PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC THÔNG QUA CHƯƠNG CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ TRÊN WEBSITE Chuyên ngành Lý luận & Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS PHAN ĐỨC DUY
Vinh, năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
BÙI ĐÌNH ĐƯỜNG
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS PHAN ĐỨC DUY, người
thầy đã tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
để hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trong khoa Sinh Trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và có những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài
Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu
Cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô trong Tổ Sinh và học sinh Trường THPT Nam Đàn 1, Trường THPT Kim Liên, Trường THPT Nam Đàn 2 đã tạo điều kiện và hợp tác cùng với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin được cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Vinh, tháng 10 năm 2015
Tác giả
BÙI ĐÌNH ĐƯỜNG
Trang 5MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 7
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 7
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 8
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8
6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 8
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
8 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 10
9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 11
10 LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 14
1.1.1 Khái niệm về năng lực 14
1.1.2 Năng lực chung và năng lực chuyên biệt của HS 14
1.1.3 Một số đặc điểm của năng lực 17
1.1.4 Năng lực tự học 18
1.1.5 Xây dựng website hỗ trợ HS tự học 23
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ TỰ HỌC CHƯƠNG CCDT & BD, SH 12 27
1.2.1 Đối với học sinh: 27
1.2.2 Đối với giáo viên: 31
1.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 32
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC CHƯƠNG CCDT & BD, SH 12 2.1 MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG VIỆC XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ TỰ HỌC 34
2.1.1 Yêu cầu đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá 34
2.1.2 Yêu cầu về quyền sở hữu và tính công nghệ 34
2.1.3 Đáp ứng các yêu cầu của phần mềm dạy học 35
2.1.4 Đảm bảo tính thân thiện trong sử dụng 36
2.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ TỰ HỌC 36
Trang 62.2.1 Khởi tạo Website 37
2.2.2 Phân tích cấu trúc, nội dung SGKchương CCDT & BD, SH 12 39
2.2.3 Xây dựng nội dung website 44
2.3 SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ HS TỰ HỌC CHƯƠNG CCDT &BD, SH 12 49
2.3.1 Quy trình tổ chức HS tự học thông qua Website 49
2.3.2 Hình thức tổ chức HS tự học thông qua Website 52
2.4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ TỰ HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 52
2.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM 56
3.1.1 Mục đích 56
3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 56
3.2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM 56
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 56
3.2.2 Nội dung và kế hoạch thực nghiệm 56
3.3 BỐ TRÍ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 57
3.4 XỬ LÍ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 58
3.4.1 Về mặt định lượng 58
3.4.2 Về mặt định tính 58
3.5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ ĐÁNH GIÁ 59
3.5.1 Phân tích định lượng 59
3.5.2 Phân tích định tính 65
3.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 66
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thôngCCDT & BD Cơ chế di truyền và biến dị
Trang 8Bảng Nội dung Trang
2.3 Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện KN tự học cho HS thông qua website hỗ trợ tự học 532.4 Đánh giá việc rèn luyện KN tự học cho HS thông qua website hỗ trợ tự học 54
3.4 Bảng điểm xác định mức độ đạt được của các tiêu chí TN 603.5 Bảng tổng hợp mức độ đạt được trong từng tiêu chí về việc rèn luyện KN tự học của HS 603.6 Tần suất điểm các bài kiểm tra trắc nghiệm trong TN 633.7 Tần suất điểm các bảng kiểm quan sát năng lực tự học 64
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
2.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc cơ bản của quá trình DH 36
2.4 Vị trí, cấu trúc chương CCDT & BD, Sinh học 12 40
2.8 Một hoạt động trong khóa học Quá trình dịch mã 47
3.1 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được về KN tự học của HS qua
3.2 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 qua 3 lần TN 613.3 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2 qua 3 lần TN 613.4 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 3 qua 3 lần TN 623.5 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 4 qua 3 lần TN 623.6 Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra trắc nghiệm trong TN 643.7 Biểu đồ tần suất điểm kiểm quan sát năng lực tự học 65
Trang 10MỞ ĐẦU
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, tự học đang trở thành chiếc chìakhóa vàng trong việc chiếm lĩnh kho tàng tri thức nhân loại và là con đường tạo ratri thức bền vững cho mỗi người Bởi lẽ tự học là một giải pháp khoa học giúp giảiquyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở họcđường Nói về tự học, Bác Hồ đã dạy “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt” LuậtGiáo dục (2005), điều 28.2 cũng đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểmcủa từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú họctập cho học sinh”
Sự ra đời của các thế hệ MVT với hệ thống đa phương tiện (Multimedia) vàdịnh vụ mạng thông tin toàn cầu World Wide Web (WWW) đã đặt ra những yêucầu mới trong nghiên cứu, phát triển lý thuyết DH hiện đại, tạo tiền đề cho nhữngthay đổi sâu sắc về PPDH và phương thức đào tạo Việc sử dụng lớp học trực tuyến(Online) hỗ trợ DH đang trên đà phát triển và trở thành một trong các xu hướng mớitrong giáo dục hiện nay [46]
Trước tình hình đó, tuyên bố chung của hội nghị bộ trưởng giáo dục các nước
thành viên Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) - “Giáo dục trong xã hội học tập ở
thế kỷ XXI” đã vạch rõ: giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc định hình một xã
hội học tập, ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục nhằm mở ra một tiềmnăng rộng lớn trong việc chuẩn bị tương lai cho HS, cung cấp cơ hội học tiếp chonhững người lớn tuổi, đổi mới về cách dạy và học, tạo điều kiện cho việc hợp tácnghiên cứu khoa học và đào tạo từ xa UNESCO cũng chính thức đưa ra vấn đề nàythành chương trình trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI Nhiều quốc gia trên thế giới
đã thành công trong việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào công tác giáo dục vàđào tạo dưới những hình thức khác nhau [7]
Đối với nước ta, đổi mới PPDH thông qua việc ứng dụng CNTT và truyềnthông là một trong những mục tiêu lớn được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm.Các nghị quyết, chỉ thị đã ra đời như nghị quyết TW2 khoá VIII đã nêu “Cần phải
Trang 11đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rènluyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học Từng bước áp dụng các phươngpháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào QTDH, bảo đảm điều kiện và thời gian tựhọc, tự nghiên cứu cho học sinh” Khoản 4, Điều 45 luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ:
“Phương pháp giáo dục phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm củangười học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại
và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học”
Tuy nhiên, dù được hỗ trợ bằng nhiều phương tiện, công cụ…nhưng nếukhông có sự hướng dẫn của giáo viên thì việc tự học của học sinh ắt hẳn sẽ gặpkhông ít những khó khăn Người học có thể tự mình duyệt web, đọc các e-book,tham gia các blog, diễn đàn… nhưng khó có thể hiểu sâu sắc được các vấn đề khilượng kiến thức, thông tin đưa ra quá nhiều mà lại thiếu sự hướng dẫn Vì vậy, nếu
có thể cung cấp cho học sinh một tài liệu hướng dẫn cụ thể, giúp học sinh tự học ởnhà như là khi học trên lớp, học sinh được đặt vào những tình huống có vấn đề,được tự tìm cách giải quyết vấn đề thì hiệu quả tự học sẽ tăng lên rất nhiều
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài: " Phát triển năng lực tự học thông qua chương Cơ chế di truyền và biến dị trên website” nhằm giúp HS phát huy tính tự
giác, chủ động sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tạo niềm hứng thú học tập chocác em từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng và sử dụng website
tự học, xây dựng website hỗ trợ học sinh tự học và ôn tập chương CCDT &
BT, SH 12 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh
Hoạt động học tập của HS khối 12 THPT với hình thức tự học có hướng dẫncủa GV thông qua website hỗ trợ tự học
Trang 123.2 Đối tượng:
Quá trình tự học của HS thông qua website hỗ trợ tự học dưới sự tổ chức vàhướng dẫn của GV tại Trường THPT
Nếu xây dựng thành công Website,tổ chức cho HS tự học và ôn tậpchươngCCCT & BD thì sẽ góp phần rèn luyện kĩ năng tự học, tích cực hoá hoạt động nhậnthức, kích thích hứng thú học tập của HS, tạo điều kiện phát triển năng lực tự họccủa HS
Trong khuôn khổ bản luận văn này, chúng tôi tập trung xây dựng Website
để tổ chức cho HS tự học và ôn tập chương CCDT & BD, SH12
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng dạy và học chương CCDT & BD, SH 12 ở một sốtrường THPT trên địa bàn huyện Nam Đàn
- Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình SH 12chương CCDT & BD làm cơ
sở cho việc sưu tầm, biên tập các nguồn tư liệu phù hợp để xây dựng tài liệu
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước cũng như các chỉ thị của BộGiáo dục và Đào tạo về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mớiPPDH
Trang 13- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đềtài.
- Tìm hiểu cấu trúc, chương trình, nội dung sách giáo khoa (SGK) chươngCCDT & BD để định hướng cho việc tìm kiếm, sưu tầm nguồn tư liệu phù hợpvới nội dung của từng bài học
- Nghiên cứu các tài liệu về phần mềm mã nguồn mở phục vụ việc xây dựngwebsite (Moodle) và các phần mềm thiết kế bài giảng Elearning (Violet,powerpoint, Lecture Maker)
Để có cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng website hỗ trợ HS tự học chươngCCDT & BD, SH 12 hiệu quả chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng dạy– học môn Sinh học tại một số đơn vị trên địa bàn huyện Nam Đàn
7.2.1 Phương pháp khảo sát:
Sử dụng các phương pháp như điều tra bằng phiếu hỏi, dự giờ dạy, tham khảobài soạn của một số GV dạy môn SH lớp 12; tiến hành quan sát hoạt động học tậpcủa HS, tọa đàm trao đổi với một số GV và HS về vấn đề liên quan Phân tích sốliệu thống kê qua kết quả khảo sát, rút ra các kết luận
7.2.2 Đối tượng khảo sát và nội dung khảo sát
Đối tượng khảo sát là HS (361 HS) và GV (14 GV) thuộc 3 đơn vị: TrườngTHPT Nam Đàn 1, Trường THPT Nam Đàn 2, Trường THPT Kim Liên
Nội dung khảo sát đối với học sinh:
(1) Khảo sát điều kiện và mức độ khai thác mạng Internet trong học tập
(2) Khảo sát mức độ tích cực của HS trong quá trình học môn SH
Trang 14(3) Điều tra những khó khăn HS gặp phải khi học kiến thức chương CCDT &BD.
(4) Điều tra mức độ tự học của học sinh
(5) Khảo sát ý kiến HS về việc sử dụng website hỗ trợ dạy – học
Nội dung khảo sát đối với giáo viên:
(1) Điều tra những khó khăn GV gặp phải khi dạy kiến thức chương CCDT &BD
(2) Lấy ý kiến giáo viên về một số giải pháp để dạy kiến thức chương CCDT
& BD hiệu quả
(3) Thăm dò ý kiến giáo viên về việc sử dụng website hỗ trợ dạy – học
Gặp gỡ, trao đổi với những chuyên gia về lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu, lắngnghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để định hướng cho việc triển khainghiên cứu đề tài
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nhận thức, năng lực HS theo từng mục tiêu đạtđược
- Thiết kế các khóa học kết hợp với hướng dẫn tự học thông qua website và yêucầu HS hoàn thiện ở nhà Dùng bộ tiêu chí để đo mức độ đạt được về kiếnthức, KN, năng lực của HS
- Yêu cầu HS phải truy cập vào website và hoàn thành cáckhóa học đã đượcthiết kế trên website
Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel để đưa racác kết luận, đánh giá mang tính khách quan, chính xác và khoa học
- Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn việc xây dựng và sử dụng website hỗ trợ
HS tự học
- Thiết kế Website hỗ trợ HS tự học chương CCDT & BD,SH 12
Trang 15- Đề xuất mô hình sử dụng website hỗ trợ HS tự học kết hợp với tiết dạy trênlớp nhằm phát triển năng lực tự học, kích thích hứng thú học tập của HS.
- Luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần kết quả nghiên cứu và phần kếtluận
- Phần kết quả nghiên cứu gồm có 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
+ Chương 2: Xây dựng Website và hướng HS tự học chương CCDT & BD,SH12 thông qua website
+ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
10.1 Về vấn đề tự học
Vấn đề tổ chức, hỗ trợ, rèn luyện HS KN tự học đã được nhiều công trìnhnghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện mang tính lịch sử lâu đời; Từ triết lý giáodục cổ đại Xôcơrat (470 - 399 TCN), Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã đề cập đếngiáo dục tự học cho người học, cho đến hiện nay vấn đề tự học là xu hướng chung,tất yếu của các nền giáo dục trên thế giới
Riêng ở nước ta, trong quá trình nghiên cứu tài liệu chúng tôi tìm thấy nhiềucông trình nghiên cứu rất giá trị của các tác giả như Nguyễn Kỳ [26], Lưu XuânMới [32], Trần Bá Hoành [22], Nguyễn Cảnh Toàn [43], Thái Duy Tuyên [51], LêCông Triêm [45], Lê Đình [12], Trần Huy Hoàng [12],… Các tác giả đã xây dựngđược một cơ sở lí luận khá hoàn chỉnh về tự học, xem tự học là một hình thức, mộtphương pháp học tập cơ bản và cốt lõi đối với người học
Đã có một số luận án, luận văn nghiên cứu về vấn đề tự học và các biện pháp
tổ chức hoạt động tự học cho HS THPT trong bộ môn sinh học như: Hoàng HữuNiềm [36], Dương Thị Lan Anh [2], Đặng Thị Thái Anh [1] Trong đềtài của mình,các tác giả đã đã hệ thống được cơ sở lí luận về tự học khá đầy đủ và nêu lên đượcmột số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học qua việc tổ chức các hoạt động tựhọc cho HS dưới nhiều hình thức và phương tiện như: sử dụng CH, BT; sử dụngPHT; xây dựng tư liệu hỗ trợ tự học
Trang 1610.2 Về vấn đề ứng dụng CNTT & TT trong QTDH
Lịch sử phát triển các ứng dụng CNTT & TT vào dạy – học gắn liền với lịch
sử phát triển khoa học công nghệ điện – điện tử, lịch sử phát triển MVT, hệ điềuhành, các phần mềm ứng dụng và đặc biệt là sự xuất hiện mạng internet đã mở ranhư một kỷ nguyên mới cho nền tri thức nhân loại Qua nghiên cứu tài liệu chúngtôi tìm thấy nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng CNTT & TT vào dạy – học như:Quách Tuấn Ngọc [32], Phạm Xuân Quế [38], Lê Công Triêm [45], … Các tác giả
đã xây hệ thống cơ sở lí luận, quy trình, nguyên tắc và các giải pháp ứng dụng côngnghệ thông tin vào QTDH
Có một số luận án, luận văn nghiên cứu việc ứng dụng website hỗ trợ việc dạy– học, kiểm tra đánh giá và hỗ trợ HS tự học một số môn học Vật lý, Hóa học, Toánhọc như: Nguyễn Văn Đức[13], Lưu Thanh Tú [49], Nguyễn Thị Thanh Tuyên[52], Nguyễn Thị Thùy Linh [31], …; Các tác giả đã xác định được các cơ sở khoahọc và thực tiễn xây dựng và sử dụng Website phục vụ dạy và hỗ trợ HS tự học.Theo kết quả thực nghiệm đã công bố cho thấy các đề tài đã có những thành côngnhất định, mở ra nhiều khả năng phát triển sâu rộng việc ứng dụng website dạy –học nhiều môn học khác
Riêng với môn học Sinh học, chúng tôi tìm thấy một số tài liệu nghiên cứuứng dụng CNTT vào dạy – học của một số tác giả: Dương Tiến Sỹ [40], Phạm ThịPhương Anh [3], Dương Thanh Tú [50], Lê Thị Tâm [41] Các công trình trên đềuhướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới PPDH, tăng cường vậndụng CNTT để hỗ trợ việc dạy – học Tuy nhiên mỗi hướng nghiên cứu, vận dụngđều đi sâu vào những khía cạnh khác nhau, sử dụng các phần mềm ứng dụng hoặccác phương tiệnCNTT khác nhau
Chúng tôi đã nghiên cứu, vận dụng, kế thừa tất cả các công trình nghiên cứuvừa nêu trên và phát triển theo hướng:
- Sử dụng website làm phương tiện hỗ trợ HS tự học
- Lựa chọn phần mềm mã nguồn mở Moodle, phần mềm chuyên biệt hỗ trợ thiết
kế và quản lí các khóa học trực tuyến, để xây dựng website tự học
- Xây dựng mô hình dạy học kết hợp: Tự học trên Website – Dạy học trên lớp
Trang 17- Xây dựng mođun trắc nghiệm trực tuyến theo từng bài, chương Mỗi bài TN
HS làm đều được chấm điểm, xếp hạng, lưu kết quả ngay sau khi các em bấmnút “Nộp bài”; mỗi câu TN đều có phản hồi, giải thích đáp án
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi xây dựng website hỗ trợ HS tự họcChương CCDT & BD, SH 12 Với các định hướng nghiên cứu, xây dựng đề tài vừanêu, chúng tôi xác thực đây là hướng nghiên cứu mới, phù hợp với QTDH tronggiai đoạn phát triển CNTT & TT hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcmôn Sinh học cấp THPT
Trang 18NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: Khái niệm về năng lực
Khái niệm năng lực có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau của các tác giả trong
và ngoài nước, sau đây chúng tôi trích dẫn một số khái niệm làm cơ sở nghiên cứu : Theo Tổ chức các nước kinh tế phát triển OECD: “Năng lực là khả năng cánhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong mộtbối cảnh cụ thể” [54]
Theo Bernd Meier, Nguyễn Cường: “Năng lực là một thuộc tính tâm lí phứchợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sựsẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức” [10]
– Theo Đinh Quang Báo: Năng lực được định nghĩa theo rất nhiều cách khácnhau bằng sự lựa chọn loại dấu hiệu khác nhau Có thể phân làm hai nhóm chính[5]; [6]:
+ Nhóm lấy dấu hiệu tố chất tâm lý để định nghĩa Ví dụ: “Năng lực là mộtthuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lý của cá nhân phù hợpvới những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kếtquả tốt đẹp”
+ Nhóm lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để địnhnghĩa Ví dụ: “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩnăng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong cáctình huống đa dạng của cuộc sống” Hoặc “Năng lực là khả năng làm chủ những hệthống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vàothực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộcsống”
CHƯƠNG 3: Năng lực chung và năng lực chuyên biệt của HS
CHƯƠNG 4: Năng lực chung
– Năng lực của HS phổ thông do OECD đề nghị gồm :
+ Năng lực giải quyết vấn đề
Trang 19+ Năng lực xã hội
+ Năng lực linh hoạt, sáng tạo
+ Năng lực sử dụng thiết bị một cách thông minh
– Các chương trình giáo dục của Đức đưa ra 4 năng lực cần hình thành cho học sinhnhư sau :
+ Năng lực chuyên môn
Năng lực nhận thức đòi hỏi học sinh phải có các khả năng: quan sát, ghi nhớ,
tư duy (độc lập, logic, cụ thể, trừu tượng…), tưởng tượng, suy luận, tổng hợp–kháiquát hoá, phê phán–bình luận, từ đó có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng tự học,
tự trau dồi kiến thức trong suốt cuộc đời
Năng lực xã hội đòi hỏi học sinh phải có những khả năng giao tiếp, thuyết
trình, giải quyết các tình huống chứa vấn đề, vận hành được các cảm xúc, có khảnăng thích ứng, khả năng cạnh tranh cũng như khả năng hợp tác…
Năng lực thực hành (hoạt động thực tiễn) đòi hỏi học sinh phải có các vận
dụng tri thức (từ bài học cũng như từ thực tiễn), thực hành một cách linh hoạt (tíchcực– chủ động), tự tin; có khả năng sử dụng các công cụ cần thiết, khả năng giảiquyết vấn đề, sáng tạo, có tính kiên trì,…
Năng lực cá nhân được thể hiện qua khía cạnh thể chất, đòi hỏi trước hết học
sinh có khả năng vận động linh hoạt, phải biết chơi thể thao, biết bảo vệ sức khoẻ,
có khả năng thích ứng với môi trường; tiếp đó là khía cạnh hoạt động cá nhân đadạng khác nhau như khả năng lập kế hoạch, khả năng tự đánh giá, tự chịu tráchnhiệm,…
– Xu hướng đổi mới chương trình giáo dục sau năm 2015 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo Việt Nam, tư tưởng cốt lõi của chương trình mới là hướng đến quá trình giáo dục hình thành năng lực chung, năng lực chuyên biệt để con người có tiềm lực
Trang 20phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời Theo Đinh Quang Báo các năng lực chung [5]:
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân
– Năng lực tự học
– Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
– Năng lực tư duy
– Năng lực tự quản lý
Nhóm năng lực về quan hệ xã hội
– Năng lực giao tiếp
CHƯƠNG 5: Năng lực chuyên biệt
– Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sởcác năng lực chung theo hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động,công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt độngchuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của các lĩnh vực học tập như ngôn ngữ,toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ, nghệ thuật,đạo đức – giáo dục công dân, giáo dục thể chất
- Theo nghiên cứu đề xuất của trường Đại học Victoria (Úc) thì hệ thống các nănglực sinh học bao gồm 4 nhóm năng lực chính như sau:
+ Tri thức về sinh học (Biology knowledge): kiến thức và kĩ năng cần thiết
để có thể đảm nhận một công việc trong lĩnh vực sinh học (GV sinh học, nhà nghiêncứu sinh học) hoặc có thể tiếp tục học sau đại học về lĩnh vực sinh học
+ Năng lực nghiên cứu: Hiểu biết và sử dụng được các nguyên lý củaphương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng được các phương pháp thực nghiệm đểgiải quyết các vấn đề khoa học
Trang 21+ Năng lực thực địa: Sử dụng được các quy tắc và kĩ thuật an toàn để thựchiện các nghiên cứu trong môi trường.
+ Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Sử dụng được các quy tắc và
kĩ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm [57]
Ở trường THPT, các năng lực chuyên ngành Sinh học HS cần đạt được đó là:Năng lực kiến thức Sinh học; Năng lực nghiên cứu khoa học (Năng lực quan sát,Năng lực thực nghiệm) và Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm
- Năng lực kiến thức sinh học bao gồm các kiến thức về các cấp độ tổ chức
sống từ phân tử - tế bào – cơ thể - quần thể - quần xã – hệ sinh thái; kiến thức về cơ
sở vật chất của các hiện tượng di truyền và biến dị; kiến thức về tính quy luật củahiện tượng di truyền và ứng dụng di truyền học; các kiến thức về tiến hoá và sinhthái học
- Năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: quan sát các hiện tượng trong thực
tiễn hay trong học tập để xác lập vấn đề nghiên cứu; thu thập các thông tin liên quanthông qua nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm; hình thành giả thuyết khoa học; thiết kếthí nghiệm; thực hiện thí nghiệm; thu thập và phân tích dữ liệu; giải thích kết quảthí nghiệm và rút ra kết luận
- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm bao gồm các kĩ năng chính như:
kĩ năng sử dụng kính hiển vi; kĩ năng thực hiện an toàn phòng thí nghiệm; kĩ nănglàm một số tiêu bản đơn giản; kĩ năng bảo quản một số mẫu vật thật…
CHƯƠNG 6: Một số đặc điểm của năng lực
– Năng lực là sự đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc
cụ thể, do một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý bản thân,…) nên không tồn tại năng lực chung chung
– Năng lực là đề cập đến sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụthể (kiến thức, quan hệ xã hội,…) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phânbiệt người này với người khác Năng lực và các thành tố của nó không bất biến mà
có thể thay đổi từ năng lực sơ đẳng, thụ động tới năng lực bậc cao mang tính tự chủ
cá nhân Vì vậy, để xem xét năng lực của một cá nhân nào đó chúng ta không chỉ
Trang 22nhằm tìm ra cá nhân đó có những thành tố năng lực nào mà còn chỉ ra mức độ củanhững năng lực đó Đỉnh cao nhất của năng lực cá nhân là cá nhân có khả năng tựchủ cao trong mọi hoạt động Khả năng đó là nền tảng khi cá nhân ra quyết địnhđồng thời giúp cá nhân có thể hành động dựa trên tư duy phê phán và tiếp cận tíchhợp toàn diện Các thành tố của năng lực thường đa dạng vì chúng được quyết địnhtuỳ theo yêu cầu kinh tế xã hội và đặc điểm văn hoá quốc gia, dân tộc, địa phương.Năng lực của HS ở quốc gia này có thể hoàn toàn khác với một HS ở quốc gia khác.– Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể Năng lực chỉ tồn tạitrong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể Vì vậy, năng lực vừa
là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động, nhưng cũngphát triển trong chính hoạt động đó Năng lực được hình thành và phát triển trong
và ngoài nhà trường Nhà trường được coi là môi trường chính thức giúp HS cóđược những năng lực cần thiết nhưng đó không phải là nơi duy nhất để hình thành
và phát triển năng lực mà gia đình, cộng đồng, phương tiện thông tin đại chúng, tôngiáo và môi trường văn hoá… là những nhân tố quan trọng để hoàn thiện năng lực
cá nhân Năng lực được hình thành và phát triển liên tục trong suốt cuộc đời conngười, vì sự phát triển năng lực thực chất là làm thay đổi cấu trúc nhận thức và hànhđộng cá nhân chứ không chỉ đơn thuần là sự bổ sung các mảng kiến thức, kĩ năngriêng rẽ Do đó, năng lực có thể bị yếu dần hoặc mất đi nếu chúng ta không rènluyện tích cực và thường xuyên
– Năng lực có thể quan sát được thông qua hoạt động của cá nhân ở một tình huống
cụ thể
– Năng lực tồn tại dưới hai hình thức: Năng lực chung và năng lực chuyên biệt.Năng lực chung là năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia hiệu quả vào nhiềuhoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội Năng lực này cần thiếtcho tất cả mọi người Năng lực chuyên biệt chỉ cần thiết với một số người hoặc cần
thiết ở một số tình huống nhất định [5], [6]
CHƯƠNG 7: Năng lực tự học
CHƯƠNG 8: Khái niệm
Ngày nay với sự bùng nổ của tri thức mới, sáng tạo của khoa học công nghệ,
kỹ thuật, sự mở rộng của các ngành nghề…thì cốt lõi của PPDH là tổ chức các hoạt
Trang 23động học tập cho HS Người GV không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà cầnphải tổ chức, cố vấn cho các hoạt động học tập để HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức,chủ động đạt được các mục tiêu đã đề ra Theo đó, HS phải có đủ năng lực tự học
để thích ứng với đòi hỏi đặt ra của xã hội [33]
Việc đưa ra khái niệm tự học đã được nhiều tác giả đề cập đến:
Theo N.Arubakin: “Tự học có nghĩa là tự tìm lấy kiến thức, là quá trình lĩnhhội kiến thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong hoạt động thực tiễn, hoạt động cánhân… biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, KN của chủthể” [39]
Theo từ điển giáo dục học "Tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức khoahọc và rèn luyện KN thực hành không có sự hướng dẫn của GV và sự quản lí trựctiếp của cơ sở đào tạo" [17]
Theo Nguyễn Cảnh Toàn: Tự học được hiểu theo đúng bản chất là tự mìnhđộng não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi sử dụng cả cơ bắp, tìnhcảm … để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại về cho bản thân [43]
Như vậy, để tự học có hiệu quả, người học phải biết huy động mọi nguồn lực
từ bản thân sau đó mới sử dụng đến sự hỗ trợ của người khác
Tự học có thể diễn ra dưới sự tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của GV, hay không
có sự hướng dẫn của GV đòi hỏi người học phải nổ lực chiếm lĩnh tri thức Tự học
là một quá trình người học tìm ra vấn đề, tự thu thập thông tin, xử lý thông tin đểđưa ra các giải pháp, cách giải quyết, cách thử nghiệm từ đó thể hiện sự tìm tòi củamình bằng văn bản, bằng lời nói hoặc trao đổi ý kiến thu được với người khác Saucùng, là tự kiểm tra, đánh giá sản phẩm thu được, để điều chỉnh, tự rút kinh nghiệmcho bản thân [19]
Đặng Vũ Hoạt cho rằng: "Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của cánhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và KN do chính bản thân người học tiếnhành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, hoặc không theo chương trình và SGK đã quyđịnh Tự học có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học, nhưng nó có tính độc lậpcao và mang đậm nét sắc thái cá nhân" [23]
Trang 24Trên đây là một vài nhận định về khái niệm tự học, ngoài còn rất nhiều nhậnđịnh tương tự về tự học trong: Một số vấn đề lý luận giáo dục chuyên nghiệp và đổimới PPDH của Nguyễn Quang Huỳnh [26], Tự học như thế nào của NA Rubakin[39].
Như vậy, tự học là quá trình đòi hỏi người học phải nỗ lực tối đa, tích cực, chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức bằng hoạt động của chính mình nhằm đạt được mục đích đã đề ra từ trước.
CHƯƠNG 9: Biểu hiện của năng lực tự học
- Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và địnhhướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trungnâng cao hơn những khía cạnh còn yếu kém
- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêngcủa bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tậpkhác nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợpvới từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc đượcbằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cầnthiết; tự đặt được vấn đề học tập
- Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trìnhhọc tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vậndụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi biết vạch kế hoạchđiều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập
CHƯƠNG 10: Công cụ đo
Chúng tôi tiến hành tổng hợp tài liệu, phân tích đặc điểm, biểu hiện của năng lực tự học từ đó đề xuất bảng kiểm quan sát năng lực tự học của HS (Phụ lục 3)
CHƯƠNG 11: Các hình thức tự học
(1) Tự học hoàn toàn (không có GV): Người học tự mày mò, tự học qua tài
liệu, thực tiễn, tự rút kinh nghiệm một cách độc lập không có sự hướng dẫn của GV.Hình thức học tập này đòi hỏi người học phải có sự say mê khám phá tri thức mới,phải có một vốn kiến thức nhất định Trong tự học hoàn toàn người học gặp phải
Trang 25Các hình thức tự học
Tự học sau khi kết thúc tiết họcTự học sau khi kết thúc chương, phần kiến thứcTự học sau khi kết thúc môn họcTự học sau khi tìm hiểu kiến thức mới
Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học Hình thành kiến thức mới
Hình 1.1 Sơ đồ các hình thức tự học [24]
khó khăn do có nhiều kiến thức mới, dễ chán nản hoặc không có kế hoạch học phùhợp…
(2) Tự học qua tài liệu hướng dẫn: Người học tự tìm hiểu thông tin qua sách,
báo, giáo trình, từ đó hình thành tư duy và KN Đây là cách học mà chúng ta cầnchú ý vì cách học này giúp ta xây dựng cách học tập suốt đời Cách học này cũnggặp phải nhược điểm là trong lúc tự nghiên cứu gặp khó khăn, vướng mắc bản thânkhông tự giải quyết được
(3) Tự học dưới sự hướng dẫn của GV: HS tự học theo các nhiệm vụ được
giao và được sự hỗ trợ của GV trong quá trình tự học Hình thức tự học có hướngdẫn của GV có thể tổ chức dạy học ở hai hình thức:
- Tự học ở nhà: GV định hướng một cách gián tiếp về PP tự học và nội dung
kiến thức nghiên cứu HS chủ động sắp xếp kế hoạch, phát huy tính chủ động, tíchcực để hoàn thành những yêu cầu mà GV yêu cầu
- Tự học trên lớp: GV hỗ trợ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho nghiên cứu HS
tự chiếm lĩnh tri thức mới HS là chủ thể của quá trình nhận thức, tự giác, tích cựcsáng tạo tham gia vào quá trình học tập [17]
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi sử dụng hình thức tự học (3) – Tự học dưới sự
hướng dẫn của GV và hỗ trợ của website để rèn luyện KN tự học, hỗ trợ HS tự học
Trang 26để hình thành kiến thức mới; Tự ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học;Qua hệ thống trắc nghiệm trực tuyến trên websie hỗ trợ HS tự kiểm tra - đánh giáđồng thời giúp GV đo được kết quả quá trình tự học của HS.
CHƯƠNG 12: Vai trò của tự học
Tự học là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường phổ thông Tự học là PP, cách thức cơ bản của mỗi HS cần phải thực hiện.
Tự học sẽ giúp HS tự hoàn thiện và làm phong phú vốn kiến thức bằng sự nỗ lực tựtìm tòi, nghiên cứu
Tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao hoạt động trí tuệ của HS trong việc tìm hiểu và tiếp thu tri thức mới, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã nêu lên
sự cấp thiết phải khéo léo tổ chức việc tự học cho HS Tự học với sự nỗ lực, tư duysáng tạo đã tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bảnchất của chân lý Trong quá trình tự học, người học sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc
đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất kích thích hoạt động trí tuệ.Nếu thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân thì kết quả không thể cao dù có điều kiệnngoại cảnh thuận lợi đến mấy (thầy giỏi, tài liệu hay) Theo Aditxterrec “Chỉ cótruyền thụ tài liệu của GV mà thôi thì dù có nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũngkhông đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của HS Nắm vững kiến thức thực sự lĩnhhội chân lý, cái đó HS phải tự mình làm lấy bằng trí tuệ của bản thân” Điều nàykhẳng định thêm vai trò của việc tự học
Tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho người học Việc tự học rèn luyện cho người học thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập
giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống giúp chohọc tự tin hơn trong cuộc sống của mình Hơn thế nữa, tự học thúc đẩy HS ham học,ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão,ước mơ Do vậy, mỗi HS phải xây dựng cho mình một thói quen, một phương thức
tự học thích hợp nhất [16], [29]
Theo Nguyễn Hữu Chí (Viện chiến lược và chương trình giáo dục), hiệu quảcủa hoạt động tự học có thể thấy qua sơ đồ lưu giữ thông tin trong trí nhớ của HSnhư sau:
Trang 27Hình 1.2 Sơ đồ lưu giữ thông tin trong trí nhớ của HS
CHƯƠNG 13: Xây dựng website hỗ trợ HS tự học
CHƯƠNG 14: Cơ sở khoa học xây dựng website hỗ trợ dạy – học
Sử dụng website hỗ trợ dạy - học thực chất là quá trình ứng dụng công nghệthông tin và truyền thông (CNTT & TT) vào quá trình tổ chức dạy – học CNTT &
TT là "Tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giaotiếp, tạo ra, phổ biến, lưu trữ và quản lý thông tin" [35]
Vai trò của CNTT & TT trong giáo dục và đào tạo đã được đề cập chi tiếttrong một số tài liệu với rất nhiều nội dung được nêu ra Trong đó, một vai trò rấtquan trọng đó là CNTT & TT là góp phần tích cực vào việc đổi mới hình thức tổchức dạy học, tạo ra những mô hình dạy học mới [14],[15],[28]
Những mô hình tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT bao gồm:
- Học tập được trợ giúp bởi công nghệ (Technology Enhanced Learning – TEL);
- Học tập dựa vào công nghệ (Technology Based Learning – TBL);
- Dạy học với sự trợ giúp của máy tính (Computer-Assisted Instruction - CAI);
- Đào tạo qua máy tính (Computer Based Training – CBT);
- Dạy học được quản lý trên máy tính (Computer Managed Instruction – CMI);
- Hệ thống học tập tích hợp (Integrated Learning Systems – ILS);
- Đào tạo trên mạng (Web Based Training – WBT);
Trang 28- Học tập điện tử (Electronic Learning, E-learning) [15]
Có thể thấy với mỗi mức độ ứng dụng của CNTT & TT lại có môt hình dạyhọc tương ứng Những mức độ sử dụng ấy có thể căn cứ vào việc giáo viên sử dụngvào trong các hoạt động giảng dạy hoặc vào việc học sinh sử dụng vào trong cáchoạt động học
Dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT có những đặc điểm chính sau:
- Không bị giới hạn về không gian và thời gian
- CNTT & TT vừa là đối tượng, vừa là công cụ và phương tiện trong giáo dục,đào tạo
- Hình thức, phương pháp dạy học đa dạng và được áp dụng linh hoạt hơn
- Hiêu quả dạy - học được nâng cao với sự hỗ trợ của CNTT &TT
- Vai trò, hoạt động của giáo viên và học sinh có sự thay đổi lớn.Giáo viên làngười tổ chức hướng dẫn cho các hoạt động học của học sinh; hoạt động họcvới sự tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh trở thành trung tâmcủa các quá trình dạy học
- Tính trực quan, sinh động, linh hoạt trong các hoạt động dạy học được tănglên
- Yêu cầu cao hơn về mặt kỹ năng của giáo viên và học sinh khi tham gia quátrình dạy học
CHƯƠNG 15: Một số mô hình ứng dụng website trong dạy học
Trong các mô hình ứng dụng CNTT & TT vào quá trình dạy học đã nêu trên,chúng tôi chọn hai mô hình tiêu biểu được các chuyên gia trong và ngoài nước đánhgiá cao, đã và đang triển khai tại Việt Nam rất hiệu quả trong thời gian qua và là xuhướng tất yếu trong thời gian tới: (1) E-Learning và (2) B-Learning Chúng tôinghiên cứu, vận dụng hai mô hình này kết hợp với giờ dạy trên lớp để hỗ trợ HS tựhọc chương CCDT & BD, SH 12
CHƯƠNG 16: Vai trò của website trong việc hỗ trợ hoạt động tự học của HS
Trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng linh hoạt hai mô hình dạy – học ứng dụngCNTT & TT hiện đại, hiệu quả vừa trình bày, chúng tôi xây dựng website hỗ trợ HS
tự học chương CCDT & BD, SH 12 với các chức năng, vai trò như sau:
Trang 29(1) Cung cấp các khóa học được thiết kế theo các hoạt động tương ứng với từng đơn vị kiến thức và nguồn tư liệu minh họa phong phú, rõ ràng, đễ hiểu
Các khóa học được thiết kế bám theo chương trình THPT hiện hành, bám sátchuẩn kiến thức kĩ năng và được mở rộng nâng cao đáp ứng các yêu cầu ôn tập,củng cố chuẩn bị cho các kì thi Các khóa học đóng vai trò là công cụ, cách thức,nội dung và là phương pháp để học sinh tự học
Với nguồn các tư liệu hình ảnh, các đoạn phim, các file flash được sử dụngtrong các khóa học, không chỉ dừng lại ở việc minh họa cho kiến thức, mà đượcbiến đổi, được đặt vào các tình huống, các hoạt động để học sinh tìm hiểu, nghiêncứu
Mỗi khóa học bao gồm nhiều hoạt động nhỏ tương ứng với từng đơn vị kiếnthức hay phần kiến thức, học sinh tham gia và hoàn thành lần lượt từng hoạt độngtrong khóa học là cách thức để chiếm lĩnh tri thức Thông qua việc hoàn thành cácyêu cầu trong khóa học, học sinh rèn luyện được các kĩ năng tự học, kích thích hứngthú học tập đặc biệt là hứng thú với việc tự học đây là cơ sở để phát triển năng lực
tự học
(2) Website và hoạt động tự học là công cụ, cách thức hỗ trợ các tiết học trên lớp
Quá trình tham gia và hoàn thành các khóa học trên website, học sinh có thể
dễ dàng chiếm lĩnh được những kiến thức cơ bản của bài học và chủ động ghi lạinhững thắc mắc, những vấn đề nảy sinh, những nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liênquan trong quá trình tự học Đây sẽ là các chủ đề thảo luận, tranh luận trên lớp họcvới sự hướng dẫn hỗ trợ từ giáo viên Lúc này, khi đến lớp, ngoài các hoạt độngthảo luận, tìm kiếm lời giải đáp cho những thắc mắc, quá trình dạy học không cònnặng nề với việc tìm hiểu những kiến thức cơ bản, mà thời gian được HS chủ động
ưu tiên cho việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tự học
Như vậy, website là công cụ, cách thức hỗ trợ các tiết học trên lớp, tạo điềukiện để dành thời gian cho những vấn đề cốt lõi của mỗi bài học hơn là việc dạy họcmột cách chi tiết các nội dung của bài học Và là cách thức tạo nên sự thống nhất,
sự phối hợp giữa quá trình tự học của học sinh và quá trình dạy học trên lớp
Trang 30(3) Giúp bước đầu phát triển năng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề
Website không chỉ cung cấp cho các em kiến thức dưới dạng thông tin mà còngiúp các em phát triển năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề Websitekhông phải chỉ hoạt động thông qua các khóa học ở đó HS còn có thể phản ánh, nêucác thắc mắc của bản thân lên các diễn đàn Việc HS đưa ra vấn đề thắc mắc, giảiđáp các thắc mắc của các bạn và cả những “thắc mắc” do GV và các bạn cùng lớpđưa ra chính là bước đầu trong việc tìm tòi, nhận biết và giải quyết vấn đề Nhữngthắc mắc và các câu trả lời có trên các diễn đàn dù hay hay dở, dù đúng hay sai cũngluôn được khuyến khích bởi chỉ khi nêu ra được thắc mắc và tìm cách trả lời cácthắc mắc thì mới là lúc các em đào sâu suy nghĩ về nội dung được cung cấp sẵn
(4) Rèn luyện kĩ năng giải toán di truyền, khả năng vận dụng kiến thức
Bài toán thực chất là những vấn đề đặt ra đòi hỏi phải giải quyết bằng nhữngsuy luận logic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và cácquy luật sinh học Bài toán di truyền là phương tiện giúp HS lĩnh hội kiến thức mớimột cách sâu sắc và vững chắc Bài toán di truyền còn được dùng như là phươngtiện rèn luyện cho HS khả năng vận dụng kiến thức, liên hệ lý thuyết với thực tế,học tập với đời sống Tuy nhiên, thực tế theo phân phối chương trình thì trong suốt
cả một chương học thì số tiết bài tập là khá ít so với lượng lý thuyết có trongchương Điều này không chỉ gây khó khăn cho HS khi các em không biết cách vậndụng những kiến thức đã học như thế nào, dẫn đến việc HS chỉ học thuộc lòng cácđịnh nghĩa, các định luật, công thức một cách máy móc mà không biết ý nghĩa thực
sự của những kiến thức nào là gì, dùng để làm gì
HS có nhu cầu cần được vận dụng lý thuyết nhưng GV lại không có nhiều thờigian cho việc hướng dẫn các em giải bài tập Khó khăn này có thể được giải quyếtvới sự hỗ trợ từ website GV sẽ cung cấp bài tập và các hướng dẫn, phân loại bài tậpngay trên lớp học trực tuyến Ở nhà, HS sẽ tự làm bài tập theo sự hướng dẫn và gợi
ý có sẵn trên website Với website, GV còn có thể chấm bài trực tiếp trên mạng,không chỉ HS làm bài biết được những lỗi sai của mình mà các HS khác tham giavào hệ thống cũng có thể xem, đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân
Trang 31(5) Các bài kiểm tra trực tuyến giúp HS tự kiểm tra, tự đánh giá về khả năng của bản thân
Các bài kiểm tra được GV đưa ra dưới nhiều cấp độ nhằm giúp HS liên tụckiểm tra trình độ, khả năng của bản thân qua mỗi bài học để từ đó có những biệnpháp điều chỉnh kịp thời Khả năng tự đánh giá năng lực thực của bản thân các emqua đó cũng được nâng cao hơn Các em sẽ nhận biết được trình độ mình đạt được
so với yêu cầu của GV như thế nào Điều này giúp tránh được việc các em xaonhãng, chủ quan trong việc học Bên cạnh đó, việc HS tham gia thường xuyên cácbài kiểm tra cũng sẽ phản ánh đến GV một cách liên tục các khó khăn mà các emgặp phải để từ đó tìm cách giúp đỡ, tháo gỡ những vướng mắc cho các em
(6) Phát triển năng lực tự học thông qua quá trình tự học
Học sinh tham gia các khóa học với yêu cầu của giáo viên và dần hình thành
kĩ năng tự học, phát triển nhu cầu tự học và đặc biệt là tạo được hứng thú với hìnhthức tự học Các vấn đề này đều mang tính chất cá nhân hóa cao, đây là cơ sở đểphát triển năng lực tự học của học sinh sinh
HỖ TRỢ TỰ HỌC CHƯƠNG CCDT & BD, SH 12
Để có cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng website hỗ trợ HS tự học chươngCCDT & BD, SH 12 hiệu quả chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng dạy – học mônSinh học tại một số trường THPT trên địa bàn huyện Nam Đàn - Nghệ An
CHƯƠNG 18: Đối với học sinh:
- Về điều kiện và mức độ sử dụng mạng Internet của HS:
Bảng 1.1 Hình thức kết nối dịch vụ internet của HS
Trang 32Bảng 1.2 Mức độ sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Bảng 1.3 Mục đích sử dụng mạng Internet của học sinh
- Chủ yếu cho học tập, nghiên cứu, tìm tài liệu 30,5
- Chủ yếu cho mục đích khác (giải trí, tin tức, mạng xã hội,
Qua kết quả thống kê trên cho thấy điều kiện sử dụng internet của HS rấtthuận lợi, trên 97% HS có khả năng truy cập internet, có đến trên 80% HS truy cậpinternet thường xuyên mỗi ngày Tuy nhiên, mục đích sử dụng internet phục vụ họctập chỉ chiếm 30%
- Kết quả khảo sát mức độ tích cực của HS trong quá trình học môn SH:
Bảng 1.4 Kết quả khảo sát mức độ tích cực của HS trong quá trình học môn SH
- Chỉ coi việc học môn học là một nhiệm vụ 185 51,2
Trang 33- Thường xuyên ôn lại kiến thức cũ 43 11,9
- Tự học bài học cả khi GV không hướng dẫn 23 6,4
- Tìm đọc thêm các tài liệu có liên quan 16 4,4
Về ý thức học tập, số HS yêu thích môn học này chiếm số lượng chưa nhiều(31,0%), phần lớn HS coi việc học SH chỉ là một nhiệm vụ (51,2%)
Đối với việc chuẩn bị bài mới, số HS không chuẩn bị gì chiếm tỉ lệ thấp(12,2%), nếu GV giao nhiệm vụ cụ thể hoặc thông báo KT thì số HS có ý thứcchuẩn bị bài tương đối cao (chiếm 65,1%), số HS thường xuyên nghiên cứu trướcbài học mới và ôn lại kiến thức cũ có liên quan còn rất thấp (11,9%) Đặc biệt số HSchủ động tự đọc tài liệu, SGK mà không có hướng dẫn của GV chỉ 6,4% và tỉ lệ HStìm đọc thêm tài liệu liên quan ngoài SGK chiếm tỉ lệ rất thấp
- Điều tra những khó khăn của HS khi học kiến thức chương CCDT & BD, SH12:
Bảng 1.5 Những khó khăn HS gặp phải khi học kiến thức chương CCDT & BD
Chưa nắm chắc được các KT chương CCDT & BD 270 74,8
Rất khó khăn khi giải các dạng BT chương CCDT &
Thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho việc học tập 150 41,6
Từ thống kê kê trên phản ánh đúng hiện trạng khó khăn HS THPT khi họcchương CCDT & BD, SH 12 Nếu GV chỉ dạy theo đúng PPCT mà không cóphương pháp, giải pháp hỗ trợ HS học tập thì rất khó bảo đảm chất lượng dạy vàhọc kiến thức CCDT & BD, SH 12
Trang 34- Điều tra mức độ tự học của học sinh:
Bảng 1.6 Kết quả điều tra về thời gian HS tự học ở nhà (cho các môn học)
- Thăm dò ý kiến HS về việc sử dụng website hỗ trợ tự học:
Bảng 1.7 Kết quả điều tra ý kiến của HS về sự cần thiết của việc xây dựng website
CHƯƠNG 19: Đối với giáo viên:
- Những khó khăn của GV gặp phải khi DH chươngCCDT & BD
Trang 35Bảng 1.8 Kết quả khảo sát những khó khăn GV trong quá trình DH chương CCDT
& BD, SH 12
1 Khối lượng kiến thức của 1 bài quá nhiều so vớithời gian 45 phút của tiết học 12 85,7
3 Thiếu thời gian để tổ chức các hoạt động cũng
- Ý kiến giáo viên về một số giải pháp để dạy kiến thức CCDT & BD hiệu quả
Bảng 1.9 Kết quả khảo sát ý kiến đề xuất của GV để DHCCDT & BD hiệu quả
3 Cung cấp tài liệu để HS tự học ở nhà, lên lớp thảo luận và tổng kết kiến thức bài học. 11 78,6
- Ý kiến giáo viên về việc sử dụng website hỗ trợ dạy – học
Trang 36Bảng 1.10 Kết quả tham khảo ý kiến của GV về việc xây dựng website hỗ trợ
Về ý kiến các giải pháp, đa số GV ủng hộ giải pháp tăng cường tính chủ động,
tự lực học tập của HS, ứng dụng CNTT & TT hỗ trợ HS tự học ngoài giờ học trênlớp, học dưới sự hướng dẫn, kiểm tra của GV; vừa tự học, tự kiểm tra đánh giá bảnthân…
Qua kết quả khảo sát khách quan cả hai đối tượng GV và HS, một lần nữa chothấy mô hình xây dựng website hỗ trợ HS tự học là giải phápphù hợp nhất với thựctrạng dạy – học trong bối cảnh phát triển KHCN – KT và môi trường thông tin toàncầu hiện nay
Từ kết quả nghiên cứu, điều tra cùng với những nghiên cứu mang tính lý luận,chúng tôi đề xuất hướng giải quyết: Xây dựng website hỗ trợ HS tự học là hoàntoàn hợp lý, phù hợp với lý luận và thực tiễn
Trang 37Thực tế đã chứng tỏ tính ưu việt của Website DH Nó đã đáp ứng được nhữngyêu cầu cơ bản của QTDH, tạo ra môi trường DH khá lý tưởng với đặc tính tươngtác mạnh, với các luồng thông tin thuận nghịch được đảm bảo liên thông ở mức độcao, phù hợp với việc triển khai vận dụng các PPDH hiện đại theo hướng tích cựchoá hoạt động nhận thức của HS
Việc xây dựng và sử dụng Website trong DH không yêu cầu người thiết kếphải có kiến thức chuyên gia về tin học Với sự say mê, khả năng sáng tạo cùng sự
hỗ trợ của các công nghệ sẽ là tiền đề, điều kiện để mọi người có thể tham gia xâydựng Website DH Để Website DH đáp ứng được các yêu cầu: đa dạng, sinh động,khả năng tích hợp cao, đảm bảo tính chuẩn mực về mặt sư phạm thì cần có sự kếthợp giữa hai yếu tố khoa học và kỹ thuật Do đó, xét về yêu cầu của một PTDHhiện đại, xây dựng Website DH phải đảm bảo tính cấu trúc, nguyên tắc và nhữngyêu cầu cơ bản xác định Việc xây dựng và khai thác sử dụng chúng trong hoàncảnh nước ta cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính khoa học
Trang 38CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC
CHƯƠNG 21: Yêu cầu đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá
Định hướng đổi mới PPDH hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của HS,khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho HS tư duy độc lập, tíchcực sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vàvận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, tác động đến tinh cảm đem lại niềm tin,hứng thú học tập cho HS
Vì vậy thiết kế website hỗ trợ tự học cần chú trọng các yêu cầu:
Đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH: theo tinh thần đổi mới PPDH là thiết kế
được các hoạt động để hỗ trợ HS trong việc tự chiếm lĩnh kiến thức Các khóa họccần phải tạo môi trường sư phạm để người học hoạt động và thích nghi với trường.Tạo điều kiện cho người học hoạt động đến mức độ cao Tạo điều kiện để thực hiệnnhững ý tưởng khác nhau trong giáo dục như học mọi nơi, mọi lúc
Đáp ứng yêu cầu về đổi mới kiểm tra, đánh giá:việc kiểm tra, đánh giá cần
được tính đến ngay từ khi xác định mục tiêu của bài học, khóa học giúp cho GV và
HS kịp thời nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạyhọc Vì vậy yêu cầu đặt ra cho việc thiết kế website tự học là thiết kế được các bàikiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy học, bổ sung những lỗ hổng kiến thức của
HS, động viên kịp thời HS, đa dạng hóa hình thức kiểm tra như trắc nghiệm, bài tập
đố vui, ô chữ Chú trọng hướng dẫn HS phát triển kĩ năng và thói quen tự đánhgiá
Trang 39CHƯƠNG 22: Yêu cầu về quyền sở hữu và tính công nghệ
Phần mềm sử dụng để thiết kế website cần đảm bảo các yêu cầu:
- Về bản quyền sở hữu: Phần mềm phải được nhà cung cấp đảm bảo không có
tranh chấp về bản quyền sở hữu một phần hay toàn bộ Ưu tiên sử dụng các phầnmềm mã nguồn mở, chúng tôi sử dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle để thiết kếwebsite hỗ trợ tự học
- Về công nghệ phần mềm: Phần mềm phải có tính mở, tính cập nhật, đảm bảo
các tiêu chuẩn về thiết kế chương trình, thiết kế cơ sở dữ liệu cho phép chia sẻthông tin, dùng chung dữ liệu với các phần mềm khác
CHƯƠNG 23: Đáp ứng các yêu cầu của phần mềm dạy học
- Đảm báo phù hợp về nội dung: Website phải được xây dựng theo chương
trình và SGK của bậc học, cấp học, lớp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Đáp ứng được yêu cầu về: hình thành kiến thức mới, nội dung trọng tâp, mức độ líthuyết, thành hành, rèn luyện kĩ năng của một môn học hoặc tích hợp được nhiềumôn học
- Đảm bảo đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh: Website đảm bảo phù hợp đặc
điểm tâm lí lứa tuổi HS Nội dung trình bày khong kéo dài, không hiển thị cùng mộtthời điểm đồng thời nhiều thông báo trên màn hình Câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễhiểu Âm thành, hình ảnh, màu sắc trang nhã, kích thước chữ phù hợp, không gâyảnh hưởng xấu đến tâm lí, sức khỏe, đảm bảo việc tạo hứng thú và cuốn hút HS
- Đảm bảo sự liên thông giữa các hình thức, phương pháp và phương tiện dạy học khác:Website hỗ trợ dạy học phải cho phép sử dụng với các hình thức tổ chức
dạy học khác nhau: đồng loạt, tổ, nhóm, cá nhân Có khả năng sử dụng phối hợp vớicác phương tiện dạy học khác như: máy tính, máy chiếu, các thiết bị di động
- Đảm bảo tính tương tác: Website phải đảm bảo tương tác tích cực với người
học, đưa ra các hướng dẫn phù hợp với từng tình huống sư phạm Cho phép ngườihọc tự thiết kế, lựa chọn lộ trình học tập thích hợp
- Đảm bảo yêu cầu đánh giá: Websitephải đánh giá được kết quả học tập theo
quá trình, phân tích, nêu ra nguyên nhân dẫn đến sai sót và chỉ ra các biện phápkhắc phục cho người học
Trang 40Giáo viên – Hoạt động dạy Học sinh – Hoạt động học
Mội trường Kinh tế - Xã hội, Cách mạng Khoa học và công nghệ
MT: Mục tiêu dạy họcND: Nội dung dạy học PP: Phương pháp dạy họcTC: Hình thức tổ chức dạy học PT: Phương tiện dạy họcĐG: Kiểm tra – Đánh giá
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc cơ bản của quá trình dạy học [8]
CHƯƠNG 24: Đảm bảo tính thân thiện trong sử dụng
Website phải có giao diện thân thiện (dễ tìm hiểu, dễ tiếp cận, dễ thao tác, dễ
sử dụng, tận dụng được các thói quen ), nhất là khi người dùng không có điều kiệntiếp cận với công nghệ còn nhiều và đang ở trong những vị trí công tác khác nhaucủa nhiều lĩnh vực hoạt động văn hoá, XH thì điều đó càng được quan tâm hơn, và
nó cũng phù hợp với mong muốn của con người là điều kiện lao động ngày càngphải được cải thiện
Bản chất quá trình tự học có hướng dẫn là một quá trình dạy học, vì thế khixây dựng website hỗ trợ HS tự học phải dựa trên nền tảng các yếu tố cấu trúc cơbản của quá trình dạy học và mối liên hệ logic giữa chúng
Theo quan điểm hệ thống, QTDH được xác định như là một hệ thống gồm 6yếu tố cấu trúc cơ bản: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức,đánh giá có liên quan mật thiết với nhau Các yếu tố cấu trúc của QTDH tương tácvới nhau và có quan hệ chặt chẽ với môi trường Kinh tế - Xã hội, với sự phát triểnKhoa học và Công nghệ