tăng cường quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình

121 701 2
tăng cường quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vốn đất đai mà chúng ta có được như ngày hôm nay là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ của các thế hệ cha anh đi trước để chinh phục thiên nhiên, xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì vậy đất đai không chỉ là di sản thiêng liêng của nhiều người, qua nhiều thế hệ, mà đối với người Việt Nam, đất đai còn là cơ sở vật chất của hình tượng Tổ quốc, của lòng yêu nước, của sự hoài niệm và tình làng nghĩa xóm. Hơn 200 năm trước, Phan Huy Chú đã tổng kết được rằng “Của báu một nước không gì bằng đất đai, nhân dân và của cải do đó mà sinh ra”. Điều đó nói lên rằng, đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, là nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Do đó sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đai là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tại điều 18 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu từng bước chuyển thành một nước có công, nông nghiệp hiện đại, dịch vụ văn minh. Cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ đã có thay đổi rất cơ bản, ngay bản thân ngành nông nghiệp cũng có những thay đổi quan trọng: Cơ cấu các cây trồng, vật nuôi cũng chuyển hướng gắn kết với hướng phát triển của công nghiệp, dịch vụ và sự phát triển của các đô thị. Do đó, cơ cấu nhu cầu đất đai thay đổi: đất đai trước đây, dùng để trồng lương thực, hoa màu, thì nay tuỳ thuộc vào mức độ công nghiệp hoá và phát triển đô thị phải chuyển sang thành đất chuyên dùng xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, xây dựng các khu đô thị, hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp… 1 Trước đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa việc thu hồi đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai theo hướng hiệu quả hơn là một tất yếu ở nước ta. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp, tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, của một vùng, hay một địa phương. Trong thời gian qua, việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai diễn ra nhanh chóng và quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên trên thực tế, tốc độ thu hồi và chuyển đổi chậm chạp diễn ra ở nhiều nơi đã ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng; việc thu hồi và giải quyết đền bù, cũng như bảo đảm chất lượng tái định cư của nhân dân bị thu hồi đất còn nhiều vấn đề nảy sinh, ảnh hưởng tới an sinh xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách tháo gỡ các vướng mắc kể trên. Nhưng nhìn chung các chính sách còn chưa đầy đủ; cơ sở lý luận chưa vững vàng; thực thi còn chưa đồng bộ; tổ chức triển khai còn nhiều bất cập, thậm chí còn tồn tại không ít tiêu cực. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình” là rất cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn để từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa – đô thị hóa của địa phương. 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đô thị hóa là một đề tài đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và quản lý. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình và đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Đến nay mới có một số công trình tiêu biểu sau: 1- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về Thực trạng đời sống việc làm của những người có đất bị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình công cộng và phục vụ lợi ích quốc gia của Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện năm 2005, đã cho thấy xu hướng tất yếu của việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề tài cũng đã chỉ ra nhiều tồn tại và những vấn đề đặt ra cần giải quyết gắn liền với quá trình thu hồi đất đai. 2 2- Luận án tiến sỹ về tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội của tác giả Trần Tú Cường thực hiện năm 2006 đã đề cập đến vấn đề đô thị hóa và những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa. 3- Một số bài viết trong hội thảo về quy hoạch sử dụng đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa do Hội khoa học đất phối hợp với Viện nghiên cứu Địa chính thực hiện năm 2007 cũng đã đề cập đến một số vấn đề về đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi mục đích sử dụng trong quy hoạch đất đai phụ vụ cho phát triển các khu công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song các công trình này hầu như mới chỉ dừng lại nghiên cứu ở từng khía cạnh khác nhau và ở các địa phương khác ngoài tỉnh Ninh Bình, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý nhà nước ở địa phương cụ thể như tỉnh Ninh Bình. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu: Tăng cường quản lý Nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở thành phố Ninh Bình, sẽ là bước đi cụ thể hơn xung quanh vấn đề quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại một địa phương cụ thể với kỳ vọng sẽ đưa ra một bức tranh tổng quát và toàn diện hơn cho vấn đề nghiên cứu. 1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Luận văn nghiên cứu nhằm các mục đích cơ bản sau đây: (1) - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai để tạo nền tảng lý thuyết giúp tác giả phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Ninh Bình trong những năm qua. (2) - Chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm rút ra. (3) - Đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương đạt hiệu quả cao hơn. 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về không gian ở thành phố Ninh Bình trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay, hướng vào các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng về đất đai từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở phương pháp luận của duy vật biên chứng, trong quá trình nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu cơ bản như phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng. Các phương pháp điều tra và chuyên gia chuyên gia cũng được chú trọng sử dụng tăng cường thông tin và nhận định vấn đề. 1.6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Kết quả của luận văn mang lại một số đóng góp sau đây: Thứ nhất: Làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận vµ thùc tiÔn về quản lý Nhà nước đối với chuyển đổi mục đích sử dụng về đất ®ai. Thứ hai: Đánh giá có căn cứ khoa học, tìm ra xu hướng và những hạn chế trong quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng về đất đai ở thành phố Ninh Bình trong những năm qua. Thứ ba: Các giải pháp góp phần t¨ng cêng quản lý Nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cấp lãnh đạo, quản lý ở thành phố Ninh Bình trong thời gian tới. 1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước đối với chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở thành phố Ninh Bình . Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong thời gian tới ở thành phố Ninh Bình. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM 1.1. BẢN CHẤT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM 1.1.1. Bản chất của chuyển đổi mục đích sử dụng đất Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là một tất yếu khách quan trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa. Khi nghiên cứu quy luật chung tích lũy tư bản chủ nghĩa, đặc biệt nghiên cứu về: bí mật của tích lũy nguyên thủy; về sự tước đoạt nông dân; đạo quân trù bị công nghiệp ngày càng sản sinh nhiều hơn; giai cấp vô sản nông nghiệp Anh C.Mác đã chỉ ra tính tất yếu phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình công nghiệp hóa và hình thành các đô thị, khai sinh ra chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam trong vài chục năm lại đây (cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI) đã diễn ra việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai có quy mô ngày càng rộng lớn. Trong các văn bản, sách báo thường sử dụng một cụm từ "dân dã" để mô tả quá trình này, đó là cụm từ: "Giải phóng mặt bằng". Cụm từ này nhằm mô tả quá trình tạo mặt bằng để xây dựng các công trình kinh tế, xã hội, quân sự Nó chưa thể hiện đúng thực chất của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu tiếp cận từ nội dung công việc thì chuyển đổi mục đích sử dụng đất bao gồm các bước công việc: Thu hồi đất đai phục vụ các dự án đã được duyệt (theo quy hoạch); bồi thường cho các đối tượng bị thu hồi đất; giải tỏa các công trình đã có trên mặt đất; di chuyển dân cư bị thu hồi đất, tái tạo chỗ ở, việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống; giao đất cho các chủ dự án để họ thực hiện các nhiệm vụ theo mục đích đã được duyệt. Nếu tiếp cận từ tiêu chí mục đích thì quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai nhằm tạo những điều kiện cần thiết cho sự phát triển. Ở buổi khai sinh của chủ nghĩa tư bản, quá trình thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai 5 đã tạo nên những vùng nguyên liệu, những đồng cỏ chăn cừu rộng lớn, cơ sở để phát triển ngành công nghiệp dệt, những công trường thủ công quy mô lớn và các đô thị ở nước Anh; đặc biệt nó là cơ sở hình thành lực lượng lao động tự do bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, để tồn tại, người dân mất tư liệu sản xuất sẵn sàng bán sức lao động của mình. Chính nhờ có đội ngũ này mà các công trường thủ công, các cơ sở công nghiệp có công nhân làm việc (tiền tệ mới thành tư bản). Ở nước ta hiện nay, việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là nhằm phát triển công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả hơn. Xây dựng hệ thống đô thị là xây dựng những trung tâm kinh tế của một địa phương, một vùng, trong cả nước; chuyển lao động nông nghiệp năng suất, hiệu quả thấp sang những ngành nghề mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Mục đích của quá trình này có ý nghĩa kinh tế xã hội quan trọng mang tầm kinh tế quốc dân. Do vậy khái niệm giải phóng mặt bằng mới chỉ biểu đạt một ý nghĩa nhỏ hẹp là tạo mặt bằng cho việc thi công một công trình nào đó. Nếu tiếp cận theo tiêu chí "tính chất" thì quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai không chỉ đơn thuần là quá trình có tính chất kỹ thuật: tạo mặt bằng cho việc triển khai xây dựng một công trình mà đây là một quá trình có tính chất kinh tế - xã hội thậm chí cả chính trị rộng lớn. Có thể nói quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất là tổng hòa của các quá trình sau: Một là, quá trình vận động quần chúng kiên trì, gắn liền với thực thi pháp luật công minh. Hai là, quá trình giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa người bị thu hồi; người được giao đất, giữa dân cư quanh vùng với những người mới đến, giữa dân cư với chính quyền Ba là, quá trình tái định cư, chăm lo việc làm thu nhập, ổn định đời sống dân cư bị chuyển cư (bao gồm đời sống vật chất và tinh thần; kinh tế - xã hội, cho người lớn và cho trẻ em cho hiện tại và tương lai). Bốn là, quá trình thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai đi liền và phải được tiến hành đồng bộ với quá trình xóa đói giảm nghèo; xóa bỏ tình trạng việc xây dựng, chỉnh trang hay xây dựng mới tùy tiện trong các đô thị. 6 Năm là, quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất gắn liền với quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động theo hướng hiệu quả kinh tế cao và ph¸t triÓn bÒn v÷ng. Vậy, nhìn tổng quát chuyển đổi mục đích sử dụng đất là quá trình từ việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao, đến việc giao lại đất cho các chủ dự án để sử dụng cho các mục đích mới và giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình đó, bằng các hình thức, phương pháp thích hợp (bao gồm việc bồi thường đất, bồi thường và giải tỏa các tài sản hiện diện trên đất, tái định cư, hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm mới, hỗ trợ ổn định thu nhập, đời sống của người bị thu hồi đất) nhằm mục tiêu thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (đã được duyệt), ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm công bằng và an toàn xã hội. 1.1.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam 1.1.2.1. Sự cần thiết phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay Ở nước ta, theo Hiến pháp năm 1980 đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân. Nhà nước đã giao quyền sử dụng từng lô đất cho các đối tượng cụ thể để khai thác, sử dụng. Việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở từng lô đất cụ thể có những lí do khách quan chung xuất phát từ: cơ cấu nhu cầu đất đai thay đổi, do yêu cầu phải sử dụng đất có hiệu quả hơn, do sự đổi mới phân công lao động xã hội và tốc độ đô thị hóa nhanh trong quá trình công nghiệp hóa Đất đai là yếu tố cần cho nhiều loại nhu cầu: xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, ở từng thời kỳ nhu cầu sử dụng đất có cơ cấu khác nhau. Trong điều kiện đất đai có hạn, khi cơ cấu nhu cầu đất đai thay đổi, muốn thỏa mãn các nhu cầu mới thì việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là tất yếu, không thể khác được. 7 1.1.2.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý Nhà nước đối với chuyển đổi mục đích sử dụng đất * Thực hiện quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là chủ đại diện Luật Đất đai năm 2003 quy định Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sử hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai. Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý đưa công tác quản lý đất đai dần vào nề nếp, việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số nơi còn xảy ra tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trái phép, không đúng quy hoạch; nhiều dự án “treo”, dự án không phát huy được hiệu quả; tình trạng khiếu kiện trong công tác đền bù, Giải phóng mặt bằng còn diễn ra phổ biến… làm cho tình hình quản lý đất đai tại các địa phương diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người có đất bị thu hồi. Trước tình trạng nêu trên, để chấn chỉnh một bước và tăng cường hơn nữa công tác quản lý đất đai trong thời gian tới; đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với những hành vi lợi dụng chính sách, pháp luật trong thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân để trục lợi bất chính. Nhà nước cần có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả. * Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tăng cường quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất có nội dung quan trọng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế đương nhiên phải chuyển dịch mục đích sử dụng đất và các hoạt động phải gắn liền với đất. Các hoạt động đó là: + Chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phát triển các khu, cụm công nghiệp, các khu chế xuất, các khu công nghệ cao, phát triển các cơ sở sản xuất dịch vụ… có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu đưa đất nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng phải tăng cường 8 chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo cơ cấu nội bộ ngành đó là: Từ đất trồng lúa sang trồng cỏ, nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp công nghệ cao, cho giá trị thu trên đơn vị diện tích cao hơn, từ trồng lúa cho thu giá trị 30 - 35 triệu đồng/ha/năm nhưng công nghệ cao (thủy sản và các mô hình trang trại) sẽ cho giá trị hàng trăm triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/ha/năm. + Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu đô thị mới, bến cảng, hệ thống các công trình văn hóa, xã hội (trường học, bệnh viện…) nâng cấp cải tạo các khu đô thị cũ… đều phải cần đến mặt bằng thi công do đó cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, hoặc đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phát triển nhà ở, đất phi nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp cho thuê, giao đất, cấp quyền sử dụng đất, đất công cộng… + Quốc phòng - an ninh đảm bảo cho ổn định chính trị, giữ vững và phát triển kinh tế, các hệ thống công trình quốc phòng cũng cần phải có đất được chuyển đổi sang phục vụ để xây dựng hệ thống công trình quốc phòng (cảng hàng không, doanh trại quân đội, sân bay quân sự…) đều phải chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất sang phục vụ quốc phòng, an ninh. * Do yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là đưa nền kinh tế nước ta tham gia vào nền kinh tế thế giới trong đó các loại sản phẩm hàng hóa đa dạng có tính cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế sẽ được ưu tiên phát triển, đảm bảo tăng thu nhập, tạo tiềm lực để sự ổn định và phát triển bền vững nền kinh tế. Trong hàng loạt các dịch vụ sản phẩm hàng hóa tham gia thị trường được xuất phát từ đa hình thức sở hữu của các loại hình doanh nghiệp, Nhà nước, hợp tác xã, tư nhân, liên doanh liên kết, tư bản Nhà nước, tư bản nước ngoài… trong đó quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa đặc biệt, được người sử dụng đất sử dụng góp vốn, cho thuê, chuyển nhượng, phải thế chấp vay vốn, đặt cọc… hoặc liên doanh để kinh doanh bất động sản… Quá trình diễn ra các hoạt động trên, các doanh nghiệp thực hiện việc thuê 9 [...]... sử dụng đất đã được pháp luật công nhận, được hoạt động công khai Được cụ thể hóa, pháp lý hóa trên các vấn đề 1.2.3 Nội dung quản lý Nhà nước đối với chuyển đổi mục đích sử dụng đất 1.2.3.1 Phân loại đất và thẩm quyền của cơ quan Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng về đất đai - Loại đất chuyển mục đích sử dụng phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: + Đất trồng lúa nước sang đất. .. Như vậy, trong nhiều loại đất chuyển đổi thì Nhà nước quy định bằng luật hóa những trường hợp phải xin phép của cơ quan Nhà nước và khi chuyển đổi mục đích sử dụng phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền - Chuyển mục đích sử dụng đất thông qua đăng ký: Ngoài những loại đất được chuyển mục đích sử dụng như đã nêu ở trên, còn những loại đất khác được chuyển mục đích sử dụng nhưng chỉ thông qua... chỉ tiêu về sử dụng đất đai và xây dựng phát triển quỹ đất theo từng thời kỳ cụ thể ngắn hạn, cho quá trình chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất Làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất là đảm bảo một 28 lộ trình về sử dụng, về chuyển mục đích sử dụng các loại đất cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và sử dụng đất có kế hoạch (1 năm, 5 năm) có hiệu quả, đất có... (Luật đất đai 1998) cho đến Luật Đất đai năm 2003, nội dung về chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới được xác định đầy đủ gồm: - Chuyển đổi quyền sử dụng đất; - Chuyển nhượng quyền sử dụng đất; 26 - Thừa kế quyền sử dụng đất; - Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; - Thế chấp bằng quyền sử dụng đất; - Cho thuê lại quyền sử dụng đất; - Quyền được bồi thường khi bị thu hồi đất Như vậy, thị trường chuyển. .. thống quản lý chủ yếu bằng điều tiết thị trường Luật Đất đai năm 2003 đã đổi mới cơ bản hệ thống tài chính về đất đai đó là giá đất và các loại tiền đất thông qua chuyển quyền sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất Hệ thống tài chính đất đai đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả, tiết kiệm đất và bồi bổ vào đất, nguồn lực cho đầu tư phát triển Chế độ tài chính trong chuyển mục. .. chính trong chuyển mục đích sử dụng đất rất cụ thể và rõ ràng tại Điều 36 Luật Đất đai năm 2003 quy định người sử dụng đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển đổi và được quy định cụ thể cho từng loại đất và được đối trừ với từng loại đất của giá đất sau chuyển đổi và trước chuyển đổi, tiền thuê đất, giá trị quyền sử dụng đất đảm bảo có lợi,... một bộ phận cấu thành quyền sở hữu đất đai Ở nước ta quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân mà đại diện là Nhà nước Nhà nước có quyền giao đất, thu hồi đất và cho thuê đất Người được giao đất, thuê đất được quyền sử dụng, kinh doanh trên mảnh đất đó và thực hiện nghĩa vụ nhất định tùy theo loại đất, hình thức giao đất, thuê đất và người, tổ chức sử dụng đất - Quyền lợi của người sử dụng đất nông, lâm,... lập hệ thống quản lý hồ sơ về đất đai và các đối tượng sử dụng đất đai từ cơ sở đến Trung ương, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (ở cấp tỉnh và quận, huyện) cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính gốc, phục vụ người sử dụng đất về quyền và nghĩa vụ về đất đai - Quản lý thông qua hệ thống bộ máy quản lý: Hệ thống quản lý từ Trung Ương... thành (ở miền Bắc) trong thập niên 1960 thì sở hữu của nông dân chuyển thành sở hữu tập thể về ruộng đất của hợp tác xã Đất thổ cư, các loại đất khác ở đô thị và cả ở nông thôn, quyền sở hữu được quy định rộng hơn: sở hữu người thừa kế, sở hữu nhà nước Ở miền Nam, từ năm 1975 đến năm 1980, đất đai có nhiều chủ sở hữu: Nhà nước sở hữu đất công, đất của chủ cũ đã chạy đi nước ngoài; nông dân sở hữu đất. .. đất trong kỳ kế hoạch sử dụng sẽ được chuyển đổi đáp ứng yêu cầu của người sử dụng đất Việc chuyển mục đích sử dụng đất đai thông qua các quyết định hành chính là thu hồi đất đối với các dự án chuyển đổi Đồng thời việc thu hồi đất cũng thực hiện với các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không có hiệu quả, cố ý huỷ hoại đất, lấn chiếm đất đai và không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà . sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước đối với chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở thành. về chuyển đổi mục đích sử dụng về đất đai ở thành phố Ninh Bình trong những năm qua. Thứ ba: Các giải pháp góp phần t¨ng cêng quản lý Nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai của luận. chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình là rất cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn để từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước

Ngày đăng: 20/09/2014, 12:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan