- Thứ sáu, bộ máy quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ văn hoá trên
CỦA THỊ XÃ TAM ĐIỆP
3.2.2. Xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch các loại dịch vụ văn hóa:
3.2.2.1. Xây dựng quy hoạch: Thực hiện Thông tư 54/2006/TTg-BVHTT và hướng dẫn của Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch tỉnh Ninh Bình, các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND thị xã xây dựng “Đề án quy hoạch hoạt
động dịch vụ văn hóa” và tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thẩm
định, thiết kế Đề án, các cơ quan chuyên môn phải căn cứ vào phương hướng, mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của thị xã đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm nghiên cứu, khảo sát theo tình hình đặc điểm dân cư; phát triển kinh tế, định hướng nghề nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc điểm về đời sống kinh tế xã hội và các yếu tố về
văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán nhằm giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế toàn cầu; đảm bảo các quy định, điều kiện trong hoạt động dịch vụ văn hóa. Căn cứ vào tình hình thực tiễn ở thị xã Tam Điệp, công tác quy hoạch dịch vụ văn hóa có thể tiến hành theo 3 hướng sau:
- Hướng thứ nhất: Tổng rà soát thống kê, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn. Phân loại đối tượng, hình thức tổ chức hoạt động. Đối với cơ sở hoạt động tốt và lành mạnh, thực hiện đúng các quy định của nhà nước thì giữ nguyên hiện trạng, hướng dẫn và tạo điều kiện để các cơ sở này thực hiện hoạt động kinh doanh đúng định hướng, đúng quy định. Đối với các cơ sở hoạt động mà chưa đảm bảo các quy định như khoảng cách từ cơ sở đến trường học, bệnh viện cơ quan, cơ sở tôn giáo thì trước mắt tạo điều kiện cho các cơ sở này gia hạn giấy phép thêm một thời gian nhất định để họ có sự chuẩn bị di rời đến một địa điểm khác phù hợp với quy định, hoặc vận động các cơ sở này chuyển đổi hoạt động kinh doanh
Những cơ sở dịch vụ hoạt động không lành mạnh, vi phạm hoặc có biểu hiện vi phạm các quy định của Nhà nước cần phối hợp với các đoàn thể, chính quyền xã, phường, khu phố tăng cường giáo dục vận động chủ cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, trong trường hợp cần thiết chuyển loại hình hoạt động qua loại hình ngành nghề khác. Mặt khác đối với chủ cơ sở cho thuê mặt bằng cũng cần tăng cường giáo dục với nhiều hình thức, nêu lên những tác hại ảnh hưởng xấu đến xã hội từ hoạt động kinh doanh thiếu lành mạnh để họ có nhận thức và chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà đối với những tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thường xuyên vi phạm các quy định của Nhà nước.
- Hướng thứ hai: xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa theo hướng tập trung ở khu vực cụm công nghiệp; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề; những nơi có mật độ dân cư đông
đúc,...Trên địa bàn thị xã hiện nay đã hình thành các khu công nghiệp, các trường học, khu ký túc xá, nhà trọ học sinh, sinh viên với mật độ người khá đông đúc. Chính từ đặc điểm này, cần thực hiện phát triển các loại hình dịch vụ văn hóa ở những khu vực đó để tạo điều kiện cho công nhân, người lao động và nhân dân tham gia các loại hình sinh hoạt văn hóa, đồng thời tập trung các hoạt động trong khu vực để tăng cường quản lý nhà nước. Quy hoạch này nhằm để hình thành khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí lành mạnh, vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, vừa thuận lợi trong công tác quản lý.
- Hướng thứ ba: Theo quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa các hoạt động về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao: “Có chính sách thu hút mọi nguồn lực, thành phần kinh tế tham gia các hoạt động và sáng tạo văn hóa nhằm cung cấp, phổ biến và tạo ra nhiều sản phẩm, tác phẩm, công trình văn hóa có chất lượng, dân tộc và hiện đại để không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Khuyến khích khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc Việt Nam”. Do đó, UBND thị xã và các cơ quan chuyên môn cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có khả năng về vốn và mặt bằng đầu tư phát triển dịch vụ văn hóa với quy mô lớn, thiết kế hiện đại theo quy hoạch. Đây là hướng để các thiết chế văn hóa hoạt động có hiệu quả của góp phần nâng cao mức hưởng thụ đời sống tinh thần cho nhân dân.
Căn cứ thực trạng kinh doanh hoạt động dịch vụ văn hóa hiện nay trên địa bàn thị xã Tam Điệp, công tác quy hoạch cần quan tâm:
- Quy định các điều kiện ràng buộc đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa và các loại hình kinh doanh nhạy cảm.
- Giữ nguyên hiện trạng các điểm đang kinh doanh lành mạnh, xóa bỏ dần các điểm kinh doanh mà trong quá trình kinh doanh thường xuyên có vi phạm hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng; quy định khoảng cách giữa các
điểm kinh doanh dịch vụ văn hóa. 3.2.2.2. Thực hiện quy hoạch:
- Trong quá trình thực hiện các thủ tục cho các chủ cơ sở đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Có mặt bằng phù hợp với quy hoạch. + Có mức vốn đầu tư cao.
+ Xây dựng phương án đầu tư khả thi, phải nêu rõ về mục đích ý nghĩa, nội dung kinh doanh, nguồn vốn đầu tư và phương án thu hồi vốn; có bản vẽ, thiết kế kỹ thuật mô hình kinh doanh, cơ sở vật chất, phương tiện có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
+ Lực lượng lao động, nhân viên của các cơ sở phải được tập huấn về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp.
+ Được các ngành chức năng thông qua và chấp nhận phương án và phải có biểu giá phục vụ phù hợp, cung cách lịch thiệp, ứng xử văn minh.
- Về địa lý hành chính, các điểm dịch vụ văn hóa phải đảm bảo cách xa trường học, bệnh viện, cơ quan, cơ sở thờ tự tối thiểu 200m.