Tình hình phát triển dịch vụ văn hoá ở thị xã Tam Điệp

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp (Trang 43 - 47)

ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VĂN HOÁ CỦA THỊ XÃ TAM ĐIỆP 2.1 Khái quát về điều kiện kinh tế văn hoá xã hội và tình hình phát triển

2.1.2.Tình hình phát triển dịch vụ văn hoá ở thị xã Tam Điệp

Trước yêu cầu hội nhập và phát triển, cùng với cả nước trong những năm qua với những chính sách kinh tế năng động, thị xã Tam Điệp đã và đang là một thị xã có những bước phát triển mạnh về kinh tế, văn hoá, xã hội. Sự phát triển đó đã thu hút được các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm, đầu tư sản xuất kinh doanh vào địa bàn thị xã.

Cùng với sự phát triển đó, trong những năm qua hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn thị xã cũng đã có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng, chất lượng, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, đồng thời góp phần tích cực vào việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ quốc phòng an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã…

Từ khi có Nghị định 87-CP/CP của Chính phủ cho đến nay, các hoạt động dịch vụ văn hoá do ngành văn hoá thông tin cấp giấy chứng nhận đều được quản lý chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả, đa số các chủ kinh doanh dịch vụ văn hoá trên địa bàn đã có ý thức chấp hành pháp luật. Hệ thống dịch vụ văn hoá do tư nhân đầu tư đã phát triển nhanh trên nhiều địa bàn, khu vực, góp phần phục vụ và nâng cao đời sống tinh thần, hưởng thụ văn hoá của cư dân.

Toàn thị xã có nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke, đại lý Internet, đại lý bán và cho thuê băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu và cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm.

Biểu 2.3: Thống kê các dịch vụ văn hoá

S T T

Đơn vị Karaoke Internet Đại lý băng, đĩa hình Cơ sở kinh doanh xuất bản ấn phẩm SL Nhân viên SL Nhân viên SL Nhân viên SL Nhân viên 1 P. Bắc Sơn 8 21 12 24 5 5 2 8 2 P. Trung Sơn 23 59 19 38 2 2 3 14 3 P. Nam Sơn 2 5 10 20 0 0 0 0 4 P. Tân Bình 0 0 4 8 0 0 0 0 5 P. Tây Sơn 2 2 1 2 0 0 0 0 6 X. Yên Bình 0 0 3 6 0 0 0 0 7 X. Đông Sơn 1 2 0 0 0 0 0 0 8 X. Quang Sơn 0 0 1 2 0 0 0 0 9 X. Yên Sơn 4 7 3 6 0 0 0 0 Tổng số 40 96 53 106 07 07 05 22

Nguồn: Phòng Văn hoá và Thông tin

Cùng với công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật đối với hoạt động Karaoke, phòng Văn hoá và Thông tin phối hợp với cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra chặt chẽ hoạt động Karaoke trên địa bàn, hướng dẫn công tác quy hoạch nhà hàng Karaoke, đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Sau khi có Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 24/1/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc quy hoạch nhà hàng kinh doanh Karaoke, trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Thực hiện hương dẫn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người kinh doanh và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của nhân dân thị xã, phòng Văn hoá và Thông tin thị xã Tam Điệp đã hướng dẫn thủ tục hồ sơ cho các tổ

chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh và tự tổ chức kiểm tra thẩm định; có 18/40 cơ sở kinh doanh Karaoke chưa được cấp giấy phép nhưng nhìn chung đều hoạt động lành mạnh, không có các tệ nạn xã hội, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị tốt, phòng hát sáng sủa, thoáng đãng, việc hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.

Ngay từ khi có chủ trương đổi mới nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu đã từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm đáp ứng ngày càng một tốt hơn nhu cầu thưởng thức, sử dụng băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu của đông đảo nhân dân. Nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi thành phần tham gia làm kinh tế và phát triển kinh tế, nhờ có chủ trương này mà thị trường băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu trở nên sôi động và có sự cạnh tranh càng quyết liệt bởi sự tham gia một cách đông đảo của các thành phần kinh tế. Đông đảo nhất phải kể đến đó là lực lượng tư nhân ngoài quốc doanh. Trong lĩnh vực kinh doanh băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu ở thị xã Tam Điệp, lực lượng tư nhân có số lượng đông đảo, hoạt động linh hoạt. Sự tham gia của lực lượng này đã đem lại một số điểm tích cực, đáp ứng phần nào nhu cầu sử dụng băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu của nhân dân song cũng gây ra không ít những vấn đề chúng ta phải quan tâm giải quyết.

Nhìn chung lực lượng tư nhân kinh doanh băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu ở địa bàn thị xã là những hộ cá thể, hình thức kinh doanh chủ yếu là bán lẻ và cho thuê. Các hộ kinh doanh cá thể hoạt động theo sự cho phép của pháp luật, kinh doanh những loại băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu được khai thác từ nguồn chính thống đã qua kiểm duyệt và được phép lưu hành. Theo báo cáo của phòng Thống kê thị xã thì số lượng cửa hàng băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu trên thị trường thị xã hiện nay có sự giảm sút so với thời điểm năm 2005. Sự giảm sút này, một phần do nhu cầu băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu

trên thị trường đã có dấu hiệu bão hoà, một phần do sự triệt để hơn của nhà quản lý, công tác quản lý của các cơ quan chức năng có sự thống nhất đồng bộ chặt chẽ hơn.

Trong số các đại lý, cửa hàng kinh doanh băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu, ngoài những hộ kinh doanh tuân thủ nghiêm minh các quy định của pháp luật thì cũng có không ít hộ kinh doanh lợi dụng bán, cho thuê băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu không có tem nhãn, hoặc lợi dụng giấy phép của Sở Văn hoá Thông tin thể thao để bán, cho thuê băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu lậu (ngoài luồng) trong khi cửa hàng vẫn bán những đĩa hình có dán tem, nhãn của ngành văn hoá thông tin để che mắt các cơ quan chức năng.

Cùng với một số cửa hàng này còn có một số khá đông đảo những bộ phận kinh doanh không có giấy phép hoạt động trên thị trường. Đó là những cửa hàng bán lẻ, những cửa hàng hoạt động không xin giấy phép, những cơ sở tin học, những của hàng bán đồ điện tử hay những cửa hàng bán đồ lưu niệm… mở thêm dịch vụ bán và cho thuê băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu. Đây là bộ phận cực kỳ phức tạp, hoạt động kinh doanh chủ yếu là băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu lậu, ngoài luồng, thậm chí có cả những băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu có nội dung đồi trụy, độc hại, tạo nên một thị trường tự do nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Hoạt động của các lực lượng này hết sức đa dạng và phức tạp, từ bày bán công khai (thường xuất

hiện vào buổi chiều tối ở các khu chợ) đến giấu giếm bí mật. Từ hoạt động

bán nhỏ lẻ từng chiếc đến khả năng cung ứng hàng trăm chiếc một lúc (hầu

hết là đĩa lậu). Vừa phục vụ tại chỗ vừa có thể cơ động đến mọi nơi mà khách

hàng yêu cầu. Vẫn còn hiện tượng bày bán các ấn phẩm, xuất bản phẩm không có trong danh mục tại một số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Các hoạt động sản xuất kinh doanh băng đĩa phim, ca nhạc, sân khấu của các đối tượng này đã trở thành mạng lưới như một thị trường thứ hai, hoạt động ngầm rất sôi động tạo thành một hệ thống thiếu tổ chức, song lại khá linh

hoạt và nhịp nhàng.

Đĩa lậu, đĩa có nội dung không lành mạnh, kích động bạo lực xuất hiện trên địa bàn thị xã. Mỗi cửa hàng chỉ có khoảng 50 đĩa có dán nhãn kiểm soát được trưng bày, trong khi đó số lượng đĩa trung bình ở mỗi của hàng khoảng từ 700 đến 1000 đĩa, số đĩa này là đĩa lậu, không được dán nhãn quản lý. Đĩa

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp (Trang 43 - 47)