Quá trình phát triển chiến lược của một tổ chức, doanh nghiệp là việc tìm ra và phát triển các lợi thế cạnh tranh, là việc tận dụng và phát huy các điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu trong việc khai thác các cơ hội và tránh được các đe dọa của môi trường. Do đó việc phân tích môi trường nội bộ nhằm tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của công ty, gắn việc phân tích môi trường nội bộ với môi trường bên ngoài có 1 ý nghĩa to lớn với sự phát triển của công ty. Chuỗi giá trị chính là một trong những công cụ quan trọng để đánh giá về môi trường nội bộ công ty.
Chuỗi giá trị là là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên, một sáng tạo học thuật, một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên của GS. Michael Porter, học giả marketing lừng lẫy. Ông đưa thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách phân tích về lợi thế cạnh tranh, khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, thương mại và dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác [65, tr.106].
Tiếp đó, nhà nghiên cứu Kaplins Rapheal đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị trong phân tích toàn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động
cần thiết để biến một sản phẩm hoặc mộ dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bổ sau khi đã sử dụng” [74, tr.106].
Chuỗi giá trị (Value chain) là một mô hình thể hiện một chuỗi các các hoạt động tham gia vào việc tạo ra giá trị của sản phẩm và thể hiện lợi nhuận từ các hoạt động này. Các chuỗi hoạt động này có thể diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau hoặc theo thứ tự song song. Mô hình này phù hợp ở cấp độ đơn vị kinh doanh của một ngành cụ thể.
Trong chuỗi giá trị này, mô hình Porter khoanh thành hai mảng chính cho kinh doanh: hoạt động bổ trợ và hoạt động chính. Về cơ bản, tổng thể có chín loại hoạt động tạo ra giá trị trong toàn chuỗi. Nhóm hoạt động chính thì bao gồm dãy năm loại hoạt động : đưa nguyên vật liệu vào kinh doanh; vận hành, sản xuất- kinh doanh; vận chuyển ra bên ngoài; marketing và bán hàng; cung cấp các dịch vụ liên quan. Nhóm bổ trợ chứa các hoạt động tạo ra giá trị bao gồm: Hạ tầng, quản trị nhân lực, công nghệ và mua sắm. Các hoạt động bổ trợ xảy ra bên trong từng loại hoạt động chính [65, tr.106].
Chuỗi giá trị chia cắt doanh nghiệp thành những hoạt động có tính chiến lược có liên quan đến nhau nhằm hiểu rõ hành vi chi phí, sự tồn tài và tiềm năng của các nguồn lực để thực hiện sự khác biệt hoá. Các hoạt động riêng biệt không tạo ra thế mạnh của doanh nghiệp vì vậy chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp được nhìn nhận một cách tổng thể để từ đó tìm ra lợi thế cạnh tranh.
Phân tích chuỗi giá trị được xem là công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp xác định đâu là những hoạt động chính của một công ty, một sản phẩm, một ngành hàng và xác định xem mỗi hoạt động đã góp phần vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển của công ty, của ngành hàng đó như thế nào.
Trong ngành du lịch, phương pháp phân tích chuỗi giá trị nhằm giúp cho nhà quản trị du lịch kiểm soát được sự tương tác giữa những tác nhân tham gia khác nhau trong chuỗi, chỉ ra được năng lực cạnh tranh của một công ty, một ngành hàng… có thể bị ảnh hưởng do tính không hiệu quả ở một khâu nào đó
trong chuỗi giá trị, đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, của ngành hàng và xác định được mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia chuỗi để có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp hoàn thiện chính sách vĩ mô nhằm phát triển bền vững chuỗi ngành hang [69, tr.106].