Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về dịch vụ văn hóa.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp (Trang 90 - 92)

- Về điều kiện hoạt động:

3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về dịch vụ văn hóa.

Trong thời gian qua, hoạt động của lực lượng thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành của thị xã Tam Điệp đã đưa dịch vụ văn hóa vào nền nếp, lành mạnh. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi đời sống tinh thần cũng phải được nâng lên. Sự phát triển của dịch vụ văn hóa là một thực tế khách quan, nó phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Vấn đề đặt ra là công tác quản lý và kiểm tra cần được thực hiện như thế nào để đảm bảo yêu cầu vừa phát triển dịch vụ văn hóa một cách lành mạnh, vừa thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Do đó, việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về dịch vụ văn hóa cần được các cấp chính quyền quan tâm theo hướng tuyên truyền giáo dục là chủ yếu, đồng thời công tác kiểm tra phải có hình thức răn đe, xử phạt đối với những cơ sở cố tình không chấp hành, vẫn hoạt động trá hình, lén lút, cần thiết phải thu hồi giấy phép kinh doanh và truy tố trước pháp luật đối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng luật pháp nhà nước. Để đạt được những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu như:

- Cơ cấu và biên chế của lực lượng kiểm tra cần gọn nhẹ. Cán bộ, thành viên làm công tác thanh tra, kiểm tra phải có độ tin cậy, phải được tuyển chọn và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, được rèn luyện về đạo đức, lối sống, có tác phong nhanh nhạy, kịp thời, xử lý nghiêm minh chính xác.

kiểm tra giám sát. Quan tâm đặc biệt ở những nơi, những khu vực thường xuyên xảy ra những biến tướng trong kinh doanh, trong hoạt động mà dư luận xã hội lên tiếng phản ánh. Điều này cần được thực hiện một cách nghiêm túc, bởi vì nếu không giải quyết được vấn đề con người, thì dù có ban hành chính sách đúng cũng sẽ khó có thể thực hiện được. Con người làm công tác kiểm tra giám sát phải có tâm và đức, phải vô tư trong sáng và khách quan. Nói cách khác con người cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải có đử đức, đủ tài.

+ “Đức” ở đây là không nhũng nhiễu, hối lộ tham nhũng, bao che, có

tâm huyết đối với việc làm của mình mà tổ chức đã giao phó. Trên thực tế vẫn còn trường hợp cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí của mình để làm ra luật, ra giá đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa; hoặc nếu đi kiểm tra thì “nói nhỏ” trước cho chủ cơ sở kinh doanh để chủ động đối phó.

+ “Tài” là về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững những quy định của pháp luật, thông thạo quy luật hoạt động của các tổ chức và cá nhân hoạt động dịch vụ văn hóa. Yêu cầu nắm vững những quy định của pháp luật là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, nhân viên thực hiện nghiệp vụ điều tra. Bởi vì, nếu kiểm tra, phát hiện mà xử lý không đúng luật, không đúng quy định thì sẽ làm cho tình hình phức tạp hơn, sẽ phát sinh đơn thư, khiếu nại.

- Cần tăng cường đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra, xây dựng kế hoạch hoạt động theo chế độ định kỳ, bất thường. Quy định trách nhiệm của từng thành viên trong công tác thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm; phát huy tính dân chủ và cùng giám sát công việc.

- Kế hoạch tổ chức kiểm tra phải được bảo mật, không nên thông báo trước sẽ kiểm tra ở khu vực đó vào thời điểm đó nhằm để đảm bảo yếu tố nghiêm túc, bất ngờ, đúng thực trạng. Kế hoạch này chỉ nên áp dụng cho các

đội kiểm tra chuyên ngành, các đội thanh tra chuyên ngành. Còn đối với các đội kiểm tra liên ngành, do đa số các thành viên đều kiêm nhiệm công tác, nếu không thông báo trước thì cũng rất khó khăn trong điều động nhân sự, bởi vì một số thành viên chịu sự quản lý của thủ trưởng các cơ quan khác. Đây cũng là mặt hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra của đội kiểm tra liên ngành.

- Cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thị xã. Có thể xây dựng phương án kiểm tra chéo giữa các địa bàn, các khu vực nhằm chống tiêu cực và nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra.

- Nghiêm cấm và có hình thức xử lý đúng mức đối với những cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra mà có quan hệ móc nối, tay trong với các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa. Trên thực tế, vẫn còn những trường hợp cán bộ bao che, dung túng đối với một số cơ sở, lơ là bỏ qua những lỗi vi phạm dù là không lớn. Chính ở những lỗi vi phạm nhỏ, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những lỗi vi phạm nặng nề, kể cả thách thức pháp luật. Chính sự sai phạm của một số trường hợp cán bộ đã nuôi dưỡng, bao che vì thế có thể xảy ra những biến tướng, những tệ nạn xã hội trong một số dịch vụ văn hóa.

3.3. Kiến nghị.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa ở thị xã tam điệp (Trang 90 - 92)