7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Đánh giá thực trạng phòng chống sản xuất và buôn bán hàng
sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa
2.2.1. Đánh giá thực trạng phòng chống sản xuất và buôn bán hànggiả trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa giả trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa
2.2.1.1. Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả tại địa bàn Thành phố Thanh Hóa
Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả
Về quy mô: Thanh Hóa không có doanh nghiệp quy mô lớn đủ sức chi phối và quyết định thị trường mà phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hàng hóa chủ yếu do các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh từ tỉnh ngoài, nước ngoài đưa vào để tiêu thụ.
Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong những năm qua tuy không nổi cộm, không có vụ việc lớn điển hình, chủ yếu là sản xuất, buôn bán hàng giả mang tính nhỏ lẻ nhưng vẫn còn diễn ra ở nhiều ngành, mặt hàng. Hàng giả một phần được sản xuất trong tỉnh, còn lại chủ yếu từ tỉnh ngoài, nước ngoài đưa vào tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, bằng nhiều con đường khách nhau.
- Những năm trước đây tình hình sản xuất, kinh doanh trong tỉnh chưa phát triển, cung chưa đáp ứng được cầu cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng..., vì vậy chưa đáp ứng đựơc nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, trong khi đó hàng ngoại đảm bảo về chất lượng; mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, phong phú, vì vậy tạo tâm lý người tiêu dùng có tư tưởng “xính hàng ngoại”. Lợi dụng tình hình trên các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả chủ yếu mặt hàng nội giả hàng ngoại.
- Chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong những năm gần đây hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế sẽ giảm dần thuế suất của một số dòng thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Theo đó, kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ về lưu lượng và sự đa dạng của hàng hóa xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư, liên doanh, gia công sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với đó sản xuất trong nước, trong tỉnh được phát triển, một số mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao với hàng ngoại do chất lượng được đảm bảo, mẫu mã kiểu dáng đa dạng phong phú, giá cả phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho nạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp. Các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả không còn đơn thuần như trước đây chủ yếu là “hàng nội giả hàng ngoại”, hàng giả bây giờ bao gồm: “hàng nội giả hàng ngoại; hàng ngoại giả hàng nội; hàng nội giả hàng nội; hàng ngoại giả hàng ngoại”.
Hàng nội giả hàng ngoại: Những người làm hàng giả mua bao bì cũ, tân trang lại, sau đó tự pha chế sản phẩm có chất lượng thấp hơn hàng thật, xong cho vào bao bì đã tân trang và đưa ra thị trường tiêu thụ. Về mặt hàng rượu, họ sử dụng rượu sản xuất trong nước pha thêm cồn, hương liệu, phẩm màu cho vào chai đã qua sử dụng, đóng nắp rồi dán nhãn đưa ra thị trường bán giá như rượu ngoại nhập như Remy Martin, Hennessy, Black, Chivas… Tuy nhiên, do tính chất siêu lợi nhuận của mặt hàng này nên tỉ lệ bị làm giả rất cao. Những người làm hàng giả mua hàng trôi nỗi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ, sau đó cho vào bao bì được in tại Việt Nam hoặc loại bao bì in từ nước ngoài. Sau đó cho nguyên liệu tự pha vào bao bì dán nhãn, mác đóng hộp rồi bán ra thị trường.
Điển hình, Ngày 13/7/2011 Đội Quản lý thị trường số 1 - Thanh Hóa phối hợp với lực lượng Cảnh sát kinh tế - Công an Tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ một xe hàng chở 67 chai rượu Chival giả được đóng chai tại Đông Hà - Quảng Trị do một số đối tượng tại Thanh Hóa đặt hàng làm giả sau đó đưa ra Thanh Hóa tiêu thụ.
Hàng nội giả hàng nội: Sự chen vai thích cánh của nền kinh tế thị trường đã tạo nên không ít kiểu cạnh tranh thiếu lành mạnh. Bên cạnh những sản phẩm quen thuộc, hàng hóa có uy tín thường xuất hiện các loại hàng giả, hàng nhái tương ứng. Đặc điểm của loại hàng này là không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, làm giảm giá trị sử dụng như: mỳ chính, nước mắm, rượu Vodka, bột giặt… gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội. Những người làm hàng giả chỉ chú trọng vào những loại hàng dễ làm và có thể làm được để sản xuất. Họ bán giá hàng giả như hàng thật hoặc bán giảm giá, làm ảnh hưởng đến những nhà sản xuất chân chính.
Điển hình, ngày 28/10/2012 Đội Quản lý thị trường số 16 - Thanh Hóa kiểm tra cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Yến tại địa chỉ 55 Nguyễn Tạo, Phường Trường Thi, TP Thanh Hóa phát hiện 570kg bột giặt OMO giả do
một số đối tượng tại Huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh đóng gói sau đó chuyển ra cho bà Yến tiêu thụ.
Hàng ngoại giả hàng ngoại: Có thể tạm chia ra hai nguồn chính cung cấp hàng giả: hàng giả làm trong nước và hàng làm từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) đem vào. Đối với hàng giả làm trong nước, các cơ quan chức năng có thể kiểm tra và xử lý tận gốc. Nhưng đối với hàng giả từ Trung Quốc, ta chỉ có thể xử lý phần “ngọn”, tức là người vận chuyển, buôn bán. Đặc biệt, hiện nay hàng hóa đã được chấp nhận đã được đặt hàng từ trung quốc nhập khẩu vào Việt Nam như sen vòi tắm hiệu Joden, Clevr, bếp ga hiệu Rinnai, Paloma; đồng hồ các hiệu, điện thoại di động, máy ảnh... nước hoa, hoá mỹ phẩm, máy nghe nhạc MP3, MP4...
Ngày 05/6/2013 Đội quản lý thị trường số 9 - Thanh Hóa phối hợp với lực lượng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ lô hàng bao gồm 200 máy tính nhãn hiệu CASIO do Trung Quốc sản xuất được làm giả hoàn toàn giống như máy tính nhãn hiệu CASIO do Nhật Bản sản xuất.
Hàng ngoại giả hàng nội: Một số doanh nghiệp đầu từ nước ngoài tại Việt Nam cũng sản xuất và tiêu thụ hàng giả. Việc sản xuất hàng giả của các loại đối tượng này thường ở dạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, dẫn đến tranh chấp nhãn hiệu hàng hoà, kiểu dáng công nghiệp, sử dụng nhãn hiệu của người khác mà không có đồng ý của chủ sở hữu...
Địa bàn sản xuất, tiêu thụ và loại hàng giả
Ở tỉnh Thanh Hóa địa bàn tiêu thụ hàng giả diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhiều mặt hàng giả được tiêu thụ cả khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên đối với mặt hàng giả có quy trình sản xuất phức tạp, công nghệ cao, có giá trị lớn thì tập trung ở địa bàn thành phố, thị xã. Hàng giả chủ yếu ở các mặt hàng cao cấp, đắt tiền có giá trị lớn như: điện thoại di động, quạt điện, bếp gas, rượu ngoại, sắt thép, xi măng, thiết bị vệ sinh, dược phẩm, mỹ phẩm...
Nhóm hàng thực phẩm đang bị làm giả rất nhiều, mặc dù đây là nhóm hàng có tần suất sử dụng và mua sắm cao, nhưng trong thực tế, người tiêu dùng lại rất ít có cơ hội để nhận biết và phân biệt thật giả vì tính phức tạp của nhóm hàng này, kiến thức chung của người dân (đặc biệt là các vùng nông thôn) về hàng hóa còn ít đã làm cho hàng giả có đất sống.
Bảng 2.1. Một số mặt hàng giả tịch thu giai đoạn 2010-2014 của các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
TT Tên hàng Đơn vị Tổng Các lực lượng Quản lý thị trường Công an Y tế (1) (2) (3) (4) (6) (7) (8) Hàng giả
1 Rượu giả nhãn hiệu chai 10.694 9.032 930 732 2 Bia chai 8.219 7.580 639 3 Sữa hộp 1.370 1.370
4 Nước giải khát lon 6.530 5.110 1.420 5 Bánh kẹo kg 15.249 1.503 13.650 96 6 Tiền giả 100.000đ 400 400
50.000 đ 342 342 7 Mỳ chính gói 3200 3200
8 Thuốc tân dược kg 865 253 612 9 Sách, băng đĩa. quyển, chiếc 3.950 2.487 1.463 10 Linh kiện xe máy chiếc 1.865 1.265 600 11 Bình Gas bình 1.996 1.996
12 Phân bón kg 1.050 1.050 13 Ổ cắm điện cái 1400 1400 14 Tivi cái 155 155 15 Đầu DVD cái 102 102 16 Đầu kỹ thuật số cái 430 430 17 Tủ lạnh Cái 79 79 18 Máy điều hoà Cái 104 104 19 Vòi tắm cái 142 142 20 Quần áo thể thao bộ 430 430 21 Giầy thể thao đôi 550 550
…
Hàng ngoại nhập bán trên thị trường đa phần cũng là hàng trôi nổi trong đó, mặt hàng làm giả nhiều hiện nay là rượu ngoại, bia, nước khoáng, phụ tùng xe máy và xe đạp, thuốc tân dược, thuốc lá, bột ngọt, mỹ phẩm, quần áo nội giả mác ngoại, đồ điện tử điện lạnh, điện dân dụng… Mặt khác do người tiêu dùng chưa đủ kiến thức để phân biệt đâu là hàng giả, hàng thật. Thị trường hiện nay đang rất nhiều hàng giả do Trung Quốc và của nhiều nước khác sản xuất với đủ nhãn hiệu. Hàng giả có từ chiếc đồng hồ điện tử dành cho trẻ em mà giá bán chỉ vài chục nghìn đồng đến hàng loạt sản phẩm điện tử hiện đại đắt tiền như tivi, đầu DVD, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh… của các nhãn hiệu nổi tiếng như National, Phillips, Mitsubishi… Các sản phẩm trên được bày bán khu phố thương mại như Lê Hoàn, Cao Thắng, Nguyễn Trãi... Riêng các mặt hàng điện gia dụng, cứ loại hàng nào bán chạy là chỉ một thời gian sau sẽ có hàng giả xuất hiện. Một loại hàng giả được khuyến cáo là có những điểm khác hàng chính hiệu thì những lô hàng giả về đợt sau sẽ được cải tiến để giống như hàng chính hãng.
Những năm qua hầu hết các mặt hàng có uy tín của nước ta đã bị làm giả và đã được tung ra thị trường và trong đó có địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Thiết bị vệ sinh nhãn hiệu Toto, inax, senta...Ổ cắm điện Roman, vanloc, nước mắm Nam ngư, bột ngọt Vedan, mỹ phẩm, dược phẩm, may mặc giả gây lo lắng cho người tiêu dùng.
Thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả
Trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tình hình sản xuất hàng giả không có nổi cộm, chủ yếu mang tính nhỏ lẻ. Tuy nhiên phương thức sản xuất hàng giả ngày càng tinh vi phức tạp, chủ yếu là: sang bao, đóng gói, sang triết... sử dùng bao bì giả mạo nhãn hiệu, giả mạo tên, địa chỉ xuất xứ của hàng chính hiệu như mì chính, rượu, nước mắm, nước giải khát, phân bón, thức ăn chăn nuôi, xà phòng, nước gội đầu, nước rửa chén, gas, chăn, đệm…
Với thủ đoạn trực tiếp in bao bì, sử dụng lại bao bì của hàng chính hiệu hoặc đặt bao bì từ nước ngoài, tỉnh ngoài với công nghệ kỹ thuật cao y trang bao bì sản phẩm chính hiệu, mà người tiêu dùng và kể cả các lực lượng chức năng cũng khó phát hiện ra, nếu không có sự phối hợp cung cấp thông tin của các chủ sản phẩm, chủ nhãn hiệu hàng hóa.
- Thủ đoạn buôn bán:
Các loại hàng giả khác, phương thức tiêu thụ phổ biến ở các dạng sau: + Đối với một số hàng hóa người tiêu dùng dễ nhận biết là không phải hàng chính hiệu (hàng giả) thì đánh vào tâm lý và túi tiền của người tiêu dùng, như hàng hóa xâm phạm quyền về kiểu dáng công nghiệp, giả mạo nhãn hiệu như: xe máy, xe đạp y trang kiểu dáng, mẫu mã của các hãng xe máy chính hãng của Honda (xe Wave, Future...) xe đạp nhật... giá cả thấp chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba giá hàng thật, tiêu thụ chủ yếu ở các huyện nơi đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
+ Đối với hàng hóa mà người tiêu dùng khó phát hiện là hàng giả thường giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng mà người tiêu dùng ưa chuộng như: tivi, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, sen vòi tắm, mỹ phẩm đắt tiền... để đánh lừa người tiêu dùng thì giá bán tương đương với giá hàng thật.
+ Nhiều loại hàng hóa khi bán phải kèm theo phiếu bảo hành, nhưng đối với hàng giả, hàng nhái thì không phiếu bảo hành hoặc có nhưng là phiếu bảo hành giả mạo (ken dấu của nhà sản xuất) làm cho người tiêu dùng tin đó là hàng chính hiệu của hãng sản xuất có bảo hành.
+ Mua kém chất lượng từ tỉnh ngoài, nước ngoài về thay đổi bao bì của hàng chính hiệu để đánh lừa người tiêu dùng.
+ Lừa dối người tiêu dùng bằng cách thể hiện trên nhãn bao bì về chất lượng, công dụng, xuất xứ hàng hóa không đúng với chất lượng, công dụng, xuất xứ hàng hóa…
+ Lợi dụng người tiêu dùng có trình độ dân trí thấp, hiểu biết còn hạn chế để đưa hàng giả đến tiêu thụ, chủ yếu là các loại hàng hóa có giá trị thấp, rẻ tiền, sản xuất bằng phương pháp thủ công.
2.2.1.2. Tác hại của việc sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa
Hàng giả một mặt tàn phá nền kinh tế trong tỉnh thanh Hóa nói chung và Thành phố Thanh Hóa nói riêng, làm xói mòn uy tín các thương hiệu chính phẩm và lợi ích của các nhà sản xuất chân chính trong tỉnh; mặt khác, đặc biệt nghiêm trọng là hàng giả xâm hại lợi ích, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng, nhất là hàng giả là thực phẩm, thuốc chữa bệnh và phòng bệnh cho người, và thứ đến là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây, con, phân bón… Có thể nói, với công nghệ hiện đại, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nhanh, hầu như ít có hoặc hiếm thấy loại hàng nào mà kẻ xấu không thể làm giả được.
Hàng giả ảnh hưởng xấu với mức độ lớn đến nền kinh tế - chính trị:
- Gây thất thu thuế cho Ngân sách; ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh, chất lượng công trình xây dựng…
- Việc cạnh tranh không lành mạnh làm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngần ngại đầu tư vào tỉnh, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế tỉnh nhà.
- Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chân chính không những bị thiệt hại về lợi nhuận mà còn bị ảnh hưởng đến thị phần dẫn đến thiệt hại về kinh tế, gây mất uy tín, thương hiệu, lòng tin của người tiêu dùng mà thiệt hại này không thể tính bằng tiền được.
- Đối với người tiêu dùng không những gây thiệt hại về kinh tế “tiền thật nhưng mua phải hàng giả”, điều quan trọng hơn hàng giả gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khoẻ của người tiêu dùng ở các mặt hàng dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm.
- Không những thế, sản xuất, buôn hàng giả còn dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng chẳng hạn như sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả, phân bón giả...
Nạn hàng giả đang trở thành mối đe doạ thực sự đối với sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng. Đến nay, nạn hàng giả đã lan đến mọi mặt hàng thiết yếu cho đời sống, sinh hoạt của mọi tầng lớp trong xã hội, ở tất cả mọi nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như lương thực, thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, thuốc men, đồ điện dân dụng, thiết bị vệ sinh, quần áo, giày dép, sách vở, đồ dùng văn phòng, phụ tùng xe đạp và xe máy…