1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển tour du lịch đảo yến của sanest tourist công ty TNHH nhà nước MTV yến sào khánh hòa

100 986 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Người viết hy vọng qua đề tài này, có thể đánh giá đúng những tiềm năng du lịch của đảo Yến, Nha Trang, nhìn nhận lại quá trình xây dựng, tổ chức tour du lịch đảo Yến của công ty Sanest

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các

số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất cứ công trình nào nghiên cứu khác

Người cam đoan

Võ Thị Diễm My

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các Quý Thầy Cô công tác tại Khoa Kinh tế và Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nha Trang

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn Văn Ngọc, Thầy đã

có những gợi ý, hướng dẫn rất quý giá để hoàn thiện luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của Đại học Nha Trang đã cung cấp kiến thức, nền tảng cơ bản để tôi có thể ứng dụng vào luận văn

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện và động viện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ

đã có những góp ý quý báu để hoàn chỉnh luận văn này

Trân trọng

Tác giả

Võ Thị Diễm My

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC HÌNH vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỀN TOUR DU LỊCH 8

1.1 Lý thuyết về du lịch 8

1.1.1 Một số khái niệm về du lịch 8

1.1.2 Phân loại du lịch 12

1.1.3 Xu hướng phát triển du lịch trong tương lai 12

1.2 Lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch 14

1.2.1 Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch 14

1.2.2 Lý thuyết phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm 17

1.2.3 Lý thuyết chuỗi giá trị 19

1.2.4 Hoạt động Marketing trong phát triển sản phẩm du lịch 21

1.3 Lý thuyết về phát triển tour du lịch 25

1.3.1 Khái niệm tour du lịch 25

1.3.2 Phân loại tour du lịch 26

1.3.3 Nội dung và đặc điểm của tour du lịch 26

1.3.4 Quy trình xây dựng tour du lịch 27

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tour du lịch 28

1.3.6 Ý nghĩa việc xây dựng, phát triển tour du lịch 29

Tóm tắt chương 1: 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TOUR DU LỊCH ĐẢO YẾN CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH SANEST TOURIST 31

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa và Trung tâm dịch vụ du lịch Sanest Tourist 31

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa 31

Trang 6

2.1.2 Tổng quan về Trung tâm Dịch vụ du lịch Sanest Tourist 37

2.2 Thực trạng phát triển tour du lịch đảo Yến của Sanest Tourist 41

2.2.1 Khái quát về đảo Yến – Nha Trang 41

2.2.2 Thực trạng thiết kế tour du lịch đảo Yến 43

2.2.3 Thực trạng Marketing tour du lịch đảo Yến 59

2.2.4 Thực trạng tổ chức hoạt động và khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên trong tour du lịch đảo Yến 55

2.2.5 Thực trạng lượng khách du lịch tham gia tour du lịch đảo Yến 58

2.2.6 Đánh giá quá trình phát triển tour du lịch đảo Yến của Sanest Tourist 61

Tóm tắt chương 2 70

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN TOUR DU LỊCH ĐẢO YẾN CỦA TRUNG TÂM DVDL SANEST TOURIST 71

3.1 Mục tiêu và chiến lược phát triển của Trung tâm DVDL Sanest Tourist trong thời gian tới 71

3.1.1 Mục tiêu phát triển của Sanest Tourist 71

3.1.2 Quan điểm và định hướng phát triển du lịch đảo Yến của Sanest Tourist 72

3.2 Một số giải pháp phát triển tour du lịch đảo Yến của công ty Sanest Tourist 74

3.2.1 Giải pháp về thiết kế, nâng cao chất lượng tour du lịch đảo Yến gắn với chính sách phát triển sản phẩm 74

3.2.2 Giải pháp nâng cao tổ chức hoạt động quản lý khai thác tiềm năng du lịch đảo Yến 75

3.2.3 Giải pháp về phân phối và xúc tiến cổ động 76

3.2.4 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 78

3.2.5 Giải pháp đổi mới, nâng cấp khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 79

3.2.6 Giải pháp phát triển tour du lịch gắn với phát triển môi trường bền vững 79 3.2.7 Giải pháp liên kết cộng đồng địa phương với phát triển tour du lịch 80

3.3 Một số khuyến nghị 81

Tóm tắt chương 3 82

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast

Asian Nations) CBNL : Chế biến nguyên liệu

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CP TMDV : Cổ phần thương mại dịch vụ

DVDL : Dịch vụ du lịch

HACCP : Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis

and Critical Control Points) KDXNK : Kinh doanh Xuất Nhập khẩu

MTV : Một thành viên

NSXK : Nông sản xuất khẩu

OECD : Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic

Co-operation and Development) ISO : Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ( International

Organization for Standardization) IUOTO : Liên hiệp quốc tế của các tổ chức lữ hành (International Union of

Official Travel Organization) TCVN : Tiêu chuẩn quốc gia

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TTDV : Trung tâm dịch vụ

TPCC : Thực phẩm Cao cấp

UBND : Ủy ban nhân dân

VAT : Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax)

WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Doanh thu của Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến Sào Khánh Hoà giai

đoạn 2012 đến 2014 35

Bảng 2.2 Tỷ lệ khách đi theo tour và tự sắp xếp qua các năm điều tra 45

Bảng 2.3 Thống kê doanh thu và lượt khách tour du lịch biển đảo từ năm 2011 đến năm 2014 59

Bảng 2.4 Thống kê đặc điểm mẫu nghiên cứu 62

Bảng 2.5 Thống kê mô tả đánh giá của khách du lịch về tour du lịch đảo Yến – Hòn Nội 64

Bảng 2.6 Thống kê mô tả về sự hài lòng của khách du lịch đối với tour du lịch đảo Yến 66

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Một thành viên Yến sào Khánh Hoà 36

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Biểu đồ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hoà từ năm 2012 – 2014 34

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ lượng khách du lịch và doanh thu hàng năm của Trung tâm DVDL Sanest Tourist từ năm 2011 – 2014 39

Biểu đồ 2.3 Biểu đồ lượng khách du lịch tham gia tour du lịch đảo Yến – Hòn Nội qua các năm 60

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, đời sống con người ngày càng được nâng cao, bên cạnh những nhu cầu ăn uống, làm đẹp thì du lịch cũng trở thành một nhu cầu giải trí thiết yếu không thể thiếu trong đời sống văn hoá, xã hội ở mỗi quốc gia Với đặc trưng là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch ngày càng có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của đất nước

Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng với hệ thống cảnh quan thiên nhiên độc đáo, nhiều bãi biển đẹp, hang động kỳ bí, cùng với nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và lễ hội đặc sắc mang nhiều giá trị lịch sử văn hoá, tâm linh của dân tộc Cùng với nguồn tiềm năng phong phú, trong những năm gần đây Việt Nam đã có nhiều chính sách, giải pháp thích hợp nhằm phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Đặc biệt, hiện nay, du lịch biển đảo đã tạo được sự thu hút mạnh mẽ với du khách, và là loại hình du lịch đang được nước ta quan tâm, chú trọng, ưu

tiên phát triển và trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 -

tầm nhìn 2030”, thúc đẩy du lịch biển đảo phát triển được coi là hướng đột phá

trong mười năm tới của Việt Nam

Như một món quà mà tạo hoá đã ban tặng cho Nha Trang, đảo Yến Nha Trang với các đảo và quần thể đảo lớn nhỏ ở vịnh Nha Trang đã trở thành một trong những đảo Yến đẹp nhất ở Việt Nam và được nhiều du khách yêu thích Đảo Yến Nha Trang mang vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ vĩ với những bãi biển độc đáo, những vách đá cheo leo, hiểm trở, nơi làm tổ của chim yến, cũng như mang đậm giá trị văn hoá lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành nuôi yến, cách sản xuất đặc sản yến sào nổi tiếng và có giá trị của Khánh Hoà Tất cả những điều đó đã tạo nên một đảo Yến với nhiều giá trị và tiềm năng du lịch, là một điểm đến hấp dẫn, mang lại những cảm giác thú vị, độc đáo cho du khách Do đó, đảo Yến đã được nhiều công ty du lịch quan tâm, đặc biệt công ty Sanest Tourist, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa đã đưa vào khai thác tour du lịch Đảo Yến - Hòn Nội, giúp du khách có thể khám phá vẻ

Trang 10

đẹp biển đảo của xứ trầm hương, vừa được tận mắt và thưởng thức những sản vật từ những tổ yến cheo leo trên vách đá Tuy đã tạo được tiếng vang và được

du khách đánh giá cao, nhưng tour du lịch đảo Yến – Hòn Nội vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được khai thác một cách hiệu quả để đáp ứng tối đa nhu cầu của

du khách Xuất phát từ thực tế trên, người viết đã chọn nghiên cứu đề tài “Phát

triển tour du lịch Đảo yến của Trung tâm Dịch vụ du lịch Sanest Tourist”

Người viết hy vọng qua đề tài này, có thể đánh giá đúng những tiềm năng du lịch của đảo Yến, Nha Trang, nhìn nhận lại quá trình xây dựng, tổ chức tour du lịch đảo Yến của công ty Sanest Tourist, từ đó rút ra những kinh nghiệm, đề ra những định hướng, đưa ra những giải pháp tích cực giúp công ty khai thác triệt để, phát triển tour du lịch đảo Yến một cách hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao cho vùng, cũng như thúc đẩy du lịch biển đảo của Việt Nam ngày càng phát triển hơn

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Du lịch đang ngày càng chứng tỏ là một ngành kinh tế mũi nhọn, một loại hình dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người cũng như trong sự phát triển của mỗi quốc gia Với vai trò ngày càng tăng của du lịch, ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới đã coi trọng phát triển du lịch, và coi du lịch là mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đồng thời, song song với sự phát triển của du lịch thì việc thực hiện nghiên cứu các vấn đề từ tổng quan, những nội dung liên quan đến du lịch, các khía cạnh, các yếu tố cấu thành, các nhân tố tác động đến sự phát triển của du lịch đều trở thành đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các học giả

và chuyên gia trong và ngoài nước Có thể nói, nguồn tài liệu về du lịch rất dồi dào, phong phú và đa dạng

Trên thế giới đã có không ít những bài viết, nghiên cứu về phát triển tour

du lịch hay các vấn đề về du lịch biển đảo Trong bài viết “Tourism Product

Development: a way to create value The case of La Vall de Lord” của Jordi

Datzira Masip năm 2006 đã trình bày các lý thuyết phát triển sản phẩm du lịch, các chính sách, phương thức phát triển sản phẩm du lịch chung, và quy chiếu với

trường hợp của La Vall de Lord Hay trong cuốn “Developing your tourism

Trang 11

produc” của Mandy Bellingham viết lần đầu năm 2001, và được tái bản năm

2012 đã đưa ra các lý thuyết marketing để phát triển sản phảm du lịch, trong đó

đề cập đến các vấn đề như: Hiểu rõ về khách du lịch; Cách thức phân phối sản phẩm du lịch; Giá sản phẩm du lịch và quảng bá sản phẩm Còn trong cuốn sách

"Tour Guiding Research: Insights, Issues and Implications" của Betty Weiler và

Rosemary Black xuất bản năm 2014 đã nghiên cứu, đưa ra các vấn đề về phát triển tour du lịch Đặc biệt trong đó nhấn mạnh đến vai trò, tầm quan trọng của việc hướng dẫn trong tour du lịch, những kỳ vọng, nhu cầu, mong muốn của khách du lịch, từ đó đề ra các nguyên tắc, những gợi ý cho việc thực hiện hướng dẫn, điều hành một tour du lịch hiệu quả và chất lượng Còn trong báo cáo

“Tour-Based Model Development for TxDOT: Implementation Steps for the

Tour-based Model Design Option and the Data Needs” của các tác giả Nazneen

Ferdous, Ipek N Sener, Chandra R Bhat, Phillip Reeder năm 2009 đã trình bày chi tiết về một mô hình hệ thống để xây dựng tour du lịch phục vụ nhu cầu cao

của khách du lịch Ngoài ra, trong bài viết “Global Trends in Coastal Tourism,

Center on Ecotourism and Sustainable Development” của Martha Honey và and

David Krantz năm 2007 đã đề cập đến xu hướng phát triển du lịch biển hiện nay

và các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch biển đảo

Còn tại Việt Nam, cũng có một số công trình nghiên cứu về nội dung phát triển tour du lịch hay xu hướng phát triển du lịch biển đảo của các công ty, đơn

vị kinh doanh lữ hành trong nước Trong đó phải kể đến một số bài viết như bài

nghiên cứu “Phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Khánh Hoà” của các tác giả Thân

Trọng Thuỵ và Phạm Thị Thu Nga được đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư Phạm, Thành phố Hồ Chí Minh Bài viết đã trình bày về thực trạng phát triển du lịch biển, đảo của tỉnh Khánh Hoà, chỉ rõ những tiềm năng phát triển, thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo sử dụng nguồn lao động, thực trạng lượng khách đến và doanh thu tour du lịch biển đảo của Khánh Hoà Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng du lịch biển

đảo của tỉnh Hay trong nghiên cứu của Phạm Trung Lương năm 2003 về “Quản

lý phát triển du lịch biển” thuộc Dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun, và trong

Trang 12

nghiên cứu “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển QG tại

vùng du lịch Bắc Trung bộ”, của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch năm 2012

đã đưa ra các nội dung liên quan đến tình hình, xu hướng và giải pháp phát triển

du lịch biển hiện nay Bên cạnh đó còn có một số luận văn nghiên cứu về các

nội dung liên quan như: “Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang”, Luận

văn thạc sĩ ngành Địa lý học, trường đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh của

Nguyễn Trịnh Ngọc Hiền năm 2005; “Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố

Quy Nhơn ở công ty lữ hành miền Trung”, Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh

doanh, Đại học Đà Nẵng của Trần Thị Tùng Quyên năm 2013, “Phát triển sản

phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế, Đại học

Đà Nẵng, của Hoàng Thị Thu Thảo năm 2015 Đặc biệt là luận văn thạc sĩ của

Võ Thị Thu Trang năm 2013 về “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về tour

du lịch biển đảo của Trung tâm Dịch vụ du lịch Sanest Tourist” đã tổng kết

được những ý kiến, đánh giá của khách du lịch về chất lượng tour du lịch biển đảo của Sanest, từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để giúp Sanest Tourist phát triển các tour du lịch của mình đạt hiệu quả hơn

Và cùng với các công trình nghiên cứu khác, người viết hy vọng nghiên

cứu về “Phát triển tour du lịch Đảo yến của Trung tâm Dịch vụ du lịch Sanest

Tourist” sẽ mang đến những ý nghĩa thiết thực, góp phần mang lại hiệu quả cho

phát triển du lịch trong cả lý luận và thực tiễn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với mục đích khẳng định những tiềm năng du lịch

to lớn của đảo Yến, Nha Trang; tìm hiểu thực trạng phát triển tour du lịch đảo Yến của Sanest Tourist, từ đó đề xuất những giải pháp giúp Sanest Tourist phát triển một cách hiệu quả tour du lịch đảo Yến, góp phần nâng cao, phát triển du lịch biển đảo của Nha Trang nói riêng cũng như các chương trình du lịch biển đảo của Việt Nam nói chung

Trang 13

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, người viết tập trung giải quyết các nhiệm vụ

cơ bản sau:

- Tìm hiểu những cơ sở lý luận chung về du lịch và tour du lịch, nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm, phân loại, đặc trưng, bản chất cũng như ý nghĩa của việc phát triển du lịch và các tour du lịch đối với đất nước

- Trình bày một cách tổng quan về công ty Sanest Tourist - Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa

- Khắc hoạ một cách chi tiết về đảo Yến, Nha Trang, từ đó đánh giá đúng tiềm năng để phát triển du lịch của đảo

- Trình bày và đánh giá những mặt thành công và hạn chế của công ty Sanest Touris trong việc xây dựng, thiết kế, tổ chức thực hiện tour du lịch đảo

- Nêu ra phương hướng phát triển và đề xuất những giải pháp giúp công

ty Sanest Touris thực hiện, triển khai một cách hiệu quả tour du lịch đảo Yến

4 Nội dung nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về du lịch và tour du lịch

- Trình bày tổng quan về công ty Sanest Tourist và khu du lịch đảo Yến, Nha Trang

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch đảo Yến của công ty Sanest Tourist

- Đánh giá quá trình phát triển tour du lịch đảo Yến của công ty Sanest Tourist

- Trình bày quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển tour du lịch đảo Yến của công ty Sanest Tourist

- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tour du lịch đảo Yến

5 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tour du lịch đảo Yến của công ty Sanest Touris

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về phát triển tour du lịch Phạm vi không gian: Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều đảo Yến trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách Nhưng trong khuôn khổ

Trang 14

luận văn này, người viết chỉ nghiên cứu đảo Yến tại Nha Trang, và tập trung chủ yếu vào tour du lịch đảo Yến – Hòn Nội của công ty Sanest Touris

Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu sự phát triển tour du lịch đảo Yến – Hòn Nội của Sanest Tourist từ năm 2003 (Trung tâm Sanest Tourist được thành lập và chương trình tour tham quan đảo Yến được ra đời) cho đến nay

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Người viết đã tiến hành tìm kiếm

và thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các sách báo, các bài viết trên internet Sau đó chọn lọc, tập hợp thành những dữ liệu có tính hệ thống và đáng tin cậy

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Từ những tài liệu thu thập được, người viết phân tích, đánh giá lại các vấn đề liên quan đến tour du lịch đảo Yến của công ty Sanest Touris Sau đó, từ những đánh giá chi tiết, người viết tổng hợp lại, rút ra kết luận chung của vấn đề nghiên cứu, và đưa ra những giải pháp, phương hướng giải quyết vấn đề

- Phương pháp điều tra xã hội học: Để biết được những đánh giá của khách du lịch về chất lượng tour du lịch đảo Yến - Hòn Nội của Trung tâm DVDL Sanest Tourist, người viết đã thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát cho những khách du lịch tham gia tour du lịch đảo Yến – Hòn Nội Điều tra khảo sát đối với khách du lịch được người viết tiến hành phát trực tiếp các bảng câu hỏi cho các khách du lịch đến thăm quan đảo Yến

Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên với kích thước mẫu phát ra là 180 mẫu Các bảng câu hỏi thu về được kiểm tra để loại bỏ những phiếu trả lời không hợp lý trước khi xử lý và phân tích dữ liệu Theo đó, mẫu được thu thập bằng phương pháp thu mẫu thuận tiện với 176 hợp lệ/180 mẫu phát đi cho khách du lịch

7 Những đóng góp của luận văn

Nghiên cứu đề tài “Phát triển tour du lịch Đảo yến của Trung tâm Dịch

vụ du lịch Sanest Tourist”, người viết hy vọng sẽ có những đóng góp đối với

việc phát triển du lịch của Nha Trang nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung cả về mặt lý luận và thực tiễn

Trang 15

Trước hết, luận văn cung cấp một cách hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến du lịch cũng như tour du lịch Việc tổng hợp, hệ thống các lý thuyết về du lịch giúp người đọc hiểu rõ hơn về đặc trưng, bản chất của vấn đề, từ đó tạo nền tảng, cơ sở để tiếp cận một cách khoa học các vấn đề nghiên cứu ở cơ sở thực tiễn

Bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận, có thể nói luận văn có giá trị thực tiễn cao Hiện nay, đảo Yến Nha Trang là một nơi giàu tiềm năng du lịch,

là một điểm đến thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước Vì thế, việc đánh giá phân tích về quá trình phát triển tour du lịch đảo Yến của Sanest Tourist, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp để nâng cao, phát triển hiệu quả tour du lịch đảo Yến có ý nghĩa thực tiễn rất lớn Nó không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh khu du lịch đảo Yến của Nha Trang, thúc đẩy việc phát triển

du lịch biển đảo Nha Trang nói riêng, Việt Nam nói chung, mà đồng thời còn góp phần vào việc thúc đẩy, phát triển kinh tế biển của nước ta

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương chính:

Chương 1: Lý luận chung về phát triển tour du lịch Trong chương này, người viết trình bày một cách hệ thống về các vấn đề lý thuyết liên quan đến du lịch và tour du lịch

Chương 2: Thực trạng phát triển tour du lịch Đảo Yến của Trung tâm Sanest Tourist Chương 2 trình bày một cách tổng quan về Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa và Trung tâm DVDL Sanest Tourist; những điều kiện để phát triển tour du lịch đảo Yến và trình bày về thực trạng phát triển tour du lịch đảo Yến của Sanest Tourist, từ đó đưa ra đánh giá về những mặt đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế

Chương 3: Một số giải pháp để phát triển tour du lịch đảo Yến của Trung tâm DVDL Sanest Tourist Chương cuối cùng của luận văn, người viết trình bày về mục tiêu, định hướng phát triển du lịch đảo Yến của Trung tâm DVDL Sanest Tourist, từ đó đề xuất những giải pháp, khuyến nghị tích cực giúp Trung tâm phát triển hiệu quả tour du lịch đảo Yến

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỀN TOUR DU LỊCH 1.1 Lý thuyết về du lịch

1.1.1 Một số khái niệm về du lịch

1.1.1.1 Khái niệm du lịch

Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là “đi một vòng” Từ “tourist” lần đầu tiên xuất hiện trong từ điển tiếng Anh vào khoảng những năm 1800 Có thể thấy rằng, thuật ngữ “du lịch” đã ra đời từ rất lâu, tuy nhiên do nội dung, tính chất, đăc điểm đa dạng và phức tạp nên cho đến nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới việc nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa đồng nhất, và chưa có một khái niệm chung, thống

nhất về “du lịch” "Du lịch là một khái niệm có thể được giải thích khác nhau

tùy thuộc vào ngữ cảnh” [68, tr.106] Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ

nghiên cứu khác nhau mà mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau

Khái niệm “du lịch” đầu tiên được đưa ra vào năm 1937, tại Hội Quốc Liên (LON) Trong đó thuật ngữ "du lịch" được áp dụng cho bất kỳ người nào đi

du lịch trong thời gian 24 giờ hoặc nhiều hơn trong một đất nước khác hơn là nơi ông / bà thường cư trú [47, tr.104]

Khái niệm “du lịch” được Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO) đưa ra, trong đó

“Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú

thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống ” [72, tr.106]

Năm 1963, tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 –

5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các

mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ” [54, tr.105]

Học giả Guer Freuler cho rằng “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là

một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi

Trang 17

phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên” [53, tr.105]

Theo quan điểm của Hienziker và Kraff “Du lịch là tổng hợp các mối

quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ” [75, tr.106] Về sau định nghĩa này đã được hiệp hội các chuyên gia khoa

học về du lịch thừa nhận

Còn các học giả người Mỹ Mathieson and Wall (1982) thì coi: “Du lịch là

sự di chuyển tạm thời của mọi người đến những nơi mà khách với những nơi họ thường sinh sống và làm việc, các hoạt động thực hiện trong thời gian ở những điểm đến, và cơ sở vật chất được tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của họ” [60,

tr.105]

Năm 1995, Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra một định nghĩa về

“du lịch”, trong đó du lịch được hiểu là “hoạt động về chuyến đi đến một nơi

khác với môi trường sống thường xuyên của con người không quá 1 năm liên tục

và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến” [59, tr.105] Sau đó, định nghĩa về

du lịch của WTO đã được mở rộng hơn: “Du lịch còn xem xét đến cả sự tiêu

dùng của khách du lịch, các đơn vị sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ đặc biệt cho khách du lịch, hoặc thậm chí đến một tập hợp các đơn vị pháp lý hay của khu vực địa lý có liên quan trong một cách này hay cách khác cho khách du lịch” [77, tr.107]

Ở Việt Nam, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt:

Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là

một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật

Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh

doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên,

Trang 18

truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh

tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ

Tại điều 10 trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam (20/02/1999) khái

niệm “Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài

nơi cư trú của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định"

Trong Luật Du lịch Việt Nam (27/06/2005), du lịch được định nghĩa là

“các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường

xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Như vậy có thể thấy rằng khái niệm “Du lịch” rất đa dạng và phức tạp Dưới mỗi góc độ khác nhau, nôi dung và tính chất của du lịch cũng có sự thay

đổi Ví dụ đối với người đi du lịch thì du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của

họ ở ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần

khác Đối với người kinh doanh du lịch thì du lịch lại là quá trình tổ chức các

điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận Còn đối với cộng đồng dân cư sở tại, du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt động

du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội

Từ những định nghĩa, những góc độ, quan điểm nhìn nhận khác nhau ta

thấy: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác

động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch

Trang 19

1.1.1.2 Khái niệm khách du lịch

Khách du lịch được hiểu chung là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến

Theo tổ chức Du lịch thế giới (WTO) [77, tr.107], khách du lịch bao gồm:

- Khách du lịch quốc tế (International tourist):

+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia

+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

- Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công

dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong

nước và khách du lịch quốc tế đến Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia

- Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong

nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

Theo Luật du lịch của Việt Nam [41, tr.103]:

- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp

đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

- Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài,

người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là công dân Việt nam và người

nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam

Trang 20

1.1.2 Phân loại du lịch

Du lịch là một lĩnh vực rất đa dạng, vì vậy có rất nhiều tiêu chí khác nhau

để phân loại du lịch Dưới đây là một số cách phân loại du lịch được đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia:

- Phân chia theo môi trường tài nguyên: Du lịch thiên nhiên; Du lịch văn hoá

- Phân loại theo mục đích chuyến đi: Du lịch tham quan; Du lịch giải trí;

Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch khám phá; Du lịch thể thao; Du lịch lễ hội; Du lịch tôn giáo; Du lịch nghiên cứu (học tập); Du lịch hội nghị; Du lịch thể thao kết hợp; Du lịch chữa bệnh; Du lịch thăm thân; Du lịch kinh doanh

- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: Du lịch quốc tế, Du lịch nội địa, Du

lịch quốc gia

- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch miền biển; Du

lịch núi; Du lịch đô thị; Du lịch thôn quê

- Phân loại theo phương tiện giao thông: Du lịch xe đạp; Du lịch ô tô; Du

lịch bằng tàu hoả; Du lịch bằng tàu thuỷ; Du lịch máy bay

- Phân loại theo lứa tuổi du lịch: Du lịch thiếu niên; Du lịch thanh niên;

Du lịch trung niên; Du lịch người cao tuổi

- Phân loại theo độ dài chuyến đi: Du lịch ngắn ngày; Du lịch dài ngày

- Phân loại theo hình thức tổ chức: Du lịch tập thể; Du lịch cá thể; Du

lịch gia đình

- Phân loại theo phương thưc hợp đồng: Du lịch trọn gói; Du lịch từng phần 1.1.3 Xu hướng phát triển du lịch trong tương lai

Xu hướng phát triển của cầu du lịch

- Cơ cấu nguồn khách du lịch sẽ ngày càng đa dạng hơn Cụ thể:

Về khả năng chi tiêu: Du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những người giàu có từ các nước phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác,

từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo

Về độ tuổi: Người già, người mới nghỉ hưu đi du lịch ngày càng nhiều nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dưỡng cho đối tượng khách này

Trang 21

Về giới tính: Ngày nay vai trò và đia vị của phụ nữ ngày càng tăng trong gia đình và xã hội, đồng thời tỷ lệ giới trong những năm tới sẽ là nữ nhiều hơn nam do đó số lượng khách du lịch là nữ ngày càng tăng Từ đó đặt ra yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ sung các trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của nữ thương nhân

Về loại hình khách đi du lịch: Ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em

- Sự thay đổi về hướng và về luồng khách du lịch quốc tế: Nếu như trước

đây, hướng vận động của khách du lịch chủ yếu tập trung vào vùng biển Địa Trung Hải, Biển Đen, HaOai, vùng Caribe, châu Âu thì hiện nay hướng vận động của khách du lịch là ở khắp nơi trên toàn cầu, chuyển dịch sang các vùng mới như vùng Châu Á Thái Bình Dương

- Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: Trước đây tỷ trọng

chi tiêu của khách du lịch cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) thường chiếm tỷ trọng lớn, hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm, tham quan, giải trí, ) tăng lên Vì vậy cần nắm vững xu hướng này để đưa ra các chính sách phát triển các sản phẩm du lịch cũng như phát triển hoạt động kinh doanh du lịch cho đúng hướng

- Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch: Khách

du lịch mua các sản phẩm du lịch trọn gói có xu hướng ngày càng giảm vì họ có thể tự do trong chuyến đi, tự quyết định những vấn đề về ăn, ngủ, thời gian lưu trú và tiết kiệm các khoản tiền dịch vụ khác cho các tổ chức lữ hành

- Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch: Khách du

lịch ngày càng thích đi những chuyến du lịch đến nhiều nước, thăm nhiều điểm

du lịch trong chuyến đi du lịch của mình Các quốc gia phát triển du lịch và các nhà kinh doanh du lịch cần chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phục vụ các khách

du lịch hiện có và khách tìêm năng, kết hợp các tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn

để thu hút khách

Trang 22

Xu hướng phát triển về cung của du lịch

- Đa dạng hoá sản phẩm du lịch: Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các

nhà kinh doanh du lịch đưa ra chính sách đa dạng hoá sản phẩm du lịch, độc đáo hoá sản phẩm du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm bổ sung, đưa các sản phẩm mang bản sắc dân tộc vì vậy thể loại du lịch văn hoá phát triển mạnh

- Tăng cường hoạt động truyền thông:Vai trò của hoạt động tuyên truyền

quảng cáo trong hoạt động du lịch ngày càng được nâng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh du lịch cho các đơn vị, các quốc gia

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong du lịch: Việc ứng

dụng những thành tựu KHKT vào hoạt động du lịch ngày càng tăng, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch ngày càng đào tạo cơ bản, có kiến thức, hiểu biết rộng, chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ thông thạo Trang thiết bị, phương tiện ở các khâu tác nghiệp ngày càng hiện đại, chuyên môn hoá ngành nghề ngày càng được thực hiện sâu sắc

- Đẩy mạnh quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá: Các tuyến du lịch được

gắn kết với nhau giữa các nước, sản phẩm du lịch được quốc tế hoá cao, các tổ chức du lịch khu vực và toàn cầu được hình thành giúp đỡ các nước thành viên phát triển hoạt động du lịch của mình Việc chuyển giao và tiếp thu các công nghệ mới trong hoạt động du lịch luôn luôn được gắn liền với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường trong các địa phương, các quốc gia, các khu vực trên phạm vi toàn thế giới

- Hạn chế tính thời vụ trong du lịch: thông qua các biện pháp kéo dài thời

vụ du lịch, hạn chế các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch

Trang 23

nền kinh tế thị trường, người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì đó có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận” [43, tr.104]

Theo ISO 9000:2000: "Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay các quá trình" Sản phẩm bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất, cả những vật thể hữu hình (thông thường được gọi là hàng hoá) và vô hình (hay còn gọi là dịch vụ) [10, tr.100]

“Sản phẩm” theo TCVN 581 là “kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình” [23, tr.102]

Như vậy, sản phẩm được hiểu chung là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể

là hữu hình hoặc vô hình

 Khái niệm sản phẩm du lịch

Theo từ điển du lịch của Đức: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch

vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn

và sự hài lòng” [39, tr.103]

Koutoulas định nghĩa: “Các sản phẩm du lịch là tổng thể của các yếu tố hữu hình và vô hình phụ thuộc lẫn nhau về mặt chức năng cho phép khách du lịch một mặt có thể tham gia vào một hoạt động cụ thể tại một hoặc tại một số địa điểm liên tiếp và mặt khác để tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi đến đích

và tái tạo xã hội trong suốt chuyến đi” [45, 104]

Còn theo Michael M Coltman, “sản phẩm du lịch có thể là một món hàng

cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát” [57, 105]

Trong Điều 4 chương I Luật Du lịch Việt Nam (2005) giải thích: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”

Cũng như với khái niệm “Du lịch”, dưới mỗi góc độ khác nhau sẽ có khái niệm khác nhau về “Sản phẩm du lịch”

Trang 24

Đối với người kinh doanh dịch vụ du lịch: sản phẩm du lịch là toàn bộ

dịch vụ cung cấp cho khách hang để thoả mãn nhu cầu du lịch

Đối với người đi du lịch: Đó là toàn bộ quá trình trọn vẹn, trong đó du

khách bỏ thời gian, công sức và tiền bạc, cho việc di chuyển, thưởng thức các giá trị, vật chất và tinh thần

Từ những khái niệm trên, ta rút ra sản phẩm du lịch là một tổng thể bao

gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch Một sản phẩm du lịch về cơ bản bao

gồm 8 mặt sau: (1) Nơi lưu trú, (2) Phương tiện di chuyển, (3) Điểm du lịch, (4)

Bộ phận cung ứng dịch vụ du lịch, (5) Các chương trình vui chơi giải trí, (6) Dịch

vụ mua sắm, (7) Tuyến du lịch, (8) Chương trình du lịch và các dịch vụ đi kèm

1.2.1.2 Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch

Nhà kinh tế học người Mỹ Todaro đã xác định “Phát triển như một quá trình đa chiều liên quan đến những thay đổi lớn trong cấu trúc xã hội, thái độ phổ biến, và các tổ chức quốc gia, cũng như tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc giảm sự bất bình đẳng, và xoá đói nghèo tuyệt đối Phát triển, trong bản chất của

nó, phải đại diện cho toàn bộ gam màu của sự thay đổi mà một hệ thống xã hội toàn bộ, điều chỉnh theo các nhu cầu cơ bản khác nhau và những mong muốn của các cá nhân và các nhóm xã hội trong hệ thống đó, thoát ra ra khỏi một cuộc sống với những điều kiện không đạt yêu cầu và hướng tới một tình huống hoặc điều kiện của cuộc sống được coi là tốt hơn về vật chất và tinh thần” [64, tr.106] Như vậy, theo định nghĩa mà Todaro đưa ra thì “Phát triển không hoàn toàn là một hiện tượng kinh tế mà là một quá trình đa chiều liên quan đến việc tổ chức lại và định hướng lại toàn bộ hệ thống kinh tế xã hội và Phát triển là quá trình nâng cao chất lượng của tất cả cuộc sống của con người với ba khía cạnh quan trọng không kém” [64, tr.106]

Khái niệm về “phát triển” mà Dudley Seers đưa ra đã được chấp nhận rộng rãi, trong đó xác định: “Phát triển xảy ra với: việc giảm và xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng và tình trạng thất nghiệp trong một nền kinh tế đang phát triển” [70, tr.106]

Trang 25

Từ khái niệm về “phát triển” và khái niệm “sản phẩm du lịch” đã trình bày ở trên, ta rút ra rằng: “Phát triển sản phẩm du lịch” là một quá trình có thể liên quan đến việc sửa đổi của một sản phẩm du lịch hiện có hoặc trình bày, hoặc xây dựng một sản phẩm du lịch hoàn toàn mới có những ưu điểm vượt so với sản phẩm du lịch cũ, nhằm đáp ứng được tối đa những nhu cầu của khách du lịch cũng như những mục tiêu mà các nhà kinh doanh du lịch đặt ra

1.2.2 Lý thuyết phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Vấn đề quản lý du lịch bền vững đang được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm Gắn liền với khái niệm

du lịch bền vững thì khái niệm du lịch có trách nhiệm đã được đưa ra năm 2002 thể hiện cách thức tiến hành để thực sự hướng tới phát triển du lịch bền vững

Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận quản lý du lịch, được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc du lịch bền vững, sử dụng nguồn tài nguyên theo hướng bền vững, tôn trọng và phát huy tính chân thực trong văn hoá – xã hội, đảm bảo những lợi ích kinh tế lâu dài và khả thi cho các chủ thể tham gia, đảm bảo sự công bằng trong phân bố nguồn lực giữa các chủ thể này

Du lịch có trách nhiệm nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường

và giảm thiểu chi phí tới các điểm đến Bản chất của phát triển du lịch có trách nhiệm chứa đựng những đặc trưng của phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên nó mang tính phổ quát, định hướng cao hơn, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển hài hòa ngành du lịch, đem lại bình đẳng cho tất cả chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch; đồng thời góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ tạo dựng một môi trường lành mạnh

Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm sẽ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân địa phương và tăng thu nhập cho các cộng đồng dân cư, cải thiện điều kiện làm việc và khuyến khích người dân tham gia vào quá trình quyết định những vấn đề ảnh hưởng tới sinh kế của họ, từ đó tác động đến ý thức cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn, gìn giữ các di sản tự nhiên và văn hóa

Trang 26

Đối với các doah nghiệp kinh doanh du lịch, phát triển sản phẩm du lịch

có trách nhiệm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

Thứ nhất, giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đó là mong muốn được sử dụng dịch vụ của những doanh nghiệp có chính sách phát triển phù hợp với đạo đức kinh doanh, biết tôn trọng văn hoá bản địa và không gây tác hại cho môi trường

Thứ hai, làm gia tăng giá trị sản phẩm du lịch Khách du lịch sẽ cảm thấy rất hài lòng khi được sử dụng một dịch vụ mà góp phần tích cực bảo vệ môi trường và giúp đỡ người dân địa phương trên phương diện kinh tế và xã hội Đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm du lịch của doanh nghiệp, tạo danh tiếng cho doanh nghiệp trong nhóm cạnh tranh

Thứ ba là tạo được sự ủng hộ, niềm tin của cộng đồng Những chính sách phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm sẽ giúp doanh nghiệp được cộng đồng và chính quyền địa phương đón nhận, từ đó tạo nhiều cơ hội để phát triển Đặc biệt, điều này sẽ thu hút được sự quan tâm của truyền thông, từ đó thúc đẩy quá trình phân phối, kinh doanh sản phẩm

Thứ tư, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí Biết sử dụng năng lượng

và nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra sự bảo vệ cho các doanh nghiệp đang có kết nối với nhau trong tương lai

Thứ năm, giúp doanh nghiệp giữ chân được nhân viên Một kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm sẽ xây dựng một uy tín cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đó thu hút và giữ chân nhân viên, từ đó giảm bớt bất ổn về mặt nhân sự và chi phí đào tạo liên quan

Tuy nhiên, thực tế là ở nhiều nơi, sự tăng trưởng và phát triển không kiểm soát của du lịch lại gây ra những tác động tiêu cực đến thiên nhiên, môi trường,

và các cộng đồng địa phương Vì thế thách thức đặt ra là các doanh nghiệp, công

ty kinh doanh du lịch sẽ làm gì với các sản phẩm du lịch của mình nhằm quản lý hiệu quả lượng du khách không ngừng tăng nhanh đồng thời vẫn đảm bảo sự bền vững của môi trường tự nhiên, của đời sống văn hoá địa phương

Trang 27

Hiện nay, tại Việt Nam, các sản phẩm du lịch có trách nhiệm đã được các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp du lịch lồng ghép trong các loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, làng quê… nhằm bảo tồn tài nguyên, kéo cộng đồng vào cùng tham gia và hưởng lợi Ngoài việc tổ chức các tour, tuyến gắn thiên nhiên, khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân và du khách, Việt Nam đang tiến hành xây dựng các điểm bán hàng, các loại hình dịch vụ hay việc chung tay chống chèo kéo du khách… nhằm thể hiện trách nhiệm với môi trường Đồng thời, các doanh nghiệp lữ hành, du lịch cũng đã đưa vào chương trình những tour như đi bộ, đi xe đạp, xích lô… kết hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường và nhận được sự hưởng ứng cao từ cộng đồng dân

cư và du khách

Có thể nói, phát triển các sản phẩm du lịch có trách nhiệm được coi là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp lữ hành

1.2.3 Lý thuyết chuỗi giá trị

Quá trình phát triển chiến lược của một tổ chức, doanh nghiệp là việc tìm

ra và phát triển các lợi thế cạnh tranh, là việc tận dụng và phát huy các điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu trong việc khai thác các cơ hội và tránh được các đe dọa của môi trường Do đó việc phân tích môi trường nội bộ nhằm tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của công ty, gắn việc phân tích môi trường nội bộ với môi trường bên ngoài có 1 ý nghĩa to lớn với sự phát triển của công ty Chuỗi giá trị chính là một trong những công cụ quan trọng để đánh giá

về môi trường nội bộ công ty

Chuỗi giá trị là là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên, một sáng tạo học thuật, một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên của GS Michael Porter, học giả marketing lừng lẫy Ông đưa thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm

1985 trong cuốn sách phân tích về lợi thế cạnh tranh, khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, thương mại và dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác [65, tr.106]

Tiếp đó, nhà nghiên cứu Kaplins Rapheal đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị trong phân tích toàn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động

Trang 28

cần thiết để biến một sản phẩm hoặc mộ dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bổ sau khi đã sử dụng” [74, tr.106]

Chuỗi giá trị (Value chain) là một mô hình thể hiện một chuỗi các các hoạt động tham gia vào việc tạo ra giá trị của sản phẩm và thể hiện lợi nhuận từ các hoạt động này Các chuỗi hoạt động này có thể diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau hoặc theo thứ tự song song Mô hình này phù hợp ở cấp độ đơn vị kinh doanh của một ngành cụ thể

Trong chuỗi giá trị này, mô hình Porter khoanh thành hai mảng chính cho kinh doanh: hoạt động bổ trợ và hoạt động chính Về cơ bản, tổng thể có chín loại hoạt động tạo ra giá trị trong toàn chuỗi Nhóm hoạt động chính thì bao gồm dãy năm loại hoạt động : đưa nguyên vật liệu vào kinh doanh; vận hành, sản xuất- kinh doanh; vận chuyển ra bên ngoài; marketing và bán hàng; cung cấp các dịch vụ liên quan Nhóm bổ trợ chứa các hoạt động tạo ra giá trị bao gồm:

Hạ tầng, quản trị nhân lực, công nghệ và mua sắm Các hoạt động bổ trợ xảy ra bên trong từng loại hoạt động chính [65, tr.106]

Chuỗi giá trị chia cắt doanh nghiệp thành những hoạt động có tính chiến lược có liên quan đến nhau nhằm hiểu rõ hành vi chi phí, sự tồn tài và tiềm năng của các nguồn lực để thực hiện sự khác biệt hoá Các hoạt động riêng biệt không tạo ra thế mạnh của doanh nghiệp vì vậy chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp được nhìn nhận một cách tổng thể để từ đó tìm ra lợi thế cạnh tranh

Phân tích chuỗi giá trị được xem là công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp xác định đâu là những hoạt động chính của một công ty, một sản phẩm, một ngành hàng và xác định xem mỗi hoạt động đã góp phần vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển của công ty, của ngành hàng đó như thế nào

Trong ngành du lịch, phương pháp phân tích chuỗi giá trị nhằm giúp cho nhà quản trị du lịch kiểm soát được sự tương tác giữa những tác nhân tham gia khác nhau trong chuỗi, chỉ ra được năng lực cạnh tranh của một công ty, một ngành hàng… có thể bị ảnh hưởng do tính không hiệu quả ở một khâu nào đó

Trang 29

trong chuỗi giá trị, đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, của ngành hàng

và xác định được mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia chuỗi để có

cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp hoàn thiện chính sách vĩ mô nhằm phát triển bền vững chuỗi ngành hang [69, tr.106]

1.2.4 Hoạt động Marketing trong phát triển sản phẩm du lịch

1.2.4.1 Chính sách sản phẩm

Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ mang tính tổng hợp cao dựa trên cơ

sở của nhiều ngành nghề khác nhau, hơn nữa do đặc tính của nó là sản phẩm du lịch khó xác định được chu kỳ sống, đầu tư tạo ra sản phẩm mới là rất khó khăn Chính vì những đặc điểm ấy trong chiến lược chung Marketing du lịch là nhằm

đa dạng hoá sản phẩm, thông qua việc tổ hợp các yếu tố cấu thành, nâng cao sự thích ứng của hàng hóa, dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng

Theo các nhà nghiên cứu về du lịch thì sản phẩm du lịch có thể được xác định như tập hợp của những yếu tố thoả mãn và những yếu tố không thoả mãn

mà du khách nhận được trong quá trình tiêu dùng

Đối với sản phẩm du lịch và dịch vụ nói chung thì trên cách nhìn của người làm marketing giá trị của sản phẩm là giá trị của những nhân tố đầu vào cho việc sản xuất ra sản phẩm Trong khi đó đối với khách hàng thì giá trị của sản phẩm lại là ích lợi mà họ mong đợi sản phẩm đó mang lại

Chu kỳ sản phẩm: Chu kỳ sống của sản phẩm (thường được viết tắt là

PLC) là thuật ngữ chỉ quá trình biến đổi doanh số và lợi nhuận của một sản phẩm từ khi nó được tung ra thị trường cho đến khi nó được rút khỏi thị trường, là

“quá trình bán hàng và thu lợi nhuận trong suốt cuộc đời của sản phẩm” [69, tr.106]

Mọi sản phẩm đều trải qua một chu kỳ sống nhất định, nó được định hình,

ra đời, phát triển qua một số giai đoạn và rồi dần dà chết đi khi có những sản phẩm mới xuất hiện, thay thế Chu kỳ sống của 1 sản phẩm bất kỳ sẽ được thể hiện qua 4 giai đoạn: triển khai, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái

Nghiên cứu chu kì sống của một sản phẩm du lịch là xét cho từng sản phẩm, từng loại hình du lịch, dịch vụ và nghiên cứu chu kì sống để đưa ra chính

Trang 30

sách thích hợp như chính sách giá, chính sách phân phối nhằm kéo dài thời vụ tăng hiệu quả kinh tế

Sản phẩm mới

Sản phẩm mới luôn là mối quan tâm hàng đầu của các Công ty lữ hành Theo quan điểm của các nhà tư vấn về quản lý Booz Alen và Hamilton có 6 loại

sản phẩm mới [44, tr.104]:

- Mới hoàn toàn (lần đầu tiên xuất hiện): 10% tổng số sản phẩm mới

- Dây chuyền sản xuất mới (sản phẩm cho phép Công ty thâm nhập lần đầu tiên): 20%

- Sản phẩm phụ- sản phẩm mới đi kèm bổ sung cho sản phẩm hiện có của công ty

- Sản phẩm cải tiến: có những tính năng và chức năng hoàn thiện hơn

- Thị trường mới: sản phẩm hiện có thâm nhập thị trường mới hoàn toàn

- Giảm chi phí: sản phẩm mới có chất lượng tương đương và mức giá thấp hơn sản phẩm hiện có

Theo Booz Alen và Hamilton thì phát triển một sản phẩm mới bao gồm các bước sau đây [44, tr.104]:

(1) Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới;

(7) Thương mại hoá hoàn toàn sản phẩm

Việc xây dựng và phát triển các sản phẩm mới ở công ty lữ hành cũng trải qua các giai đoạn trên Một chương trình du lịch mới bao gồm một hoặc nhiều yếu tố được đổi mới, hoàn thiện từ tuyến đIểm, chất lượng, thời gian, mức giá, phương thức, hình thức đi du lịch

Phát triển các sản phẩm mới không chỉ cho phép công ty lữ hành đạt được các mục tiêu và lợi nhuận, thị phần, tiền mặt mà còn đảm bảo được uy tín và đẳng cấp của công ty như một trong những người dẫn đầu của thị trường

Trang 31

1.2.4.2 Chính sách giá

Chính sách giá là một trong các chính sách bộ phận của chiến lược marketing của doanh nghiệp, có vị trí quan trọng trong việc liên kết các chính sách bộ phận khác Đối với doanh nghiệp, giá cả là nhân tố quan trọng trong quá trình quyết định sản xuất và cung ứng sản phẩm cho thị trường Đối với người mua, giá cả phản ánh tổng hợp đặc trưng sản phẩm mà họ có cảm nhận trực tiếp

Các loại giá trong kinh doanh du lịch:

Giá tính theo chi phí: Giá này được tính trên tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm (bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi)

- Chi phí cố định là chi phí không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất Trong kinh doanh lữ hành với sản phẩm là những chương trình du lịch phục vụ khách du lịch tính cho đoàn khách thì chi phí cố định là những chi phí không đổi theo số lượng khách trong một đoàn bao gồm: (1) Chi phí hướng dẫn; (2) Chi phí vận chuyển (ô tô, tầu thuyền, ); (3) Chi phí thuê bao; (4) Các chi phí khác

- Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất Trong kinh doanh lữ hành, chi phí biến đổi cho một đoàn khách là chi phí thay đổi theo số lượng khách của mỗi đoàn bao gồm: (1) Chi phí về khách sạn; (2) Chi phí ăn; (3) Chi phí bảo hiểm; (4) Chi phí Visa, hộ chiếu; (5) Chi phí tham quan; (6) Chi phí tham dự các tổ chức khác; (7) Các chi phí biến đổi khác

Phương pháp xác định giá thành và giá bán trong kinh doanh lữ hành

Để xác định giá thành cuả chương trình du lịch có hai phương pháp:

- Xác định giá thành theo khoản mục chi phí: Phương pháp này xác định giá thành bằng cách nhóm toàn bộ các chi phí phát sinh vào một số khoản mục chủ yếu

- Phương pháp xác định giá thành theo lịch trình: Về cơ bản phương pháp này không có gì khác biệt so với phương pháp trên Tuy nhiên chi phí ở đây được liệt kê cụ thể từng ngày

Giá bán của một chương trình du lịch phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

- Mức giá phổ biến trên thị trường

Trang 32

- Vai trò, khả năng của công ty trên thị trường

- Mục tiêu của công ty

- Giá thành của chương trình

1.2.4.3 Chính sách phân phối

Chính sách phân phối là các chính sách marketing trong việc lựa chọn các kênh phân phối, sử dụng và quan hệ với họ nhằm mục đích đạt được các mục tiêu định trước Phân phối trong Marketing không chỉ là định ra phương hướng, mục tiêu, tiền đề của lưu thông mà còn là thay đổi không gian thời gian

và các biện pháp thủ tục để đưa người tiêu dùng đến với sản phẩm du lịch

Các yếu tố trong phân phối:

- Người sản xuất: cung ứng, nhập khẩu, tiêu dùng

- Người trung gian:

- Hệ thống kho tàng, bến bãi, phương tiện giao thông vận tải, cửa hàng,…

- Hệ thống thông tin thị trường, dịch vụ mua bán, yểm trợ

Bốn yếu tố trên được tổ chức để thực hiện sự vận động của hàng hoá

Kênh phân phối: Hoạt động phân phối là công cụ quan trọng nối liền giữa

sản xuất và tiêu dùng tạo sự ăn khớp giữa cung và cầu thông qua các kênh phân phối Kênh phân phối được hiểu là tập hợp những cá nhân, những tổ chức tham gia vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng [48, tr.104]

Trong kinh doanh du lịch có 2 kênh phân phối Kênh phân phối trực tiếp

là kênh mà doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với khách không qua bất cứ một trung gian nào Kênh phân phối gián tiếp có kênh ngắn gián tiếp và dài gián tiếp Trong kênh ngắn chỉ có một trung gian là các đại lý bán lẻ hoặc các đại diện Với kênh dài gián tiếp thì các chương trình của công ty trở thành sản phẩm của một công ty lữ hành khác cung cấp cho khách hàng Bên cạnh đó còn có kênh dài gián tiếp khác mà trong hệ thống phân phối không có sự tham gia của một công ty lữ hành nào khác Các đại lý du lịch bán buôn đôi khi còn là người bao thầu toàn bộ sản phẩm của công ty lữ hành

Trong du lịch, việc đánh giá hoạt động của các kênh tiêu thụ cần theo những tiêu chuẩn như số chuyến du lịch, số lượt khách, số ngày khách, doanh

Trang 33

thu đạt được, độ chính xác của các hợp đồng, mức độ hợp tác trong các chương trình xúc tiến và các thông tin thịtrường mà họ cung cấp

du lịch để có điều kiện tiếp xúc với các nguồn khách

1.3 Lý thuyết về phát triển tour du lịch

1.3.1 Khái niệm tour du lịch

Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về các tour du lịch Theo qui định của Tổng cục Du lịch thì “chương trình du lịch” và “tour du lịch là khác nhau” Trong đó “chương trình du lịch là sự kết hợp của nhiều thành phần và là yếu tố cần thiết đối với sự hoạt động có hiệu quả của công nghệ du lịch trên toàn thế giới”; còn “tour du lịch là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành” Theo đó, chương trình du lịch là lịch trình của chuyến du lịch (lịch trình từng buổi, từng ngày), các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi

Trong Luật du lịch Việt Nam năm 2005, khái niệm “tour lịch” được hiểu tương tự như “chương trình du lịch” Theo đó, “chương trình du lịch” hay “tour

du lịch” là “lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi” [37, tr.103] Hiện nay, khái niệm “tour du lịch” được nhiều người hiểu đồng nghĩa với khái niệm “chương trình du lịch”

Trang 34

Phân biệt tour du lịch và tuyến du lịch

Tuyến du lịch là “Lộ trình du lịch, qua đó các sản phẩm du lịch được cung cấp thông qua các hoạt động du lịch của các điểm và khu du lịch” Theo Luật du lịch Việt Nam Năm 2005 thì tuyến du lịch là “lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hang không” [41, tr.103] Tuyến du lịch cũng giống như tour du lịch đều không có tính bất biến, nhưng tour du lịch

có thể chỉ có một điểm đến, còn tuyến du lịch phải có từ hai điểm đến trở lên

Như vậy, “Tour du lịch” là tour gồm các dịch vụ trong lịch trình của khách đã được lên kế hoạch đặt trước và được khách du lịch thanh toán đầy đủ

1.3.2 Phân loại tour du lịch

Tour du lịch được chia làm 2 loại cơ bản là: tour trọn gói và tour địa phương

- Tour địa phương (Local tour) là một chương trình được cung cấp cho khách du lịch thường bao gồm: dịch vụ vận chuyển, vé vào cửa và thuyết minh hướng dẫn tại điểm đến thăm quan thường không kéo dài hơn 1 ngày, bị giới hạn

về mặt địa lý thường là tại một điểm du lịch, một thành phần và vùng lân cận

- Tour trọn gói (Package tour) là các dịch vụ được cung cấp trong lịch trình của khách du lịch thường bao gồm việc vận chuyển, lưu trú, đi lại và tham quan ở một hay nhiều nước, không giới hạn đối với khu vực địa lý hay các thành phần và thường kéo dài từ hai ngày trở lên

1.3.3 Nội dung và đặc điểm của tour du lịch

1.3.3.1 Nội dung của tour du lịch

Nội dung của tour du lịch rất đa dạng, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch là yếu tố quyết định đến nội dung tour du lịch Một tour du lịch thông thường bao gồm các nội dung sau:

- Tên tour du lịch: Mỗi tour du lịch đều có một tến gọi, thường tour du lịch được đặt theo tên của điểm đến, hay của tuyến du lịch nhằm tạo cho khách

du lịch một ấn tượng ngay từ đầu

- Thời điểm tổ chức chương trình: Việc ấn định thời gian thực hiện, tổ chức tour du lịch giúp cho khách du lịch có thể xem xét về quỹ thời gian của mình để sắp xếp cho phù hợp

Trang 35

- Tổng quỹ thời gian: Là tổng thời gian thực hiện tour du lịch từ thời điểm xuất phát cho đến khi kết thúc, và được tính bằng n ngày và n-1 đêm

- Lộ trình tour du lịch: Là tuyến hành trình từ điểm đầu tiên cho đến điểm kết thúc, tour du lịch có thể có 1 điểm đến, hoặc có thể có 2 hay nhiều điểm đến

- Kế hoạch hành động cho từng ngày: Bao gồm thời gian xuất phát, lộ trình, điểm du lịch, giờ và địa điểm ăn, ngủ, nghỉ ngơi

- Phương án vận chuyển, ăn uống, lưu trú cùng các hoạt động tham quan giải trí

- Giá của tour du lịch: Bao gồm đầy đủ các chi phí trong tour du lịch mà khách du lịch phải chi trả Giá tour du lịch phải được tính cẩn thận, chi tiết sao cho phù hợp với khả năng của du khách cũng như tạo được sự cạnh tranh với các công ty kinh doah du lịch khác

- Các điều khoản, điều kiện của chương trình: tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, tổ chức, mức giá, thời gia thanh toán, tiền đặt cọc, số lượng khách đăng ký, mức giá cho trẻ em, phương thức huỷ bỏ và trách nhiệm vật chất

1.3.3.2 Đặc điểm của tour du lịch

- Tour du lịch là một sản phẩm vô hình, du khách không thể nhìn thấy, sờ thấy, hoặc mô tả trước khi họ sử dụng sản phẩm đó

- Chất lượng của một loại tour du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là: tiêu chuẩn của phòng khách sạn, tính hiệu năng của dịch vụ vận chuyển ở sân bay, thái độ của người hướng dẫn…

- Tour du lịch là một sản phẩm dễ bị hỏng nếu không được sử dụng tại một thời điểm xác định nó sẽ bị mất đi vĩnh viễn

- Tour du lịch là phương tiện chính nối du khách với địa điểm du lịch

- Tour là một sản phẩm thay đổi linh hoạt tùy theo ý thích của du khách Tour du lịch sẽ tạo ra sức hấp dẫn với du khách và ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của họ với những trải nghiệm đã đạt được

1.3.4 Quy trình xây dựng tour du lịch

Để một tour du lịch có thể thu hút khách du lịch và mang lại hiệu quả cao cần tiến hành xây dựng qua các bước:

Trang 36

Bước 1: Nghiên cứu thị trường khách du lịch Qua đó, trung tâm lữ hành thiết lập danh sách các nhu cầu của khách du lịch, trong đó đặt trọng tâm vào các nhu cầu phù hợp với mục tiêu tour du lịch của công ty

Bước 2: Nghiên cứu thị trường cung du lịch, trong đó bao gồm các chính sách phát triển, quy hoạch du lịch của nhà nước, địa phương, các điểm du lịch hấp dẫn để xây dựng tour, các công ty khác để phối hợp trong việc thực hiện tour du lịch như vận tải, bảo hiểm…

Bước 3: Xây dựng mục đích, ý tưởng du lịch Ý tưởng về tour du lịch được xây dựng dựa trên nghiên cứu về thị trường, chủ trương chính sách của Nhà nước, của địa phương Một tour du lịch chất lượng phải có sự sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch cũng như khái thác một cách hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên du lịch Ý tưởng về tour du lịch phải tính đến 3 vấn

đề cơ bản là: số lượng khách tham gia, chi phí dự kiến tour du lịch và khả năng thực hiện, tổ chức

Bước 4: Lập hành trình chi tiết cho tour du lịch Trong đó bao gồm đầy đủ các lịch trình về thời gian, ăn uống, nghỉ ngơi, các điểm, tuyến du lịch sẽ đến… Hành trình dự kiến phải được xây dựng một cách chi tiết khoa học, hành trình có chất lượng mới thu hút được khách du lịch tham gia vào tour du lịch

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tour du lịch

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển các tour du lịch, trong

Trang 37

- Thị trường và khách du lịch: Các tour du lịch được xây dựng và thực hiện nhằm mục đích tạo sự thu hút đối với khách du lịch, vì thế yếu tố thị trường

và khách du lịch có vai trò quyết định đến hướng phát triển của các tour du lịch Đối tượng khách du lịch rất da dạng, bao gồm nhiều độ tuổi khác nhau từ trẻ em đến người lớn, nhiều đối tượng từ bình dân đến cao cấp, họ đến từ những nơi khác nhau, do đó nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng là khác nhau Vì thế, các công ty lữ hành phải xây dựng các tour du lịch phù hợp, chất lượng và đa dạng hoá để đáp ứng được yêu của các khách du lịch Ngoài ra, thị trường du lịch, tình hình, mức độ phát triển của các tour du lịch khác cũng ảnh hưởng đến phát triển tour du lịch Do đó, cần phải có ý tưởng để xây dựng các tour du lịch có thể cạnh tranh trên thị trường

- Tài nguyên du lịch: Đây là một yếu tố rất quan trọng, dựa trên thực tế và đặc điểm của các điểm du lịch mà công ty lữ hành có thể thiết lập ý tưởng sao cho có thể khai thác hiệu quả tiềm năng cũng như hạn chế được những khó khăn, trở ngại của điểm du lịch đó

1.3.6 Ý nghĩa việc xây dựng, phát triển tour du lịch

Xây dựng các tour du lịch có một vai trò quan trọng đối với phát triển của các các địa điểm du lịch và du khách:

Đối với địa điểm du lịch:

Việc phát triển các tour du lịch sẽ tạo ra những cơ hội việc làm cho lao động chuyên và không chuyên ngành, tức là lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch

Một tour du lịch hiệu quả không chỉ mang lại doanh thu cho công ty lữ

hành mà còn mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, tăng thu nhập cho ngân

sách nhà nước và địa phương

Đặc biệt, phát triển tour du lịch giúp khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của nước ta, khuyến khích việc bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa dân tộc

Đối với du khách

Xây dựng các tour du lịch sẽ mang đến cho du khách những sự lựa chọn thông qua sự kết hợp chính xác của các tour du lịch địa phương và tour du lịch trọn gói

Trang 38

Đồng thời, thông qua các chuyến du lịch có thể tạo cơ hội cho du khách tiếp xúc, học hỏi về văn hóa, di sản, lịch sử, các di tích, thắng cảnh của địa phương và của nước ta nói chung

Ngoài ra, các tour du lịch còn tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc với những người dân địa phương, mở rộng sự hiểu biết, tăng cường tình đoàn kết, thân ái giữa con người với con người

Tóm tắt chương 1:

Với vai trò ngày càng tăng, du lịch đã trở thành mục tiêu chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như mỗi địa phương Cuộc đua phát triển du lịch đã làm cho môi trường cạnh tranh trong ngành du lịch ngày càng trở nên gay gắt hơn Chính vì thế, mỗi công ty kinh doanh du lịch cần nghiên cứu thị trường, đánh giá sức mạnh tổng thể của công ty, từ đó xây dựng cho mình những chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch một cách độc đáo, chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các công ty khác Một trong những nội dung phát triển du lịch hiện nay đó là xây dựng các tour du lịch

để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Các tour du lịch có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi điểm đến cũng như đối với du khách thăm quan Bởi vậy, các công ty lữ hành phải thiết lập ý tưởng và thực hiện tổ chức các tour du lịch sao cho phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, của địa phương, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch, và đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng

du lịch cũng như bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TOUR DU LỊCH ĐẢO YẾN CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH SANEST TOURIST

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa và Trung tâm dịch vụ du lịch Sanest Tourist

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

 Lịch sử hình thành

Đảo Yến và nghề yến sào Khánh Hoà đã được khai phá và hình thành từ những năm đầu thế lỷ XIV, và cho đến nay yến sào đã trở thành một ngành nghề truyền thống, mang đậm giá trị của vùng đất nơi đây Từ một nghề được hình thành từ rất lâu đời, đến năm 1970 Tổ hợp tự quản Yến sào Vĩnh nguyên, Khánh Hòa được thành lập, công nhận nghề yến chính thức được quyền quản lý và khai thác yến sào Năm 1976, Tổ hợp được nâng lên thành Hợp tác xã Yến sào Vĩnh nguyên, ngành nghề yến sào được quan tâm phát triển ổn định Giữa tháng 12 năm 1986, UBND thành phố Nha Trang đã giao Hợp tác xã Yến sào Vĩnh Nguyên cho Công ty Liên doanh Thủy sản Nha Trang với tên gọi là “Trạm yến sào Nha Trang”

Năm 1987, Xí nghiệp quốc doanh Yến sào Nha Trang được thành lập với

số lao động là 70 người, yến sào bắt đầu được sản xuất để xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế địa phương

Tháng 11 năm 1990, Công ty Yến sào Khánh Hòa được thành lậpvới 128 người là cán bộ quản lý và nhân viên lao động Công ty trực thuộc UBND Tỉnh Khánh Hòa với chức năng quản lý, khai thác và kinh doanh các sản phẩm yến sào Và đến ngày 26 tháng 10 năm 2009, theo quyết định số 2692/QĐ-UBND của

Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yến sào Khánh Hòa được chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa

và hoạt động cho đến nay

Trang 40

 Quá trình phát triển

Qua quá trình hơn 20 năm phát triển, Công ty hiện đang quản lý 32 đảo yến với 157 hang yến lớn nhỏ trải dài từ huyện Vạn Ninh đến Cam Ranh Yến sào Khánh Hòa đã có mặt trong hệ thống các cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc

Hệ thống được hình thành với 23 đơn vị trực thuộc, 3 công ty cổ phần thành viên, hơn 1.000 nhà phân phối, đại lý ở khắp 63 tỉnh, thành và có mặt trên 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới [79, tr.107]

Năm 2002, Nhà máy nước giải khát cao cấp Yến sào đã được xây dựng, đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của Công ty Yến sào Khánh Hòa Đây là nhà máy đầu tiên, có phương thức sản xuất mới của ngành nghề yến sào, chế biến sản phẩm yến sào đảo thiên nhiên Khánh Hòa với Thương hiệu Sanest Năm 2005, Nhà máy hoàn thành hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO, HACCP và các tiêu chuẩn quốc tế

Năm 2007, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thành lập Trung tâm Kỹ thuật Nuôi chim yến trong nhà Sanatech và trở thành nhà tư vấn kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến hàng đầu Đông Nam Á Công ty đầu tư nhiều công trình dự án

mà tiêu biểu và đưa Nhà máy Thực phẩm cao cấp Sanest Foods đi vào hoạt động với sản phẩm đầu tiên là bánh cao cấp yến sào Sanest Cake Đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất bánh cao cấp yến sào

Từ năm 2009, để nâng cao năng suất, hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường, Công ty chủ động đầu tư xây dựng nhiều nhà máy mới như: Nhà máy Nước Giải khát Cao cấp Yến sào Cam Ranh; Nhà máy Chế biến Nguyên liệu Yến sào, Nhà máy Nước Giải khát Sanna tại Cam Ranh…

Đặc biệt, bên cạnh thực hiện ổn định, nâng cao hiệu quả thị trường các nước truyền thống như Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ công ty tiếp tục

Ngày đăng: 01/12/2015, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w