7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chống hàng giả
Bởi vậy từng doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình, tránh việc làm ăn chụp giựt ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp. Vê lâu dài, đây là con đường hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp không những khẳng định sản phẩm của mình, nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế mà còn góp phần giúp doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế mà còn góp phần giúp doanh nghiệp tự bảo vệ được các sản phẩm chính hiệu chống hàng giả.
3.2. Hệ thống các giải pháp cơ bản tăng cường quản lý Nhà nướctrong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa
3.2.1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chống hànggiả giả
- Thực hiện tốt công tác rà soát và chỉnh sửa lại các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện kịp thời những thiếu sót để bổ sung; bãi bỏ những quy định lạc hậu, không phù hợp hoặc trái thông lệ quốc tế và trái với những cam kết của Việt Nam khi tham gia hội nhập sao cho có sự thống nhất, tránh tình trạng một hành vi có nhiều cách xử lý gây khó khăn cho các lực lượng thực thi và gây hiều nhầm và phiền hà cho doanh nghiệp.
- Thể chế hóa việc giải quyết các tranh chấp về SHTT bằng biện pháp dân sự, trình tự thủ tục cần đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho chủ thể quyền bị xâm phạm, nhằm tăng cường định hướng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực SHTT tại Tòa dân sự.
- Bổ sung những quy định về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm SHTT
- Các văn bản quy phạm pháp luật nên chú trọng đến tính khả thi và sự minh bạch cần thiết cho các cơ quan thực thi khi vận dụng, tránh bổ sung thêm các hướng dẫn nhằm tạo sự thông thoáng cho hành lang pháp lý.
- Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 có bộ phận chuyên trách để giám sát, thường xuyên theo dõi phát hiện những bất cập, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Hoàn thiện những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để có căn cứ kết luận việc hàng hóa không đảm bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà nước quy định. Quy định và hướng dẫn doanh nghiệp trong việc công bố thông tin về kiểu dáng, chất lượng hàng hóa, thực hiện ghi nhãn hàng hóa, đăng ký bảo hộ độc quyền đối với hàng hóa của mình.
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng ngừa và chống sản xuất, buôn bán hàng giả
- Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền và cơ quan thực thi các cấp trong công tác phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Tăng cường các biện pháp kiểm soát thị trường, quản lý theo từng địa bàn phường, xã, từng lĩnh vực mặt hàng nhằm thu thập nguồn tin, phát hiện các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả.
- Các cơ quan thực thi tổ chức tốt công tác tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm về hàng giả, các đơn thư tố cáo khiếu nại đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả và xử lý kịp thời theo nội dung khiếu nại, bảo đảm đúng quy trình nghiệp vụ.
- Tại mỗi cơ quan đều phải tổ chức và củng cố “Đường dây nóng về chống hàng giả”, giao rõ trách nhiệm xử lý thông tin của đường dây nóng, đồng thời nghiên cứu xây dựng Qui chế xử lý thông tin qua đường dây nóng để phát huy tác dụng của đường dây nóng này.
- Xây dựng Quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát về đấu tranh chống hàng giả.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi trong công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, xâm phạm SHTT đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, gia công, đóng gói, sang chiết, nhập khẩu, chứa trữ, bán buôn, bán lẻ ... phát hiện và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm, trường hợp có dấu hiệu tội phạm, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo hiệu ứng giáo dục, răn đe.