1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại đội quản lý thị trường huyện hải hậu tỉnh nam định

109 456 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Phòng quản lý thị trường huyện Hải Hậu...49 2.2.3.1.. Trên thị trường, các hoạt động sảnxuất và

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Kínhgửi: - Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân

- Ban chủ nhiệm khoa Kế hoạch và Phát triển

- Giảng viên hướng dẫn PGS.TS.Vũ CươngTên tôi là: Lại Thị Hoài

Mã sinh viên: 11121499

Lớp: Kinh tế Kế hoạch 54B Khoa: Kế hoạch và Phát triển

Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên sự tìmhiểu và tham khảo các tài liệu khác của bản thân cùng với sự hướng dẫn củaPGS.TS.Vũ Cương Đồng thời tôi cũng xin cam đoan những số liệu và thông tinđược sử dụng trong chuyên đề có nguồn gốc rõ ràng, chính xác Những tài liệu thamkhảo trong quá trình nghiên cứu tôi đã đề cập ở cuối bài Những kết quả tính toánkhác do chính tác giả xử lý và tính toán

Nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng kỷ luật Khoa

kế hoạch và Phát triển và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

HàNội, Ngày 14 tháng 12 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Lại Thị Hoài

Trang 2

- Đội trưởng Đội QLTT huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cùng các cô chú trong độiquản lý thị trường đã cho phép, tạo điều kiện cho em được thực tập tại đội, trongquá trình thực tập cô chú đã giúp đỡ và hướng dẫn rất nhiều để em hoàn thành tốttrong thời gian thực tập cũng như hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp.

Em xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Kế hoạch và Phát triển, TrườngĐại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em họctập tại trường Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nềntảng cho quá trình nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp mà còn là hành trang quý báucho em tự tin vững chắc bước vào công việc sau này

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong

sự nghiệp cao quý

Em xin trân thành cảm ơn!

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 4

1.1 Sự cần thiết phải tăng cường phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 4

1.1.1 Sản xuất và buôn bán hàng giả 4

1.1.1.1 Khái niệm 4

1.1.1.2 Đặc điểm, đối tượng và thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả 7

1.1.2 Vai trò của nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả .11

1.1.2.1 Tác hại của hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả 11

1.1.2.2 Vai trò của nhà nước 14

1.2 Quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 14

1.2.1 Khái niệm và nội dung của quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 14

1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả .14

1.2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 15

1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 19

1.2.2.1 Khái quát chung về bộ máy quản lý 19

1.2.2.2 Nhiệm vụ, chức năng của cơ quan quản lý thị trường trong công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 20

1.2.3 Tiêu chí phản ánh hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 21

Trang 4

1.2.3.1 Tiêu chí phản ánh kết quả của hoạt động quản lý nhà nước trong

phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 21

1.2.3.2 Tiêu chí phản ánh hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 22

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 24

1.2.4.1 Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách 24

1.2.4.2 Nhân tố thuộc về bộ máy quản lý thị trường tại địa phương 25

1.2.4.3 Nhân tố thuộc về phía các cơ sở sản xuất và người tiêu dùng 27

1.2.5 Kinh nghiệm phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại một số địa phương 28

1.2.5.1 Kinh nghiệm phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả của Đội Quản lý thị trường số 10 tỉnh Thái Bình 28

1.2.5.2 Kinh nghiệm phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả của đội Quản lý thị trường số 1 tỉnh Yên Bái 29

1.2.5.3 Bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả của đội Quản lý thị trường huyện Hải Hậu 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI PHÒNG QLTT HUYỆN HẢI HẬU - TỈNH NAM ĐỊNH 32

2.1 Khái quát chung về huyện Hải Hậu và hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn 32

2.1.1 Giới thiệu chung về huyện Hải Hậu 32

2.1.2 Hoạt động sản xuất hàng hóa nói chung và sản xuất hàng giả nói riêng tại huyện Hải Hậu 34

2.2 Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định 35

2.2.1 Bộ máy phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại huyện hải Hậu 35 2.2.1.1 Tổ chức bộ máy 35

2.2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng của đội Quản lý thị trường huyện Hải Hậu trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 37

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 5

2.2.2 Nội dung hoạt động của công tác quản lý nhà nước trong phòng chống

sản xuất và buôn bán hàng giả tại huyện Hải Hậu 38

2.2.2.1 Xây dựng cơ chế chính sách, kế hoạch 38

2.2.2.2 Tuyên truyền 40

2.2.2.3 Kiểm tra giám sát 42

2.2.3 Hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Phòng quản lý thị trường huyện Hải Hậu 49

2.2.3.1 Mức độ hài lòng của người tiêu dùng về độ tin cậy của hàng hóa 49

2.2.3.2 Mức độ hài lòng của doanh nghiệp, người sản xuất về môi trường cạnh tranh 50

2.2.3.3 Mức độ nhận biết hàng giả của cá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa 52 2.3 Đánh giá nhân tố tác động 54

2.3.1 Nhân tố cơ chế chính sách 54

2.3.1.1 Hệ thống các văn bản pháp luật 54

2.3.1.2 Chính sách đối hỗ trợ cho cơ quan thực thi 55

2.3.2 Nhân tố thuộc về bộ máy quản lý thị trường của huyện Hải Hậu 56

2.3.2.1 Năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ 56

2.3.2.2 Sự phối hợp của các cơ quan chức năng 57

2.3.2.3 Nguồn lực phục vụ cho hoạt động quản lý thị trường 61

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI ĐỘI QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG HUYỆN HẢI HẬU - TỈNH NAM ĐỊNH 68

3.1 Xu hướng diễn biến của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả 68

3.2 Quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trong công tác quản lý phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới 71

3.2.1 Quan điểm, phương hướng của Đảng và Nhà nước 71

3.2.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển thương mại của chính quyền tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu 72

3.2.3 Nhiệm vụ đặt ra cho Đội quản lý thị trường huyện Hải Hậu 72

Trang 6

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý phòng chống sản xuất,

buôn bán hàng giả tại đội quản lý thị trường huyện Hải Hậu 73

3.3.1 Giải pháp thuộc về bộ máy quản lý thị trường của huyện Hải Hậu 73

3.3.1.1 Giải pháp nâng cao năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ 73

3.3.1.2 Giải pháp tăng cường sự hợp tác của các cơ quan hữu quan 74

3.3.1.3 Giải pháp tăng cường nguồn lực cho hoạt động quản lý thị trường 75

3.3.2 Giải pháp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và cơ sở sản xuất .78 3.4 Đề xuất, kiến nghị 79

3.4.1 Đối với các Bộ ngành 79

3.4.2 Đối với UBND huyện Hải Hậu 81

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Giá trị gia tăng và giá trị sản xuất của huyện Hải Hậu giai đoạn 2014 33Bảng 2.2: Bảng đánh giá kết quả thực hiện công tác xử lý các hành vi vi phạm vềhàng giả trong giai đoạn 2012- 2014 39Bảng 2.3: Kết quả công tác thực hiện tuyên truyền về hoạt động sản xuất và buôn bánhàng giả trên địa bàn huyện giai đoạn 2012- 2014 41Bảng 2.4: Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo loại hình vi phạmtrong giai đoạn 2014-2014 46Bảng 2.5: Danh mục các loại hàng giả đã tịch thu năm 2012- 2014 47Bảng 2.6: Kết quả công tác phối hợp của các bên trong công tác phòng chống sảnxuất và buôn bán hàng giả 59Bảng 2.7: Kết quả công tác đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ phòng chống hàng giảcho công chức giai đoạn 2012-2014 64

2012-SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 9

DANH MỤC HÌNH, HỘP

Hình 1.1: Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước trong quản lý sản xuất và buôn bán

hàng giả 19

Hình 2.1: Biểu đồ số lượng hàng giả bị tịch thu 6 tháng đầu năm 2015 35

Hình 2.2: Tổ chức bộ máy của đội quản lý thị trường huyện Hải Hậu 36

Hình 2.3: Quy trình kiểm tra và xử lý hàng giả 43

Hộp 2.1: Ý kiến của người tiêu dùng về độ tin cậy hàng hóa 50

Hộp 2.2: Ý kiến của cơ sở sản xuất về môi trường cạnh tranh 51

Hộp 2.3: Ý kiến của cá nhân tổ chức buôn bán về hàng giả 52

Hộp 2.4: Ý kiến của người dân về thông tin liên quan đến hàng giả 57

Hộp 2.5: Ý kiến của người tiêu dùng về hàng hóa 66

Hộp 2.6: Ý kiến của cơ sở sản xuất 67

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Bối cảnh và lý do nghiên cứu

Việt Nam đã trải qua quá trình đổi mới với nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Ngàynay, xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng khoa họccông nghệ với sự đổi mới đường lối chính sách về kinh tế của Đảng và Nhà nước ta

đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng Trên thị trường, các hoạt động sảnxuất và kinh doanh hàng hóa diễn ra nhộn nhịp, cạnh tranh và chạy theo thị hiếu củangười tiêu dùng, Trong điều kiện đó, công tác QLNN nhất là công tác QLTT đangnảy sinh một số vấn đề, đáng quan tâm là sự gia tăng của vấn nạn sản xuất và buônbán hàng giả Ở nước ta những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa hội nhập

và những bất cập trong cơ chế chính sách, hoạt động buôn bán sản xuất hàng giảdiễn ra phức tạp trong hầu hết lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội Những hoạtđộng này không những ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, ảnhhưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế màcòn ảnh hường đến lợi ích của Nhà nước, uy tín chính trị của Đảng và làm giảmlòng tin của nhân dân vào sự quản lý của các cơ quan QLNN

Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc sản xuất, buôn bán hàng giảdiễn ra tinh vi hơn Trong những năm gần đây, việc sản xuất buôn bán hàng giảcàng ngày càng gia tăng về cả số lượng, quy mô, tính chất nguy hiểm Hàng giả vàhàng thật tồn tại song song, một số mặt hàng thủ công không khó phát hiện Tuynhiên hiện nay với trình độ công nghệ cao nhiều loại hàng giả được sản xuất tinh vi

có quy mô rộng lớn không chỉ trong một tỉnh, một quốc gia mà mang tính quốc tế

Do đó việc quản lý hàng hóa trên thị trường và xử lý hàng giả gặp rất nhiều khókhăn

Hàng giả được tiêu thụ phổ biến như: lương thực, đồ uống, bột ngọt, bánhkẹo,… Người tiêu dùng sẽ gặp nguy hiểm sử dụng những mặt hàng không đảm bảonày Không chỉ thiệt hại tiền của, thời gian mà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 11

mạng

Vì vậy việc quản lý phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả trở thànhmột nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng cũng như sựphát triển của thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nam Định là tỉnh tiếp giápvới tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Tây, tỉnh Hà Nam ở phía Tâybắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông Trong đó, Hải Hậu là một huyện củatỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định khoảng 35 km về phía Nam

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, huyện Hải Hậu cũng đang đốimặt với tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả có xu hướng gia tăng và diễn biếnphức tạp Trước tình hình đó, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngànhTrung ương, sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND huyện Hải Hậu, lực lượng QLTTthường xuyên duy trì và đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát và đấu tranh chốnghành vi sản xuất buôn bán hàng giả Tuy nhiên do nhiều yếu tố mà công tác chốnghàng giả trong những năm qua tuy đạt nhiều kết quả đáng khích lệ song còn nhiềukhó khăn tồn tại nên chưa ngăn chặn triệt để hành vi sản xuất buôn bán hàng giảtrên địa bàn huyện

Nhận thức được điều này tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu lực quản lý

nhà nước trong công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại đội Quản lý thị trường huyện Hải Hậu- tỉnh Nam Định” là đề tài nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 12

nhân của những tồn tại, từ đó đánh giá hiệu lực QLNN trong công tác phòng chốngsản xuất, buôn bán hàng giả tại đội QLTT số 10.

Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực QLNN trongphòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại đội QLTT số 10 trên huyện Hải Hậutrong thời gian tới

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu lực QLNN trong công tác phòngchống sản xuất, buôn bán hàng giả

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào công tác phòng chống sản xuất và buônbán hàng giả của đội QLTT số 10 trên địa bàn huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định

Thời gian nghiên cứu: giai đoạn năm 2012-2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích thông tin từ nguồn số liệu thu thập được từ các báocáo, kết quả nghiên cứu của cơ quan quản lý

Phương pháp phỏng vấn sâu: Người phỏng vấn thực hiện phỏng vấn với mộtnhóm đối tượng để thu thập các ý kiến đánh giá về hiệu lực QLNN trong côngtác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả

5 Kết cấu dự kiến của chuyên đề:

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại đội quản lý thị trường huyện Hải Hậu- tỉnh Nam Định

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 14

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN

BÁN HÀNG GIẢ

1.1. Sự cần thiết phải tăng cường phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả

1.1.1 Sản xuất và buôn bán hàng giả

1.1.1.1. Khái niệm

Quan niệm về hàng giả:

Trong từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “hàng giả” chưa có định nghĩa Trên thếgiới cũng chưa có định nghĩa tổng quát về khái niệm hàng giả

Theo góc độ lý luận của C.Mác về lượng giá trị của hàng hóa: hàng hóa làsản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, được sảnxuất ra để trao đổi, mua bán trên thị trường Hàng hóa bao giờ cũng có hai thuộctính: Giá trị sử dụng và giá trị Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi nó thỏamãn hai thuộc tính vừa nêu

Định nghĩa về giả của Hiệp định TRIPS (hiệp định Bảo Vệ Quyền Sở HữuTrí Tuệ liên quan đến thương mại của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO)) cũngnhư Quy chế vi phạm bản quyền sản phẩm của Liên minh châu Âu (EU): “Giả làxâm phạm quyền sở hữu độc quyền về bằng sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, chỉ dẫnđịa lý với mục đích bắt chước các sản phẩm gốc”

Tại Việt Nam, khái niệm hàng giả được quy định tại điều 3 Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ): “Hàng giả lànhững sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống nhưsản phẩm hàng hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thịtrường; hoặc những sản phẩm, hàng hóa không có giá trị sử dụng đúng với nguồngốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”

Từ cơ sở thực tiễn và những phân tích trên, trong chuyên đề này có thể kháiquát về hàng giả như sau: Hàng giả là những sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 15

trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm hàng hóa được nhà nước chophép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường hoặc những sản phẩm hàng hóakhông có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi và côngdụng của nó, là loại sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặctương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với sản phẩm hàng hóa thật

mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu côngnghiệp hoặc được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia

Đặc điểm của hàng giả:

- Chất lượng kém, phẩm cấp thấp, không đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh,

an toàn

- Hàng có chất lượng tốt nhưng vì người sản xuất không muốn chi phí tốnkém và mất thời gian cho việc quảng bá xây dựng thương hiệu nên tìm mọi cách đểsản phẩm của mình ẩn náu, núp dưới nhãn hiệu nổi tiếng của hàng hoá cùng loạithuộc hãng sản xuất, kinh doanh khác

Dấu hiệu nhận biết hàng giả:

Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại hàng giả được sản xuất vớicông nghệ cao, rất khó nhận biệt với hàng thật Qua thực tế đấu tranh chống hànggiả, ngày 27/04/2000, Liên Bộ Thương mại – Bộ Tài chính – Bộ Công an – BộKhoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành thông tư liên tịch số10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT về hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chốngsản xuất và buôn bán hàng giả qui định các dấu hiệu để nhận biết hàng hóa được coi

là hàng giả Hàng hóa có một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:

Hàng giả chất lượng hoặc công dụng:

- Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng như bản

chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.

- Hàng hóa đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm

thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với têndược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu

Trang 16

hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạtchất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.

- Hàng hóa không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng nhữngnguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượnghàng hóa đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật,thực vật hoặc môi sinh, môi trường

- Hàng hóa thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiệngây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh,môi trường

- Hàng hóa chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấychứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hóa bắt buộc)

Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa:

- Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn vớinhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa kể cảnhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam thamgia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu

- Hàng hóa có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tựgây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hóađược bảo hộ

- Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa có hình dáng bên ngoài trùng với kiểudáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng côngnghiệp

- Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa gâyhiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa

Trang 17

dụng để lừa dối khách hàng.

Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả:

- Các loại decal, tem sản xuất, nhãn hàng hóa, mẫu nhãn hiệu hàng hóa, bao

bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãnhàng hóa cùng loại, với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứhàng hóa được bảo hộ

- Các loại hóa đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có giá trị nhưtiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hóa giả mạo khác

1.1.1.2. Đặc điểm, đối tượng và thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả

Đặc điểm của hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả:

Sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt độngtạo ra hàng hóa giả bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, đánh bắt,chế tạo, in ấn, gia công, đặt hàng, chế biến, chiết xuất, chế tác, tái chế, lắp ráp, sangchiết, nạp và đóng gói hàng giả

Buôn bán hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt độngđưa hàng hóa giả vào lưu thông bao gồm mua, bán, chào hàng, tiếp thị, lưu giữ, vậnchuyển, phân phối, trưng bày giới thiệu để bán, triển lãm để bán, khuyến mại hànggiả, xuất khẩu và nhập khẩu hàng giả

Sản xuất và buôn bán hàng giả là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau và

có tính nguy hại như nhau Đặc điểm của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giảphụ thuộc rất nhiều vào loại hàng hóa bị làm giả, bởi đối với mỗi loại hàng hóa khácnhau thì phương thức sản xuất, buôn bán hàng hóa khác nhau Chẳng hạn như: Đốivới các loại hàng hóa tiêu dùng thông thường như: Bột ngọt, bánh kẹo, bột giặt,…công nghệ sản xuất đơn giản, có cả hàng xuất xứ từ trong nước, nước ngoài vàthường được bán trên cả nước Trong khi đó, đối với các loại sản phẩm như: Thiết

bị tin học, viễn thông, thiết bị điện tử…thường là hàng do nước ngoài sản xuất,được bày bán chủ yếu ở thành thị và một số địa bàn phát triển ở nông thôn Nhìnchung, hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Hoạt động sản xuất và buôn bán trái với quy định của pháp luật

Trang 18

- Thường được thực hiện lén lút, ít công khai, lẩn tránh sự quan sát của mọingười và cơ quan chức năng.

- Thường hoạt động trong điều kiện thiếu thốn về không gian, không đảmbảo các điều kiện về vệ sinh an toàn, kỹ thuật, môi trường…

- Bất chấp mọi thủ đoạn để tiêu thụ hàng hóa và thu được lợi ích từ việc sảnxuất, buôn bán hàng hóa giả như: Sử dụng công nghệ sản xuất thô sơ, rẻ tiền,nguyên liệu sản xuất không đảm bảo yêu cầu chất lượng, kỹ thuật, an toàn…

- Tập trung ở khắp các tỉnh thành trên cả nước từ các vùng nông thôn, vùngsâu, vùng xa, miền núi có trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết đến các đô thị, thànhphố lớn có trình độ dân trí cao, cập nhật được thông tin nhiều hơn

Đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả:

Ngày nay, tham gia vào hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có đủ loại tổchức và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng phần đông và phổ biến hơn cả là cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể Có những tổ chức, cánhân sản xuất và buôn bán hàng giả gần như mang tính chuyên nghiệp Họ tổ chứchoạt động thành những kênh, những đường dây khép kín, khá chặt chẽ trong việcsản xuất - giao nhận - vận chuyển - buôn bán - tiêu thụ hàng giả; trong đó có nhữngquan hệ móc nối với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài để sản xuất hàng giảđưa vào tiêu thụ ở Việt Nam hoặc thậm chí được sản xuất ở trong nước rồi đưa quabiên giới để sau đó tìm cách nhập trở lại vào nước ta với nhãn mác hàng ngoại đểlừa gạt người tiêu dùng Cụ thể các đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả nhưsau:

Các doanh nghiệp trong nước :

Sản xuất nhái mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp, sử dụng thương hiệu hànghoá của nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam Bên cạnh đó còn có trường hợp xuấtkhẩu hàng vi phạm nhãn hiệu ra nước ngoài; sản xuất giả hàng của những doanhnghiệp Việt Nam có sản phẩm chất lượng tốt, thị trường rộng lớn và nhu cầu tiêuthụ cao: Rượu bia, nước giải khát, nước mắm và nhập khẩu hàng hoá có yếu tố viphạm về sở hữu công nghiệp

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 19

Doanh nghiệp, tư nhân trong nước liên kết với doanh nghiệp nước ngoài :

Các doanh nghiệp này mục tiêu để sản xuất tại nước ngoài sau đó nhập khẩu vàoViệt Nam tiêu thụ hàng giả Việc sản xuất hàng giả của loại đối tượng này thường ởdạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp dẫn đến tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá,kiểu dáng công nghiệp, sử dụng nhãn hiệu của người khác mà không có sự đồng ýcủa chủ sở hữu

Hộ kinh doanh, cá thể sản xuất, tiêu thị hàng giả: Thường sản xuất các mặt

hàng tiêu dùng hàng ngày: xà phòng, bột canh, mỳ tôm, đồ chơi trẻ em…

Thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng giả:

Sản xuất, buôn bán hàng giả thường được tiến hành lén lút là chủ yếu,nhưng cũng có lúc, có loại được sản xuất và tiêu thụ công khai, việc sản xuất và tiêuthụ hàng giả ngày càng tinh vi, khó phát hiện, có loại quy trình sản xuất đơn giảnnhưng cũng có loại quy trình sản xuất phức tạp, tinh xảo, đòi hỏi quy trình côngnghệ cao

- Sản xuất theo đơn đặt hàng của các chủ tiêu thụ

- Sản xuất hàng hoá lấy nhãn hiệu, hàng hoá cùng loại của những cơ sở sảnxuất khác đã nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng để tiêu thụ được hànghoá của mình sản xuất ra

- Sản xuất hàng hoá cùng loại, cùng công dụng nhái nhãn hiệu hàng hoá củangười khác đang được bảo hộ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng Việc làm giả nhãn

Trang 20

hiệu của người khác rất tinh vi: Có khi nhái toàn bộ, có khi chỉ thay đổi một chi tiếtnhỏ, thêm, bớt một chút chi tiết làm cho người tiêu dùng không để ý, dễ nhầm lẫnvới hàng thật.

- Sản xuất hàng hoá có nhãn hàng hoá nhưng không ghi tên thương mại, địachỉ, chất lượng, thành phần cấu tạo hoặc có ghi nhưng ghi không đầy đủ, không rõràng, ghi không đúng sự thật

- Sử dụng lại bao bì, nhãn hiệu của hàng chính phẩm đánh tráo ruột là hànggiả, bao bì nhãn hiệu thật như: đường, dầu gội, mỳ chính,…

- Hàng hoá được sản xuất theo phương thức thủ công, không có trình độchuyên môn, kỹ thuật, không tuân theo một quy trình sản xuất nhất định Mặt khácngười sản xuất mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất

xứ, chất lượng không đảm bảo để sản xuất Đây là một phương thức sản xuất hànggiả đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay mà có những mặt hàng giả gây nguy hiểmcho xã hội, cho sản xuất, cho sức khoẻ con người như thuốc chữa bệnh, thuốc bảo

vệ thực vật, hoá mỹ phẩm

- Hàng cũ, hàng đã qua sử dụng được tân trang lại, đánh bóng như mới, hàng

bị tráo đổi các linh kiện, phụ tùng chính hiệu chất lượng không đảm bảo như hàngchính hiệu nhưng được đem tiêu thụ như hàng mới, hàng nguyên gốc

- Tẩy xoá, sửa lại nhãn hàng đã quá hạn sử dụng, hàng chất lượng khôngđảm bảo an toàn thành hàng còn trong thời hạn sử dụng để tiêu thụ Phương thứcnày chủ yếu tiêu thụ hàng bao gói sẵn, đồ hộp như sữa hộp, thịt hộp, cá hộp, hoaquả hộp

- Hàng giả được sản xuất với mẫu mã bên ngoài nhìn bên ngoài rất giốnghàng thật, khó phân biệt bằng mắt

Buôn bán :

Buôn bán hàng giả dựa trên đặc trưng khác nhau như hàng cao cấp, hàng xaxỉ phẩm, hàng tiêu dùng thông thường đối với mỗi loại hàng hóa đó thì việc vậnchuyển, buôn bán thường là không giống nhau Hàng giả có giá trị lớn, quy trình

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 21

công nghệ sản xuất phức tạp, thị trường tiêu thụ rộng, việc sản xuất và tiêu thụ rấttinh vi

Những loại hàng được bày bán có thể là hàng nhập khẩu, hàng cao cấp màngười tiêu dùng không am hiểu nhiều về nhãn mác, xuất xứ, cấu tạo, Đó là mộtyếu tố dẫn đến loại hàng giả này nhiều khi được sản xuất và tiêu thụ công khai

Sản xuất và buôn bán loại hàng ở dạng vi phạm này nhiều khi được buônbán công khai như nhiều loại hàng hoá khác Những hành vi vi phạm này đã bị pháthiện, kiểm tra, xử lý, nhiều trường hợp bắt đầu từ khiếu nại, khiếu kiện của chínhnhà sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đang bị làm giả Phương thức tiêu thụ phổ biến

ở các dạng sau:

- Dùng nhiều hình thức, chiêu thức khuyến mại đánh vào tâm lý người mua

để tiêu thụ hàng giả, hàng nhái như: Giảm giá, mua hàng được tặng quà

- Giá bán hàng giả thường rẻ hơn hàng thật để người mua tham rẻ mà tiêuthụ là phổ biến nhưng cũng có loại để tránh người tiêu dùng nghi ngờ thì hàng giảlại được bán với giá xấp xỉ hàng thật, thậm chí có loại người tiêu dùng biết là hànggiả nhưng vẫn chấp nhận mua vì giá rẻ

- Nhiều loại hàng hoá khi bán phải kèm theo phiếu bảo hành, nhưng đối vớihàng giả, hàng nhái thì không phiếu bảo hành hoặc có nhưng là phiếu bảo hành giảmạo làm cho người tiêu dùng tin đó là hàng chính hiệu của hãng sản xuất có bảo hành

- Lừa dối người tiêu dùng bằng cách quảng cáo sai, quảng cáo quá sự thật vềcông dụng, chất lượng hàng hoá, xuất xứ , hàng chất lượng thấp nhưng quảng cáo

và bán với giá như hàng có chất lượng cao

- Lợi dụng người tiêu dùng hiểu biết còn hạn chế về mặt hàng, về chất lượng,nhãn hiệu hàng hoá ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn để đưa hàng giả đến tiêuthụ Thậm chí có loại hàng, có trường hợp đưa cả hàng có công dụng khác hàng thậtnhưng giới thiệu, quảng cáo công dụng như hàng thật, tráo trộn hàng giả lẫn vàohàng thật để tiêu thụ Phương thức tiêu thụ này không những được thực hiện ở vùngsâu, vùng xa, vùng nông thôn mà ngay tại thành phố lớn, thị xã cũng có nhiều lọaihàng hoá người tiêu dùng không am hiểu nhiều, thiếu hiểu biết về công dụng, cách

Trang 22

sử dụng, chất lượng, xuất xứ thì hàng giả cũng được đưa ra tiêu thụ như: thuốcchữa bệnh, mỹ phẩm,

- Có một số mặt hàng giả, hình thức tiêu thụ đa dạng hơn như sắt thép giả, ximăng giả đưa vào các hộ kinh doanh bán lẻ tiêu thụ, đưa vào chính đại lý của nhàsản xuất ra hàng hoá chính hiệu để tiêu thụ, các chủ thầu, chủ công trình lớn vì lợinhuận đã lợi dụng hoặc liên kết với cơ quan quản lý, giám sát để tiêu thụ hàng giả

1.1.2 Vai trò của nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả 1.1.2.1. Tác hại của hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả

Hàng giả xuất hiện một cách tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của xãhội loài người Sản xuất và buôn bán hàng giả trong những năm gần đây ở ViệtNam cũng giống như ở nhiều nước khác, có xu hướng phát triển ngày càng tăng, vớiquy mô ngày càng lớn và với diện mặt hàng ngày càng rộng Đặc biệt, trong điềukiện kinh tế thị trường hiện nay, khi mà quyền sở hữu trí tuệ cũng trở thành hànghoá thì nạn hàng giả càng trở nên phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn Tác hại củahàng giả có những ảnh hưởng không thể lường trước đến kinh tế, văn hóa, sức khỏe

Tác hại của hàng giả đối với doanh nghiệp:

Hàng giả làm cho doanh nghiệp phải điêu đứng, lao đao Trong khinhững doanh nghiệp đang nỗ lực tìm cách cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, nâng caochất lượng sản phẩm và sản phẩm của họ bắt đầu được người tiêu dùng chấp nhận,

ưa chuộng thì những kẻ hám lợi đã cướp đi thành quả của họ bằng cách làm giảhoặc nhái nhãn hiệu, bao bì của họ, đánh lừa người tiêu dùng để thu lợi bất chính.Hàng giả thường có giá cả rẻ hơn nhiều so với hàng thật, vì thế hấp dẫn người tiêudùng hơn, đa số dân lao động ít tiền rất dễ mắc lừa

Nạn sản xuất và buôn bán hàng giả tạo ra môi trường cạnh tranh không lànhmạnh, khiến cho hiệu lực luật pháp bị suy giảm làm cho các nhà đầu tư chân chínhngần ngại và bị thiệt hại Bởi khi đó họ trở thành nạn nhân của sự cạnh tranh khônglành mạnh, khi một loại hàng hoá nào đó bị làm giả thì cũng có nghĩa là thị trườngcủa hàng hóa đó đang dần bị thu hẹp, các doanh nghiệp cũng mất thị phần ảnhhưởng tới sản xuất kinh doanh do không thể thu hồi vốn và không thu được lợi

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 23

nhuận từ quá trình đầu tư của mình Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được giảm sút.Hậu quả có thể giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, số lao động suy giảm, khả năngnghiên cứu và đưa ra các sản phầm mới hạn chế Nghiêm trọng hơn nếu hàng giảtràn lan trên thị trường, hàng hóa chính hiệu không thể cạnh tranh và dần bị đẩy lùikhỏi thị trường thậm chí doanh nghiệp có khả năng phá sản.

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chânchính còn bị ảnh hưởng đến uy tín, mất thị phần, thiệt hại về kinh tế mà thiệt hạinày không thể tính bằng tiền được Hàng giả làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu nổitiếng và có thể gây mất lòng tin đối với người tiêu dùng

Tác hại của hàng giả với người tiêu dùng:

Nạn sản xuất và buôn bán hàng giả đã làm cho người tiêu dùng băn khoăn

lo ngại khi phải lựa chọn hàng hoá Hàng giả không những gây thiệt hại về tiềnbạc, thời gian cho người mua, mà còn tác động xấu đến sức khoẻ thậm chí tới tínhmạng của người sử dụng hàng giả Ngày nay nạn làm hàng giả đã lan đến cả nhữngmặt hàng được tiêu thụ rộng rãi như thuốc men, phấn rôm trẻ em, rất nhiều đồ ănthức uống, rượu, bột ngọt, cả phụ tùng ôtô, xe máy,… Khi người tiêu dùng muahàng giả, người tiêu dùng đã bị mất một phần giá trị sử dụng của hàng hóa đó, bởihàng giả có chất lượng thường kém hơn hàng thật Điều đó cũng đồng nghĩa vớiviệc người tiêu dùng phải bỏ ra một lượng tiền nhiều hơn so với dự kiến để muamột hàng hoá mà người tiêu dùng nghĩ nó có giá trị sử dụng là hàng thật

Trong thực tế thì tác hại của hàng giả đối với người tiêu dùng không dừnglại ở đó Hàng giả làm mất đi tính an toàn và vệ sinh của hàng hóa, làm ảnhhưởng đến sức khỏe như với hàng thực phẩm có thể đe dọa tính mạng con người

và gia súc do lạm dụng đường hoá học, phẩm màu công nghiệp, hoá chất bảo quản,điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản không đảm bảo vệ sinh Những thứ này dễ

bị ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính có khi gây tử vong khi ăn hoặc dùng hàngngày Như vậy, nạn hàng giả đã trở thành mối đe dọa thật sự đối với người tiêudùng

Tác hại của hàng giả đối với kinh tế - xã hội:

Trang 24

Đối với nền kinh tế, hàng giả xuất hiện không có bất kì đăng kí, bảo hộ nàonên loại hàng hóa này không đóng bất cứ khoản thuế nào cho ngân sách nhà nước.Nhà nước thất thu thuế, xã hội mất đi của cải, vật chất; ảnh hưởng sản xuất, kinhdoanh, chất lượng công trình trên cả nước Tệ sản xuất và buôn bán hàng giả ảnhhưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư để phát triểnkinh tế - xã hội.

Hàng giả đang thách thức hiệu lực pháp luật và năng lực quản lý của bộmáy nhà nước Kẻ có tội không bị trị tội hay không phải chịu hình phạt thích đáng

sẽ nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, coi thường nhà nước Hàng giả còn gâynhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng hàng hóa làmgiảm lòng tin của người tiêu dùng đối với các cơ quan quản lý, một mặt làm suygiảm lòng tin của người tiêu dùng đối với nhiều loại hàng này, nhưng mặt khác lạikích thích tiêu dùng những hàng hoá không được pháp luật công nhận

Đối với xã hội, tệ sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái còn gây nênnhững hậu quả phức tạp, nặng nề về đạo đức các văn hoá phẩm giả, băng đĩa hìnhgiả, chất lượng thấp sẽ hạ thấp giá trị văn hoá tạo ra những con người giả, làm suyđồi đạo đức trong giáo dục và gây hại lâu dài cho quốc gia Ngoài ra, lợi nhuận phipháp từ sản xuất, buôn bán hàng giả cũng làm cho đạo đức bị tha hóa từ đồng tiềnbất chính thu được, kéo theo đó là nạn cờ bạc, rượu chè và những tệ nạn xã hội khác

có cơ hội phát triển

Vấn đề trọng tâm cần nhấn mạnh là hậu quả của hàng giả còn trực tiếp đedoạ đối với chủ quyền và an ninh quốc gia Về lâu dài tác hại của hàng giả luôn cóthể xuất hiện với thách thức và nguy cơ rất lớn Như tác hại của các công trình quốcgia bị giả mạo từ khi đấu thầu đến khi thi công dẫn tới các công trình này có thể bị

hư hỏng, thoái hóa do sử dụng các loại nguyên liệu kém phẩm chất, các thiết bịphục vụ quân sự cũng có thể là hàng giả; các cây giống, con giống giả và kém chấtlượng có thể gây tác hại lâu dài trong nông nghiệp Đối với môi trường, việc sảnxuất và buôn bán hàng giả còn dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọngảnh hưởng đến thế hệ tương lai

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 25

1.1.2.2 Vai trò của nhà nước

Trong công tác đấu tranh chống hàng giả tại Việt Nam, Đảng và Nhànước có vai trò quan trọng trong việc phát triển và bảo vệ hàng hóa chân chính sảnxuất và buôn bán như:

- Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho các hoạt động buôn bán sản xuấthàng hóa phát triển Môi trường ở đây bao gồm cả môi trường về thể chế pháp lý,môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường kĩ thuật - công nghệ Trong quátrình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhà nước thường nhấn mạnh đến môitrường thể chế pháp lý và môi trường kinh tế mà chưa thực sự chú ý đến môi trườngvăn hóa - xã hội và môi trường kỹ thuật - công nghệ đối với việc phát triển buônbán hàng hóa cũng như trong công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả

- Nhà nước định hướng cho sự phát triển của hàng hóa thông qua xây dựng, tổchức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển Nhà nước tạo điềukiện cho môi trường cạnh tranh lành mạnh ngăn sự phát triển của hàng giả, hướngđến phát triển lớn mạnh hàng thật cả trong và ngoài nước

- Nhà nước nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật theo hướngđồng bộ, phù hợp với những thông lệ và luật pháp quốc tế

- Nhà nước thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát, xử phạt vi phạm với các đốitượng sản xuất và buôn bán hàng giả Chế định thanh tra sản xuất và buôn bán, kiểmtra việc chấp hành theo quy định của pháp luật đồng thời kiến nghị các biện pháp đảmbảo thi hành pháp luật về sản xuất và buôn bán hàng hóa

1.2. Quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả

1.2.1 Khái niệm và nội dung của quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất

và buôn bán hàng giả

1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả

QLNN xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước là quản lý công việc củanhà nước QLNN xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lậppháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của Chính phủ và hoạt động tưpháp của hệ thống tư pháp Có thể hiểu QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt,

Trang 26

mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vihoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quantrong bộ máy nhà nước thực hiện.

Trong đó, QLNN về kinh tế là một dạng hoạt động phối hợp thực hiện chứcnăng của hệ thống QLNN nhằm tác động có hiệu quả lên hệ thống bị quản lý thông quaviệc sử dụng các phương pháp, công cụ, biện pháp quản lý nhằm đạt tới những mụctiên chiến lược trong từng thời kỳ

Hàng hóa nói chung và hàng giả nói riêng đều là đối tượng thuộc sự quản lýcủa nhà nước Thực tế, hàng giả không được nhà nước công nhận nhưng vẫn tồn tạigây ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội, do đó nhà nước vẫn phải quản lý Sự quản lýcủa nhà nước đối với hàng giả không phải ở góc độ hàng hóa thông thường màthông qua qua công tác đấu tranh phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả củacác tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường

Có thể khái quát khái niệm QLNN về phòng chống sản xuất và buôn bánhàng giả như sau:

QLNN trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả là hoạt động thựcthi pháp luật của nhà nước, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luậtđối với các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả của các tổ chức, cá nhân, cơ sởsản xuất kinh doanh thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định

về chất lượng hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký kinhdoanh, xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa… được tổchức thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đối vớihàng hóa, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý việc sản xuất vàbuôn bán hàng giả Pháp luật quy định về trình tự, thủ tục, kinh phí cho công tácđiều tra và xử lý các vụ việc về sản xuất và buôn bán hàng giả

1.2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả

Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Buôn lậu, hàng giả cũng như gian lậnthương mại nói chung là mặt trái của nền kinh tế thị trường để lại những hậu quảnguy hại về kinh tế - xã hội như kìm hãm sản xuất kinh doanh trong nước, gây thất

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 27

thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng môi trường đầu tư nước ngoài, kèm theo những

tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ … Do đó, trong QLNN về phòng chống sảnxuất và buôn bán hàng giả, nhà nước nhấn mạnh những nội dung sau:

Xây dựng cơ chế chính sách, kế hoạch

Cơ chế chính sách:

- Trên cơ sở pháp luật nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật của Chínhphủ và các văn bản pháp lý hướng dẫn của Bộ Công Thương, cơ quan QLTT vềhoạt động phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả, xây dựng các dự thảo vănbản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành và trình UBND tỉnh/ thành phố thôngqua

- Ban hành văn bản hướng dẫn các Chi cục QLTT, các đội QLTT, UBNDhuyện về nghiệp vụ chuyên môn và thực hiện các chủ trương chính sách pháp luậtliên quan đến hoạt động buôn bán hàng giả

Kế hoạch:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án phát triển hoạt độngbuôn bán sản xuất hàng hóa trên địa bàn Các hoạt động này vạch ra hướng đi chotỉnh/ thành phố trong công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả cũngnhư phát triển hàng hóa thương mại ngày càng mạnh mẽ hơn

- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường, qua đó có thể rút ra kinh nghiệmquý báu Bởi nạn hàng giả không chỉ diễn ra tại nước ta mà đang làm vấn nạn toàncầu Hoạt động nghiên cứu thị trường cho biết xu hướng, dòng chảy hiện nay củahàng hóa nhằm có những điều chỉnh trong cơ chế, chính sách cho phù hợp

- Tổ chức đăng kí kinh doanh các hoạt động sản xuất buôn bán hàng hóa.Hàng hóa đăng kí kinh doanh được nhà nước bảo hộ và hoạt động đúng theo quyđịnh của pháp luật Vì thế hoạt động này cần được phổ biến đến các doanh nghiệptrong cả nước để nâng cao môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn

- Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học về hoạt động buôn bán hàng giả, đàotạo đội ngũ các bộ công chức quản lý là các chi cục, đội QLTT trên địa bàn tỉnh/thành phố, các quận huyện trên cả nước để nghiên cứu về thực trạng hàng giả hiệnnay nhằm có hướng giải quyết triệt để nạn sản xuất và buôn bán hàng giả đang diễn

Trang 28

ra rất phức tạp trên thị trường.

Tổ chức tuyên truyền giáo dục

- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật phòng chống sản xuất vàbuôn bán hàng giả đối với thương nhân trên địa bản để đảm bảo việc thực hiện đúngtheo quy định của pháp luật

- Cử cán bộ chuyên trách trong tổ chức tuyên truyền cho người dân, cơ sở sảnxuất hiểu được tác hại của hàng giả, cùng chung tay phòng chống sản xuất và buônbán hàng giả

Thanh kiểm tra phát hiện xử lý

Nhà nước giao cho lực lượng QLTT là lực lượng chính thực hiện nhiệm vụthanh tra, kiểm tra và phát hiện xử lý các hành vi vi phạm sản xuất hàng giả

Các căn cứ chủ yếu để thực hiện kiểm tra, giám sát:

- Hóa đơn chứng từ (chứng từ kế toán): là những giấy tờ phản ánh nghiệp vụkinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, là công cụ để lực lượng QLTT kiểm tragiám sát hàng giả thông qua việc đối chiều hóa đơn chứng từ với sổ sách kế toán vàhàng hóa được bày bán tại trung tâm thương mại

- Tem: Thông qua công tác dán tem, lực lượng QLTT có thêm chứng cứ xácđịnh trong khi kiểm tra kiểm soát, người tiêu dùng có thể phân biệt hàng thật vàhàng giả

- Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữacác bên ký kết thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng giá Cùng với hóa đơnchứng từ lực lượng QLTT có thể xác định được việc giao dịch giữa các cơ sở là hợppháp không

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: thông qua việc kiểm tra đối chiếungành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với mặt hàng nào đó tại

cơ sở sản xuất

Hình thức kiểm tra:

- Kiểm tra thường xuyên :

Căn cứ vào kế hoạch của Chi cục và thông qua việc thống kê lập Sổ bộquản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các đội QLTT xây dựng kế hoạch

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 29

cụ thể, chi tiết về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của QLTT,kiểm tra thường xuyên các nhóm hàng sau:

 Nhóm mặt hàng nhựa, cao su, đồ gỗ, giấy, sành sứ, thủy tinh, thủ công mỹnghệ, hóa chất, chất tẩy rửa

 Nhóm mặt hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất

 Mặt hàng thuốc chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, vật tư y tế và dịch vụkhám chữa bệnh

 Nhóm mặt hàng máy móc, phương tiện, thiết bị, linh kiện, phụ kiện, mũ bảo hiểm

 Nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm, rượu bia, thuốc lá

 Nhóm mặt hàng xăng dầu, khí đốt hóa lỏng

 Nhóm mặt hàng điện, điện tử, điện lạnh, sản phẩm công nghệ thông tin;

 Nhóm mặt hàng vật tư nông nghiệp

 Nhóm mặt hàng đồ chơi cho trẻ em và dịch vụ trò chơi

 Mặt hàng sách, vở, thiết bị trường học

 Nhóm mặt hàng may mặc, thời trang, thể thao, da giày;

- Kiểm tra theo chuyên đề:

Căn cứ sự chỉ đạo của cấp trên và tình hình diễn biến thị trường trên địa bàn,đặc biệt là những thời điểm xảy ra những diễn biến phức tạp về cung cầu, giá cả thịtrường đối với những mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, vật liệuxây dựng, thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật,dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em,hoặc trên thị trường xuất hiện tình trạng sản xuất, buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả,hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,hàng quá hạn sử dụng, không qua kiểm dịch, nhiễm vi sinh vật gây nhiều xáo trộn,bất ổn thị trường, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp phát của các cơ sở sản xuất,kinh doanh chân chính, đặt biệt là gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp,sức khỏe nhân dân và môi sinh, môi trường hoặc do yêu cầu của nhiệm vụ đột xuất.Chi cục sẽ xây dựng kế hoạch kiểm tra theo từng chuyên đề cụ thể để các đội QLTTlàm cơ sở xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề trình Chi cục trưởng phê duyệt và tổchức thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Chi cục

Trang 30

- Kiểm tra đột xuất:

Dự báo kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn Chính vì vậy màcông tác chông buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại sẽ phải đối mặt với nhiềuthách thức, khó khăn và phức tạp Do vậy, các đội QLTT chủ động nắm diễn biếnthị trường, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng phương án tăngcường công tác kiểm tra đột xuất, ngăn chặn và có biện pháp xử lý kịp thời đối vớicác loại hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trítuệ, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lưu thông trên thị trường, gópphần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ trong công tác đấu tranh chống buônlậu, hàng giả, gian lận thương mại, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên, các Đội quản lý thị trương tăng cường côngtác quản lý địa bàn, điều tra, trinh sát đồng thời căn cứ nguồn tin báo của quầnchúng nhân dân về hành vi vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm, từ đó xác minh thẩmtra, xây dựng phương án kiểm tra đột xuất theo đúng quy định

1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng chống sản xuất

và buôn bán hàng giả

1.2.2.1. Khái quát chung về bộ máy quản lý

Trong công tác đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt độngthương mại trên thị trường nói chung và hoạt động buôn bán sản xuất hàng giả nóiriêng, Nhà nước giao cho lực lượng QLTT là lực lượng chính thực hiện công tácquản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn cáctỉnh/thành phố trong cả nước Tổ chức bộ máy QLNN có sự phối hợp của các cơquan quản lý thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 1.1: Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước trong quản lý sản xuất và

buôn bán hàng giả

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

LoCÁC ĐỘI QUẢN LÝ

THỊ TRƯỞNG

BỘ

THƯƠNG MẠI

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TW

CỤC QUẢN

LÝ THỊ TRƯỜNG

CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH, THÀNH PHỐ

SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH, THÀNH PHỒ

Trang 31

Nguồn: Cục Quản lý thị trường

Theo hệ thống tổ chức này, Bộ trưởng Bộ Công thương chịu trách nhiệmtrước Chính phủ lãnh đạo quản lý thống nhất lực lượng QLTT cả nước về tổ chức,tiêu chuẩn công chức, trang bị nghiệp vụ đảm bảo thực hiện tốt chức năng và nhiệm

vụ được giao trong hoạt động phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trướcChính phủ về quản lý, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của lực lượng QLTT ở địa phương,đảm bảo thị hành nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động thương mại nói chung vàhoạt động phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả nói riêng trên địa bàn

Cơ quan QLTT là cơ quan nhà nước, được sự chỉ đạo của Chính phủ, cácban ngành chỉ đạo các đội QLTT là đơn vị trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát cáchoạt động liên quan đến hoạt độn sản xuất và buôn bán hàng giả

1.2.2.2. Nhiệm vụ, chức năng của cơ quan quản lý thị trường trong công tác phòngchống sản xuất và buôn bán hàng giả

Cơ quan QLTT là cơ quan chính được Nhà nước giao cho trách nhiệm quản

lý các hoạt động thương mại nói chung và hoạt động sản xuất và buôn bán hàng hóanói riêng Do đó trong hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả cần hiểu rõ nhiệm

vụ và quyền hạn của cơ quan QLTT

Trang 32

Lực lượng QLTT ra đời từ năm 1957 với nhiệm vụ giúp Chính phủ xây dựng

và tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách QLTT, chống đầu cơ, tíchtrữ Theo Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổchức, nhiệm vụ và quyền hạn của QLTT và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13tháng 3 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/

CP thì Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách có chức năng kiểm tra, kiểmsoát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt độngthương mại ở thị trường trong nước

Hệ thống QLTT bao gồm:

 Ở Trung ương: thành lập Cục QLTT trực thuộc Bộ Công thương trên cơsát nhập bộ máy chuyên trách của Ban QLTT Trung ương, chuyển giao về Bộ Côngthương và Vụ QLTT

 Ở tỉnh, thành phố: thành lập Chi cục QLTT trên cở sở tổ chức lại bộ máychuyên trách của Ban chỉ đạo QLTT tỉnh, thành phố hiện có

 Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: chủ tịch UBND tỉnh quyếtđịnh thành lập các đội QLTT trực thuộc Chi cục hoạt động trên địa bàn huyện, trên

cơ sở tổ chức lại các đội QLTT kiểm tra thị trường hiện có ở địa phương

Trải qua gần 50 năm, trong mỗi giai đoạn phát triển lực lượng QLTT đãgóp phần đáng kể vào những thành tựu xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội đề ra trong từng thời kỳ Cơ quan QLTT có nhiều nhiệm vụ vàquyền hạn chủ yếu được thể hiện trên các phương diện sau:

- Kiểm tra việc tuân theo pháp luật của các hoạt động thương mại của các tổchức và cá nhân trên thị trường: phát hiện, kiểm tra hàng nhập lậu, hàng cấm, sảnxuất và buôn bán hàng giả, kiểm tra việc thực hiện đăng ký kinh doanh, chấp hànhnội dung đã đăng kí, phát hiện các hàng vi phạm pháp thương mại trên địa bàn theo

sự phân công, phân cấp của cơ quan có thẩm quyền Thông qua kiểm tra các hoạtđộng thương mại, cơ quan QLTT góp phần đảm bảo lưu thông hàng hóa diễn ra trôichảy, ngăn chặn và hạn chế hàng hóa không hợp pháp được lưu thông

- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật thươngmại theo thẩm quyền: tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, niêm phong hàng

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 33

hóa… nhằm đảm bảo đúng quy trình thủ tục kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn hành

vi của đối tượng

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan trên địa bang được phân công ( công an,

Ủy ban, Trung tâm y tế, thuế vụ…): để kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính liênquan đến nhiều lĩnh vực như: an toàn vệ sinh thực phẩm, hóa chất…

Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện hành, lực lượng QLTT dưới sựquản lý của nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn để góp phần tạo nên sựcạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chân chính, cũng nhưbảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

1.2.3 Tiêu chí phản ánh hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả

1.2.3.1 Tiêu chí phản ánh kết quả của hoạt động quản lý nhà nước trong phòng

chống sản xuất và buôn bán hàng giả

Hoạt động tuyên truyền

Hoạt động tuyên truyền góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chốngsản xuất và buôn bán hàng giả bởi vì mục đích của hoạt động tuyên truyền như sau:

- Vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mạitrên địa bàn tham gia công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả

và thực hiện ký cam kết không sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm, hànggiả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm vệ sinh an toàn thựcphẩm và các hành vi gian lận thương mại khác

- Mang thông tin tiêu dùng đến cho người dân, để người dân nhận thức rõđược tác hại cũng như hậu quả mà hàng giả có thể gây ra cho sức khỏe, tính mạngcủa con người Bằng cách nâng cao nhận thức của người dân, hoạt động mua báncủa người dân được chú trọng hơn, hàng giả không được tiêu dùng Qua đó nângcao hoạt động phòng chống hàng giả hơn trong cộng đồng

- Góp phần tạo chuyển biến rõ rệt và đấu tranh có hiệu quả trong công tácquản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Công tác kiểm tra xử lý

Hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất và buôn bánhàng giả là hoạt động thường xuyên là liên tục Hoạt động này đánh giá nỗ lực của

Trang 34

các cơ quan thực thi Từ kết quả của công tác kiểm tra, xử lý có thể thấy được mức

độ hàng giả trên thị trường Công tác kiểm tra xử lý hàng giả là tiêu chí phản ảnhkết quả, qua đó đánh giá được hiệu quả của quản lý nhà nước, bởi mục đích củacông tác này là:

- Nhằm hướng các thương nhân thực hiện tốt các quy định của pháp luậttrong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại, công nghiệp

- Theo dõi sát sao diễn biến trên thị trường, kịp thời phát hiện những biếnđộng về cung, cầu, về giá cả hàng hóa lưu thông trên thị trường để có những biệnpháp ngăn chặn, xử lý kịp thời

- Góp phần năng cao ý thức chấp hàng đúng các quy định pháp luật đối vớicác cơ sở sản xuất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng tạo sựcạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại,

ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh phát triển và cho hàng hóa hợp pháp đảm bảo chất lượnglưu thông trên thị trường

1.2.3.2 Tiêu chí phản ánh hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước trong phòng

chống sản xuất và buôn bán hàng giả

Mức độ hài lòng của người tiêu dùng về độ tin cậy của hàng hóa:

Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêudùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức Ngày nay, mức độ tiêu dùng ngàymột gia tăng, sản phẩm được bày bán trên thị trường cũng rất đa dạng Vì thế ngườitiêu dùng sẽ càng có nhiều băn khoăn, lo lắng khi lựa chọn hàng hóa Hàng hóađược người tiêu dùng tin cậy cần đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý Qua đó,mức độ hài lòng của người tiêu dùng về độ tin cậy hàng hóa được thể hiện ở cácđiều sau:

- Hàng hóa sử dụng cần bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe

- Khi mua hàng hóa, người tiêu dùng biết được thông tin chính xác, đầy đủ vềmặt hàng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, hạn sử dụng, các chứng từ tài liệu liên quanđến giao dịch và đơn vị sản xuất hàng hóa có được cơ quan chức năng cấp giấychứng nhận sở hữu trí tuệ, có tem gián chống hàng giả

- Giá hàng hóa bán ra hợp lý đúng với giá thị trường

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 35

- Người tiêu dùng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụkhông đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, côngdụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết

- Trong trường hợp sản phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tínhmạng hay tiền của, người tiêu dùng có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

- Người tiêu dùng thường xuyên được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức vềtiêu dùng hàng hóa, dịch vụ

Mức độ hài lòng của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản xuất về môi trường cạnh tranh:

Trong môi trường hội nhập kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang phảicạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp khác trong và ngoài nước, các doanh nghiệpnày đều hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Tuy nhiên, có một nhóm hoặcmột số đối tượng hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả không hoạt động theo quyđịnh mà nhà nước đề ra mới là mối nguy hiểm lớn nhất với doanh nghiệp tạo ra mộtmôi trường cạnh tranh không lành mạnh Các tiêu chí sau cho thấy mức độ hài lòngcủa doanh nghiệp về môi trường cạnh tranh:

- Tất cả hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được công nhận và bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ

- Giá cả các mặt hàng cần được niêm yết, tránh trường hợp bán giá quá thấp sovới mặt bằng chung của hàng hóa đó

- Có lượng khách hàng trung thành, tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất, giảm sử dụng hàng không có xuất xứ

- Thúc đẩy hoạt động sản xuất và buôn bán hàng hóa hơn, phát triển không chỉ

ở thị trường trong nước mà còn quốc tế

Mức độ nhận biết hàng giả của các tổ chức cá nhân buôn bán hàng hóa:

Tổ chức, cá nhân buôn bán hàng hóa là đối tượng nhập hàng và bán trực tiếpcho người tiêu dùng Đây là các đối tượng trung gian chuyển hàng hóa từ nơi sảnxuất đến người tiêu dùng và người bán luôn đặt lợi nhuận kinh doanh làm mục tiêu

Trang 36

Ngày nay, do có nhiều hàng hóa, thật - giả lẫn lộn nên chính những người bán hàngcũng có thể chưa hiểu biết hết về hàng hóa về đặc tính của hàng hóa Do vậy đểđánh giá hiệu lực quản lý của nhà nước cần đánh giá xem mức độ nhận biết hànggiả của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa và được thể hiện qua các tiêu chí sau:

- Đối với tổ chức mua với số lượng hàng hóa lớn đánh giá mức độ nhận biếtnguồn gốc xuất xứ của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi nhập hàng hóa Đối với cánhân nhập hàng số lượng ít thì cần có cách nhận biết phân biệt hàng thật - giả quabao bì, nhãn hiệu, chất lượng,…

- Khi nhập hàng cần có hóa đơn, chứng từ kế toán đầy đủ con dấu, chữ ký

- Cá nhân tổ chức buôn bán đến đúng đại lý phân phối của nhãn hàng haynhập qua các kênh khác?

- Mức độ nhận biết hàng hóa còn phụ thuộc vào ý thức của người buôn bán.Người bán biết nhưng vì lợi nhuận kinh doanh vẫn buôn bán hàng giả hay ngườibán không biết chỉ vì giá thành thấp nhập về bán

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả

1.2.4.1. Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách

Công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả là chủ trưởng nhấtquán được nhà nước thể chế bằng hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật phùhợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Các loại văn bản chính sách, pháp luật của nhà nước trong phòng chống sảnxuất và buôn bán hàng giả như: các văn bản luật, các chỉ thị liên quan đến hàng giả

và sở hữu trí tuệ, các văn bản của UBND tỉnh/ thành phố liên quan đến phòngchống sản xuất và buôn bán hàng giả

Các hệ thống văn bản hiện nay các cơ quan thực thi luôn quan tâm đến việcthực hiện một cách xuyên suốt Cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước tác độngtích cực đến hiệu lực phòng chống hàng giả:

- Tạo điều kiện cho các nhà sản xuất hàng thật, hàng có chất lượng tốt được

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 37

tiêu thụ trên thị trường.

- Hạn chế hoạt động lưu thông sản xuất và buôn bán hàng giả, người tiêu dùngtránh mua phải hàng giả

- Xử lý các trường hợp vi phạm hoặc cố tình vi phạm theo luật định, ngănchặn các hành vi sản xuất buôn bán hàng giả

Bên cạnh đó cũng có những tác dụng tiêu cực đến hiệu lực phòng chốnghàng giả:

- Cơ chế chính sách chưa thống nhất đồng bộ, lực lượng QLTT khó thực thiđạt hiệu quả tốt nhất dẫn đến hàng giả vẫn không được xử lý triệt để

1.2.4.2 Nhân tố thuộc về bộ máy quản lý thị trường tại địa phương

Năng lực đạo đức của đội ngũ cán bộ

Con người là nhân tố quan trọng nhất trong công tác phòng chống sản xuất

và buôn bán hàng giả Năng lực đạo đức của đội ngũ cán bộ QLNN được thể hiện ởcác nội dung sau:

Năng lực:

- Năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn được thể hiện trong việc quản

lý nhân sự, tư vấn pháp lý, cũng như trong quan hệ với quần chúng Trong đó cốt lõicán bộ QLNN cần kiểm soát được mục tiêu công việc và phương tiện để đạt đượcmục đích, làm chủ được kiến thức và quản lý thực tiễn, thể hiện cụ thể ở:

 Trình độ văn hóa và chuyên môn (thông qua chỉ tiêu bậc học, ngành đượcđào tạo, hình thức đào tạo, ngạch, bậc công chức…) tạo tiền đề vững chắc cho cán

bộ QLTT trong việc nắm vững các kiến thức về thị trường, về pháp luật

 Kinh nghiệm công tác (thông qua chỉ tiêu thâm niên công tác, vị trí côngtác) Đối với cán bộ làm công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả, nhậnbiết hàng giả là yếu tố then chốt để đưa ra nhận định Nếu cán bộ chưa đủ kinhnghiệm thì công tác kiểm tra phát hiện hàng giả không đạt kết quả cao

 Kỹ năng (thành thạo nghiệp vụ, biết làm các nghiệp vụ chuyên môn): Đây là các

kỹ năng cần thiết mà cán bộ QLTT cần có khi đi khảo sát thị trường trên địa bàn

- Năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức bao gồm khả năng động viên và giải

Trang 38

quyết các công việc, đó là khả năng tổ chức và phối hợp các hoạt động của các nhânviên của đồng nghiệp, khả năng làm việc với con người và đưa tổ chức tới mục tiêu,biết dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hành, phối hợp công việc và kiểmsoát công việc Năng lực này đặc biệt cần thiết và quan trọng đối cán bộ để vậndụng tốt nhất năng lực của mình, cán bộ QLTT cần có sự phối kết hợp chặt chẽ vớicác cơ quan nhà nước khác để thực hiện nhiệm vụ Vì vậy đây là nhân tố quan trọngảnh hưởng đến công tác QLNN trong phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Đạo đức: Đây là một tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ QLNN, người

cán bộ phải là người hết lòng trong công việc, có đạo đức tốt, có tư cách đúng đắntrong thực thi công vụ Vấn đề hàng giả trên thị trường là vấn nạn nhạy cảm và cần

sự công tâm của cán bộ QLTT, vì vậy đạo đức của cán bộ là nhân tố ảnh hưởng lớnđến hoạt động kiểm tra, xử phạt đúng người đúng tội

Phối hợp giữa các cơ quan chức năng

Ảnh hưởng của sự phối hợp của các cơ quan chức năng thể hiện ở các nộidung sau:

- Đối với các mặt hàng có tính chất phức tạp như hóa chất, thiết bị y tế, thựcphẩm cần có sự phối hợp của ban ngành có chuyên môn thẩm định được tính chất,chất lượng của loại hàng hóa Bởi cán bộ QLTT không có chuyên môn sâu để cóthể đưa ra kết luận chính xác nhất cho loại hàng hóa đó Nếu không có kết luậnchính xác nhất sẽ ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động kinh doanh của cá nhân, cơ sởkinh doanh bị xử lý

- Đối với các cơ sở sản xuất mặt hàng lậu, hàng nguy hiểm bị làm giả, ảnhhưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng cần sự phối hợp kiểm tra của cán bộQLTT và cán bộ công an để có những biện pháp răn đe, xử lý phù hợp Nếu không

có biện pháp mạnh sẽ khiến cho các đối tượng vi phạm pháp luật càng coi thườngdẫn đến hoạt động phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả càng khó khăn hơntrong việc xử lý và ngăn chặn

Nguồn phục vụ cho hoạt động quản lý thị trường

- Thông tin: Đây là một nhân tố rất quan trọng, quyết định nhiều đến hiệuquả công cuộc đấu tranh chống hàng giả Để hoạt động phòng chống sản xuất và

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Trang 39

buôn bán hàng giả đạt được kết quả tốt, cán bộ QLTT cần cập nhật thường xuyênthông tin từ các phía doanh nghiệp, người tiêu dùng và thông tin luật của nhà nước.Hiện nay, lực lượng QLTT cần chú trọng về hoạt động tuyên truyền: Tuyên truyềnngười tiêu dùng nhận biết hàng thật, hàng giả, nếu mua phải hàng giả thì báo lại cho

cơ quan QLTT nhằm không chỉ nâng cao sự hiểu biết nhận thức của người dân màcòn giúp cho cán bộ QLTT nằm bắt được các hành vi làm giả đang tràn lan Bêncạnh đó, người tiêu dùng biết được tác hại của hàng giả sẽ tránh và cẩn trọng hơntrong khâu mua hàng Nếu cầu giảm thì lượng cung về hàng giả cũng sẽ giảm

- Cơ sở hạ tầng vật chất: Để hoạt động tuyên truyền có hiệu quả và đến đượcđúng các đối tượng Việc thu thập thông tin, xây dựng các cơ sở dữ liệu về hàng giả,những con số phản ánh chính xác nhất làm tăng độ tin cậy về mức độ của hàng giảtrên thị trường Người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cũng cần kênh đểphản ánh lại nhanh và hiệu quả nhất các thông tin về hàng giả sao cho thuận tiệnnhất Bên cạnh đó, về trang thiết bị cho cán bộ QLTT cần có phương tiện di chuyểnphù hợp, có máy móc thực hiện nhận biết hàng giả hoặc có hệ thống nội bộ liên lạcthường xuyên

- Kinh phí, con người: Hoạt động phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả

có được thực hiện tốt, triệt phá được các ổ nhóm sản xuất là do yếu tố con người.Đây là đội ngũ quyết định đường đi nước bước, kiểm tra kiểm soát và xử phạt ngănchặn Vì vậy, đội ngũ cán bộ cần được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, tinh thầnkiên định để thực hiện mục tiêu Bên cạnh yếu tố con người, nguồn kinh phí cũng

có ảnh hưởng lớn đến công tác thực hiện Nếu không có kinh phí hỗ trợ hoạt độngphòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả thì hoạt động phòng chống không thểđạt hiệu quả như mong muốn

1.2.4.3 Nhân tố thuộc về phía các cơ sở sản xuất và người tiêu dùng

Người tiêu dùng là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm hàng hóa Khimua phải hàng giả, người tiêu dùng là những người chịu thiệt nhiều nhất Hiện nayngười tiêu dùng với thông tin hàng giả có thể được biết hoặc chưa, nhưng tâm lýcòn ham đồ rẻ có ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống sản xuất và buôn bán

Trang 40

hàng giả Có cung sẽ có cầu, nếu người tiêu dùng chưa có nhận thức cụ thể về táchại của hàng giả, chưa có cách nhận biết và phân biệt thì việc phòng chống sản xuất

và buôn bán hàng giả vẫn còn rất nan giải

Các cơ sở sản xuất hàng giả với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, không quantâm đến tác hại mà loại hàng hóa đó gây ra là đối tượng cần xử lý Tuy nhiên đốivới các cơ sở sản xuất chân chính nếu không có hành động quyết liệt phối hợp cùngcác cơ quan chức năng thì cũng tạo điều kiện cho hàng giả ngày càng phát triển vàkhó ngăn chặn hơn

1.2.5 Kinh nghiệm phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại một số địa phương

Tỉnh Thái Bình và tỉnh Nam Định cùng thuộc đồng bằng sông Hồng, có sựphát triển về kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên khá giống nhau Do đó các hoạtđộng buôn bán và sản xuất hàng hóa trên địa bàn 2 tỉnh cũng có nét tương đồng, từnhững kinh nghiệm của đội QLTT tỉnh Thái Bình sẽ rút ra được những kinh nghiệmcho Nam Định áp dụng Riêng tỉnh Yên Bái là tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, có vị trínúi rừng hiểm trở gần biên giới phía Trung Quốc nên hoạt động sản xuất và buônbán hàng giả cũng diễn ra khó lường hơn, từ những kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái,Nam Định sẽ có được kinh nghiệm phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả đadạng, phong phú hơn và có thể được áp dụng trong những trường hợp hàng hóađược làm giả có xuất xứ từ Trung Quốc hay ngoài lãnh thổ Việt Nam

1.2.5.1 Kinh nghiệm phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả của Đội Quản lý

thị trường số 10 tỉnh Thái Bình

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình, hàng giả không có những cơ sở sản xuất lớnnhưng việc tiêu thụ hàng giả hoặc nhập lậu hàng nước ngoài vẫn trôi nổi trên thịtrường Đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi gây khó khăncho cơ quan chức năng và lừa dối không ít người tiêu dùng trên địa bàn Với vai trò

là chủ động trong công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả, đội QLTT

số 10 đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ: Năm 2010 kiểm tra xử lý 86 vụ, xử phạt

215 triệu đồng Tịch thu 1.420 sản phẩm không đúng công dụng như công bố vàngoài danh mục cho phép Đình chỉ không cho tiêu thụ 39.000 sản phẩm không

SVTH: Lại Thị Hoài

Kế hoạch 54B

Lo

Ngày đăng: 22/03/2016, 17:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luận văn ThS. Luật: 603801- Nguyễn Mạnh Cường với đề tài “Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay từ góc độ quản lý Nhà nước” do TS. Vũ Trọng Hách hướng dẫn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay từ góc độ quản lý Nhà nước
2. Bài viết của Nguyễn Thị Quế Anh – Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội: Trao đổi “Một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
19. Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình: http://socongthuong.thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/tinso/View_Detail.aspx?ItemId=3175 Công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả ở địa bàn tỉnh Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://socongthuong.thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/tinso/View_Detail.aspx
18. Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống hàng giả tại Việt Nam http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/8044092C Link
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008 Khác
13. Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại Khác
14. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ, quy định về nhãn hàng hóa Khác
15. Thông tư 93/2000/TT-BTC ngày 15/9/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý sử dụng các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả Khác
16. Thông tư số 12/2008/TT-BCT ngày 22/10/2008 của Bộ Công thương hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường Khác
17. Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 109/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP, Chính phủ bạn hành ngày 13/5/2009 Khác
21. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh Nam Định (2014), Báo cáo công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, quý 1,2 năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của đội QLTT số 10 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w