1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp

99 1,2K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 652 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân…Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, đạo đức và lối sống”; “Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước…Thực hiện quản lý Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp…Phát triển mạnh các dịch vụ công cộng: giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, thể dục thể thao”. Sau hơn hai mươi lăm năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được thành tựu to lớn và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Góp phần vào những thành tựu to lớn ấy có đóng góp không nhỏ của lĩnh vực văn hoá. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta luôn coi trọng các chính sách đầu tư cho văn hoá, đầu tư nhân tố con người, khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo văn hóa và hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều hơn, các dịch vụ văn hóa được khuyến khích đầu tư phát triển, chủ trương xã hội hoá trên lĩnh vực văn hoá được triển khai rộng rãi. Thực hiện chủ trương xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa, thời gian qua, trên địa bàn thị xã đã nhanh chóng phát triển nhiều loại hình dịch vụ văn hóa như karaoke, băng đĩa hình, trò chơi điện tử, Internet… thu hút đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, góp phần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần trong nhân dân. Khẳng định chính sách của Nhà nước ta đã ban hành là phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và khẳng định nền tảng tinh thần được quan tâm nhiều hơn. 1 Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập sự tiếp cận văn hoá đã nảy sinh không ít các biểu hiện tiêu cực trong các loại hình dịch vụ văn hóa, tác động xấu đến tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là đối tượng thanh thiếu niên. Dư luận xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng đã phản ánh với nhiều mức độ khác nhau. Cơ quan chức năng cũng rất khó khăn, lúng túng và bị động trong công tác quản lý đối với một số loại hình dịch vụ văn hóa. Bản thân tôi đã có nhiều năm là người trực tiếp tham mưu cho UBND thị xã về công tác quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hoá và hiện nay được Ban Thường vụ Thị uỷ phân công trực tiếp tham mưu cho Ban Thường vụ Thị uỷ lãnh đạo, chỉ đạo về công tác Tuyên giáo của Đảng bộ, trong đó có công tác quản lý dịch vụ văn hoá. Tôi nhận thấy, những năm qua trong tiến trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những yếu tố tích cực thì những sản phẩm văn hóa có nội dung đồi trụy, phản nhân văn của các dịch vụ karaoke, băng đĩa hình, trò chơi điện tử, Internet đã làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, lối sống, thị hiếu văn hóa, hành vi cư xử của con người, từ đó xuất hiện những biểu hiện đáng lo ngại. Thực trạng đó cần phải tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các dịch vụ văn hoá. Chính vì vậy, qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi chọn đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị, với mong muốn góp phần trong công tác quản lý các dịch vụ văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước góp phần nâng cao đời sống văn hóa, xây dựng vững chắc nền tảng tinh thần của xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: 2 - Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Nguyễn Khoa Điềm, NXB chính trị quốc gia, 2001. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn học và mỹ học: tiến sỹ Cù Huy Chử, NXB Chính trị Quốc gia, 1998. - Hội nhập kinh tế khu vực và văn hóa kinh doanh: Phó giáo sư, Tiến sỹ Lâm Quang Huyên, “văn hóa và kinh doanh”, NXB Lao động, 2001. - Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Giáo sư viện sĩ Phạm Minh Hạc, NXB Chính trị Quốc gia, 2001. - Khoa học xã hội và nhân văn, mười năm đổi mới và phát triển: Giáo sư Phạm Tất Dong, NXB Khoa học xã hội, 1998. - Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa: Giáo sư viện sĩ Đặng Hữu, NXB Chính trị Quốc gia 2001. - Văn hóa trong cơ chế thị trường: Tiến sĩ Nguyễn Danh Ngà, “Văn hoá và kinh doanh”, NXB Lao động, 2001. Tuy nhiên, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu một cách toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hóa; thực tiễn quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp, cũng như đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về các hoạt động dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hoá và đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hoá ở thị xã Tam Điệp, luận văn nêu lên phương hướng, mục tiêu và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hoá ở thị xã Tam Điệp trong thời gian tới. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hóa. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá ở thị xã Tam Điệp. - Đề xuất những giải pháp đồng bộ có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Lĩnh vực văn hóa rất rộng, đề tài này chỉ nghiên cứu vai trò quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hóa. - Về thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu thực tiễn dịch vụ văn hóa và vai trò quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp từ năm 2005 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Dựa trên lý luận học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin; phương pháp duy vật biện chứng, trừu tượng hóa, khoa học, thống kê, so sánh. - Khảo sát, đối chứng, tổng hợp tư liệu, phân tích… 6. Những đóng góp khoa học của đề tài nghiên cứu. - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hóa trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích, đánh giá sát thực thực trạng quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp. - Đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hóa trong nền kinh tế thị trường Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp Chương 3: Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VĂN HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Dịch vụ văn hoá, đặc điểm và vai trò của dịch vụ văn hoá trong nền kinh tế thị trường 1.1.1. Dịch vụ văn hóa và đặc điểm của dịch vụ văn hóa trong nền kinh tế thị trường 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ văn hoá Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh các hàng hóa vật thể hữu hình còn có những loại dịch vụ mà người ta mua và bán trên thị trường. Đó là, hàng hóa phi vật thể, hay còn gọi là hàng hóa - dịch vụ. Dịch vụ văn hóa là những hoạt động trên lĩnh vực văn hóa có tổ chức và được trả công, nhằm phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của công chúng. Dịch vụ văn hóa tồn tại ở nhiều dạng: văn hóa phi vật thể, văn hóa tâm linh, văn hóa du lịch, văn hóa giải trí, văn hóa sinh hoạt xã hội…Những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ vụ văn hóa bao gồm: nhân tố thời đại, nhân tố truyền thống, nhân tố lịch sử. 1.1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ văn hóa Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội, làm gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng như cuộc sống văn minh của con người. Từ đó, hoạt động dịch vụ trở thành một ngành kinh tế độc lập. Dịch vụ văn hoá là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thoả mãn nhu 6 cầu con người, làm cho con người sống ngày càng văn minh, hiện đại. thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều nước trên thế giới, khi thu nhập của người dân tăng lên, đủ ăn, đủ mặc thì hoạt động dịch vụ văn hoá không thể thiếu. Theo đó, dịch vụ văn hoá có các đặc điểm như sau: - Giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ không có hình thái vật thể (hữu hình) mà tồn tại dưới hình thái phi vật thể. - Quá trình sản xuất ra hàng hóa dịch vụ hướng vào phục vụ trực tiếp người tiêu dùng với tư cách là những khách hàng (chữa bệnh, dạy học, cắt tóc, may đo…); quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời. - Do không mang hình thái vật thể và do quá trình sản xuất đồng thời cũng là quá trình tiêu dùng, nên hàng hóa dịch vụ không thể tồn tại độc lập, không thể tích lũy hay dự trữ. Hiện nay, trong xã hội nước ta xuất hiện rất nhiều các loại hoạt động dịch vụ. Chính quá trình này đã phát sinh nhiều biểu hiện cần được quan tâm: - Rất nhiều hộ gia đình, sáng thức đậy đã nhận được giấy mẫu quảng cáo của các tổ chức kinh tế được nhét qua khe cửa hoặc quăng vào sân nhà mình. Nào là quảng cáo bán gạo, bán tivi, đầu đĩa, máy giặt, máy điều hoà nhiệt độ…Thậm chí, có những ngôi nhà mới xây xong, quét vôi, sơn trắng toát, đẹp một cách mỹ miều, thế nhưng sáng mở mắt ra đã thấy trên tường nhà mình xuất hiện những dòng chữ đỏ lạnh lùng: “Nhận khoan, cắt, đập, phá bê tông” hoặc “Thuốc gia truyền, đặc trị trĩ - mạch lươn, yếu sinh lý”, kèm theo đó là số điện thoại để liên hệ. - Nếp sống và những phong tục truyền thống ở một bộ phận dân cư ít nhiều đã có những thay đổi theo quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường và sự da dạng của các loại hình dịch vụ. Xã hội ngày nay, khi mà nhân tố con người được coi trọng và phát huy thì đó cũng chính là nhân tố kích thích con người lao vào công việc với sự nhiệt tình hơn, trách nhiệm hơn. Chính vì thế, 7 nếp sống văn hóa trong gia đình cũng có nhiều thay đổi. Ngày nay, rất ít gia đình có những bữa cơm hội tụ đầy đủ các thành viên của gia đình mình, từ ông bà, cha mẹ, đến con cái. Hầu như ai cũng chịu sự tác động của cơ chế thị trường và bị cơ chế này cuốn hút. Cho nên tâm lý của một số bậc cha mẹ, mỗi sáng cứ phát tiền cho con cái ăn ngày ba bữa để khỏi phải bận rộn chuyện bếp núc. Còn bên ngoài xã hội đã xuất hiện rất nhiều các loại dịch vụ phục vụ cho bữa ăn: cơm trưa văn phòng, cơm phần, cơm hộp. 1.1.1.3. Các loại hình dịch vụ văn hoá: Dưới tác động của quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu và giao lưu văn hóa thế giới, đã xuất hiện nhiều loại hình văn hóa ở nước ta: karaoke, vũ trường, băng đĩa nhạc, cà phê video, internet…Các loại hình này ngày càng phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tinh thần của con người. 1.1.2. Vai trò của dịch vụ văn hóa đối với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân Có thể nói rằng các loại dịch vụ trong xã hội ngày càng phát triển đa dạng, vừa tạo cơ hội cho người kinh doanh, lại vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần của chính bản thân con người. Hoạt động kinh doanh của dịch vụ văn hóa gắn với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường phát triển sẽ tác động làm cho các hoạt động dịch vụ văn hóa ngày càng phát triển phong phú đa dạng. Các hoạt động này tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của người dân. Hoạt động dịch vụ văn hóa trong xã hội càng phát triển thì nhu cầu hưởng thụ của con người càng được đáp ứng. Xã hội phát triển càng cao, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của con người càng lớn. Văn hóa nói chung và dịch vụ văn hóa nói riêng có tác động lớn trong sự phát triển và chiến lược xây dựng con người. Thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy: trong sự tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, nếu như không đồng bộ, không cân bằng 8 [...]... tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hoá trong nền kinh tế thị trường 1.2.1 Quan niệm và đặc điểm của quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá trong nền kinh tế thị trường 1.2.1.1 Quan niệm về quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp những quan điểm hợp lý của nhiều quan niệm khác nhau về quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá,... triển văn hoá, trong đó có dịch vụ văn hóa Thứ năm, để nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ văn hoá phải đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế; tạo công ăn việc làm, nhất là đối tượng thanh niên; tăng cường hiệu quả phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VĂN HOÁ CỦA THỊ XÃ TAM ĐIỆP... doanh Do vậy, cần tăng cường công tác quản lý chặt chẽ hơn so với các loại hình khác 1.2.3.3 Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý dịch vụ văn hóa Việc tổ chức các dịch vụ văn hóa không có nghĩa là khoán trắng cho toàn xã hội Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chỉ đạo, định hướng cho các hoạt động văn hóa phát triển Các hoạt động này càng mạnh, thì càng phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước Ở một số quốc gia... chức năng quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hoá từ Trung ương đến địa phương là chủ thể quản lý; các quan hệ xã hội vận động và phát triển trong lĩnh vực dịch vụ văn hoá là đối tượng quản lý và hệ thống pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, là công cụ để Nhà nước thực hiện sự quản lý Với tư cách là đối tượng quản lý, hoạt động dịch vụ văn hoá phải được tổ chức và vận động trên cơ sở các quy định... một địa phương Mặt khác, với tính chất là một ngành kinh tế - xã hội mang lại những hiệu quả tổng hợp cũng như các ngành kinh tế khác, dịch vụ văn hoá muốn phát triển bền vững không đặt ngoài sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá được thực hiện ở những khía cạnh sau: - Nếu không có sự quản lý của Nhà nước thì hoạt động dịch vụ văn hoá sẽ vận động theo... và quản lý các loại hình hoạt động dịch vụ văn hóa Một trong những tư tưởng chủ đạo của Đảng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cao cả đó là: Văn hóa văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội” Phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ của Nhà nước, tập thể và cá nhân theo đường lối của Đảng và sự quản lý của Nhà nước (Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóaVIII) 1.2.2.4 Do dịch vụ văn. .. các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Với tư cách là cơ sở và là công cụ để Nhà nước thực hiện sự quản lý, pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, phải được xây dựng trên cơ sở chính xác, đầy đủ, thống nhất là những chuẩn mực để đối tượng quản lý dựa vào dó vận động, phát triển và chủ thể quản lý thực hiện sự kiểm tra, giám sát đối tượng quản lý Quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá là... với điều kiện trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế Đây là sự thách thức lớn đối với mỗi quốc gia Bởi vì, mọi quan hệ hợp tác dù ở bất kỳ lĩnh vực nào và đối tác nào cũng cần có trật tự nhất định và chỉ có thể dựa trên cơ sở chính sách, pháp luật 1.2.1.3 Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá trong nền kinh tế thị trường Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch. .. kinh tế văn hoá xã hội và tình hình phát triển dịch vụ văn hoá của thị xã Tam Điệp 2.1.1 Khái quát về điều kiện kinh tế văn hoá xã hội của thị xã Tam Điệp Thị xã Tam Điệp được thành lập ngày 17-12-1982 theo Quyết định số 200 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) Khi mới thành lập Thị xã gồm 3 phường Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn và 4 xã Quang Sơn, Yên Bình, Yên Sơn, Đông Sơn Đến nay, thị xã gồm có... đi chăng nữa, sự quản lý Nhà nước cũng phải đảm bảo cho hoạt động dịch vụ văn hoá có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ rệt Do đó, Nhà nước phải ban hành pháp luật, đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ văn hoá và dùng các công cụ này tác động vào lĩnh vực dịch vụ văn hoá Ba là, quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá đòi hỏi phải . với dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp Chương 3: Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ. cứu vai trò quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hóa. - Về thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu thực tiễn dịch vụ văn hóa và vai trò quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp từ năm. cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hóa; thực tiễn quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp, cũng như đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm tăng

Ngày đăng: 06/10/2014, 12:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. GS. Phạm Tất Đông (1998), Khoa học xã hội và nhân văn, mười năm đổi mới và phát triển, NXB Khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học xã hội và nhân văn, mười năm đổi mới và phát triển
Tác giả: GS. Phạm Tất Đông
Nhà XB: NXB Khoa học
Năm: 1998
5. Nguyễn Khoa Điềm (2001), “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
6. GS.VS Phạm Minh Hạc (2001), “về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
Tác giả: GS.VS Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
7. TS. Nguyễn Danh Ngà (2001), “Văn hoá trong cơ chế thị trường”, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá trong cơ chế thị trường”
Tác giả: TS. Nguyễn Danh Ngà
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2001
8. Sở Văn Hoá - Thông tin tỉnh Ninh Bình (2001), Tài liệu triển khai thực hiện Cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hoá” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hoá
Tác giả: Sở Văn Hoá - Thông tin tỉnh Ninh Bình
Năm: 2001
13. Hữu Thọ - Đào Duy Quát (2001), “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng - văn hoá trong tình hình mới”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng - văn hoá trong tình hình mới”
Tác giả: Hữu Thọ - Đào Duy Quát
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
14. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin (2002), “Những điển hình tiên tiến xây dựng đời sống văn hoá cơ sở” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điển hình tiên tiến xây dựng đời sống văn hoá cơ sở
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin
Năm: 2002
15. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), NXB Chính trị Quốc gia (Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia (Hà Nội)
Năm: 2001
16. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), NXB Chính trị Quốc gia (Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia (Hà Nội)
Năm: 2006
17. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), NXB Chính trị Quốc gia (Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia (Hà Nội)
Năm: 2011
18. Ngô Chí Thức, K13, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá ở tỉnh Đồng Nai , luận văn tốt nghiệp hướng dẫn, PGS.TS. Tô Đức Hạnh (1/10/2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá ở tỉnh Đồng Nai
2. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá Khác
3. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Viện quản trị doanh nghiệp (2001), Văn hoá và kinh doanh Khác
9. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2004), Giáo trình kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội Khác
10. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2004), Giáo trình Kinh tế phát triển Khác
11. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2004), Giáo trình Quản lý Nhà nước Khác
12. Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại cương về khoa học quản lý, NXB Văn hoá – Thông tin (1999) Khác
19. Chính phủ, Nghị định số 103-NĐ/CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng Khác
20. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2005-2010 Khác
21. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Tam Điệp, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Tam Điệp lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2010-2015 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w