7. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Những quan điểm trong công tác phòng chống sản xuất và
biến phức tạp, vẫn là thách thức lớn đối với công tác đấu tranh chống hàng giả ở nước ta nói chung và các lực lượng có chức năng chống hàng giả nói riêng.
+ Do nước ta đang trong quá trình hội nhập, nên trong những năm tới chúng ta không chỉ đương đầu với hàng giả sản xuất trong nước mà còn phải đối phó với nguy cơ hàng giả được sản xuất từ nước ngoài để sản xuất, tiêu thụ hàng giả ngay tại trong nước.
+ Công tác chống hàng giả tuy đã được các Sở, Ban, Ngành, Cấp uỷ, Chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, song vẫn còn có lúc, có nơi chưa thực sự vào cuộc, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn. Sự phối hợp còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ trực tiếp chống hàng giả còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; trang thiết bị phục vụ công tác chống hàng giả còn thiếu, nên ảnh hưởng chung đến hiệu quả chống hàng giả.
3.1.3. Những quan điểm trong công tác phòng chống sản xuất vàbuôn bán hàng giả buôn bán hàng giả
Đổi mới về nhận thức trong việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống hàng giả
Hàng giả là một biểu hiện mặt trái của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. Nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả là một nhiệm vụ tất yếu nhằm ngăn chặn, hạn chế những tác động tiêu cực của một trong những mặt trái của cơ chế thị trường, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường nước ta phát triển đúng hướng. Các cấp, các ngành, lực lượng chức năng của Nhà nước cần phải nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong công tác đấu tranh chống hàng giả; hơn nữa, cần phải khẳng định và củng cố uy tín của các cơ quan chức năng và niềm tin của xã hội, nhất là các doanh nghiệp và người dân đối với công tác chống hàng giả. Thanh hóa là một tỉnh có diện tích rộng, dân số đông, đặc biệt là địa bàn TP Thanh Hóa là nơi tập trung giao thương, buôn bán. Vì vậy các ngành, lực lượng chức năng kiểm soát thị trường trên địa bàn TP Thanh Hóa để đấu tranh ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả phải có sự đổi mới nhận thức trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, cụ thể là:
Một là, xem công tác chống hàng giả là một nhiệm vụ lâu dài, không thể chủ quan, nóng vội, nhưng cũng hết sức bức xúc, cần phải tích cực, chủ động phát hiện và đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả góp phần tạo lập, duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh trên thị trường, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng.
Hai là, coi công tác chống hàng giả là một trong những nhiệm vụ công tác trọng tâm, chủ yếu, lâu dài của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp. Từ đó có những giải pháp đồng bộ, ổn định lâu dài về tổ chức xây dựng lực lượng, về chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn đạt hiệu quả cao nhất. Tuy không mang lại những hiệu quả về mặt thu lợi trực tiếp, nhưng mang lại hiệu quả rất to lớn về mặt kinh tế xã hội. Không vì không có nguồn thu và khó khăn trước mắt mà xem nhẹ hoặc thờ ơ công tác chống hàng giả.
Ba là, nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi lực lượng chức năng trong công tác chống hàng giả nhằm nâng cao trách nhiệm cũng như hiệu quả đấu tranh. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động trong Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Trung ương về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, đảm bảo vai trò là cơ quan đấu mối điều phối hoạt động của các ngành, lực lượng chức năng.
Trên cơ sở đổi mới về nhận thức nêu trên, cần tiếp tục đổi mới về cơ cấu tổ chức, phương pháp hoạt động, quan hệ phối hợp công tác nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu:
Nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả để góp phần hỗ trợ nền sản xuất và bảo vệ tiêu dùng trong nước, thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.
Với chủ trương đúng đắn trong phát triển nền kinh tế thị trường từng bước hội nhập quốc tế ở Việt Nam nói chung và ở Thanh Hóa đặc biệt là TP Thanh Hóa nói riêng thì vấn đề nhận thức cũng như hành động trong lĩnh vực nhạy cảm này đã có những chuyển biến rất tích cực. Chống hàng giả luôn gắn liền với việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, bảo vệ sản xuất kinh doanh chân chính, thúc đẩy và khuyến khích sáng tạo, lành mạnh hoá môi trường đầu tư, môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo sân chơi bình đẳng cho các thủ thể tham gia thị trường.
Như vậy, về mặt chiến lược phát triển kinh tế, chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như tăng cường, chú trọng công tác xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp đóng vai trò đáng kể trong việc thực hiện và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, phối hợp hợp tác giữa các lực lượng chức năng với các doanh nghiệp, các tổ chức
nghề nghiệp (hiệp hội ngành hàng, hiệp hội chống hàng giả...) và các tổ chức quần chúng khác, cụ thể:
Vấn đề quan trọng, lâu dài và có ý nghĩa tích cực nhất là tăng cường nhận thức của người dân về hàng giả, từ đó nâng cao ý thức của người dân trong nắm bắt thông tin, phát hiện hàng giả để tránh nhầm lẫn; kịp thời tố giác với các cơ quan chức năng khi phát hiện hoặc mua phải hàng giả. Mặc dù những hình phạt đối với việc vi phạm về hàng giả là cần thiết, nhưng về lâu dài, nhận thức của người dân quan trọng hơn. Điều này có thể thực hiện bằng cách tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các lực lượng chức năng trên địa bàn TP Thanh Hóa, một mặt tăng cường kiểm tra, kiểm soát, mặt khác tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật, không sản xuất và buôn bán hàng giả... Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa cơ quan thực thi và các doanh nghiệp, tập hợp các doanh nghiệp, các hiệp hội (các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội chống hàng giả...) và các tổ chức quần chúng trên cùng một mặt trận thống nhất, chủ động phối hợp vơí các lực lượng chức năng trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí trong đấu tranh chống hàng giả có liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Tăng cường công tác xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp, cụ thể:
Vấn đề đang được nhiều người và dư luận xã hội quan tâm là vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. Có nhiều thương hiệu mạnh thì nền sản xuất hàng hóa mới có điều kiện phát triển mạnh, nâng cao năng lực xuất khẩu. Như vậy, để có được các thương hiệu mạnh thì trong lòng của nó phải có nhiều yếu tố cấu thành, đó là chất lượng, nhãn hiệu, kiểu dáng, nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và đặc biệt hơn là việc phát triển
và bảo vệ nó phải được quan tâm hơn nữa. Vì vậy, trên bình diện quốc gia, nhà nước cần có chính sách điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đến công tác xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình, điều này có những tác động không nhỏ đến hình ảnh các sản phẩm hàng hóa của quốc gia trên thị trường thế giới, tạo sự phát triển ổn định, lâu dài về kinh tế ngoại thương, thúc đẩy xuất khẩu và hợp tác quốc.
Về phía doanh nghiệp, việc nhận thức của các doanh nghiệp đối với quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đóng trên địa bàn TP Thanh Hóa nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng, phát triển và bảo vệ các sản phẩm trí tuệ của mình, vì vậy khi nhãn hiệu của doanh nghiệp bị xâm phạm thì doanh nghiệp đó không có đủ cơ sở pháp lý để tiến hành các thủ tục bảo vệ nhãn hiệu của mình. Mặt khác, do không quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ đã được xác lập của người khác nên doanh nghiệp lại dễ rơi vào tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp khác.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và phát triển công tác hoà giải các tranh chấp trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, đây cũng là những biện pháp làm giảm gánh nặng thực thi đối với các cơ quan thực thi pháp luật của Nhà nước, giảm thiểu chi phí, thời gian cho các doanh nghiệp, tạo lập môi trường cạnh tranh văn minh, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có ý thức chủ động trong việc phát hiện và ngăn chặn việc làm giả các sản phẩm của mình, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Chỉ đến khi thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp là lớn và rõ ràng thì mới yêu cầu các cơ quan nhà nước can thiệp, lúc này doanh nghiệp sẽ vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền của. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp, do sợ ảnh hưởng đến uy tín, doanh
số và mức độ tiêu thụ sản phẩm nên không dám công khai về các sản phẩm của doanh nghiệp mình bị làm giả.
Bởi vậy từng doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình, tránh việc làm ăn chụp giựt ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp. Vê lâu dài, đây là con đường hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp không những khẳng định sản phẩm của mình, nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế mà còn góp phần giúp doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế mà còn góp phần giúp doanh nghiệp tự bảo vệ được các sản phẩm chính hiệu chống hàng giả.