Tuy nhiên ở nước ta, mỗi giai đoạn của sự phát triển kinh tế - xã hội hàng giả được quyđịnh tại một số văn bản pháp quy về công tác Chống hàng giả như sau: Thời kỳ đầu tiên chống hàng gi
Trang 1TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2015
I I
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM ANH TUẤN
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THANH ĐỨC
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêngtôi Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong Luận văn này là trungthực và chính xác Những kết quả của luận văn chưa từng được công bốtrong bất cứ công trình nào
Học viên
PHẠM ANH TUẤN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên
nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin được chân thành bày tỏ sự cảm
ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôitrong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Ban Giám hiệu nhàtrường, Phòng Đào tạo, bộ phận Sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tếtrường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, đặc biệt là
sự giúp đỡ tận tình của PGS TS Nguyễn Thanh Đức người đã hướng dẫn
tôi hoàn thành Luận văn này
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của cácnhà khoa học, các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế và Quản trịkinh doanh - Đại học Thái Nguyên
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tưliệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của Luận văn.Tôi xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của lãnh đạo, phòng chuyên môn vàđồng nghiệp tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã giúp tôi thựchiện thành công Luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
PHẠM ANH TUẤN
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
5 Kết cấu của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 5
1.1 Hàng giả và những đặc trưng của hàng giả 5
1.1.1 Một số khái niệm về hàng giả 5
1.1.2 Đặc điểm của hàng giả và hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả
9 1.1.3 Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả 12
1.1.4 Phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả 13
1.1.5 Tác hại của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả 16
1.1.6 Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả 18
1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả 19
1.1.8 Tầm quan trọng và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quản lý nhà nước phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả 20
Trang 61.2 Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả của một số địa phương 23
1.2.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả đối với tỉnh Quảng Ninh 28
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 31
2.2 Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 31
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 31
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 32
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 33
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NINH 35
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
3.1.2 Đặc điểm về phát triển kinh tế - xã hội 35
3.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 36
3.2 Thực trạng hàng giả trên địa bàn và công tác quản lý nhà n ước về phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh 38
3.2.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh hàng giả 39
3.2.2 Thực trạng vận chuyển, buôn bán hàng giả 44
3.2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014 46
Trang 73.3 Các yếu tố tác động trực tiếp tới công tác đấu tranh phòng, chống
sản xuất, buôn bán hàng giả tại Quảng Ninh 72
3.3.1 Công tác chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh về đấu tranh phòng, chống hàng giả 72
3.3.2 Thực lực về Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh 73
3.3.3 Áp dụng chế tài xử lý 75
3.3.4 Sự đồng hành của Doanh nghiệp 76
3.3.5 Nhận thức và thói quen của người tiêu dùng 76
3.3.6 Chính sách biên mậu 77
3.4 Đánh giá chung về công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh 78
3.4.1 Những thuận lợi và kết quả đã đạt được 78
3.4.2 Những khó khăn và hạn chế 79
3.4.3 Nguyên nhân của những khó khăn và hạn chế 81
Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NINH 83
4.1 Dự báo tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả 83
4.2 Định hướng quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trong những năm tới 84
4.2.1 Quan điểm 84
4.2.2 Phương hướng, nhiệm vụ 85
4.3 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh 86
4.3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống tổ chức, chương trình đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả 86
4.3.2 Nhóm giải pháp về kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao 89
Trang 84.3.3 Nhóm giải pháp về đ y mạnh công tác tuyên truyền và vận độngquần chúng tham gia đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả 90
4.3.4 Nhóm giải pháp về tăng cường công tác phối hợp giữa các lực
lượng chức năng và phối hợp với các Hiệp hội, doanh nghiệp trong
công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả 924.3.5 Nhóm giải pháp tăng cường trang bị, phương tiện, kinh phí cho
các lực lượng chức năng chống hàng giả 944.3.6 Nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả 95
KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 103
Trang 9GDP Tổng thu nhập quốc nội
HĐND Hội đồng nhân dân
KDCN Kiểu dáng công nghiệp
KSV Kiểm soát viên
UBND Ủy ban nhân dân
VACIP Hiệp hội chống hàng giả các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt NamVPHC Vi phạm hành chính
VATAP Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt NamWTO Tổ chức Thương Mại thế giới
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ liên
quan đến công tác chống hàng giả cho công chức QLTT giai
đoạn năm 2010 - 2014 50Bảng 3.2: Cán bộ Công chức quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
trong giai đoạn 2010 - 2014 52Bảng 3.3: Số lượng cán bộ QLTT tỉnh Quảng Ninh phân theo đơn vị
trong giai đoạn 2010-2014 55Bảng 3.4: Giao chỉ tiêu kế hoạch và kết quả xử lý về hàng giả năm
2010 - 2014 63Bảng 3.5: Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo đơn vị
giai đoạn 2010 - 2014 66Bảng 3.6: Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo loại
hình vi phạm giai đoạn 2010 - 2014 68Bảng 3.7: Danh mục hàng giả đã tịch thu trong 5 năm (2010-2014) 69
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organizationfor Economic Co-operation and Development, 2012) tổng giá trị hàng giảđược mua bán hàng năm lên đến khoảng 500 tỷ euro, gấp đôi ngân sách quốcgia của Đức Ở Việt Nam, nạn sản xuất, buôn bán hàng giả trong những nămgần đây diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, có xuhướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hóa thay đổi theo thị hiếu vàmang tính thời sự, có nơi, có lúc là cuộc chiến sinh tử nóng bỏng và quyếtliệt Hàng giả đã thực sự trở thành “quốc nạn”, gây trở ngại cho công cuộcxây dựng và phát triển đất nước
Những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hànggiả từ trung ương đến địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định,nhưng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đ y lùi, vẫn đang
có chiều hướng diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.Nguyên nhân là do cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ, nhân lực, vật lực thựcthi công tác đấu tranh chống hàng giả chưa hợp lý; chế tài xử lý trong lĩnhvực này chưa đủ sức răn đe, khó khăn trong khi vận dụng thực tiễn
Quảng Ninh là tỉnh biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, thuộctam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc; có 01 cửa kh u quốc tế, 02 cửa kh uquốc gia, nhiều cảng biển và các điểm thông quan dọc 132,8km đường biêngiới; có tuyến quốc lộ huyết mạch 18A xuyên suốt từ Móng Cái đến ĐôngTriều, đồng thời là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa qua lại giữa khối ASEAN
và Trung Quốc Với điều kiện địa lý thuận lợi cho thông thương, dân số gần1.167.000 người, Quảng Ninh vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa, vừa là địabàn trọng điểm trung chuyển hàng hóa xuất nhập kh u và nội địa Với lợi thế
đó, thị trường Quảng Ninh lúc nào cũng sôi động, hàng hóa đa dạng, phong
Trang 12phú, lượng hàng hóa lưu chuyển lớn, n sau nó, song hành cùng nó là vấnnạn hàng giả đang làm đau đầu các nhà quản lý Chính vì vậy, đấu tranh, ngănchặn hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng giả được coi là nhiệm
vụ trong tâm, cấp bách nhằm đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh thị trường,thúc đ y tăng trưởng và đầu tư phát triển kinh tế địa phương
Từ kinh nghiệm công tác thực tiễn tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnhQuảng Ninh, qua học tập, nghiên cứu tôi muốn nhìn nhận và đánh giá đúngthực trạng, tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng sảnxuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để đáp ứng yêu cầu
công tác hiện nay Với mong muốn đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt
Trang 13- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòngchống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnhQuảng Ninh
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bánhàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lýnhà nước đối với công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả củaChi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Chi cục Quản lýthị trường tỉnh Quảng Ninh Có tham khảo những kinh nghiệm công tác củamột số địa phương khác trong nước
- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập và phân tích trong giai đoạn từnăm 2010 đến hết năm 2014
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ có được những đóng góp mới về cơ
sở lý luận và thực tiễn như sau:
- Góp phần luận giải có hệ thống các khái niệm về hàng giả, đặc điểmcủa hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng sản xuất, buôn bán hàng giả cũng như tác hại của nó đối với đời sốngkinh tế - xã hội
- Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng sản xuất, buôn bánhàng giả và kết quả thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về công tác đấu
Trang 14tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong thời gian qua Trên cơ
sở đó, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướngmắc và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quảcông tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Luận văn bao gồm 4 chương sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
- Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT
VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ1.1 Hàng giả và những đặc trưng của hàng giả
1.1.1 Một số khái niệm về hàng giả
Hàng giả là một thuật ngữ dùng để phân biệt và so sánh với hàng thật.Thuật ngữ “hàng giả” không được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt Theo
từ điển tiếng Việt: Giả có nghĩa là không phải thật mà là được làm ra với bềngoài giống như thật, thường để đánh lừa
Hàng giả là một hiện tượng kinh tế - xã hội, tồn tại cùng với sự pháttriển của nền kinh tế hàng hóa, có rất nhiều khái niệm về hàng giả Tuy nhiên
ở nước ta, mỗi giai đoạn của sự phát triển kinh tế - xã hội hàng giả được quyđịnh tại một số văn bản pháp quy về công tác Chống hàng giả như sau:
Thời kỳ đầu tiên chống hàng giả, trong Nghị định 140/HĐBT ngày25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về kiểm tra,
xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả đã nêu khái niệm: “Hàng giả là nhữngsản ph m, hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống nhưsản ph m hàng hóa được Nhà nước cho ph p sản xuất, nhập kh u và tiêu thụtrên thị trường; hoặc những sản ph m, hàng hóa không có giá trị sử dụngđúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”
Qua thực tế đấu tranh chống các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bánhàng giả cho thấy Nghị định 140/HĐBT chưa thể hiện rõ các dấu hiệu về mặtbản chất của hàng giả, khái niệm về hàng giả còn được đề cập chung chungdưới dạng liệt kê Hoạt động của thực tiễn đòi hỏi phải có sự phân định rõràng hơn về hàng giả giúp cho công tác đấu tranh ngăn ngừa, chống hàng giả
Trang 1627/04/2000,
Trang 17Liên Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường đã ban hành thông tư liên tịch số BCA-BKHCNMT về hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTgngày
10/2000/TTLT-BTM-BTC-27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buônbán hàng giả, thì khái niệm về hàng giả đã được cụ thể hóa, như sau:
* Hàng giả chất lượng hoặc công dụng:
- Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúngnhư bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó
- Hàng hóa đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được ph p sử dụnglàm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chấtkhác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủhoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữuhiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì
- Hàng hóa không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằngnhững nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so vớI tiêuchu n chất lượng hàng hóa đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sứckhỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường
- Hàng hóa thuộc danh mục Tiêu chu n bắt buộc áp dụng mà khôngthực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thựcvật hoặc môi sinh, môi trường
- Hàng hóa chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chu n mà sử dụnggiấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chu n (đối với danh mục hàng hóabắt buộc)
* Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất
xứ hàng hóa:
- Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫnvới nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng
Trang 18Việt Nam tham gia, mà không được ph p của chủ nhãn hiệu
Trang 19- Hàng hóa có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương
tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứhàng hóa được bảo hộ
- Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa có hình dáng bên ngoài trùng vớikiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được ph p của chủ kiểudáng công nghiệp
- Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóagây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa
* Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả:
- Các loại đề can, tem, nhãn hàng hóa, mẫu nhãn hiệu hàng hóa, bao bìsản ph m có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn vớinhãn hàng hóa cùng loại, với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, têngọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ
- Các loại hóa đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, v , tiền, ấn ph m có giátrị như tiền, ấn ph m và sản ph m văn hóa giả mạo khác
Theo Thông tư liên tịch này thì hàng giả có hai loại: giả về chất lượng,công dụng và giả về hình thức Hàng giả về chất lượng, công dụng thường lànhững hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng vớitên gọi, công dụng của nó, không đảm bảo tính năng, tiêu chu n kỹ thuật đãđược quy định Còn hàng giả về hình thức có nghĩa là giả về nhãn hiệu hànghóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa
Trang 20Cho đến nay, để phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của nước ta,hàng giả được định nghĩa theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CPngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, “Hàng giả” gồm:
- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng,công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hànghóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng
đã công bố hoặc đăng ký;
- Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chấtdinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống
so với tiêu chu n chất lượng hoặc quy chu n kỹ thuật đã đăng ký, công bố ápdụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất;
có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dượcchất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hànghóa;
- Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉđạt từ 70% trở xuống so với tiêu chu n chất lượng, quy chu n kỹ thuật đãđăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chấtkhác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thươngnhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương
ph m hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao
bì hàng hóa của thương nhân khác;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo vềnguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
Trang 21- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sởhữu trí tuệ năm 2005;
Trang 22- Tem, nhãn, bao bì giả.
Trong các loại hình hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ(SHTT) chiếm một phần tương đối lớn và phổ biến Chúng ta cần nêu rõ kháiniệm về chúng được quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 nhưsau:
“- Hàng hoá giả mạo về SHTT theo quy định của Luật này bao gồmhàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hànghoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao ch plậu quy định tại khoản 3 Điều này
- Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắnnhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lýđang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được ph p của chủ
sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý
- Hàng hoá sao ch p lậu là bản sao được sản xuất mà không được ph pcủa chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan”
Với quy định này, Luật SHTT cũng đã xác định rõ các hành vi sảnxuất, nhập kh u, lưu thông hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ
Từ các khái niệm trên, ta có thể khái quát về hàng giả như sau: Hàng
giả là những sản ph m hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật có hình dánggiống như những sản ph m hàng hóa được Nhà nước cho ph p sản xuất, nhập
kh u và tiêu thụ trên thị trường hoặc những sản ph m hàng hóa không có giátrị sử dụng đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của
nó, là loại sản ph m hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương
tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với sản ph m hàng hóa thật
mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền SHTThoặc được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia
1.1.2 Đặc điểm của hàng giả và hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả
Trang 2313Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường hàng hóa thì hàng giảcũng ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã với công nghệ sản
Trang 24xuất ngày càng tinh vi, hiện đại Từ những sản ph m hàng hóa tiêu dùng thôngthường đến những hàng hóa công nghệ cao rất khó phân biệt với hàng thật.Tuy nhiên, ở thời kỳ nào thì hàng giả vẫn có một số đặc điểm chủ yếu đó là:Thường có chất lượng k m, ph m cấp thấp, không đảm bảo các tiêu chu n về
vệ sinh, an toàn hoặc cá biệt cũng có thể là hàng có chất lượng tốt nhưng vìchủ hàng không muốn chi phí tốn k m và mất thời gian cho việc quảng bá xâydựng thương hiệu, nhãn hiệu sản ph m của riêng mình; xúc tiến thương mại đểsản ph m ngày càng được thị trường tin dùng, tồn tại và phát triển lâu dài nêntìm mọi cách để sản ph m của mình n náu, núp dưới nhãn hiệu nổi tiếng củahàng hoá cùng loại thuộc hãng sản xuất - kinh doanh khác; tức là muốn “Đốtcháy giai đoạn” nhằm tiêu thụ nhanh sản ph m của mình để sớm thu hồi vốn
và lợi nhuận bằng cách làm giả nhãn hiệu, nhái nhãn hiệu, kiểu dáng,…hànghoá của công ty khác đã được người tiêu dùng ưa chuộng và tin dùng Do hànggiả chủ yếu là hàng chất lượng k m được sản xuất với giá thành hạ nhưng lại
n náu dưới danh nghĩa hàng thật có nhãn hiệu của các nhà sản xuất nổi tiếngđược người tiêu dùng ưa chuộng nên hàng giả vẫn được tiêu thụ nhanh, nhiều vàmang lại siêu lợi nhuận đặc biệt là tại những quốc gia mà thu nhập bình quâncủa người dân còn thấp
Sản xuất và buôn bán hàng giả là hai khâu có quan hệ mật thiết vớinhau và có tính nguy hại như nhau Đặc điểm của hoạt động sản xuất, buônbán hàng giả phục thuộc rất nhiều vào loại hàng hóa bị làm giả bởi đối vớimỗi loại hàng hóa khác nhau thì phương thức sản xuất, buôn bán hàng hóakhác nhau Ví dụ: Đối với các loại hàng hóa tiêu dùng thông thường như: Bộtngọt, diêm, bột giặt,…công nghệ sản xuất đơn giản, có cả hàng xuất xứ từtrong nước, nước ngoài và thường được bán ở các vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa; đối với các loại sản ph m như: Thiết bị tin học, viễn thông, thiết bịđiện tử…thường là hàng do nước ngoài sản xuất, được bày bán chủ yếu ở
Trang 2515thành thị và một số địa bàn ở nông thôn Nhưng nhìn chung hoạt động sảnxuất, buôn bán hàng giả có một số đặc điểm chủ yếu sau:
Trang 26- Hoạt động trái với quy định của pháp luật;
- Thường được thực hiện l n lút, l n tránh sự quan sát, chú ý của mọingười và các cơ quan chức năng;
- Thường hoạt động trong điều kiện thiếu thốn về không gian, khôngđảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn, kỹ thuật, môi trường…;
- Bất chấp mọi thủ đoạn để tiêu thụ hàng hóa và thu được lợi ích từ việcsản xuất, buôn bán hàng hóa giả như: Sử dụng công nghệ sản xuất thô sơ, rẻtiền, nguyên liệu sản xuất không đảm bảo yêu cầu chất lượng, kỹ thuật, antoàn…;
- Tập trung nhiều ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi vìlợi dụng ở những nơi này trình độ dân trí thấp, k m hiểu biết, lại có tâm lýthích hàng ngoại, giá rẻ nên dễ lừa gạt; hơn nữa ở đây sự kiểm tra, kiểm soátcủa các cơ quan chức năng thường chưa chặt chẽ, có nhiều sơ hở nên dễ trốntránh
Có thể khẳng định rằng thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngàycàng tinh vi, xảo quyệt; đó là những hành vi gian dối, lừa đảo có tính phổ biến
và nguy hại ở mức cao đối với lợi ích của xã hội và người tiêu dùng và cũng
có thể lên án các hành vi đó vì nó không loại trừ việc thu lợi nhuận từ cáchành vi xâm hại sức khoẻ và tính mạng con người, như sản xuất thuốc chữabệnh giả, thực ph m có chứa các độc tố nguy hiểm
Bản chất của việc sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi cướp đoạt giátrị vật chất và tinh thần của người khác, lừa dối người tiêu dùng để thu lợi bấtchính Các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả thường tập trung vào sảnxuất, kinh doanh một số hàng hoá có thương hiệu, được thị trường tín nhiệm
và người tiêu dùng ưa chuộng nhằm dễ tiêu thụ sản ph m của mình với khốilượng lớn, bán hàng nhanh và thu lợi nhuận cao, thậm chí siêu lợi nhuậnthông qua việc sử dụng nguyên liệu cấp thấp, công nghệ sản xuất thủ công,trốn tránh được các khoản thuế,…nhằm tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra cho sản
ph m hàng hóa của họ Chính vì vậy số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để có
Trang 2717được loại sản ph m hàng hóa đó và giá trị sử dụng của hàng hóa là khôngtương xứng với nhau.
Trang 28Sản xuất hàng giả là một hoạt động mang lại siêu lợi nhuận, có sức hấpdẫn lớn nên nhiều cá nhân và tổ chức bị lôi cuốn tham gia vào hoạt động này,
họ đã từ bỏ hoạt động đầu tư, nghiên cứu sáng tạo nâng cao chất lượng, tạo uytín thương hiệu mà chỉ tập trung vào làm hàng giả để thu lời bất chính trướcmắt
Sản xuất, buôn bán hàng giả là vi phạm pháp luật cần phải sử dụng cácchế định pháp luật nghiêm khắc, đồng bộ với tinh thần quyết liệt mới có hiệuquả cao
1.1.3 Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả
Tham gia vào hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có nhiều loại hình
tổ chức và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệpNhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng phần đông và phổbiến hơn cả là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cáthể Có những tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả gần như mangtính chuyên nghiệp Họ tổ chức hoạt động thành những kênh, những đườngdây kh p kín, khá chặt chẽ trong việc sản xuất - giao nhận - vận chuyển -buôn bán - tiêu thụ hàng giả; không chỉ dừng ở quan hệ trong nước mà cònmóc nối với các tổ chức, cá nhân ngoài nước để sản xuất hàng giả đưa vàoViệt Nam tiêu thụ hoặc thậm chí được sản xuất ở trong nước rồi đưa qua biêngiới để sau đó tìm cách nhập trở lại với nhãn mác hàng ngoại để lừa gạt ngườitiêu dùng Có thể phân ra thành các nhóm đối tượng sau:
- Đối tượng là Doanh nghiệp trong nước sản xuất nhái mẫu mã, kiểudáng công nghiệp, sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của nước ngoài để tiêu thụ tạiViệt Nam và thậm chí đã có trường hợp xuất kh u hàng vi phạm nhãn hiệu ranước ngoài; sản xuất giả hàng của những doanh nghiệp Việt Nam có sản
ph m chất lượng tốt, thị trường rộng lớn và nhu cầu tiêu thụ cao như: Rượubia, nước giải khát, nước mắm và nhập hàng hoá có yếu tố vi phạm về sởhữu công nghiệp để kinh doanh
- Đối tượng là doanh nghiệp, tư nhân Việt Nam liên kết với doanhnghiệp, tư nhân nước ngoài để sản xuất tại nước ngoài, sau đó nhập kh u vào
Trang 2919Việt Nam tiêu thụ các loại hàng giả, hàng k m chất lượng và hàng giả mạonhãn hiệu hàng hoá.
Trang 30- Đối tượng là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đôi khicũng tham gia sản xuất và tiêu thụ hàng giả Việc sản xuất hàng giả của loạiđối tượng này thường ở dạng xâm phạm quyền về kiểu dáng công nghiệp, sửdụng nhãn hiệu của người khác mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu, sửdụng nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn Đặc biệt, trong những năm gần đâykhi nền kinh tế nước ta mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, xuất hiệnnhiều loại hàng giả được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việtnam sản xuất nhái theo mẫu mã, kiểu dáng, thương hiệu của các sản ph mhàng hoá nước ngoài gây tranh chấp, khiếu nại vi phạm sở hữu công nghiệp,gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
- Đối tượng là Hộ kinh doanh cá thể chủ yếu sản xuất những mặt hàngthông thường cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày như: Xà phòng, dầu gội đầu,kem đánh răng, bàn chải, bột ngọt,
- Đối tượng là các Công ty nước ngoài sản xuất hàng giả đưa vào ViệtNam tiêu thụ: Chủ yếu là hàng cao cấp, có giá trị lớn như đầu DVD, Ti vi, tủlạnh, điều hòa, đồng hồ đeo tay, mỹ ph m cao cấp , giả mạo nhãn hiệu hànghóa của các hãng nước ngoài có thương hiệu nổi tiếng như Panasonic, Sony,Longines, Omega Tình trạng này đang xảy ra khá phổ biến, loại hàng giảnày đã và đang được bán công khai trên thị trường nước ta mà phần lớn làhàng Trung Quốc nhập lậu
1.1.4 Phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả
1.1.4.1 Phương thức sản xuất
Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả được tiến hành l n lút là chủyếu, nhưng cá biệt cũng có nơi, có loại được sản xuất và tiêu thụ công khai,việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả ngày càng tinh vi, khó phát hiện; có loạiquy trình sản xuất đơn giản nhưng cũng có loại quy trình sản xuất phức tạp,tinh xảo, đòi hỏi quy trình công nghệ cao Hàng hoá được sản xuất theophương thức thủ công, không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, không tuân
Trang 31theo một quy trình sản xuất nhất định (ví dụ: đối với một số loại hàng hoá như
mỹ ph m - phải có sổ theo dõi pha chế thuốc, kiểm tra chất lượng, hồ sơ số lôsản xuất nhưng người sản xuất hàng giả không tuân thủ quy trình sản xuấttrên) Mặt khác người sản xuất mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường không
rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không đảm bảo để sản xuất hàng giả Đây làmột phương thức đang khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay Có những mặthàng giả gây nguy hiểm cho xã hội, cho sản xuất, cho sức khoẻ con người nhưthuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, hoá mỹ ph m…
Hàng giả do nước ngoài hoặc trong nước sản xuất có nhiều dạng khácnhau, nhưng đều có chung các tiêu chí sau:
- Sản xuất những loại hàng hoá đang khan hiếm, thị trường có nhu cầutiêu thụ lớn, lãi suất cao
- Sản xuất hàng hoá mang tên thương mại, địa chỉ sản xuất hoặc lấynhãn hiệu hàng hoá cùng loại của những cơ sở sản xuất khác đã nổi tiếng đượcnhiều người tiêu dùng ưa chuộng để tiêu thụ được hàng hoá của mình sản xuấtra
- Sản xuất hàng hoá cùng loại, cùng công dụng nhái nhãn hiệu hàng hoá
đã được bảo hộ làm cho người tiêu dùng khó phân biệt, dễ nhầm lẫn với hàngthật
- Sản xuất hàng hoá có nhãn hàng hoá nhưng không ghi tên thươngmại, địa chỉ, chất lượng, thành phần cấu tạo hoặc có ghi nhưng ghi khôngđầy đủ, không rõ ràng, ghi không đúng sự thật
- Sử dụng lại bao bì, nhãn hiệu của hàng chính ph m đánh tráo ruột làhàng giả, bao bì nhãn hiệu thật ví dụ như: xi măng, nước mắm, rượu, dầu gội
- Sản xuất theo đơn đặt hàng của các gian thương bất cứ loại hàng nàokhi có nhu cầu tiêu thụ
- Hàng cũ, hàng đã qua sử dụng được tân trang lại, được mông má, lênđời, đánh bóng như mới; hàng bị tráo đổi các linh kiện, phụ tùng chính hiệu
Trang 32hàng mới, hàng nguyên gốc.
Trang 33- T y xoá, sửa lại nhãn hàng đã quá hạn sử dụng, hàng chất lượngkhông đảm bảo an toàn vệ sinh thực ph m thành hàng còn hạn sử dụng để tiêuthụ Phương thức này chủ yếu tiêu thụ hàng thực ph m bao gói sẵn
Trong thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp nướcngoài sản xuất, xuất kh u hàng hoá giả thương hiệu, xuất xứ hàng Việt Nam.Đây là vấn đề rất mới trong công tác chống hàng giả trong tình hình hiện naycần được quan tâm khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại thế giới(WTO), hội nhập kinh tế thế giới và khu vực
và bày bán, tiêu thụ công khai Những loại hàng này chỉ bị phát hiện, kiểm tra
xử lý khi có khiếu kiện của chính nhà sản xuất ra sản ph m hoặc người đạidiện hợp pháp về sở hữu quyền đối với hàng hoá đang bị làm giả
- Các loại hàng giả sản xuất thủ công hoặc không đầu tư công nghệ,không giống hàng thật thì phương thức tiêu thụ phổ biến ở các dạng sau:
+ Dùng nhiều hình thức, chiêu trò khuyến mại đánh vào tâm lý ngườimua để tiêu thụ hàng giả, hàng nhái như: Giảm giá, mua hàng được tặng quà
+ Giá bán nhiều loại hàng giả rẻ hơn hàng thật để người mua tham rẻ
mà tiêu thụ là phổ biến, thậm chí có loại hàng, người tiêu dùng biết là hànggiả nhưng vẫn chấp nhận mua, vì giá rẻ, nhưng cũng có loại để tránh ngườitiêu dùng nghi ngờ thì hàng giả lại được bán với giá xấp xỉ hàng thật
Trang 34+ Nhiều loại hàng giả khi bán còn kèm theo phiếu bảo hành nhưngdịch vụ hậu mãi không có chất lượng lừa dối người tiêu dùng tin đó là hàngchính hãng.
+ Quảng cáo không đúng sự thật về công dụng, chất lượng, xuất xứhàng hoá Hàng chất lượng thấp nhưng quảng cáo và bán với giá như hàng
có chất lượng cao Lợi dụng người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa hiểu biếtcòn hạn chế để đưa hàng giả đến tiêu thụ Trộn hàng giả lẫn vào hàng thật đểtiêu thụ Phương thức tiêu thụ này đôi khi cũng được sử dụng ngay tại cácthành phố, thị xã khi người tiêu dùng thiếu hiểu biết về công dụng, cách sửdụng, chất lượng, xuất xứ… đặc biệt phải kể đến mặt hàng thuốc chữa bệnh,
mỹ ph m và các loại hàng sách tay khác
+ Có một số mặt hàng giả còn được đưa vào các Đại lý chính hãng đểtiêu thụ như xi măng, sắt th p và các loại vật liệu xây dựng khác; các chủthầu, chủ công trình lớn vì lợi nhuận đã móc ngoặc, thông đồng với cơ quanquản lý, giám sát để tiêu thụ hàng giả thông qua các Đại lý này
1.1.5 Tác hại của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả
Theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ và Interpol, tội phạm lớn nhấtcủa thế kỷ 21 là tội phạm làm hàng giả Sản xuất hàng giả đã trở thành mộtngành công nghiệp thực sự với quy mô lớn, tác động tới tất cả các ngành côngnghiệp khác Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng k m chất lượng vàcác hành vi khác xâm phạm quyền SHTT ngày càng diễn biến phức tạp, vớinhững thủ đoạn ngày càng tinh vi và khó kiểm soát Vấn nạn này không chỉgây thiệt hại cho người tiêu dùng và nhà sản xuất chân chính mà còn là trởngại rất lớn đối với các doanh nghiệp trong việc nỗ lực tìm kiếm thị trường,phát triển thương hiệu
Hàng giả xuất hiện trên thị trường đủ mọi chủng loại từ cao cấp đắttiền, hàng chuyên dụng đến cả những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu ngày cànggia tăng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, tác động tiêu cựcđến môi trường đầu tư và quá trình hội nhập của nước ta
Trang 35Hàng giả đã và đang tàn phá nền kinh tế trong nước, làm xói mòn đạođức kinh doanh, ảnh hưởng uy tín các thương hiệu chính ph m và lợi ích củacác nhà sản xuất chân chính Đặc biệt nghiêm trọng là hàng giả còn xâm hạilợi ích, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêucực đến môi trường sinh thái và mọi mặt của đời sống xã hội, cụ thể là:
- Hàng giả có tác hại to lớn đối với nền kinh tế quốc dân: Nhà nước thấtthu thuế, xã hội mất đi của cải, vật chất; ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất,kinh doanh, chất lượng các công trình…
- Đối với thu hút đầu tư: nạn sản xuất, buôn bán hàng giả tạo ra sự cạnhtranh không lành mạnh, kìm hãm đầu tư phát triển kinh tế Bởi khi đó các nhàđầu tư trở thành nạn nhân của sự cạnh tranh không lành mạnh, do không thểthu hồi vốn và không có được lợi nhuận từ quá trình đầu tư của mình Hậuquả là họ có thể bị nản chí, giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế và số lượng công
- Đối với người tiêu dùng: hàng giả không chỉ gây thiệt hại về kinh tế
mà nó còn gây những tác hại trầm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của conngười, gây thiệt hại về sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng Nhất là các mặthàng dược ph m, thực ph m, mỹ ph m giả đang trở thành mối đe doạ thực sựđối với sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng
- Đối với môi trường: sản xuất, kinh doanh hàng giả không đảm bảoquy trình, nhất là đối với mặt hàng liên quan đến hóa chất rất dễ dẫn đến nguy
cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng
Trang 36- Không những thế tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả còn có thể gây
ra những hậu quả nặng nề về xã hội như tác hại của dư lượng thuốc bảo vệthực vật, sử dụng thức ăn gia súc có tác nhân gây biến đổi gien, sử dụngthuốc chữa bệnh không có tác dụng chữa bệnh, vắc xin và thuốc phòng dịchgiả… không chỉ gây thiệt hại cho người sử dụng mà còn tàn phá sức khỏecủa cộng đồng và nòi giống của dân tộc Cùng với đó, là các văn hoá ph mgiả, băng đĩa hình giả, chất lượng thấp sẽ hạ thấp giá trị văn hoá; bằng cấp,chứng chỉ đào tạo giả sẽ tạo ra những con người giả, làm suy đồi đạo đứctrong giáo dục và gây hại lâu dài cho quốc gia Ngoài ra, lợi nhuận phi pháp
từ sản xuất, buôn bán hàng giả cũng làm cho đạo đức bị tha hóa từ đồng tiềnbất chính thu được, k o theo đó là nạn cờ bạc, rượu chè và những tệ nạn xãhội khác có cơ hội phát triển
- Về an ninh quốc phòng: hậu quả của hàng giả còn trực tiếp đe dọa đốivới chủ quyền và an ninh quốc gia Tuy hiện tại chưa có vấn đề gì lớn nhưng
về lâu dài tác hại của hàng giả luôn có thể xuất hiện với thách thức và nguy cơrất lớn Như tác hại của các công trình quốc gia bị giả mạo từ khi đấu thầuđến khi thi công dẫn tới các công trình này có thể bị hư hỏng, thoái hóa do sửdụng các loại nguyên vật liệu k m ph m chất, các thiết bị phục vụ quân sựcũng có thể là hàng giả; các cây giống, con giống giả và k m chất lượng cóthể gây tác hại lâu dài trong nông nghiệp
1.1.6 Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả
Hàng hóa nói chung, hàng giả nói riêng là đối tượng thuộc Nhà nướcđiều chỉnh, quản lý Nhà nước không thừa nhận hàng giả nhưng trên thực tếhàng giả vẫn tồn tại, do đó Nhà nước vẫn phải quản lý Tuy nhiên, Nhà nướckhông quản lý hàng giả ở góc độ hàng hóa mà quản lý hàng giả thông quacông tác đấu tranh phòng, chống các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của
tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường Vấn đề đặt ra
Trang 37là: Nhà nước quản lý công tác phòng, chống hàng giả như thế nào để phòngngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả trong lĩnh vựcthương mại? Công tác quản lý nhà nước gồm các hoạt động sau:
- Tuyên truyền đấu tranh phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả;
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính;
- Chuyển hồ sơ truy tố các vụ việc có dấu hiệu phạm pháp hình sự.Các cơ quan Quản lý nhà nước có chức năng về phòng, chống hàng giảphải chủ động và phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tuyên truyền, bài trừhàng giả và tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý ngăn chặn, tiến tới đ y lùivấn nạn hàng giả
1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả
Cạnh tranh trên toàn cầu và trong nước ngày càng gay gắt, quyết
liệt mang tính sống còn, hệ quả của nó là các doanh nghiệp, cá nhân không
đủ điều kiện cạnh tranh theo pháp luật nảy sinh ra các thủ đoạn cạnh tranhkhông lành mạnh, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, không chú trọng xâydựng văn hoá kinh doanh và đạo đức thương mại dẫn tới con đường sảnxuất, buôn bán hàng giả
Sự hiểu biết và quan tâm của doanh nghiệp đối với quyền SHTT chưa
đầy đủ Một phần không nhỏ các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xác lậpcác quyền về nhãn hiệu hàng hoá và sở hữu công nghiệp của mình Vì vậy,khi hàng hoá mang nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bị viphạm thì doanh nghiệp đó không có cơ sở pháp lý để kiện tụng hoặc tố cáo.Mặt khác do không quan tâm đến sở hữu quyền nên doanh nghiệp dễ vi phạmquyền SHTT của các doanh nghiệp khác
Trung Quốc được mệnh danh là đại công xưởng sản xuất hàng giả lớn
nhất thế giới, nước ta là hàng xóm sát vách nên chịu ảnh hưởng rất lớn bởivấn nạn buôn bán hàng giả Trung Quốc cũng đang tích cực đối phó với vấn
đề này nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn để hạn chế nó
Trang 38Quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hoá ngày càng mở rộng, không chỉ ởtrong nước mà còn phát triển với các nước trên thế giới và trong khu vực;thông tin, khoa học công nghệ phát triển nhanh, bên cạnh mặt tích cực của nó,thì những kẻ sản xuất - kinh doanh hàng giả cũng triệt để lợi dụng khai thác
lợi thế này Trong quá trình phát triển kinh tế, trình độ quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế cùng với hệ thống pháp luật của
nước ta mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa hoàn chỉnh cũng là tácnhân lớn để hàng giả có mảnh đất màu mỡ sinh sôi
Các hiểu biết của người tiêu dùng về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá,
SHTT và phân biệt hàng giả còn hạn chế, chưa được phổ biến rộng rãi, vì vậy
họ thường dễ bị lừa dối dẫn đến nhầm lẫn khi mua hàng và khi phát hiện ramình mua phải hàng giả thì thường bỏ qua hoặc lúng túng không biết phải làmgì
1.1.8 Tầm quan trọng và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quản lý nhà nước phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả
1.1.8.1 Tầm quan trọng
Ngày nay, khi quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ thìvấn nạn hàng giả lại càng gây thiệt hại to lớn đối với nền kinh kế của mỗiquốc gia, nhất là các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển Chính vì vậy,công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả phải được đặc biệt quantâm thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhà sản xuất, kinh doanh chânchính, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng, làm lành mạnh môitrường kinh doanh, thu hút đầu tư phát triển kinh tế Đồng thời thúc đ y sảnxuất, kinh doanh phát triển; tạo dựng sự tin tưởng vào chủ trương, đường lốilãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ vững an ninh quốc phòng
1.1.8.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác quản lý phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Buôn lậu, hàng giả cũng như gianlận thương mại nói chung là mặt trái của nền kinh tế thị trường để lại những
Trang 39nước, gây thất thu ngân sách, ảnh hưởng môi trường đầu tư nước ngoài, kèmtheo những tệ nạn tham nhũng, hối lộ … Hoạt động chống buôn lậu, hànggiả và gian lận thương mại có quan hệ biện chứng với hoạt động sản xuấtkinh doanh Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại cóhiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đ y hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển
và ngược lại, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ góp phần tích cựcvào cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
Khi đề ra đường lối đổi mới và chủ trương chuyển nền kinh tế sang cơchế thị trường như một chiến lược lâu dài, Đảng ta đã thấy rõ tính hai mặt củanó: Vừa có những tác dụng tích cực to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội,vừa có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội
Và quan điểm cơ bản của Đảng ta là vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phảinâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước, nhằm phát huy tác dụng tíchcực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chếnày
Một trong những mặt tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường chính lànạn sản xuất và buôn bán hàng giả Ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổimới, Trung ương Đảng đã nhận x t, đánh giá và chỉ rõ các hiện tượng tiêucực này Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VI
trình trước Đại hội Đại biểu lần thứ VII (tháng 6/1991) đã ghi: “Công tác
quản lý thị trường có nhiều sơ hở, nạn buôn lậu, làm hàn g giả trầm trọng và kéo dài trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực mới mà chúng ta chưa lường hết, chậm phát hiện và chưa xử lý tốt Đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế ”.
Những quan điểm, đường lối nêu trên một lần nữa được khẳng định lại
Trang 40hội lần thứ VIII: “ phát huy tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa,
hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trường…tăng cường quản lý thị trường, hướng dẫn các thành phần kinh tế trong thương nghiệp phát triển đúng hướng, đúng chính sách, pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, chống trốn thuế, lậu thuế, lưu thông hàng giả”.
Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng chính phủ
về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, đã nêu rõ: "các Bộ
trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải coi việc chống sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài Phải có biện pháp đồng bộ, kiên quyết để đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả Mọi hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả được phát hiện đều phải xử lý nghiêm theo pháp luật Những vụ nghiêm trọng phải kịp thời đưa ra xét xử nhằm răn đe, giáo dục chung" Đồng thời, trong Chỉ thị, Thủ tướng Chính
phủ cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành, chính quyền địaphương
Như vậy, trong quá trình đổi mới xây dựng và phát triển nền kinh tếtheo cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã luôn nhìn nhận và có quanđiểm rõ về những mặt trái của cơ chế thị trường, trong đó có các hoạt độngsản xuất, buôn bán hàng giả và luôn coi việc đấu tranh chống các biểu hiệntiêu cực này là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và chủ trương đấu tranh rấtkiên quyết, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả nhằm bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, lợi ích của người tiêu dùng cũngnhư lợi ích của các nhà sản xuất làm ăn chân chính
1.2 Cơ sở thực tiễn
Thực trạng tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tạiQuảng Ninh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, cuối năm 2014, tại địa bàn Móng