàng giả
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với định hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và mở cửa hội nhập, chúng ta đang tích cực hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tranh thủ cơ hội để thực hiện mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới cũng đặt ra thách thức to lớn đối với nước ta, trong đó có vấn nạn hàng giả luôn là lực cản lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Qua nghiên cứu phân tích các số liệu thống kê vụ việc về sản xuất và buôn bán hàng giả trong nhiều năm trở lại đây và căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội chúng ta có thể dự báo xu hướng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả như sau:
- Hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn có chiều hướng gia tăng, với những thủ đoạn tinh vi hơn, gây tác hại trên nhiều mặt đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đến tính mạng, sức khoẻ, quyền lợi người tiêu dùng, đến lòng tin của nhân dân đối với sự quản lý nhà nước, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến với quan hệ thương mại với các nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. Cơ sở của dự báo này là ở chỗ: tính chất xã hội hoá nền kinh tế ngày càng mở rộng dẫn đến cạnh tranh gay gắt trên thị trường, giành giât thị phần hàng hóa, dịch vụ ngày càng trở nên quyết liệt; quan hệ mua bán giao lưu hàng hóa mở rộng không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng với các nước trong khu vực và thế giới; sự phát triển nhanh chóng của thông tin, khoa học công nghệ là điều kiện cho hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả triệt để lợi dụng khai thác lợi thế này; trình độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tiễn; hệ thống pháp luật của nước ta mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa hoàn chỉnh tạo cơ sở cho hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả có cơ hội tồn tại.
- Đối tượng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả sẽ đa dạng hơn, có đủ các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài các đối tượng trong nước sẽ có thêm tổ chức, cá nhân nước ngoài ở các nước và vùng lãnh thổ khác nhau là những nơi có hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả nổi tiếng tham gia. Đặc biệt, sẽ hình thành các đường dây có tổ chức giữa trong nước với nước ngoài để sản xuất, tiêu thụ hàng giả dưới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Ngoài hàng giả sản xuất trong nước, sức ép hàng giả sản xuất từ nước ngoài đưa vào nước ta tiêu thụ ngày càng gia tăng hơn.
- Theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế của tổ chức thương mại thế giới WTO, nước ta sẽ giảm dần thuế suất của một số dòng thuế và dỡ bỏ hàng rào phi thuế qua. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Theo đó, kéo theo sự gia tăng về lưu thông và sự đa dạng của hàng hóa xuất nhập khẩu, hoạt động đầu từ, liên doanh gia công sản xuất hàng xuất khẩu... đang gia tăng mạnh mẽ. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho nạn sản xuất buôn bán hàng giả ngày càng
diễn biến phức tạp, hình thành các đường dây, tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả xuyên quốc gia mang tính toàn cầu.
- Địa bàn tiêu thụ hàng giả trên khắp các địa bàn cả nước từ thành thị đến nông thôn, trong đó khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa vẫn là những địa bàn hàng giả được tiêu thụ khá dễ dàng. Cơ sở của vấn đề này là ở chỗ do điều kiện kinh tế xã hội, dân trí kém phát triển, thu nhập thấp và tâm lý thích mua hàng rẻ, nên khi thấy hàng hóa thoả mãn được nhu cầu sử dụng, vừa với túi tiền là chấp nhận, dù có thể họ biết đó là hàng giả, hàng kém chất lượng. Ngay cả với khu vực đô thị, nơi dân cư có điều kiện tiếp xúc nắm bắt được các thông tin về hàng thật, hàng giả, song cũng không dễ gì phân biệt được khi mua sắm do trình độ sản xuất hàng giả hiện đại, khá tinh vi, dễ nhầm lẫn giữa hàng giả và hàng chính hiệu.
- Địa bàn thành phố Thanh Hóa năm 1996 chỉ mới có 3.000 đến năm 2006 lên đến trên 4500 cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, đến năm 2010 có trên 4800 cơ sở với tốc độ phát triển về sản xuất và dịch vụ thương mại ước đến năm 2018 số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại là 7500 cơ sở.
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế của cả nước, kinh tế tỉnh Thành Hoá cũng không ngừng phát triển, sự cạnh tranh quyết luyệt về giá cả của các loại hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong và ngoại tỉnh ngày càng diễn ra gay gắt, dẫn đến lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp trong tỉnh giảm sút. Bên cạnh đó lợi nhuận thu được từ sản xuất, buôn bán hàng giả là rất lớn, các tổ chức, đường dây ổ nhóm đã và đang hình thành dưới danh nghĩa là các tổ chức, cá nhân đầu từ sản xuất, kinh doanh để sản xuất, buôn bán hàng giả, vì vậy diễn biến ngày càng phức tạp hơn, với những thu đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi hơn, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng.