Những khó khăn và hạn chế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bản hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 90)

, buôn bán hàng giả

3.4.2. Những khó khăn và hạn chế

Trong công tác đấu tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả, hàng vi phạm SHTT, yếu tố thông tin quyết định tới 90% thành công. Nhƣng hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp chƣa thực sự vào cuộc. Hàng giả thƣờng đƣợc làm rất tinh vi, khó nhận biết trong khi đó nhiều hãng sản xuất không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình, không cung cấp đầy đủ, thƣờng xuyên thông tin về hàng chính hãng và chƣa thực sự quan tâm đến công tác chống hàng giả để bảo vệ thƣơng hiệu dẫn đến tình trạng ngay cả các cơ quan chức năng chống hàng giả cũng còn thiếu thông tin về từng loại sản phẩm. Thông tin phản ánh từ phía ngƣời tiêu dùng còn hạn chế. Quảng Ninh đã xây dựng đƣờng dây nóng chống hàng giả nhƣng mỗi năm chỉ nhận đƣợc 2-3 thông tin phản ánh tố giác về hàng giả.

Công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến về hàng giả, về SHTT có nơi, có lúc chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc nâng cao năng xuất lao động, tạo ra nhiều lợi nhuận; chƣa quan tâm đến việc xây dựng, xác nhận bảo hộ quyền SHTT cho các thƣơng hiệu và các sản phẩm hàng hoá của mình, dẫn đến việc tranh chấp kéo dài.

Cán bộ chuyên trách chống hàng giả chƣa đƣợc đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, chậm ứng dụng khoa học công nghệ vào chuyên môn, định hƣớng công tác chƣa đƣợc rõ nét và ít kinh nghiệm đấu tranh chống hàng giả trong thời kỳ hội nhập cho nên kết quả thu đƣợc còn hạn chế. Lực lƣợng cán bộ trực tiếp tham gia kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả còn mỏng, thiếu biên chế và cán bộ có đủ trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu công tác. Cơ cấu cán bộ trong lực lƣợng chƣa phù hợp, cơ bản là ngành kinh tế, luật trong khi đó các ngành khác nhƣ cơ khí, hóa chất, thực phẩm, dƣợc, công nghệ thông tin lại rất thiếu.

Công tác kết luận hàng giả, hàng vi phạm SHTT phụ thuộc vào cơ quan chuyên môn đƣợc Nhà nƣớc cho phép. Song hiện nay chƣa có đầu mối đƣợc chỉ định đứng ra kiểm định và đƣa ra kết luận cuối cùng đâu là hàng giả, hàng

cũng chỉ đƣa ra kết luận để tham khảo, các cơ quan thực thi chủ yếu dựa vào xác nhận của doanh nghiệp để xử lý vi phạm và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Điều này rất dễ xảy ra khiếu kiện, gây khó khăn và tâm lý lo ngại cho các cơ quan thực thi. Bên cạnh đó, còn có những doanh nghiệp vì lợi nhuận trƣớc mắt, bất chấp hậu quả, đặt làm hàng giả hoặc tiếp tay tiêu thụ hàng giả của các doanh nghiệp có thƣơng hiệu lớn ở nƣớc ngoài mà họ đang là kênh phân phối, là đại lý sau đó bán lẫn với hàng chính hãng. Khi cơ quan chức năng đề nghị hợp tác họ tìm nhiều lý do từ chối hòng che dấu mánh lới, thủ đoạn làm ăn phi pháp của mình, dẫn đến sự liên hệ phối hợp với các hãng nƣớc ngoài rất khó khăn, không có cơ sở xử lý.

Hệ thống pháp luật vẫn chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ. Quy phạm pháp luật chƣa phân định rõ ranh giới giữa hàng giả, hàng kém chất lƣợng. Phân cấp quản lý còn chồng chéo, không rõ ràng. Hƣớng dẫn chế tài xử lý chƣa cụ thể, gây nhiều lúng túng, không nhất quán trong kiểm tra xử lý. Hiện nay hàng giả nhãn mác và hàng giả nhãn hiệu hay bị xử lý lẫn lộn, đối với cùng một sản phẩm vi phạm, có nơi xử lý theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, có nơi lại xử lý theo Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

nh hiện hành đối với cơ quan QLTT khá thấp (Đội trƣởng QLTT có thẩm quyền phạt tiền và tịch thu hàng hóa tối đa là 25.000.000 đồng, Chi cục trƣởng QLTT có thẩm quyền phạt tiền và tịch thu hàng hóa tối đa là 50.000.000 đồng) dẫn đến tình trạng hồ sơ các vụ

Thói quen tiêu dùng của ngƣời Việt Nam còn ƣa chuộng hàng ngoại và hàng có nhãn hiệu nổi tiếng. Tâm lý ngƣời tiêu dùng có thu nhập thấp hoặc đồng bào khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo đã và đang chấp nhận dùng hàng giả với giá rẻ. Do đó hàng giả một mặt đã không bị tố cáo, lên án mà còn ngang nhiên có chỗ đứng và tiêu thụ mạnh trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bản hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)