Nội dung quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hoá

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp (Trang 25 - 30)

1.2.3.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến hoạt động dịch vụ văn hoá và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển hoạt động dịch vụ văn hoá mang tính đặc thù của địa phương thuộc thẩm quyền.

Hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật đã khó, nhưng cái khó hơn là làm thế nào để đưa nó đi vào đời sống thực tế. Bản thân chính sách, pháp luật đối với nền kinh tế của một đất nước nói chung và trong lĩnh vực dịch vụ văn hoá nói riêng mới chỉ là những quy định của Nhà nước, là ý chí của Nhà nước

bắt mọi chủ thể khác (trong đó có chính bản thân Nhà nước) phải thực hiện. Vì vậy, để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống các cơ quan nhà nước nói chung, chính quyền các cấp nói riêng phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh, tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về dịch vụ văn hoá cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân trên địa bàn giúp họ nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật về dịch vụ văn hoá một cách nghiêm túc. Mặt khác, các cơ quan chuyên môn phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện mọi hành vi vi phạm pháp luật. Không tuỳ tiện thay đổi các chính sách của mình, nhanh chóng xoá bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban hành, giảm tối đa sự trùng lặp, gây khó khăn cho hoạt động dịch vụ văn hoá.

Tích cực cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thông qua việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật chung của Nhà nước về phát triển dịch vụ văn hoá phù hợp với điều kiện ở địa phương. Đồng thời, nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi tiền thuê đất, thời hạn thuê đất, chính sách ưu đãi tín dụng,...nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tưởng cho các tổ chức, cá nhân khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh dịch vụ văn hoá. Tuy nhiên, việc ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương vừa phải đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêm minh trong quá trình thực thi. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính ở địa phương theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Tiếp tục thực hiện mô hình một cửa trong đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh... Thực hiện chuẩn hoá các thủ tục hành chính theo tinh thần triệt

để tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch, thuận tiện. 1.2.3.2. Quy hoạch phát triển dịch vụ văn hóa.

Công tác quy hoạch phát triển dịch vụ văn hóa trên phạm vi cả nước nói chung và từng dịa phương nói riêng, là yêu cầu cần thiết, thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với loại hình này.

Quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và cơ sở, trong đó chú trọng đến các yêu cầu giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống, nhu cầu phát triển du lịch, nhu cầu và điều kiện văn hóa sinh hoạt của người dân ở từng vùng miền khác nhau, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn dân cư. Quy hoạch dịch vụ văn hóa phải đi đôi với việc tăng cường quản lý Nhà nước, đẩy mạnh việc thanh tra kiểm tra các hoạt động văn hóa để đảm bảo cho văn hóa phát triển theo đúng định hướng của Đảng và chính sách của Nhà nước.

Trên thực tế cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực, các dịch vụ văn hóa về karaoke, trò chơi điện tử, băng đĩa hình, internet, trong thời gian qua có phát sinh những tiêu cực, nhất là đối với hoạt động karaoke và Internet. Tuy nhiên, chính phủ xác định karaoke và vũ trường là những hoạt động không khuyến khích kinh doanh. Do vậy, cần tăng cường công tác quản lý chặt chẽ hơn so với các loại hình khác.

1.2.3.3. Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý dịch vụ văn hóa.

Việc tổ chức các dịch vụ văn hóa không có nghĩa là khoán trắng cho toàn xã hội. Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chỉ đạo, định hướng cho các hoạt động văn hóa phát triển. Các hoạt động này càng mạnh, thì càng phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước. Ở một số quốc gia (Nhật Bản, Thái Lan), người ta đặt các dịch vụ văn hóa theo khuôn khổ pháp lý, quy định rõ trách nhiệm của chủ sở hữu các tài sản văn hóa trong việc giữ gìn bảo quản và phổ biến trong toàn xã hội cũng như việc phối hợp với các cơ quan Nhà nước và các tổ

chức phi chính phủ để lầm công tác này.

Với việc mở rộng các thành phần trong xã hội trực tiếp tham gia sáng tạo, cung cấp, phổ biến văn hóa, thì nhân dân là lực lượng đông đảo nhất, ngoài ra các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cá nhân có nhiệt tình đầu tư đóng góp công sức vào xây dựng các tổ chức và dịch vụ văn hóa. Chính sự đa dạng này đã thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội cùng tham gia, vì vậy cũng tạo nên sự đa dạng của các loại hình dịch vụ văn hóa, các thiết chế, các phương tiện và nội dung hoạt động.

Với yêu cầu đó, cần có sự góp sức chung của cả hệ thống chính trị để tham gia tổ chức và quản lý hoạt động dịch vu văn hóa: cơ quan của Đảng và Nhà nước các cấp, các cơ quan chủ quản ngành văn hóa các cấp, các chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan đơn vị sản xuất, lực lượng vũ trang cùng toàn thể nhân dân. Trong đó, nội dung rất quan trọng là phải tổ chức cơ cấu bộ máy hợp lý của ngành văn hóa để đáp ứng yêu cầu và tính đặc thù của lĩnh vực này, kể cả phải tính đến yêu cầu của công tác cán bộ, nhân viên chuyên trách văn hóa ở cơ sở xã phường, thị trấn, tổ chức lực lượng cộng tác viên, tự quản, tự nguyện tham gia quản lý 1.2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và trang bị phương tiện phục vụ cho công tác quản lý dịch vụ văn hóa.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải thay đổi các cách thức quản lý để có tác động thúc đẩy các dịch vụ văn hóa phát triển năng động hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Vấn đề quan trọng là nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.

Trước đây, khi còn trong thời kỳ bao cấp, người cán bộ làm công tác văn hóa thường giữ vai trò quyết định các hoạt động văn hóa ở cơ sở có hiệu quả hay không có hiệu quả. Do được bao cấp gần như nhau, có nơi phong trào

phát triển khá, có nơi phong trào chững lại, thậm chí yếu kém. Trong nền kinh tế thị trường, cùng với việc đổi mới xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách về văn hóa cho phù hợp, đồng thời lại đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ văn hóa giỏi, năng động luôn bám sát thực tiễn cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra vì sự nghiệp phát triển văn hóa.

Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và trang bị phương tiện phục vụ cho công tác quản lý dịch vụ văn hóa là yêu cầu cần thiết. Muốn việc thành công hay thất bại trước hết đều xuất phát từ năng lực nhận thức và hành động của người cán bộ quản lý. Nếu tốt làm cho sự vật phát triển, ngược lại sẽ ngăn cản và thậm chí làm thụt lùi sự vận động của xã hội ở lĩnh vực văn hóa. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cần phải làm thường xuyên và liên tục, bởi vì xã hội luôn luôn vận động và phát triển dịch vụ văn hóa ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, cũng không kém phần tinh vi hơn để lẩn tránh những quy định của pháp luật. Phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác này phải được quan tâm, trang bị đầy đủ và đồng bộ cho ngành, cho cơ sở để có thể thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước theo đúng pháp luật hiện hành. 1.2.3.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát dịch vụ văn hóa.

Công tác kiểm tra đánh giá, giám sát các loại hình hoạt động dịch vụ văn hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta là yêu cầu quan trọng, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo thể hiện vai trò quản lý Nhà nước, đưa các hoạt động dịch vụ văn hóa theo đúng quy định, định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Thực hiện yêu cầu này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 814- CT/TTg. Trên cơ sở đó, từ cấp tỉnh đến huyện và phường, xã cũng đã thành lập Ban chỉ đạo liên ngành ở mỗi cấp. Tham gia Ban chỉ đạo liên ngành bao gồm đại diện của nhiều cơ quan, trưởng ban là đồng chí phó chủ tịch UBND,

phó trưởng ban thường trực là đồng chí phụ trách văn hóa thông tin, ngoài ra còn cơ cấu các thành viên khác bao gồm Công an, Thương binh - xã hội, các cơ quan chuyên môn, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai và thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện đến các phường, xã và từng địa bàn dân cư. Đồng thời, quyết định thành lập Đội kiểm tra liên ngành cấp tỉnh và huyện do cán bộ ngành văn hóa làm đội trưởng; ở cấp phường, xã thành lập tổ kiểm tra liên ngành do UBND phường, xã quyết định thành lập và tổ chức kiểm tra theo chức năng được giao.

Ngoài ra, các đội thanh tra, kiểm tra chuyên ngành do Công an quản lý như: Đội an ninh văn hóa, Đội cảnh sát phòng chống tệ nạn xã hội và mại dâm ma túy, Đội cảnh sát hình sự cũng có chức năng kiểm tra về lĩnh vực hoạt động văn hóa.

Đối với cấp tỉnh, cũng hình thành lực lượng thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành như: thanh tra ngành văn hóa thông tin, Phòng PA25, Đội quản lý trật tự xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội và mại dâm ma túy, hình sự…do Công an tỉnh quản lý, có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ, phối hợp và hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra cho các địa phương và cơ sở khi có yêu cầu.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp (Trang 25 - 30)