Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành có liên

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố thanh hó (Trang 92 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành có liên

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng thực thi, theo đó các lực lượng thực thi từng ngành tùy theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế xây dựng mới, hoàn thiện bổ sung quy chế phối hợp riêng của mình. Có như vậy thì sự phối hợp giữa các lực lượng mới thống nhất trên toàn quốc, huy động mọi lực lượng vào công tác chống hàng giả, tránh bỏ sót chức năng và làm rõ trách nhiệm của các lực lượng trong công tác phối hợp, tạo một sự đồng thuận trong công tác phòng và chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 về ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Trên cơ sở phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ của từng lực lượng, cần tiến hành phân công, phối hợp giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát trong đấu tranh chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo hướng:

+ Xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng, tạo sự động thuận về chủ chương, thống nhất về phương pháp, nhất quán trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

+ Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa chủ trì công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả đang lưu thông trên thị trường nội địa.

+ Lực lượng Công an Thanh Hóa (Cảnh sát kinh tế) đi sâu điều tra phá các đường dây, tụ điểm, đánh trúng những tên cầm đầu sản xuất, buôn bán hàng giả.

+ Lực lượng thanh tra chuyên ngành chuyên sâu về nghiệp vụ đấu tranh chống hàng giả thuộc lĩnh vực do ngành mình phụ trách, phối hợp cùng với lực lượng quản lý thị trường thực hiện đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trường.

+ Lực lượng Hải quan và Bộ đội Biên phòng chịu trách nhiệm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có nguồn gốc từ nước ngoài thẩm lậu vào thị trường trong tỉnh.

- Tổ chức các hội nghị giao lưu thường xuyên giữa các lực lượng thực thi và các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các văn phòng luật sư, các chuyên gia để tăng cường sự gắn bó, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin với nhau, huy động sự đóng góp tích cực về kiến thức, ý tưởng, phương tiện, thiết bị và nhiều nguồn lực khác của doanh nghiệp... trong công tác phòng và chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

- Thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn công tác sơ kết, tổng kết công tác phối hợp để rút kinh nghiệm trong từng thời kỳ đề ra các biện pháp hữu hiệu tổ chức thực hiện tiếp theo;

- Tổ chức thường xuyên các hội thảo chuyên đề giữa các lực lượng thực thi để trao đổi kinh nghiệm, các thông tin về phương thức, thủ đoạn của đối tượng vi phạm, xây dựng các phương án, kế hoạch kiểm soát thị trường chung, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm tránh sự trùng lắp, có quy định cụ thể về việc trao đổi thông tin giữa các lực lượng thực thi.

- Xây dựng một phương thức hợp tác toàn diện giữa các doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài với các cơ quan thực thi tại Việt Nam bao gồm: Tăng cường hợp tác để tổ chức các khóa tập huấn nhằm cập nhật và nâng cao kỹ năng cho tất cả các cơ quan thực thi, giúp phân biệt được hàng thật-hàng giả đối với những sản phẩm cụ thể có hàng giả được phát hiện trên thị trường; liên kết, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực thực thi bảo hộ quyền SHTT của các nước với các cơ quan thực thi tại Thành phố Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố thanh hó (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w