Nâng cao năng lực tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực th

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố thanh hó (Trang 87 - 92)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Nâng cao năng lực tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực th

quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả

Xây dựng một tổ chức hoạt động cấp cao, có đủ thẩm quyền điều hành việc phối kết hợp, hoạch định các phương án chiến lược theo cơ chế phối hợp một cách đồng bộ trong đấu tranh chống các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, đồng thời đóng vai trò bản lề trong việc liên kết giữa các cơ quan thực thi trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm.

Lãnh đạo các ngành và lực lượng thực thi phải coi công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm SHTT là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp bách hàng đầu hiện nay; phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc tác hại nhiều mặt, kể cả trước mắt và lâu dài do hàng giả, hàng kém chất lượng là tội phạm kinh tế nguy hiểm, không chỉ gây tổn thất vật chất cho xã hội mà còn gây bất an cho nhân dân trong tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng; thấy rõ tầm quan trọng của công tác này đối với công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Vì vậy, phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo, nắm bắt thông tin, chủ động, kiên quyết tổ chức đấu tranh ngăn chặn triệt để tình trạng hàng giả hàng kém chất lượng từ quá trình sản xuất, nhập khẩu, phân phối lưu thông hàng

hóa và tiến hành đồng bộ các biện pháp đấu tranh trên mọi lĩnh vực, mọi nơi, mọi lúc... cụ thể là:

Về công tác cán bộ

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác chống hàng giả có đủ bản lĩnh vững vàng, đạo đức tốt và đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho các cán bộ, công chức không sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ. Có thể xây dựng quy chế khuyến khích cán bộ công chức không dùng hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

- Tăng cường công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác chống hàng giả thông qua việc đào tạo bồi dưỡng thêm; tổ chức định kỳ đánh giá lại cán bộ theo tiêu chuẩn; tăng cường và chuẩn hóa trong công tác tuyển dụng cán bộ...

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc theo quy định của đội ngũ chống hàng giả. Thực hiện tốt công tác khen thưởng thường xuyên và đột xuất cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ và hàng kém chất lượng.

Về công tác đào tạo: Tăng cường công tác đào tạo cho các lực lượng thực thi, đặc biệt là lực lượng Quản lý thị trường.

- Xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp với từng đối tượng: Cán bộ quản lý lâu năm, cán bộ quản lý mới, kiểm soát viên chính, kiểm soát viên thị trường,… cho từng chuyên đề chuyên sâu v.v...

- Tổ chức đi tham quan học hỏi, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên giữa các địa phương, giữa và trong các lực lượng thực thi.

- Tạo điều kiện cho các lực lượng thực thi, thanh tra chuyên ngành có điều kiện tham quan học tập kinh nghiệm về công tác chống hàng giả, xâm phạm SHTT ở các nước trong khu vực và quốc tế.

Về cơ sở hạ tầng hỗ trợ:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng thật-hàng giả. Tập hợp các thông tin về hàng hóa vi phạm trên toàn quốc do các lực lượng thực thi đã xử lý. Chia xẻ các thông tin này giữa các lực lượng thực thi và cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng.

- Xây dựng các cuốn cẩm nang tra cứu về các quy định pháp luật liên quan tới hàng giả cho các lực lượng thực thi. Các cuốn cẩm nang này sẽ giúp cho các lực lượng thực thi hiểu rõ, chính xác ý nghĩa, nội hàm của từng hành vi vi phạm tránh sự xử lý mang tính tùy tiện, thiếu thống nhất giữa các lực lượng thực thi; nâng cao uy tín của của các lực lượng này đối với các doanh nghiệp. Các cuốn cẩm nang này có thể bao gồm các vấn đề có các cách khác nhau hoặc những trường hợp điển hình hay gặp cho từng loại văn bản v.v...

- Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn chi tiết mẫu về xây dựng các phương án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường.

- Mở rộng hệ thống giám định, đồng thời tổ chức tốt và nâng cao năng lực kiểm định, giám định hàng hóa, giám định SHTT. Xây dựng quy chế giám định đặc thù cho các lực lượng thực thi để bảo đảm an toàn, nhanh và chính xác.

- Lập danh sách và cập nhật thường xuyên các cơ quan, tổ chức giám định hàng hóa toàn quốc, đưa lên mạng hoặc đóng thành sách và phát cho các lực lượng thực thi để tra cứu mỗi khi cần tìm cơ quan trưng cầu giám định sản phẩm hàng hóa.

- Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, phản ánh tình hình, khiếu nại tố cáo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Nghiên cứu và giới thiệu hệ thống cung cấp thông tin, khiếu nại tố cáo qua mạng internet.

- Xây dựng kho dữ liệu thông tin về chủ thể quyền, đối tượng bảo hộ, phạm vi bảo hộ… với sự giúp sức của các cơ quan quản lý các cấp, các nhà sản xuất, các đại lý phân phối chính thức có hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam. Việc này cũng cần đến sự hỗ trợ tích cực của các lãnh sự quán làm cầu nối giữa các doanh nghiệp nước ngoài trong việc cập nhật dữ liệu thông tin. Kết nối mạng thông tin giữa các cơ quan thực thi, để có thể khai thác hiệu quả nhất các thông tin từ cơ sở dữ liệu nhằm thúc đẩy việc hình thành các tổ chức giám định SHTT, hỗ trợ phục vụ cho công tác chuyên môn, góp phần bảo vệ người tiêu dùng cũng như quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.

Về cơ cấu tổ chức:

- Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ sắp xếp, bố trí cơ cấu, hệ thống các cơ quan chức năng phòng và chống hàng giả thống nhất từ trung phương tới địa phương, có sự phân công chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, rành mạch, tránh chồng chéo, tránh tình trạng “dễ làm khó bỏ” bỏ sót công việc và không cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ và nhân dân về những sai sót trong công tác phòng ngừa và chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

Về vai trò của chính quyền địa phương

- Tăng cường vai trò và sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là cán bộ phường, xã trong công tác phòng và chống hàng giả thông qua các chương trình tập huấn đào tạo, tham gia các tổ công tác phối hợp liên ngành.

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và thủ trưởng các cơ quan thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng xảy ra thuộc phạm vi quản lý của cấp mình.

Về trang thiết bị:

- Tăng cường cung cấp trang thiết bị chuyên dụng như ô tô, xe máy, máy tính, công cụ hỗ trợ... cho công tác chống hàng giả.

- Thiết kế một hệ thống nối mạng nội bộ, cả phần cứng và phần mềm thống nhất từ Trung ương tới địa phương để trao đổi thông tin, nhận thông tin, chỉ đạo và báo cáo.

Về tiêu hủy hàng hóa:

- Xây dựng quy trình tiêu hủy một số mặt hàng tiêu biểu để tránh gây ô nhiễm môi trường.

- Cấp đủ kinh phí cho công tác tiêu hủy, tránh tình trạng sử dụng kinh phí thường xuyên như vậy mới tăng cường được hiệu quả của công tác tiêu hủy

Về cơ chế chính sách:

- Cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt ưu đãi thỏa đáng nhằm khuyến khích một số cán bộ đã cống hiến lâu năm về hưu sớm để tạo cơ hội tuyển các cán bộ, công chức mới có đủ năng lực đáp ứng công việc trong tình hình mới.

- Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp, người dân cung cấp thông tin về các dấu hiệu hàng thật hàng giả; tăng cường công tác phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong phòng ngừa và chống hàng sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm SHTT.

- Giải quyết một cách cơ bản vấn đề kinh phí trong điều kiện cho phép đối với hoạt động phòng và chống nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm SHTT. Trong trường hợp này, việc hình thành và duy trì quỹ chống hàng giả là sự hỗ trợ cần thiết cho các cơ quan thực thi về các

nhu cầu thực tế như kinh phí mua tin; công tác trinh sát, đeo bám đối tượng; hoặc công tác xác minh sau kiểm tra để truy nguyên nguồn gốc hàng hóa tại các tỉnh, thành khác; kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho cả người kinh doanh và người tiêu dùng thông qua các hoạt động như tổ chức các buổi hội chợ, triển lãm hàng gian, hàng giả; tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng phân biệt hàng thật - hàng giả đối với một số mặt hàng hay bị làm giả trong từng thời điểm.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố thanh hó (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w