Kinh nghiệm của thị xã Bỉm Sơn

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp (Trang 33 - 34)

Ngày 18-12-1981: Thị xã Bỉm Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn Nông trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung, Hà

Lan, thuộc huyện Trung Sơn (nay là huyện Hà Trung). Thị xã có 8 đơn vị hành chính trực thuộc (6 phường và 2 xã), là một mũi nhọn phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá. Theo thống kê năm 2006, cơ cấu kinh tế của thị xã: Công nghiệp - xây dựng 75,2%, Thương mại - Dịch vụ 20,5%, Nông - Lâm nghiệp 4,3%. Thị xã có kế hoạch mở rộng diện tích quy hoạch là 5.091,4 ha. Là đô thị công nghiệp, sản phẩm sản xuất chủ yếu là vật liệu xây dựng xi măng và sau xi măng, công nghiệp nặng, chế tạo máy, động lực, máy nông nghiệp, kết cấu thép xây dựng, cơ khí sửa chữa, sản xuất hàng gia dụng, đặc biệt là công nghiệp dệt, may, da giày. Quy mô dân số của thị xã không ngừng gia tăng, dự kiến đến năm 2020 có 200.000 người.

Ở thị xã Bỉm Sơn, các loại hình dịch vụ văn hoá phát triển đa dạng, phong phú, không chỉ có loại hình hoạt động văn hoá Nhà nước quản lý, mà còn có mô hình văn hóa dân lập với hàng trăm khu văn hoá gia đình; hằng trăm điểm bán văn hoá phẩm, cửa hàng karaoke, nhiều tụ điểm vui chơi giải trí ở cả nội thị và nông thôn; các hình thức câu lạc bộ hát với nhau, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ nhạc truyền thống, câu lạc bộ sinh vật cảnh,…Rất nhiều mô hình được hình thành từ chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với việc phát triển và quản lý hoạt động dịch vụ văn hoá, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống văn hoá của người dân. Thị xã cũng đã phân cấp công tác quản lý cho các ngành, các xã, phường, đồng thời chú ý định hướng hoạt động. Hàng năm tổ chức hội xuân, liên hoan, ngày hội văn hoá, vườn hoa, cây cảnh…đã tạo thành nếp sinh hoạt văn hoá cộng đồng, đậm đà sắc thái địa phương.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp (Trang 33 - 34)