0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Công tác chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh về đấu tranh

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BẢN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NINH (Trang 81 -81 )

, buôn bán hàng giả

3.3.1. Công tác chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh về đấu tranh

chống hàng giả

127/2001/Q -

4074/QĐ-UBND

. Theo đó các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cũng thành lập 14 Ban chỉ đạo tại địa bàn gọi chung là BCĐ 127 cấp huyện.

Với vai trò thƣờng trực BCĐ 127 tỉnh, Chi cục QLTT chủ động tham mƣu tích cực trong chỉ đạo, điều hành công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại trên địa bàn; với đặc thù hàng giả nhập lậu từ Trung Quốc về chiếm đa số, nên chủ động xây dựng phƣơng án đấu tranh một cách toàn diện, chú trọng địa bàn, đối tƣợng và mặt hàng trọng điểm theo từng giai đoạn; ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh; đồng thời ban hành văn bản chỉ đạo các Đội QLTT trên địa bàn triển khai các nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của Chính phủ, BCĐ 127 Trung ƣơng, Bộ Công Thƣơng và UBND tỉnh về các nội dung có liên quan tới công tác chống hàng giả, tập trung vào các mặt hàng có nguy cơ cao, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống nhân dân. Thực hiện tốt quy chế phối hợp, tổ chức nhiều Đoàn kiểm tra liên ngành định kỳ, đột xuất vào các thời kì cao điểm đạt hiệu quả công tác cao.

- 19/3/

. Tại Quảng Ninh, vai trò thƣờng trực chuyển giao cho Cục Hải Quan. Tuy mới hoạt động đƣợc hơn nửa năm, nhƣng hiệu quả công tác đã có rất nhiều chuyển biến tích cực. Lực lƣợng QLTT vẫn tích cực tham gia với vai trò đầu mối trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại ở thị trƣờng nội địa và là Tổ trƣởng Tổ kiểm tra liên ngành trên địa bàn toàn tỉnh.

3.3.2. Thực lực về Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh

3.3.2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động * Tổ chức bộ máy:

Cơ cấu tổ chức gồm Chi cục trƣởng đồng thời là Phó giám đốc Sở Công Thƣơng và 03 Phó Chi cục trƣởng giúp việc. Có 03 phòng chức năng: Tổ chức Hành chính, Nghiệp vụ Thanh tra, Kế toán Tài vụ và 14 Đội QLTT trực thuộc, trong đó có Đội cơ động chống buôn lậu, Đội cơ động chống hàng giả trên địa bàn toàn tỉnh và 14 Đội quản lý địa bàn theo địa giới hành chính cấp huyện. (Phụ lục 3)

* Biên chế và trình độ cán bộ, công chức:

Đến nay toàn Chi cục có 175 lao động, trong đó có 143 CBCC (gồm 04 KSV chính, 98 KSV, 18 KSV trung cấp và 23 nhân viên, chuyên viên), 06 hợp đồng chờ biên chế và 26 lao động hợp đồng 68; trình độ đại học và sau đại học có 120 ngƣời, chiếm 84% CBCC.

* Về trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc:

-

. Mỗi Đội đều đƣợc trang bị 1 máy quay camera, 01 máy đo an toàn thực phẩm Soeks Nuc 019-1 có thể đo hàm lƣợng nitrat trên 30 loại rau, củ, quả khác

nhau, thậm chí cả thịt và cá tƣơi với kết quả rất chính xác trong thời gian cực nhanh với thao tác vô cùng đơn giản.

- Về công cụ hỗ trợ, đã trang bị cho các Đội 32 khẩu súng bắn hơi cay, 32 dùi cui điện, 16 gậy cao su và 32 áo chống đâm.

3.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ được giao

Thực hiện Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trƣờng, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định 329/QĐ-UBND ngày 11/03/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục QLTT Quảng Ninh:

* Về chức năng:

- Chi cục QLTT Quảng Ninh là tổ chức trực thuộc Sở Công Thƣơng tỉnh, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động Thƣơng mại, Công nghiệp của tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thƣơng mại.

- Chi cục QLTT chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Công Thƣơng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục QLTT Bộ Công Thƣơng.

* Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thƣơng mại, công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ Thanh tra chuyên ngành Thƣơng mại, đề xuất với Giám đốc Sở Công Thƣơng và UBND tỉnh kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trƣờng, đảm bảo lƣu thông hàng hóa theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong các hoạt động thƣơng mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thƣơng mại cho tổ chức và các hoạt động liên quan đến thƣơng mại trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các đội QLTT thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thƣơng mại.

- Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lƣợng QLTT.

- Thƣờng trực giúp Giám đốc Sở Công Thƣơng chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ở địa phƣơng có chức năng QLTT, chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.

-

.

3.3.3. Áp dụng chế tài xử lý

Hiện tại chế tài xử lý hàng giả đƣợc quy định tại một số Nghị định theo từng lĩnh vực, cơ bản lực lƣợng QLTT Quảng Ninh đang tập trung kiểm tra xử lý hàng giả theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. (Nghị định này thay thế cho Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại và Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại). Hàng hóa giả mạo về SHTT đƣợc xử lý theo quy định tại Nghị định số 99/2013 /NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. (Thay thế cho Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp).

Tuy nhiên, khi áp dụng cũng không có sự thống nhất cao vì chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể đối với một sản phẩm vừa có yếu tố giả nhãn hàng hóa

vừa có yếu tố giả mạo nhãn hiệu hàng hóa thì phải xử lý thế nào, dẫn đến đối với cùng một loại tang vật vi phạm, mỗi vụ việc, mỗi Đội lại áp dụng chế tài xử lý khác nhau nên dẫn đến công tác đấu tranh chống hàng giả không hiệu quả, thƣờng thì vận dụng xử lý thấp để chống chế cho đủ chỉ tiêu số vụ đƣợc giao.

3.3.4. Sự đồng hành của Doanh nghiệp

Các Doanh nghiệp tại địa bàn Quảng Ninh vào cuộc đồng hành cùng lực lƣợng chức năng đấu tranh phòng, chống hàng giả rất hạn chế. Một phần vì hàng hóa sản xuất ra tại địa bàn năng lực cạnh tranh chƣa cao, thị phần hạn chế nên ít bị làm giả. Các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng hay bị làm giả thì đa phần cũng có thái độ thờ ơ “kiến giả nhất phận”, không mấy quan tâm sốt sắng đến công tác phối hợp phòng, chống hàng giả vì họ chƣa nhìn thấy lợi ích trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

Tích cực tham gia phối hợp với lực lƣợng chức năng phải kể đến các Doanh nghiệp thành viên VACIP, những Doanh nghiệp có tham gia là Hội viên VATAP. Số các Doanh nghiệp này sở hữu các thƣơng hiệu, nhãn hiệu hàng hóa mang tính cạnh tranh cao, chiếm thị phần tiêu thụ rộng khắp, bản thân Doanh nghiệp cũng đã tự trang bị cho mình những cách thức chủ động chống hàng giả nhƣ dán tem chống giả hologram, tem bảy màu công nghệ 3D, phiếu bảo hành có số serries nhảy, đóng dấu mộc, thƣờng xuyên thay đổi mẫu mã, đánh dấu ký hiệu riêng… tạo điều kiện rất tốt để cơ quan chức năng phân biệt hàng giả một cách nhanh chóng.

3.3.5. Nhận thức và thói quen của người tiêu dùng

Nhận thức của ngƣời tiêu dùng Quảng Ninh về nguy hại to lớn tiềm ẩn của hàng giả chƣa đƣợc rõ rệt nên không tạo đƣợc làn sóng đấu tranh bài trừ hàng giả rộng rãi trong nhân dân. Bên cạnh đó, có những nơi công tác tuyên truyền, giáo dục về đấu tranh chống sản xuất buôn bán, hàng giả chƣa đƣợc quan tâm, ngƣời tiêu dùng chƣa tiếp cận đƣợc với các thông tin hƣớng dẫn phân biệt hàng giả bị lừa dối dẫn đến vô tình tiếp tay tiêu thụ hàng giả làm cho vấn nạn này ngày càng phức tạp.

Thói quen và tâm lý tiêu dùng của ngƣời dân Quảng Ninh cũng vẫn không tránh khỏi trào lƣu sính hàng ngoại và hàng hóa mang những thƣơng hiệu nổi tiếng trong khi thu nhập chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hàng chính hãng dẫn đến tiêu thụ hàng giả nguồn gốc xuất xứ và giả mạo nhãn hiệu một cách công khai trên địa bàn.

3.3.6. Chính sách biên mậu

Quảng Ninh là tỉnh biên giới, nên chính sách biên mậu ảnh hƣởng rất lớn đến thị trƣờng và trực tiếp quyết định giao thƣơng hàng hóa. Hệ thống cơ chế quản lý, chính sách pháp luật về kiểm tra và xử lý (cả hành chính và hình sự) đối với các hành vi buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại có nhiều nội dung chƣa rõ ràng, đồng bộ, chƣa đủ răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm còn nhiều bất cập, chƣa phù hợp dẫn đến khó thực hiện. Thậm chí còn bị lợi dụng nhƣ trao đổi cƣ dân biên giới theo Quyết định 254 của Thủ tƣớng Chính phủ bị các đối tƣợng buôn lậu lợi dụng để vận chuyển hàng lậu, hàng giả; chế độ tự khai báo và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp với mục đích tạo sự thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu trong thủ tục hải quan theo cơ chế “quản lý rủi ro” đã tạo kẽ hở lớn cho hàng giả, hàng xâm phạm quyền thẩm lậu; Tại khu vực biên giới, những ngƣời dân ở khu vực này đã lợi dụng chính sách miễn thuế đối với hàng hóa mua, bán, trao đổi của cƣu dân biên giới để chuyển hàng lậu qua biên giới và bán lại cho các đối tƣợng buôn lậu. Hàng hóa trao đổi của cƣ dân biên giới không qua kiểm tra, kiểm soát nên có rất nhiều hàng giả, hàng nhái đã lọt qua biên giới và đƣợc gian thƣơng gom lại vận chuyển đƣa đi tiêu thụ gây khó khăn cho công tác quản lý.

Sau khi nƣớc ta là thành viên của WTO thì việc giám sát Hải quan tại các cửa khẩu nói chung và cửa khẩu Móng Cái thông thoáng hơn: Phần lớn hàng hóa đều qua luồng xanh (miễn kiểm tra là chủ yếu); các đối tƣợng đã tìm mọi cách gian lận trong kê khai để tuồn hàng giả vào Quảng Ninh rồi vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ.

3.4. Đánh giá chung về công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Những thuận lợi và kết quả đã đạt được

Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Cục QLTT, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Công Thƣơng và sự phối hợp chặt chẽ các ngành chức năng. Chi cục đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp qua đó phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm nên về cơ bản công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả đã thu đƣợc kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào việc thiết lập trật tự kỷ cƣơng trong hoạt động thƣơng mại, ổn định thị trƣờng, tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh hợp pháp và ngƣời tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lƣợng, hàng xâm phạm quyền SHTT đã thu đƣợc nhiều kết quả khả quan. Nhiều vụ việc về sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển hàng giả tại địa bàn Quảng Ninh đã đƣợc lực lƣợng QLTT phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo pháp luật, thu giữ một khối lƣợng lớn hàng hóa vi phạm để tiêu hủy, ngăn chặn kịp thời những sản phẩm kém chất lƣợng tới tay ngƣời tiêu dùng. Nhìn chung hàng giả, hàng kém chất lƣợng bƣớc đầu đã đƣợc kiểm soát, ngăn chặn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ, phát triển sản xuất trong môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh tƣơng đối lành mạnh, bình đẳng.

Đã tạo ra sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh đối với công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Các cơ quan nhà nƣớc, các cấp chính quyền, các ban ngành chức năng, các đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã có nhận thức đúng đắn hơn về thực trạng, nguy cơ của tệ nạn sản xuất và buôn bán hàng giả.

3.4.2. Những khó khăn và hạn chế

Trong công tác đấu tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả, hàng vi phạm SHTT, yếu tố thông tin quyết định tới 90% thành công. Nhƣng hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp chƣa thực sự vào cuộc. Hàng giả thƣờng đƣợc làm rất tinh vi, khó nhận biết trong khi đó nhiều hãng sản xuất không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình, không cung cấp đầy đủ, thƣờng xuyên thông tin về hàng chính hãng và chƣa thực sự quan tâm đến công tác chống hàng giả để bảo vệ thƣơng hiệu dẫn đến tình trạng ngay cả các cơ quan chức năng chống hàng giả cũng còn thiếu thông tin về từng loại sản phẩm. Thông tin phản ánh từ phía ngƣời tiêu dùng còn hạn chế. Quảng Ninh đã xây dựng đƣờng dây nóng chống hàng giả nhƣng mỗi năm chỉ nhận đƣợc 2-3 thông tin phản ánh tố giác về hàng giả.

Công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến về hàng giả, về SHTT có nơi, có lúc chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc nâng cao năng xuất lao động, tạo ra nhiều lợi nhuận; chƣa quan tâm đến việc xây dựng, xác nhận bảo hộ quyền SHTT cho các thƣơng hiệu và các sản phẩm hàng hoá của mình, dẫn đến việc tranh chấp kéo dài.

Cán bộ chuyên trách chống hàng giả chƣa đƣợc đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, chậm ứng dụng khoa học công nghệ vào chuyên môn, định hƣớng công tác chƣa đƣợc rõ nét và ít kinh nghiệm đấu tranh chống hàng giả trong thời kỳ hội nhập cho nên kết quả thu đƣợc còn hạn chế. Lực lƣợng cán bộ trực tiếp tham gia kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả còn mỏng, thiếu biên chế và cán bộ có đủ trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu công tác. Cơ cấu cán bộ trong lực lƣợng chƣa phù hợp, cơ bản là ngành kinh tế, luật trong khi đó các ngành khác nhƣ cơ khí, hóa chất, thực phẩm, dƣợc, công nghệ thông tin lại rất thiếu.

Công tác kết luận hàng giả, hàng vi phạm SHTT phụ thuộc vào cơ quan chuyên môn đƣợc Nhà nƣớc cho phép. Song hiện nay chƣa có đầu mối đƣợc chỉ định đứng ra kiểm định và đƣa ra kết luận cuối cùng đâu là hàng giả, hàng

cũng chỉ đƣa ra kết luận để tham khảo, các cơ quan thực thi chủ yếu dựa vào

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BẢN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NINH (Trang 81 -81 )

×