Bài học kinh nghiệm cho Tam Điệp

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp (Trang 34 - 36)

Từ kinh nghiệm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá ở các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học cho thị xã Tam Điệp như sau:

thần thuộc lĩnh vực tư tưởng, có liên quan đến thuần phong mỹ tục, bản sắc của dân tộc, nên cần phải tăng cường vai trò định hướng của Thị uỷ, chỉ đạo của UBND các cấp và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên.

Thứ hai, thông qua việc tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ văn

hóa của thành phố Ninh Bình và thị xã Bỉm Sơn, đối với một số hoạt động văn hóa nói chung, dịch vụ văn hoá nói riêng thị xã cần có chính sách cụ thể, rõ ràng và có kế hoạch phân kỳ đầu tư. Quan tâm thực hiện tốt công tác quy hoạch cho từng loại hình dịch vụ. Xây dựng các văn bản pháp quy để điều chỉnh, quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa, quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động này, kiểm tra và chống mọi biểu hiện thương mại hóa văn hóa. Từng bước đa dạng hoá các hoạt động văn hoá, đồng thời tạo ra được các sản phẩm văn hoá đặc thù của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân.

Thứ ba, phát huy hiệu quả sự tham gia của toàn xã hội, của mọi lực lượng vào hoạt động tổ chức, phát triển và quản lý văn hóa. Thu hút toàn xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến văn hóa. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho văn hóa phát triển văn hóa của nhân dân, giữ gìn, phát triển sáng tạo nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng để phát triển và tăng cường quản lý hoạt động văn hoá.

Thứ tư, thu hút các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật

lực và tài lực trong toàn xã hội. Tranh thủ sự quan tâm của tỉnh, của Trung ương để có nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hoá, trong đó có dịch vụ văn hóa.

Thứ năm, để nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ văn hoá phải đồng thời

đẩy mạnh phát triển kinh tế; tạo công ăn việc làm, nhất là đối tượng thanh niên; tăng cường hiệu quả phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp (Trang 34 - 36)