Những dự báo tác động đối với dịch vụ văn hoá:

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp (Trang 64 - 72)

- Thứ sáu, bộ máy quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ văn hoá trên

CỦA THỊ XÃ TAM ĐIỆP

3.1.1. Những dự báo tác động đối với dịch vụ văn hoá:

3.1.1.1. Dự báo về sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong những năm tới. Trong những năm tới, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, với mục tiêu phấn đấu xây dựng Ninh Bình thành một tỉnh khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Đồng thời theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, mục tiêu phấn đấu xây dựng thị xã trở thành đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh. Đây là mục tiêu, là động lực phấn đấu, đồng thời là điều kiện để văn hoá phát triển, trong đó dịch vụ văn hoá không nằm ngoài cơ hội phát triển đó. Trong đó, các điều kiện liên quan cụ thể là:

Về quy hoạch, trong những năm tới, không gian đô thị tiếp tục được mở rộng, phát triển một số khu đô thị mới, như khu đô thị Tây Sơn, phía bắc phường Bắc Sơn, phía tây phường Tân Bình, phía đông phường Trung Sơn. Điều chỉnh mở rộng đơn vị hành chính từ 9 đơn vị lên thành 12 đơn vị. Quy hoạch chi tiết các phường nội thị. Thực hiện đề án đổi tên, đặt tên các đường phố, đánh số nhà đối với các phường nội thị. Tập trung các nguồn lực, đặc biệt là nguồn tài chính, tuyên truyền vận động các cấp, các ngành, đơn vị và nhân dân tích cực tham gia xây dựng đô thị theo hướng hiện đại, văn minh. Theo đó, cơ cấu và quy mô dân số của thị xã sẽ không ngừng tăng lên, dự báo đến năm 2015 sẽ đạt xấp xỉ 100.000 người (tăng hơn 30.000 người so với

hiện nay), trong đó số người có nhu cầu tham gia hoạt động văn hoá chiếm tỷ

Về kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Khu công nghiệp với tổng diện tích 500ha, đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi, cùng với đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một địa chỉ giàu “sức hút” đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, đã có trên 30 dự án đầu tư và có gần 20 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Tiếp tục có nhiều dự án đăng ký đầu tư và triển vọng khu công nghiệp sớm được lấp đầy. Như vậy, dự báo nguồn lao động được thu hút sẽ là hơn 2 vạn công nhân. Cùng với sự phát triển công nghiệp, sự hình thành các các khu, điểm du lịch như Động Trà Tu, hang Bụt, khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng với sân Golf 54 lỗ là những điểm nhấn quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo đà cho thị xã bứt phá vươn lên trong thời kỳ hội nhập. Thu nhập bình quân đầu người đến năm cuối nhiệm kỳ đạt 25 triệu đồng/người/năm. Đó là, một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ văn hoá.

Đối với lĩnh vực giáo dục, hiện thị xã có 2 trường cao đẳng dạy nghề : Trường Cao đẳng nghề cơ điện xây dựng Tam Điệp và Trường Cao đẳng nghề cơ giới Ninh Bình với hơn 12.000 học sinh, sinh viên cơ cấu từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Trong chiến lược phát triển đến năm 2015 - 2020, nâng cấp thành các trường đại học kỹ nghệ thực hành, quy mô đào tạo ngành nghề được mở rộng, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, từng bước trở thành một địa chỉ tin cậy của tuổi trẻ cả nước trên con đường lập thân, lập nghiệp và dự kiến thu hút khoảng trên 20.000 học sinh, sinh viên. Ngoài ra, trên địa bàn thị xã có trường Trung cấp nghề số 13, trường Trung cấp nghề số 14 thuộc Bộ Quốc phòng; 1 trung tâm dạy nghề và nhiều cơ sở giáo dục hiện nay có khoảng 3000 học viên. Trong những năm tới, để đáp ứng nhu cầu học nghề, các cơ sở cũng đang từng bước quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất để

nâng cao chất lượng đào tạo, sẽ thu hút nhiều hơn nữa số học viên tham gia học tập. Như vậy, sự phát triển về quy mô giáo dục, đào tạo nghề dẫn đến sự gia tăng nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ văn hoá của tầng lớp học sinh, sinh viên, là điều kiện phát triển các hoạt động dịch vụ văn hoá.

Như vậy, quy mô của thị xã sẽ phát triển theo hướng toàn diện từ kết cấu hạ tầng, dân số và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Từ đó kéo theo nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân, các hoạt động văn hoá, nhất là dịch vụ văn hóa sẽ phát triển đa dạng, phong phú hơn. Đó là quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội. Để các hình thức dịch vụ văn hoá hoạt động đúng pháp luật và phát huy được hiệu quả, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá. 3.1.1.2. Dự báo xu hướng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp.

Từ sau khi Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC vào cuối năm 2006 và trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO, đất nước ta đang đứng trước cơ hội mới và vận hội mới. Ngày 27/11/2001 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07 về hội nhập kinh tế. Quan điểm của Đảng ta nêu rõ: “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu

vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ giàn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường” .

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng là quá trình tác động, góp phần cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta nói chung và ở thị xã Tam Điệp nói riêng. Quá trình này sẽ làm tăng lên sự hợp tác văn hóa giữa thị xã Tam Điệp với các tổ chức, địa phương trong cả nước, làm tăng sự giao lưu

bên ngoài, làm cho nhân dân hiểu biết hơn nhân dân các nước khác, tiếp thu nền văn hóa của nhân loại, bổ sung và làm phong phú bản sắc dân tộc mình.

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện để mở rộng và tăng cường các dịch vụ văn hóa ở thị xã Tam Điệp. Chính thông qua quá trình hội nhập sẽ tạo môi trường thuận lợi trong sự hợp tác về kinh tế và các tổ chức kinh tế thâm nhập vào thị trường, cộng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng internet, khoa học công nghệ…làm cho mỗi người có thể hiểu biết về lối sống, về phong tục tập quán, về đời sống vật chất, đời sống tinh thần. Chính từ đó có thể chia sẻ, hợp tác, mở rộng giao lưu quốc tế để tiếp nhận tinh hoa văn hóa, nghệ thuật, dịch vụ văn hóa ở các nước, các dân tộc trên thế giới.

Quá trình này sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết, làm phong phú hơn hoạt động văn hóa nói chung và lĩnh vực văn hóa nói riêng. Các tầng lớp nhân dân trong thị xã tiếp cận và giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài bằng nhiều hoạt động: tham quan, du lịch, công tác, học hành, buôn bán…Thông qua báo chí, các đài phát thanh, đài truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng ở trong tỉnh, trong nước, ngoài nước hàng ngày sẽ chuyển tải một lượng thông tin rất lớn và đa dạng về đặc điểm tình hình, những thành tựu cuộc sống, những hoạt động của con người khắp nơi trên thế giới. Người dân trong tỉnh sẽ tiếp nhận tri thức và kiến thức mới, gia tăng sự hiểu biết đối với thế giới bên ngoài, như vậy ngày càng nâng lên trình độ nhận thức và tự hoàn thiện mình, ý thức chính trị cũng được nâng lên. Thông qua sự hiểu biết đó, sự nhận thức đó, cán bộ đảng viên, công chức và các tầng lớp nhân dân có thể so sánh tình hình phát triển kinh tế xã hội nói chung và tình hình hoạt động văn hóa nói riêng của thị xã với các địa phương khác trong cả nước.

Thông qua đó, nhận thức được những mặt mạnh, mặt tồn tại để chuyển hướng trong nhận thức và hành động.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tác động đến hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn thị xã, làm cho phong cách của con người chúng ta ngày càng năng động và cởi mở hơn. Biểu hiện nổi bật là tính tích cực, tính năng động sáng tạo của các tầng lớp nhân dân sẽ được phát huy ngày càng rõ nét hơn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…ý thức học tập, sự cầu tiến bộ, mở rộng giao lưu hợp tác, tiếp nhận cái mới sẽ trở thành xu thế chung.

* Những tác động tích cực:

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tác động đến đời sống tinh thần của nhân dân, tạo điều kiện để người dân tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:

Nhân tố hàng đầu của thời đại tác động đến nhận thức của người Việt Nam, đó chính là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thế giới đang diễn ra như vũ bão. Hiện nay, khoa học và công nghệ thế giới có những bước phát triển nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Chính bước nhảy này đã làm khối lượng kiến thức của loài người lên gấp đôi trong mấy năm gần đây, hàm lượng trí tuệ trong hàng hóa cũng tăng lên nhanh chóng. Trong hoàn cảnh đó, những yếu tố liên quan đến trí tuệ đã nói lên : sự ham học hỏi, tôn trọng sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường.

Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan hiện nay, lôi cuốn các nước, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh nhau. Xu hướng toàn cầu hóa cũng là quá trình tiếp thu nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Với xu thế toàn cầu hóa này, một mặt tạo cho người Việt Nam có thời cơ tiếp cận và chuyển giao công nghệ tiên tiến, tạo ra cơ hội cho Việt Nam đi tắt đón đầu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có điều kiện để tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

chính là quá trình gia tăng các nhu cầu, sở thích, thị hiếu…ở mỗi con người và cả xã hội. Với công cuộc đổi mới, chúng ta vừa phát huy truyền thống văn hóa lâu đời, vừa tiếp thu có chọn lọc những thành tựu và giá trị tiến bộ của nhiều lĩnh vực văn hóa tư tưởng thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau, và có lối sống, đạo đức phù hợp với thu nhập, với các điều kiện cá nhân và cộng đồng. Con người từ trạng thái suy giảm niềm tin đã chuyển sang trạng thái năng động, tiến bộ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong việc “lập thân, lập nghiệp” và bước đầu phát huy được nhiều tiềm năng đầy trí tuệ và sáng tạo của mình.

Bên cạnh quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu còn góp phần cho người dân tăng cường nhận thức, phong cách làm việc năng động hơn hướng đến hiệu quả công việc nhiều hơn biểu hiện:

- Tính hiện đại, đó là phong cách công nghiệp, có khoa học và thực nghiệm, đạt các chuẩn công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khu vực Đông Nam Á và một số đạt chuẩn quốc tế, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

- Tính văn minh, đó là đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, công bằng và bình đẳng.

* Những thách thức:

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bước đầu đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, điều bất lợi trước hết là chúng ta chưa có lợi thế về chỉ số phát triển con người. Tốc độ nâng cao dân trí nước ta trong nhiều năm qua vẫn còn thấp. Chỉ số phát triển con người thấp còn do việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc chưa đạt hiệu quả mong muốn. Hiện nay, bậc thang giá trị xã hội đang có nguy cơ bị đảo lộn trước lối sống thực dụng và ma lực của đồng tiền chi phối do sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường.

một lúc phải xử lý các bài toán phức tạp: một mặt, phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng cơ chế thị trường, bằng đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ quốc tế; mặt khác, phải giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Tình huống này lại càng trở nên khó khăn khi quốc gia Việt Nam chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, chưa có nhiều kinh nghiệm điều tiết cơ chế thị trường và đa dạng hóa, đa phương hóa giao lưu và hợp tác quốc tế.

Xét về mặt tinh thần văn hóa nhất là khi Việt Nam hòa mạng internet thì quá trình đa dạng hóa, đa phương hóa liên kết và hợp tác quốc tế, các giá trị nước ngoài sẽ tác động đến nhận thức, tư tưởng đạo đức và lối sống nhiều hơn là giá trị cổ truyền. Về mặt sinh hoạt và tổ chức cá nhân gia đình và xã hội, người ta sẽ thiên về tác phong công nghiệp, lối sống thị thành, lối sống cá nhân, quan hệ sòng phẳng lạnh lùng. Còn về mặt tâm lý con người cũng sẽ thiên về mặt thiết thực, kể cả lợi dụng. Người ta sẽ e ngại lối sống chung đụng, tập thể, thân tộc, hàm ơn, đẳng cấp…Tâm lý tự chủ để lập thân lập nghiệp, lối sống tự do chủ nghĩa cá nhân sẽ vẫn tồn tại trong xã hội cho dù chúng ta có điều chỉnh hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quá trình văn hóa xã hội, phân tầng xã hội cũng sẽ diễn ra khá sâu sắc. Các quan hệ pháp lý đẩy quan hệ tình cảm “Thương người như thể thương

thân” xuống hàng thứ yếu. Ngay cả trong phạm vi gia đình mọi người cũng

đều bình đẳng trước pháp luật, con cái dần tách rời sự ràng buộc của gia đình. Quá trình “mở cửa”, đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác và liên kết quốc tế, chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch cũng sẽ tác động ở nhiều mặt đối với nhận thức, lối sống bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, khuynh hướng văn hóa ngoại lai sẽ phát triển.

Xu hướng tác động này diễn ra trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự chuyển giao công nghệ, sự thâm nhập các loại hình văn hóa đại chúng, các

dòng người du lịch, sự phát tán ồ ạt các biểu tượng và giá trị phương tây, sự bùng nổ thông tin, các công xưởng, nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, văn phòng đại diện, khu cư xá của người nước ngoài…tất cả những điều này cũng sẽ đem lại nhiều sự hiểu biết, tạo điều kiện để nâng cao mức sống cho người dân. Thế nhưng đồng thời chúng cũng có thể làm biến dạng nhân cách con người, nhào nặn lại bản tính dân tộc, làm mài mòn và hoen ố bản sắc văn hóa dân tộc nhất là khi có sự tham gia, sự thẩm thấu của các yếu tố “Diễn

biến hòa bình”. Quá trình này phát triển đến một ngưỡng nào đó nếu không

được điều tiết sẽ phá vỡ thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, thậm chí chúng ta còn phải lâm vào tình thế phải “thanh toán” với đạo đức, nếp sống truyền thống, phải thay đổi nội dung và tính chất nhân đạo xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp (Trang 64 - 72)