7. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Cơ sở pháp lý trong phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả
1.2.3.1. Những quy định của Pháp luật Việt Nam về chống sản xuất, buôn bán hàng giả
Một là: Pháp luật về hành chính
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ngày 29/11/2005:
+ Điều 213 quy định hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.
+ Điều 12 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hai là: Pháp luật về xử lý hình sự:
- Bộ luật Luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam
+ Điều 156 quy định "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”.
+ Điều 157 quy định “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”:
+ Điều 158 quy định “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi”.
+ Điều 164 quy định “Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả”.. - Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 của Việt Nam
+ Điều 171 quy định “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”. + Điều 170a quy định “Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan”.
Ba là: Pháp luật về dân sự đối với hàng giả:
- Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2.3.2. Một số quy định Quốc tế về chống hàng giả và hợp tác Quốc tế chống hàng giả
Năm 1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với 137 nước thành viên đã quy định một hệ thống các quy tắc ứng xử đối với thương mại quốc tế trong đó có cả các quy tắc về sở hữu trí tuệ. Việc đưa ra nội dung sở hữu trí tuệ vào Hiệp định chung về thuế quan (GATT) đã chứng minh mối quan hệ ngày càng tăng giữa sở hữu trí tuệ và thương mại. Đó cũng là lý do Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Agreement on Trade-Related Aspects of Interllectual Property Rights, gọi tắt
là TRIPS) được ký kết vào ngày 15/4/1994 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/1995. Theo Hiệp định TRIPS, bảo hộ sở hữu trí tuệ là một bộ phận của hệ thống đa quốc gia thuộc WTO.
Hiệp định trên đây đã lấy lại hầu hết các điều khoản quy định của các công ước quốc tế cơ bản điều chỉnh lĩnh vực này, đó là:
- Công ước BERNE về quyền sở hữu văn học và nghệ thuật, có nghĩa là quyền tác giả và những quyền đi kèm.
- Công ước PARIS về quyền sở hữu công nghiệp, có nghĩa là quyền sở hữu về nhãn hiệu, về xuất xứ địa lý, về mẫu mã công nghiệp và bằng sáng chế.
- Công ước ROME về bảo hộ các nghệ sĩ, diễn viên và người biểu diễn. Hiệp định TRIPS quy định các tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc bảo hộ tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm sáng chế, bí quyết kỹ thuật, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý, bản quyền tác giả và các quyền liên quan.
Liên minh Châu âu (EU) cho phép các cơ quan hải quan có thêm quyền lực để ngăn chặn các luồng hàng giả đổ vào EU, từ các loại đồng hồ được ưa chuộng đến túi xách tay, kể cả thực phẩm và hoa, băng đĩa nhạc, phim ảnh và phần mềm máy tính. Theo quy định các quan chức hải quan sẽ có quyền mở các cuôc điều tra mà không cần chờ có đơn kiện chính thức, và có thể khám xét kỹ hơn hành lý của khách du lịch.