Vận dụng dạy học khám phá để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin
số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn được rút ra từ thực tế nghiên cứu, kháchquan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác
Vinh, tháng 09 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Gia Đăng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS.Phan Đức Duy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trong khoa Sinh Trường Đại học Vinh
đã nhiệt tình giảng dạy và có những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài
Đồng thời, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, phòng Sau Đại họccủa Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho chúng tôi học tập và nghiên cứu
Cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô trong Tổ Sinh và học sinh Trường NghiLộc 2, Trường THPT Nghi Lộc 5 đã tạo điều kiện và hợp tác cùng với chúng tôi trongquá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã nhiệt tình độngviên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Trang 33.3 Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm lxxx3.3.1 Đối tượng lxxx3.3.2 Nội dung lxxx3.4 Bố trí thực nghiệm sư phạm lxxx3.5 Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm lxxxi3.6 Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá lxxxi3.6.1 Phân tích định lượng lxxxi3.6.2 Phân tích định tính lxxxvi3.7 Kết luận chương 3 lxxxvii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
ĐC : Đối chứng
TN : Thực nghiệmHĐKP : Hoạt động khám pháNST : Nhiễm sắc thể
SGK : Sách giáo khoaSGV : Sách giáo viên
KT : Kiến thức
SH : Sinh họcTHPT : Trung học phổ thôngTTDT : Thông tin di truyền
GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm lxxx3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm lxxx3.3 Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm lxxx3.3.1 Đối tượng lxxx3.3.2 Nội dung lxxx3.4 Bố trí thực nghiệm sư phạm lxxx3.5 Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm lxxxi3.6 Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá lxxxi3.6.1 Phân tích định lượng lxxxi3.6.2 Phân tích định tính lxxxvi3.7 Kết luận chương 3 lxxxvii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm lxxx3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm lxxx3.3 Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm lxxx3.3.1 Đối tượng lxxx3.3.2 Nội dung lxxx3.4 Bố trí thực nghiệm sư phạm lxxx3.5 Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm lxxxi3.6 Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá lxxxi3.6.1 Phân tích định lượng lxxxi3.6.2 Phân tích định tính lxxxvi3.7 Kết luận chương 3 lxxxvii
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong tình hình xã hội hiện nay, sự bùng nổ của thông tin, khoa học kỹ thuật pháttriển như vũ bão đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội Trướcyêu cầu đổi mới của thời đại, trong giáo dục cũng đòi hỏi phải đổi mới, quá trình đổi
Trang 5mới phải đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cáchthức đánh giá kết quả dạy học, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là khâu đột pháđồng thời cũng là bước quyết định đến việc nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầucủa thời đại mới Trước đây luật giáo dục coi SGK là pháp lệnh, điều đó đã buộc giáoviên chỉ truyền thụ một chiều rập khuôn SGK, nên việc tìm ra các phương pháp dạyhọc để phát huy được tính tích cực, tự học và chưa rèn luyện kỹ năng tư duy cho họcsinh, nên kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế từ đó tạo sựnhàm chán, học sinh thụ động và quá phụ thuộc vào giáo viên trong từng tiết học Hiệnnay, nội dung và chương trình của SGK cũng đã được thay đổi để phù hợp với yêu cầucủa thời đại, SGK, SGV và Chuẩn KT- KN là phương tiện dạy học, nên việc tổ chứcdạy học của giáo viên nhằm phát huy năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự học củahọc sinh, làm cho học sinh làm việc nhiều hơn, suy nghĩ tập trung hơn, đồng thời phảitác động đến tâm lí hứng thú học tập của học sinh từ đó tạo môi trường học tập, thi đuathông qua các hoạt động học tập.
Như vậy, đổi mới phương pháp trong dạy học không chỉ đơn thuần là dạy nhữngkiến thức có sẵn trong SGK mà còn phải dạy như thế nào để phát huy tính tự học củahọc sinh, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo chongười học, phải hướng dẫn tổ chức cho học sinh cách học, cách tiếp cận kiến thức, các
kỹ năng cơ bản để học sinh có thể chủ động lĩnh hội, diễn đạt được ý mình hiểu và vậndụng kiến thức ngay cả khi không có thầy, đó là vấn đề cấp thiết và hoàn toàn phù hợpvới tinh thần chỉ đạo của Đảng, nhà nước ta cũng như ngành GD & ĐT quan tâm chỉđạo Từ đó đào tạo ra những con người thực sự làm chủ, năng động, linh hoạt trongứng xử với tinh thần hợp tác trong lao động, những con người biết tự học để thườngxuyên tự đổi mới kiến thức, có thể bắt kịp sự đổi mới của khoa học và công nghệ đangdiễn ra thường ngày Vì vậy đổi mới giáo dục để phù hợp với tiến trình phát triển của
xã hội là điều thiết yếu hiện nay
Sinh học vốn là môn học khoa học thực nghiệm với một lượng kiến thức lớn, thờigian ngắn và có tính ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng nhưtrong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong giáo dục nhân cách học sinh góp phầnvào nhiệm vụ giáo dục toàn diện vì vậy việc thiết kế các hoạt động học tập phát huytính tích cực chủ động, gợi sự tò mò và thích khám phá, phát huy được hoạt động độc
Trang 6lập của từng cá nhân và hoạt động tập thể, hướng dẫn cách tự học cho học sinh, rènluyện năng lực tư duy sáng tạo và xử lý linh hoạt cho người học vấn đề này đặt ra chogiáo viên phải tìm ra các phương pháp tối ưu phù hợp với đối tượng học sinh Mộttrong những phương pháp để phát huy tính chủ động tích cực, rèn luyện kỹ năng chohọc sinh là đưa học sinh vào các hoạt động Việc giải quyết các hoạt động đó sẽ giúpcho học sinh vừa củng cố được kiến thức cũ, vừa khám phá ra được những nguồn trithức mới Đồng thời qua đó rèn luyện cho các em kỹ năng tư duy logic như so sánh,phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa nhằm phát triển nhân cách toàndiện cho học sinh.
Thực hiện công cuộc cải cách giáo dục, nội dung sách giáo khoa đã có sự thayđổi nhiều, được thiết kế có tính hệ thống từ sinh học tế bào lớp 10 đến sinh học cơ thểlớp 11, với nhiều nội dung kiến thức mới và khó Phần Sinh học tế bào đây kiến thứcnền tảng, cơ bản làm cơ sở để tiếp cận với các nội dung kiến thức ở lớp cao hơn Phầnsinh học tế bào được biên soạn theo cách tiếp cận mới là dựa vào các hoạt động họctập, tuy nhiên các hoạt động trong tài liệu chưa đủ để tổ chức cho học sinh tự mình chủđộng khám phá tìm ra nguồn tri thức mới Do đó, việc thiết kế các hoạt động để tổchức cho học sinh học tập phần Sinh học tế bào nhằm phát huy tính tích cực, chủ độngsáng tạo của học sinh là vấn đề thiết thực
Từ những điều đã phân tích trên, xuất phát từ đặc thù môn sinh học và phần kiếnthức sinh học tế bào 10 – THPT tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và chọn đề tài
“Vận dụng dạy học khám phá để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10”
Hy vọng qua đề tài này, chúng tôi sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào việc nângcao chất lượng dạy học nói chung, dạy học môn Sinh học nói riêng
Trang 72 Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ thực tiễn dạy - học môn Sinh học, trong luận văn chúng tôi đã nghiêncứu vận dụng phương pháp dạy học khám phá để thiết kế, cải tiến và đề xuất quy trình sửdụng các hoạt động khám phá nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua đó nângcao chất lượng dạy - học phần Sinh học tế bào bậc Trung học phổ thông
3 Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động khám phá để rèn luyện các kỹ năng tự học cho học sinh phần Sinhhọc tế bào bậc Trung học phổ thông
4 Giả thuyết khoa học:
Nghiên cứu phương pháp dạy học khám phá để thiết kế các hoạt động khám phá,
từ đó vận dụng các hoạt động này một cách hợp lý phù hợp với mục tiêu, nội dung từ
đó rèn luyện kỹ năng tự học của HS và kích thích được tính tích cực, chủ động, tựnhận thức của học sinh qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nănglực tự học và tự giải quyết vấn đề của học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học tế bào bậc Trung học phổthông làm cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động khám phá
- Nghiên cứu quy trình sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học
- Thiết kế, cải tiến và vận dụng các hoạt động khám phá để dạy học phần Sinhhọc tế bào bậc Trung học phổ thông qua đó rèn luyện kỹ năng tự học cho HS
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả vận dụng các hoạt động khám phá
đã xây dựng được
6 Phương pháp nghiên cứu:
Trong luận văn tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhànước trong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, các tài liệu lý luận dạyhọc, đặc biệt là dạy học bằng các hoạt động khám phá, các phương pháp tự học làm cơ
sở cho việc vận dụng vào dạy học phần Sinh học tế bào bậc Trung học phổ thông
Trang 86.2 Phương pháp điều tra cơ bản:
Điều tra về thực trạng, từ đó phân tích nguyên nhân hạn chế chất lượng dạy vàhọc Sinh học nói chung và Sinh học tế bào nói riêng ở trường Trung học phổ thông
- Đối với giáo viên:
+ Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về thực trạng giảng dạy bộ môn Sinh học nóichung, phần Sinh học tế bào nói riêng
+ Tham khảo giáo án, dự giờ của một số giáo viên và trao đổi với đồng nghiệpthông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn
- Đối với học sinh:
Dùng phiếu điều tra để điều tra thực trạng dạy - học bộ môn Sinh học ở trườngTrung học phổ thông
6.3 Phương pháp chuyên gia:
Gặp gỡ, trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình đang nghiên cứu, lắngnghe sự tư vấn, góp ý của các chuyên gia để định hướng cho việc triển khai đề tài
6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc rèn luyện KN tự học
- Đánh giá kết quả của TNSP dựa trên các tiêu chí đã xây dựng
6.5 Phương pháp thống kê toán học:
- Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tổ chức TN
- Tính tỉ lệ phần trăm số liệu thu được theo từng tiêu chí
Trang 97 Những đóng góp mới của đề tài:
- Nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học khám phá, thiết kế các hoạt độngkhám phá để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học môn sinh học của học sinh THPT
- Đề xuất quy trình sử dụng hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh học tếbào bậc Trung học phổ thông
- Xây dựng các tiêu chí để đánh giá KN tự học trên lớp của HS
8 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Vận dụng dạy học khám phá để rèn luyện cho HS kỹ năng tự họcphần Sinh học tế bào
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
9 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS là một trong những nhiệm
vụ hàng đầu của người GV trong quá trình dạy học Hiện nay, dạy học ngoài việc chú ýđến nội dung bài học thì việc rèn luyện KN cho HS là việc làm không thể thiếu Trong đó,
KN tự học luôn được sự quan tâm, thu hút và chú ý của các nhà giáo dục trong và ngoàinước dưới nhiều góc độ khác nhau
9.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
PPDH lấy người học làm trung tâm bắt đầu phát triển từ những năm 20 và pháttriển mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỉ XX Việc vận dụng và thiết kế các hoạtđộng khám phá nhằm kích thích tính tích cực, chủ động, tự tìm tòi sáng tạo của HS đãđược các nhà khoa học đặc biệt quan tâm, năm 1903 lí thuyết hoạt động của A.NLeonchev - nhà tâm lý học người Nga - ra đời đặt nền móng cho quan niệm dạy họcbằng các hoạt động khám phá Lí thuyết hoạt động đã được vận dụng để giải quyếthàng loạt vấn đề lí luận và thực tiễn dạy học, trong đó chủ yếu là việc thiết kế và tổchức các hoạt động học tập cho người học Vận dụng lí thuyết hoạt động vào dạy họcđược nhiều nhà giáo dục học quan tâm nghiên cứu B Skinner (1904-1990) trong haitác phẩm chính của mình: “Hành vi của sinh vật” (1938) và “Công nghệ dạy học”(1968) đã cho rằng: Học là quá trình tự điều chỉnh hành vi để dẫn tới hành vi mongmuốn, dạy là tạo thuận lợi cho học Vào những năm 1920, ở Anh “PPDH tích cực” bắt
Trang 10đầu được quan tâm nghiên cứu và sử dụng trong trường học Ở Pháp các “nhà trườngmới” được hình thành với mục tiêu dạy học phát triển năng lực ở trẻ em và học tập tựquản Tương tự, đổi mới PPDH cũng diễn ra ở Ba Lan, Đức, Liên Xô (cũ), Pháp, TiệpKhắc… Như vậy, PPDH thời kỳ này đã chú ý tới vai trò tích cực của HS và GV có vaitrò cố vấn trong hoạt động tích lũy tri thức, phát triển năng lực tư duy của HS [14],[24].
Vào những năm 1970, Mỹ đã vận dụng PP học tập theo nhóm kết hợp với việccung cấp các phiếu hướng dẫn để HS tiến hành hoạt động học tập tự lực, theo nhịp độphù hợp với năng lực [28]
Ở Hàn quốc từ thập niên 90 đến nay, giáo dục hướng vào xã hội công nghiệpluôn tập trung vào phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và tính sángtạo Chính vì vậy, Hàn Quốc có quyền tự hào là một trong những quốc gia có nền giáodục phát triển mạnh trên thế giới về cả chất lượng lẫn số lượng [23]
Ở Nhật, Thái Lan cũng đang tiến hành cải cách giáo dục với mục tiêu là giảm giờlên lớp, sách giáo khoa (SGK) viết theo lối chú trọng vào giải quyết vấn đề, chú trọngthực hành, giảm thời lượng dành cho các môn chính, các trường tự chọn nội dung và
PP dạy cho “môn học tổng hợp” nhằm giảm bớt căng thẳng, tạo không khí học tậpnghiên cứu tự nguyện, thoải mái không gò bó cho HS [20],[28]
Ở Anh, năm 1920 đã hình thành những nhà trường mới nhằm phát huy năng lựctrí tuệ của trẻ, khuyến khích các hoạt động tự lực, tích cực của học sinh Ở Pháp, sauđại chiến thế giới thứ hai đã hình thành một số trường thí điểm lấy hoạt động sángkiến, hứng thú nhận thức của học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người giúp đỡ,phối hợp các hoạt động của học sinh hướng vào việc hình thành nhân cách của các em.Trong những năm 1970-1980, Bộ Giáo dục - Đào tạo Pháp đã khuyến khích tăngcường vai trò tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập.[18][28][31]
9.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, vào những năm 70 của thế kỷ XX, vấn đề phát huy tính tích cực họctập của HS bắt đầu được quan tâm Có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm đổi mớiPPDH, phát huy trí tuệ của người học như: Đinh Quang Báo, Trần Bá Hoành, Nguyễn
Sỹ Ty, Lê Nhân, Nguyễn Ngọc Quang, Lê Đình Trung, Vũ Đức Lưu, Nguyễn ĐứcThành, Vũ Đức Thâm Các phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu, áp dụngnhiều trong đó phương pháp dạy học bằng các hoạt động khám phá là một hướng dạy
Trang 11học thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục Có rất nhiều tác giả nghiêncứu về phương pháp dạy học này như: Tác giả Nguyễn Thị Dung - Trường Cao đẳng
sư phạm Hà Nội có bài viết: Nâng cao năng lực tư duy của học sinh thông qua dạy học khám phá (Tạp chí phát triển giáo dục, số 6 - Tháng 6 năm 2005); tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam - Đại học Cần Thơ có bài: Vận dụng hình thức dạy học khám phá vào dạy học Văn ở trường Đại học (Tạp chí dạy và học ngày nay, số 9, tháng 7/2003) Trong số đó nổi bật là những bài viết của tác giả Trần Bá Hoành trên các báo, tạp chí chuyên ngành như: Đổi mới cách viết sách giáo khoa bậc trung học (Tạp chí giáo dục, số 89, năm 2004), Học bằng các hoạt động khám phá (Tạp chí Thế giới
trong ta, số 35 + 36, tháng 1 + 2 năm 2005); Những bài viết này đã được tác giả tập
hợp lại trong cuốn sách: Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm, năm 2006; Hoạt động hóa người học trong dạy học sinh học của tác giả Phan Đức Duy Trong các bài viết đó, tác giả nêu bật bản chất của
dạy học khám phá, phương pháp tổ chức các hoạt động khám phá, ưu nhược điểm vànhững điều kiện áp dụng phương pháp dạy học bằng các hoạt động khám phá
Năm 2006, tác giả Đặng Thị Bé Trang với đề tài: "Thiết kế các hoạt động để tổ chức học sinh học tập phần Cơ sở di truyền học bậc trung học phổ thông" đã cho thấy
hiệu quả của việc thiết kế các hoạt động nói chung, hoạt động khám phá nói riêngtrong dạy học Sinh học [1] [5] [19] [9] [11] [21] [15] [16] [14] [22] [20]
Gần đây có nhiều tác giả đã nghiên cứu về tổ chức rèn luyện KN tự học cho HSbằng nhiều cách khác nhau như:
Trần Bá Hoành, Phan Đức Duy đã nghiên cứu về khái niệm PHT, vai trò củaPHT, các dạng PHT, thiết kế PHT và cách sử dụng PHT trong dạy học để phát huytính tích cực tự học của HS [1],[7]
Có thể nói, càng về sau các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn đến vấn đề rènluyện KN tự học cho HS bằng nhiều cách khác nhau trong quá trình dạy học Nhưnghầu như các tác giả chưa đi sâu vào vấn đề sử dụng các hoạt động khám phá để rènluyện cho HS các KN tự học khi dạy học sinh học nói chung hay phần Sinh học tế bàonói riêng Vì vậy, đây là vấn đề khá mới cần đi sâu và nghiên cứu
Tóm lại, đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người học, tổ chức các hoạtđộng học tập tự lực, chủ động đã trở thành xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới
Trang 12và trong khu vực Với những hình thức dạy học mới, việc thiết kế các hoạt động khámphá để tổ chức học sinh học tập là hết sức cần thiết và cần phải tiếp tục nghiên cứu vàvận dụng vào thực tế dạy học góp phần đổi mới phương pháp giáo dục toàn diện chohọc sinh theo định hướng phát triển năng lực.
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài:
1.1.1 Khái niệm hoạt động và hoạt động khám phá trong học tập.
1.1.1.1 Hoạt động là gì
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động:
Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơbắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu củamình [8] [23]
Quan niệm triết học cho rằng: Hoạt động là phương thức tồn tại của con ngườitrong thế giới Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) vàthế giới (đối tượng) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và con người [8]
Về mặt tâm lí học, hoạt động là tính tích cực bên trong (tâm lí) và bên ngoài (thểlực) của con người Hoạt động được sinh ra từ nhu cầu và được điều chỉnh bởi mụctiêu mà chủ thể nhận thức được Hoạt động gắn liền với nhận thức và ý chí, dựa hẳnvào chúng và không thể xảy ra nếu thiếu chúng [8] [23]
Học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ trithức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành thi thức có tínhchất xã hội của cộng đồng lớp học; giáo viên kết luận cuộc đối thoại, đưa ra nội dung
Trang 14vấn đề làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cậnvới tri thức khoa học của nhân loại.
Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềmdẻo trong tư duy và năng lực tự học Đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bảnthân người học
- Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thứctrong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hộinhững tri thức mà loài đã tích lũy được Tuy nhiên, trong học tập học sinh cũng phải
"khám phá" ra những điều mới đối với bản thân
Hoạt động khám phá trong học tập không phải là một quá trình mò mẫm nhưtrong nghiên cứu khoa học mà là một quá trình có hướng dẫn của giáo viên, trong đógiáo viên khéo léo đặt người học vào vị trí người khám phá lại những tri thức trong disản văn hóa của loài người, của dân tộc Giáo viên không cung cấp những kiến thứcmới thông qua phương pháp thuyết trình giảng giải mà bằng phương pháp tổ chức hoạtđộng khám phá để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới [18] [5] [4]
1.1.2 Đặc điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá.
Dạy học bằng các hoạt động khám phá là một phương pháp hoạt động thống nhấtgiữa thầy và trò để giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung tiết học Trong
đó giáo viên là người nêu vấn đề, học sinh hợp tác với nhau giải quyết vấn đề
Dạy học khám phá là một hướng tiếp cận mới của dạy học giải quyết vấn đề màchúng ta đã được làm quen trước đây với những đặc điểm nổi bật như sau:
- Đặc trưng của dạy học khám phá là giải quyết các vấn đề học tập nhỏ và hoạtđộng tích cực hợp tác theo nhóm, lớp để giải quyết vấn đề
- Dạy học khám phá có nhiều khả năng vận dụng vào nội dung của các bài Dạyhọc giải quyết vấn đề chỉ áp dụng vào một số bài có nội dung là một vấn đề lớn, cóliên quan logic với nội dung kiến thức cũ
- Dạy học khám phá hình thành năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho họcsinh, chưa hoàn chỉnh khả năng tư duy logic trong nghiên cứu khoa học như trong cấutrúc dạy học giải quyết vấn đề
- Tổ chức dạy học khám phá thường xuyên trong quá trình dạy học là tiên đềthuận lợi cho việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
Trang 15Dạy học khám phá có thể được sử dụng lồng ghép trong khâu giải quyết vấn đềcủa kiểu dạy học giải quyết vấn đề.
- Mục đích cuối cùng của các hoạt động khám phá là hình thành kiến thức, kĩnăng mới, xây dựng thái độ niềm tin và rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí tìnhhuống, giải quyết vấn đề cụ thể nào đó ở học sinh [8]
1.1.3 Ưu, nhược điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá.
- Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thứccủa mình là cơ sở hình thành phương pháp tự học
- Giải quyết vấn đề nhỏ, vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyên trongquá trình học tập là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành vàgiải quyết vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn
- Đối thoại thầy - trò, trò - trò tạo ra bầu không khí sôi nổi, tích cực góp phầnhình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng [8]
- Nếu không có kinh nghiệm tổ chức hoạt động khám phá sẽ đưa lại những ấntượng sai lầm trong tư duy, gây bất lợi cho học sinh về sau này [8] [5]
Trang 161.1.4 Những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá.
Để nâng cao hiệu qủa dạy và học GV cần khai thác, thiết kế và tổ chức được cáchoạt động nhận thức cho HS Những hoạt động nhận thức phải dựa trên mục tiêu vànội dung bài học Thông qua các hoạt động HS sẽ có nhận thức tốt hơn, nhớ lâu hơn.Theo Kant nói “Cách tốt nhất để hiêủ là làm” Vậy để thiết kế các hoạt động giúp HSlĩnh hội kiến thức mới có hiệu quả cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Thiết kế các hoạt động khám phá phải đảm bảo tính lôgic, đặt trong mối quan
hệ với bài trước, bài sau và mang tính vừa sức, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo củahọc sinh
- Sự hướng dẫn của giáo viên cho mỗi hoạt động phải ở mức cần thiết mới lôicuốn được học sinh
- Giáo viên phải giám sát các hoạt động của học sinh, biết gần gũi học sinh, pháthiện sớm những nhóm đi chệch hướng để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo kế hoạch thờigian Biết khuyến khích hoạt động của các nhóm bằng cách cho điểm cộng, bằngnhững lời nhận xét, khen ngợi
- Để hạn chế tình trạng những học sinh khá, giỏi thường đảm nhận việc báo cáokết quả khám phá, giáo viên có thể yêu cầu bất kì thành viên nào của nhóm lên trìnhbày hoặc mỗi thành viên trình bày một ý kiến
- Trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá cần tránh hai xu hướng, thứ nhất là
xu hướng hình thức (tức là chỗ nào dễ để học sinh khám phá mới tổ chức hoạt động),thứ hai là xu hướng cực đoan (tức là muốn biến toàn bộ nội dung bài học thành cáchoạt động khám phá) [5] [8] [10]
1.1.5 Các dạng hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động khám phá.
Hoạt động học tập là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơ bắp hướngtới mục tiêu xác định Hoạt động khám phá trong học tập có nhiều dạng khác nhau, từtrình độ thấp lên trình độ cao tùy theo năng lực của người học và được tổ chức theo hìnhthức cá nhân, nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn tùy theo mức độ phức tạp của vấn đề cần khá
Trang 17Có thể trình bày tóm tắt như sau: [8] [18]
Hình 1.1 Các dạng và hình thức tổ chức các hoạt động khám phá
Trong khuôn khổ đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi tiến hành xây dựng hoạt độngkhám phá ở 4 dạng: trả lời câu hỏi; lập và phân tích bảng, biểu, đồ thị; giải quyết tìnhhuống; giải bài tập thực nghiệm Đây là những dạng hoạt động theo tôi sẽ được sửdụng nhiều trong dạy học phần Sinh học tế bào bậc Trung học phổ thông
1.1.5.1 Câu hỏi:
CH là dạng cấu trúc ngôn ngữ dễ dàng diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh
đề cần được giải quyết CH được sử dụng vào những mục đích khác nhau của quá trìnhdạy học [8]
Dạng hoạt động
- Trả lời câu hỏi
- Điền từ, điền bảng, điền tranh câm
- Lập bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ, bản đồ,
đọc và phân tích
- Làm thí nghiệm, đề xuất giả thuyết,
phân tích nguyên nhân, thông báo kết
quả
- Thảo luận, tranh cãi về một vấn đề
- Giải bài toán nhận thức, xử lí tình
huống
- Nghiên cứu ca điển hình, điều tra thực
trạng, đề xuất và thực nghiệm phương
- "Kim tự tháp" (hợp 2 nhóm 2 người
thành nhóm 4 người, hợp 2 nhóm 4 người thành nhóm 8 người)
- Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
- Xây dựng giá trị, thái độ, niềm tin
- Rèn luyện tư duy, năng lực xử lý tình huống, giải quyết vấn đề
Trang 18Theo Trần Bá Hoành: CH kích thích tư duy là CH đặt ra trước HS một nhiệm vụnhận thức, khích lệ và đòi hỏi họ cố gắng trí tuệ cao nhất, tự lực tìm ra câu trả lời bằngcách vận dụng các tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, qua đó lĩnh hộikiến thức mới và được tập dượt được phương pháp nghiên cứu, phương pháp giảiquyết vấn đề, có được niềm vui của sự khám phá [16].
1.1.5.2 Bài tập tình huống trong dạy học
Là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình daỵ học,
là dạng bài toán ơrictic chứa đựng mâu thuẫn nhận thức Mâu thuẫn này phải có tácdụng kích thích được tính tích cực nhận thức của học sinh, học sinh chấp nhận nó như
là một nhu cầu và có khả năng tự giải quyết được hoặc giải quyết dưới sự hướng dẫncủa giáo viên [8] [36]
1.1.5.3 Bài tập thực nghiệm
Là những nhiệm vụ cho học sinh thực hiện trong đó có chứa đựng nội dung thựcnghiệm, khi giải các bài tập này học sinh không chỉ lĩnh hội được tri thức mới mà cònphát triển được tư duy, trau dồi kĩ năng thực hành [10]
1.2.1 Kỹ năng tự học của HS
1.2.1.1 Kỹ năng
Hiện nay có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm Kỹ năng:
Theo Trần Bá Hoành: KN là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận đượctrong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn KN đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léotrở thành kỹ xảo [22]
Theo Xavier: Tích giữa kỹ năng với nội dung bằng mục tiêu (Kỹ năng × Nội dung = Mục tiêu) hay nói cách khác KN chỉ biểu hiện thông qua một mục tiêu.
Kĩ năng: hoạt động có tính lặp lại trong một bối cảnh quen thuộc (tính quenthuộc, lặp lại) g thành thạo dần qua thời gian [33]
Như vậy KN có thể được hiểu là khả năng thu nhận, lĩnh hội kiến thức thông quahoạt động và muốn có KN cần phải được rèn luyện dựa trên nội dung kiến thức nào
đó Để thật sự có được một KN nào đó cần phải được tiến hành một cách thườngxuyên và lâu dài
1.2.1.2 KN học tập
Trang 19Học tập là loại hình hoạt động cơ bản, một loại hoạt động phức tạp của conngười Muốn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thống KN chuyên biệtgọi là KN học tập Theo quan điểm tâm lý học, KN học tập là khả năng của con ngườithực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp hoàn cảnh nhất định, nhằm đạtđược mục đích, nhiệm vụ đề ra [3]
Từ đó ta có thể phân loại KN học tập như sau:
* Các KN học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc thu thập, xử
lý thông tin và sử dụng thông tin bao gồm: KN làm việc với SGK, KN quan sát, KNtiến hành thí nghiệm, KN phân tích – tổng hợp, KN so sánh, KN khái quát hoá, KNsuy luận, KN áp dụng kiến thức đã học
* Các KN học tập phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá trình học tập liênquan đến việc quản lý PT học tập, thời gian, sự hỗ trợ từ bên ngoài và chất lượng: KN
tự kiểm tra, tự đánh giá, KN tự điều chỉnh
* Các KN phục vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác: KN học nhóm [21]
Có thể nói việc thiết kế các hoạt động khám phá nhằm phục vụ chức năng nhậnthức liên quan đến thu thập, xử lý, diễn đạt thông tin và các KN phục vụ việc rèn luyện
KN tự học trong dạy học Sinh học là vấn đề mới, cấp thiết và có tính khả thi cao
ra của xã hội [12] [33]
Việc đưa ra khái niệm tự học đã được nhiều tác giả đề cập đến:
Theo N.Arubakin: “Tự học có nghĩa là tự tìm lấy kiến thức, là quá trình lĩnh hộikiến thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong hoạt động thực tiễn, hoạt động cá nhân…biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, KN của chủ thể” [26].Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời rất quan tâm đến vấn đề tự học – tự đào tạo.Người đã chỉ ra rằng: “Tự học là sự nỗ lực của chính bản thân người học, sự làm việccủa bản thân người học một cách có kế hoạch trên tinh thần tự động học tập, lại còncần phải có môi trường (tập thể để thảo luận) và quản lý chỉ đạo giúp vào”
Trang 20Việc tự học không phải là nhiệm vụ riêng biệt của mỗi HS mà nó phải được gắnkết chặt chẽ với người dạy, không loại bỏ vai trò của người dạy, người dạy phải cónhiệm vụ rèn luyện cho HS KN tự học, tự làm việc một cách khoa học nhất
Theo từ điển giáo dục học "Tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức khoa học
và rèn luyện KN thực hành không có sự hướng dẫn của GV và sự quản lí trực tiếp của
cơ sở đào tạo" [13]
Theo Nguyễn Cảnh Toàn: Tự học được hiểu theo đúng bản chất là tự mình độngnão, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi sử dụng cả cơ bắp, tình cảm … đểchiếm lĩnh tri thức của nhân loại về cho bản thân [28]
Như vậy, tự học là quá trình đòi hỏi người học phải nỗ lực tối đa, tích cực, chủđộng, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức bằng hoạt động của chính mình nhằm đạt đượcmục đích đã đề ra từ trước
- KN thu thập và xử lý thông tin
- KN vận dụng tri thức vào thực tiễn
- KN trao đổi và phổ biến thông tin
- KN kiểm tra đánh giá
- KN tách nội dung bản chất từ tài liệu đọc được
- KN phân loại tài liệu đọc được
- KN trả lời câu hỏi dựa trên tài liệu đọc được
- KN lập dàn bài khi đọc SGK
- KN soạn đề cương
- KN làm tóm tắt tài liệu đọc được
- KN đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ trong SGK [1] [8].Theo Nguyễn Duân đã xác định các KN làm việc với SGK bao gồm:
- Nhóm KN làm việc với kênh chữ: KN tìm ý chính, KN tóm tắt, KN lập dàn ý,
KN lập bảng, KN lập sơ đồ
- Nhóm KN làm việc với kênh hình trong SGK: KN khai thác thông tin tranh ảnhtrong SGK, KN khai thác thông tin sơ đồ trong SGK, KN khai thác thông tin đồ thị
Trang 21trong SGK, KN khai thác thông tin từ bảng trong SGK, KN vận dụng thông tin từSGK [6].
Thông qua nghiên cứu việc phân loại các KN trên và mục tiêu giáo dục hiện nay,trong đề tài này chúng tôi sẽ tập trung rèn luyện cho HS các KN sau:
- KN thu nhận thông tin
Tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao hoạt động trí tuệ của HS trongviệc tìm hiểu và tiếp thu tri thức mới, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã nêu lên sự cấpthiết phải khéo léo tổ chức việc tự học cho HS Tự học với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo
đã tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân
lý Trong quá trình tự học, người học sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm lời giảiđáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất kích thích hoạt động trí tuệ Nếu thiếu đi sự
nỗ lực tự học của bản thân thì kết quả không thể cao dù có điều kiện ngoại cảnh thuậnlợi đến mấy (thầy giỏi, tài liệu hay) Theo Aditxterrec “Chỉ có truyền thụ tài liệu của
GV mà thôi thì dù có nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không đảm bảo được việclĩnh hội tri thức của HS Nắm vững kiến thức thực sự lĩnh hội chân lý, cái đó HS phải
tự mình làm lấy bằng trí tuệ của bản thân” Điều này khẳng định thêm vai trò của việc
tự học
Tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho ngườihọc Việc tự học rèn luyện cho người học thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giảiquyết vấn đề khó khăn trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống giúp cho học tựtin hơn trong cuộc sống của mình Hơn thế nữa, tự học thúc đẩy HS ham học, hamhiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ
Do vậy, mỗi HS phải xây dựng cho mình một thói quen, một phương thức tự họcthích hợp nhất [22]
1.2.1.7 Bản chất của việc tự học
Mỗi chúng ta đều nhận thấy rằng muốn làm tốt một việc gì dù nhỏ, đơn giản cũngcần có sự nổ lực, phấn đấu của bản thân Việc học tập cũng vậy, HS sẽ trở thành cái
Trang 22máy ghi âm lời thầy cô và cũng chóng quên nếu không biến những tri thức ấy thực sự
là của mình
Bản chất của quá trình tự học là không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV nên tấtyếu đòi hỏi sự nỗ lực, tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS Sự kiềm chế đối vớinhững ảnh hưởng ngoại cảnh hay những ước muốn không hợp lẽ trong tư tưởng làđiều kiện cần thiết đối với quá trình tự học Nếu thiếu sự kiên trì, những yêu cầu cao,
sự nghiêm túc thì bản thân người học không bao giờ thực hiện được kế hoạch học tập
do chính mình đặt ra [22]
1.2.1.8 Các hình thức tự học
* Tự học hoàn toàn (không có GV): Người học tự mài mò, tự học qua tài liệu,
thực tiễn, tự rút kinh nghiệm một cách độc lập không có sự hướng dẫn của GV Hìnhthức học tập này đòi hỏi người học phải có sự say mê khám phá tri thức mới, phải cómột vốn kiến thức nhất định Trong tự học hoàn toàn người học gặp phải khó khăn do
có nhiều kiến thức mới, dễ chán nản hoặc không có kế hoạch học phù hợp…
* Tự học qua tài liệu hướng dẫn: Người học tự tìm hiểu thông tin qua sách, báo,
giáo trình, từ đó hình thành tư duy và KN Đây là cách học mà chúng ta cần chú ý vìcách học này giúp ta xây dựng cách học tập suốt đời Cách học này cũng gặp phảinhược điểm là trong lúc tự nghiên cứu gặp khó khăn, vướng mắc bản thân không tựgiải quyết được
* Tự học có GV ở xa hướng dẫn qua PT truyền thông: Đây là cách học mà người
học có sự trao đổi, hướng dẫn của GV từ xa trong việc giải quyết tình huống, làm bài,kiểm tra, đánh giá Tuy nhiên, người học cũng gặp khó khăn là không tiếp xúc trựctiếp được với GV để trao đổi những thông tin, kiến thức vướng mắc
* Tự học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của GV (hay còn gọi là tự học có hướng dẫn): Người học học theo tài liệu hướng dẫn GV đưa trước và có sự hỗ trợ trực tiếp
hoặc gián tiếp của GV Hình thức tự học có hướng dẫn GV có thể tổ chức dạy học ởhai hình thức:
- Tự học ở nhà: GV định hướng một cách gián tiếp về PP tự học và nội dung
kiến thức nghiên cứu HS chủ động sắp xếp kế hoạch, phát huy tính chủ động, tích cực
để hoàn thành những yêu cầu mà GV yêu cầu
- Tự học trên lớp: GV hỗ trợ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho nghiên cứu HS tự
chiếm lĩnh tri thức mới HS là chủ thể của quá trình nhận thức, tự giác, tích cực sángtạo tham gia vào quá trình học tập [13]
Trang 23Hình 1.2 Sơ đồ các hình thức tự học [1].
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài.
1.2.1 Thực trạng về việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học.
1.2.1.1 Phương pháp xác định thực trạng
Để xác định thực trạng rèn luyện kỹ năng tự học cho HS trong dạy học sinh họcnói chung và trong dạy học phần sinh học tế bào nói riêng chúng tôi đã sử dụng cácphương pháp sau:
+ Sử dụng phiếu điều tra: Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để khảo sát với
32 GV sinh học đang trực tiếp giảng dạy sinh học THPT của tỉnh Nghệ An năm học
2014 - 2015
Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để khảo sát với đối tượng là HS khối 10 của
2 trường ở tỉnh Nghệ An năm học 2014 - 2015 là Trường THPT Nghi Lộc 2, THPTNghi Lộc 5
Chúng tôi đã thiết kế và sử dụng 2 phiếu điều tra (Phụ lục 1):
Phiếu số 1: Điều tra về phương pháp hướng dẫn HS tự học và tình hình thiết kếcác hoạt động khám phá trong dạy học sinh học của GV THPT (Phiếu dành cho GV)Phiếu số 2: Điều tra về phương pháp tự học SGK môn sinh học của HS THPT(Phiếu dành cho HS)
+ Dự giờ dạy: Chúng tôi đã dự giờ của các GV dạy sinh học ở 2 trường thực
nghiệm nói trên
Tự học bài mới
Tự học khi kết thúc tiết học
Tự học khi kết thúc chương
Tự học khi kết thúc phần
Hình thành
kiến thức mới
Tự học khi kết thúc môn học
Củng cố, ôn tập, hệ thống hóa kiến
thức
Các hình thức tự học
Trang 24Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành trao đổi, tham khảo bài soạn với GV bộ môn ở
cả 2 trường thực nghiệm Kết quả điều tra được tóm tắt như sau:
1.2.1.2 Việc hướng dẫn HS tự học của GV:
Qua điều tra việc sử dụng các phương pháp hướng dẫn HS tự học và tình hìnhthiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy học sinh học với 32 GV sinhhọc đang trực tiếp giảng dạy sinh học THPT của tỉnh Nghệ An năm học 2014 - 2015,kết quả thu được như sau:
Bảng 1.1 Kết quả điều tra về việc hướng dẫn HS tự học và tình hình thiết kế
và sử dụng các hoạt động khá phá trong dạy học sinh học của GV THPT
Số
TT Các nội dung cần điều tra
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không sử dụng
1
Trong quá trình soạn
giáo án, giảng dạy thầy
cô đã thiết kế các hoạt
+ Bài tập thựcnghiệm
3 Trong khâu nghiên cứu
tài liệu mới, các thầy cô
+ Để tổ chức HSthảo luận nhómtrên lớp
+ Định hướng,hướng dẫn HS tựnêu và giải quyếtcác vấn đề trongquá trình pháthiện, lĩnh hội kiến
Trang 25thức mới.
5
Những loại kiến thức sau
đây khi thầy cô sử dụng
+ Gợi ý bằng tranh,hình, mô hình,mẫu vật, đoạnvideo và tiếp tụccho HS suy nghĩtrả lơì
+ Giải thích qua và
để HS tiếp tục suynghĩ
+ Dừng lại và trảlời toàn bộ đáp án 4 12.5 26 81.25 2 6.25
kiến thức đã họcvào việc trả lời câuhỏi, giải bài tâp
18 56.25 13 40.63 1 3.13
+ Để HS giải quyếtmột số vấn đề nảysinh trong thựctiễn
13 40.62 17 53.13 2 6.25
8 Trong quá trình giảng
dạy theo phương pháp
này thầy cô thường rơi
Trang 26vào tình trạng thiếu thời
gian ở mức độ nào?
Qua kết quả bảng 1.1 cho thấy:
+ Hầu hết GV khi soạn bài cũng đã thường xuyên chú ý đến mục tiêu rèn kỹ năng
tự học cho HS Điều này chứng tỏ đa số các GV đã nhận thức được việc phải đổi mớiphương pháp và đang có những chuyển biến mới trong cách dạy, hướng tới việc rènluyện cho HS phương pháp học, đặc biệt là tự học
+ Tuy nhiên khả năng thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá của GV vẫnchưa hiệu quả, còn mang tính hình thức, không chú ý tới rèn luyện, kĩ năng tư duylogic, bồi dưỡng KNTH cho HS Vì vậy chưa phát huy được khả năng tư duy sáng tạo,chưa kích thích hứng thú, chủ động tìm tòi, chưa phát huy năng lực tự nghiên cứuSGK, tài liệu tham khảo của HS
+ Các hoạt động khám phá để hướng dẫn học sinh tự học khi giảng dạy trên lớp,được GV sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học Tuy nhiên chủ yếu là địnhhướng HS tự đọc và thu nhận thông tin từ SGK, còn việc tổ chức HS thảo luận nhóm,
để HS tự lực nghiên cứu đơn vị kiến thức trên lớp, kỹ năng diễn đạt và vận dụng kiếnthức còn chưa thường xuyên, thậm chí còn có một số GV không sử dụng các hoạtđộng khám phá theo các mục đích nói trên
+ Trong giảng dạy thì các kiến thức về khái niệm thường không khó đối với HS,
do các khái niệm thường được in sẵn trong SGK vì thế GV lại sử dụng các hoạt độngkhám phá nhiều, trong khi đó kiến thức cơ chế của quá trình, giải thích hiện tượng, vậndụng GV ít sử dụng vì HS thường khó trả lời điều này đã tạo sự nhằm chán và khôngkích thích tính tích cực chủ động sáng tạo của HS Do đó, các GV thường hướng dẫn
HS tự học loại kiến thức về khái niệm nhiều hơn là các kiến thức về cơ chế, hiệntượng, quá trình…
+ Việc hướng dẫn HS hoàn thành các hoạt động khám phá khi học sinh gặp khókhăn thì nhiều GV cũng đã đưa ra các CH phụ để gợi ý ra từng vấn đề nhỏ giúp các em
dễ dàng trong việc tìm ra đáp án Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tình trạng các GV giảithích một phần, thậm chí giải thích toàn bộ luôn đáp án CH, không để HS tiếp tụcđộng não, điều này sẽ hạn chế khả năng tự lĩnh hội kiến thức ở các em
Qua thực nghiệm chúng tôi nhân thấy ảnh hưởng của lối dạy truyền thống lên các
GV vẫn còn nhiều, các GV còn gặp khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng các hoạtđộng khám phá đặc biệt là dạng hoạt động bài tập tình huống, bài tập thực nghiệmnhằm để phát triển tư duy, bồi dưỡng KNTH cho HS Nhiều GV còn lúng túng khi sử
Trang 27dụng các hoạt động khám phá vào các khâu của quá trình DH nên các phương pháptích cực được dùng còn hạn chế hoặc mang tính hình thức, ít hiệu quả, tốn nhiều thờigian Do đó, yêu cầu đặt ra hiện nay là các GV cần nắm vững cơ sở lí luận, các nguyêntắc, quy trình thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá để rèn luyện KNTH cho HS.
1.2.2 Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng tự học ở học sinh
Qua điều tra tại 2 trường THPT thu được kết quả thể hiện ở bảng 1.2
Bảng 1.2 Kết quả điều tra về phương pháp tự học môn Sinh học của HS THPT STT
Các nội dung điều tra
thường xuyên
Chưa bao giờ
và phần giải đáp của thầy cô
Trang 28thầy cô bạn bè hiểu.
Qua kết quả bảng 2 cho thấy:
+ Khi dạy trên lớp các thầy cô ra các hoạt động khám phá để tìm hiểu kiến thứcmới thì phần lớn các em vẫn còn thụ động chờ câu trả lời của các bạn tích cực hơnhoặc là chờ câu trả lời của GV Nhưng cũng có đa số HS tập trung suy nghĩ để tự mìnhtrả lời, đa số các em chưa tích cực trao đổi thảo luận trong các hoạt động nhóm Nhưvậy, các hoạt động khám phá mà GV sử dụng chưa thực sự gây hứng thú học tập, chưaphát huy tính tích cực chủ động và khả năng tìm tòi sáng tạo của HS
+ Trong giờ học khi GV đưa ra các hoạt động khám phá nhiều HS vẫn chưa rõhoặc không hiểu yêu cầu của hoạt động đặc biệt là khả năng diễn đạt theo ý hiểu củamình còn nhiều hạn chế Điều này cho thấy, một mặt do các em chưa có ý thức tìmhiểu kiến thức nhưng mặt khác cũng do chất lượng các hoạt động mà GV đưa ra chưacao, do kỹ năng thiết kế các hoạt động khám phá của GV chưa cao hoặc do phươngpháp rèn KNTH cho HS cũng chưa đạt yêu cầu Do đó, năng lực diễn đạt của các emcòn ở mức rất thấp, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức đã học luôn đạt ở mứcthấp, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục
Qua đó chúng ta thấy HS hiện nay ít đầu tư thời gian cho việc học, mang tính đốiphó, nhiều em chưa biết cách học, chỉ quen học thuộc lòng, thụ động, chưa tích cựcsáng tạo trong việc tìm kiến thức mới Với các em có ý thức tự giác, yêu thích môn họcthì lại không có phương pháp học đúng cách nên chưa khai thác triệt để nội dung SGKmột cách chủ động, sáng tạo, kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh đặc biệt kĩnăng trình bày, thể hiện trước tập thể vẫn còn nhiều hạn chế Do đó việc hướng dẫn HS tựhọc hiện nay là một việc hết sức quan trọng để các em tự tin, chủ động và sáng tạo trongkhám phá tri thức
1.3 Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học bộ môn Sinh học chúng tôinhận thấy: Việc tổ chức rèn luyện KN tự học cho học sinh chưa đi vào thực chất; chỉdừng ở bề nổi của hình thức, chưa đi vào chiều sâu của chất lượng, chưa thường xuyên
và liên tục, chưa đều tay giữa các GV Trong khi đó yêu cầu của việc rèn luyện bất cứ
Trang 29một KN nào cũng cần có thời gian và diễn ra thường xuyên, liên tục chứ không mangtính hình thức Đồng thời trong quá trình giảng dạy, GV chưa thường xuyên chú ý việcthiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS Đểnâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng bộ môn cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa vềvấn đề “Vận dụng các hoạt động khá phá để rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh”nhằm hình thành và phát triển năng lực theo định hướng phát triển năng lực.
Trang 30CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG DẠY HỌC KHÁM PHÁ ĐỂ RÈN LUYỆN CHO
HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO
2.1 Đặc điểm nội dung phần sinh học tế bào
2.1.1 Cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học bậc Trung học phổ thông
Chương trình Sinh học bậc Trung học phổ thông có cấu trúc như sau :
Chuẩn Nâng cao
62515
11 - Sinh học cơ thể - Thực vật
- Động vật, người
2323
2323
3016182
Nhìn vào bảng phân phối chương trình toàn cấp có thể thấy nội dung chươngtrình sách giáo khoa sắp xếp theo trật tự các cấp độ tổ chức sống, từ các hệ nhỏ đếncác hệ trung lên các hệ lớn: Tế bào → Cơ thể → Quần thể → Loài → Quần xã → hệsinh thái – sinh quyển, các phần nội dung kiến thức có tính hệ thống Sinh học 10nghiên cứu các khái niệm, cơ chế, quá trình sinh học ở cấp tế bào và sinh học vi sinhvật (tương đương với cấp tế bào) Sinh học 11 nghiên cứu các cơ chế, quá trình sinhhọc xảy ra ở cấp độ cơ thể Chương trình sinh học 12 với các phần như di truyền, tiếnhóa, sinh thái học lại nghiên cứu các quá trình đó ở cấp độ quần thể và trên quần thể.Như vậy, phần sinh học tế bào trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất
về những cơ chế, quá trình sinh học ở cấp độ tế bào Đó là tiền đề, là cơ sở để tiếp thucác kiến thức về sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng ở sinh học lớp 11; di truyền
và tiến hóa ở lớp 12 Có thể coi Sinh học tế bào lớp 10 Trung học phổ thông là nềntảng kiến thức, đặt nền móng vững chắc cho việc lĩnh hội toàn bộ chương trình sinhhọc bậc Trung học phổ thông
2.1.2 Cấu trúc và nội dung phần Sinh học tế bào lớp 10 bậc Trung học phổ thông.
Trang 31Phần Sinh học tế bào lớp 10 Trung học phổ thông gồm 4 chương có nội dung cụthể như sau:
Chuẩn Nâng cao
1 Thành phần hóa
học của tế bào Bài 3 - 6 Bài 7 - 12
Giới thiệu các thành phần hóa học cấu tạonên tế bào gồm các chất vô cơ, hữu cơ
2 Cấu trúc của tế
Nghiên cứu hình thái, cấu trúc của từngloại tế bào vi khuẩn, động vật, thực vật.Tìm hiểu về các loại bào quan và vai tròcủa chúng trong tế bào, đồng thời nghiêncứu một số phương thức vận chuyển cácchất qua màng tế bào
4 Phân bào Bài 18 - 20 Bài 28 - 31
Nghiên cứu về các hình thức phân bàotrực phân, nguyên phân, giảm phân là cơ
sở cho sự sinh trưởng, phát triển và sinhsản của cơ thể được học ở sinh học lớp11
2.1.3 Đánh giá về cấu trúc, nội dung phần Sinh học tế bào bậc Trung học phổ thông.
- Bố cục phần Sinh học tế bào lớp 10 Trung học phổ thông so với các phần kháctrong toàn cấp học cũng như bố cục các phần, chương, các bài về mặt tổng thể làtương đối hợp lí, tuân theo lô gic phát triển năng lực nhận thức của HS, đảm bảonguyên tắc hệ thống đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cái bộ phận đến cái chung, kháiquát Điều này phù hợp với đặc điểm của sinh học hiện đại là dựa trên lý thuyết về cáccấp độ tổ chức của sự sống, xem giới hữu cơ như những hệ thống có cấu trúc, gồmnhững thành phần tương tác với nhau và với môi trường, tạo nên khả năng tự than vậnđộng, phát triển của hệ thống Mỗi hệ lớn gồm những hệ nhỏ, mỗi hệ nhỏ lại gồm
Trang 32những hệ nhỏ hơn, giữa các hệ có những mối tương tác phức tạp, tạo nên những đặctrưng của mỗi cấp tổ chức.
- Nội dung phần Sinh học tế bào lớp 10 có tính khoa học và cập nhật cao
Phần Sinh học tế bào có sự sắp xếp các kiến thức về thành phần hóa học của tếbào, cấu tạo của các bào quan của tế bào theo hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từcấu trúc đến chức năng Cách sắp xếp này đảm bảo trang bị cho học sinh những kiếnthức cơ bản trước khi các em nắm bắt, khám phá, lĩnh hội những kiến thức khó, phứctạp Tuy nhiên, một số bài còn đi sâu vào nghiên cứu các cơ chế phức tạp như quanghợp, hô hấp, hóa tổng hợp Đó là những cơ chế khó đòi hỏi học sinh không chỉ nắmkiến thức sinh học mà phải nắm vững kiến thức hóa học, vật lí nhưng những kiến thứcnày chưa được học ở lớp 10 Sự chênh lệch về kiến thức liên môn này gây khó khăncho giáo viên và học sinh trong dạy học
- Cấu trúc từng bài gồm cả kênh hình và kênh chữ, phần củng cố cũng như hệthống hoạt động (các lệnh) đã tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh thực hiện đổimới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.Tuy nhiên, hệ thống các hoạt động trong sách giáo khoa phần Sinh học tế bào lớp 10chủ yếu là các hoạt động minh họa, chứng minh kiến thức, số lượng các hoạt độngchưa nhiều, các hoạt động để tổ chức học sinh tìm tòi, khám phá còn ít, một số kiếnthức về cơ chế, quá trình hình ảnh tĩnh trong sách giáo khoa không thể hiện được.Điều đó gây khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức hoạt động học tập của học sinhtheo các phương pháp sư phạm khác nhau
Những đặc điểm cấu trúc, nội dung phần Sinh học tế bào lớp 10 Trung học phổ thông
đã định hướng cho tôi thiết kế, bổ sung thêm các hoạt động khám phá để tổ chức học sinhhọc tập, giúp các em nhận thức, lĩnh hội kiến thức tốt hơn, rèn luyện cho học sinh một số kĩnăng tự học, tạo cho các em lòng say mê và hứng thú trong học tập
2.2 Hệ thống các hoạt động khám phá để rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh phần sinh học tế bào bậc trung học phổ thông.
Dựa vào những phân tích về cấu trúc, mục tiêu và nội dung của phần sinh học tếbào chúng tôi thấy: để hình thành được những khái niệm theo logic phát triển các khái
Trang 33niệm thì cần rèn luyện cho HS kĩ năng khái quát hóa, sơ đồ hóa và hệ thống hoá Đốivới các kiến thức về mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng, kiến thức về cơ chế củamột số hiện tượng, quá trình thì cần rèn luyện cho HS kĩ năng lập dàn ý, lập bảng, vẽ
đồ thị, vẽ hình và kĩ năng trình bày trước tập thể
Hơn nữa, cách biên soạn của SGK mới hiện nay theo hướng giúp HS tự học, tự
tìm tòi khám phá với sự trợ giúp của GV, cụ thể:
+ Hệ thống các chương, các bài, các phần trong bài tương đối hợp lí, bảo đảmnguyên tắc hệ thống, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cái riêng đến cái chung, khái quátgiúp HS có một cái nhìn tổng thể, HS sẽ dễ dàng hình thành được năng lực hệ thốnghoá kiến thức
+ Các tranh, ảnh, hình vẽ được in màu, dễ quan sát, có tính thẩm mĩ cao làm tăngtính hấp dẫn của môn học góp phần giúp HS học tốt hơn
+ Phần chủ yếu của các bài học là các hoạt động đề ra cho HS, nêu nhiệm vụnhận thức hoặc hành động nhưng chưa có lời giải Do đó, có điều kiện để sử dụng cáchoạt động khám phá để tổ chức cho HS hoạt động để các em tìm tòi, phát hiện, khámphá những điều phải học, nhằm lĩnh hội kiến thức bài học
Vì thế, phần sinh học tế bào là một trong những nội dung của chương trình môn
sinh học THPT có khả năng sử dụng các hoạt động khám phá để rèn luyện KNTH cho
HS ở mức độ là diễn đạt được những điều đã thu nhận, xử lí và vận dụng những thôngtin đã thu nhận
2.2.1 Hoạt động dạng trả lời câu hỏi.
Với những kiến thức đòi hỏi phải vận dụng kiến thức trước đó để giải thích cấutrúc phù hợp với chức năng, nguyên nhân, cơ chế, suy ra mối quan hệ, phân tích tìm radấu hiệu bản chất hoặc phải khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức thì GV cần hướngdẫn HS tự nghiên cứu SGK trong giờ học ở trên lớp cũng như ở nhà thông qua cáchoạt động khám phá dạng trả lời câu hỏi Từ các dạng CH như: Vì sao …? Quá trình
đó được diễn ra theo cơ chế nào? Bản chất của hiện tượng (sự kiện… ) là gì? Cấu trúc
đó phù hợp với chức năng như thế nào? Thông qua các hoạt động GV sẽ định hướng
cho các em HS rèn luyện các kỹ năng thu nhận thông tin, KN xử lý thông tin, KN diễn
đạt thông tin, KN vận dụng thông tin Vấn đề cốt lõi ở đây là việc lựa chọn phần nộidung kiến thức, là mục lớn hay mục nhỏ trong một bài, là một chương thông qua mộthoạt động lớn nhằm tăng cường sự hoạt động của HS
Trang 342.2.1.1 Hoạt động dạng trả lời câu hỏi rèn luyện kỹ năng thu nhận và xử lý thông tin
Để thu nhận thông tin GV thiết kế các hoạt động khám phá, tổ chức cho HS hoạtđộng tìm ra câu trả lời từ đó lượng thông tin cần thu nhận là từ câu trả lời của HS
Hoạt động 1 Khi dạy bài 9 – Tế bào nhân thực, phần V GV tổ chức cho HS lĩnh
hội kiến thức thông qua hoạt động sau:
1 Mục tiêu:
- Nêu được cấu trúc của ty thể, hiểu được chức năng của ty thể.
- Giải thích sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của ty thể
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ phát hiện kiến thức
2 Phương tiện hoạt động:
Hoạt động 2 Khi dạy bài Axit nuclêic, GV tổ chức dạy học thông qua hoạt động
khám phá sau:
1 Mục tiêu: - Khám phá cấu trúc hoá học, chức năng của ADN.
- Phân tích cấu trúc ADN phù hợp với chức năng của nó.
Trang 35- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ phát hiện kiến thức
2 Phương tiện dạy học
Hình 2.2 Mô hình cấu trúc của phân tử ADN
Hình 2.3 Cấu trúc của đơn phân - Nuclêôtit
Trang 36+ Trong cấu trúc ADN nuclêôtit loại A của mạch đơn này liên kết với nuclêôtit loạinào ở mạch đơn kia và liên kết đó là gì? Nuclêôtit loại G của mạch đơn này liên kết vớinuclêôtit loại nào ở mạch đơn kia và liên kết đó là gì? Sự liên kết đó có ý nghĩa gì?+ Phân tích những đặc điểm cấu tạo của ADN giúp chúng thực hiện tốt chức năng
di truyền
Như vậy, thông qua việc đọc và trả lời nội dung các CH trên, GV đã giúp HS có kĩnăng tự mình nắm bắt được thông tin khi HS nghiên cứu qua SGK, thảo luận Với các mục lớn hay nhỏ trong một bài được trình bày chưa rõ ý thì cần đưa racác hoạt động dạng trả lời câu hỏi để rèn luyện cho HS biết tìm ra ý chính từ nội dungmục đó
Dạy cho HS kĩ năng tách ra nội dung chính, bản chất từ tài liệu đã đọc được là điềurất có ý nghĩa trong khâu thu nhận thông tin vì HS không nhất thiết phải nhớ hết thôngtin trong SGK mà chỉ cần nhớ những kiến thức trọng tâm cơ bản nhất Khi HS gặp khókhăn trong thu nhận thông tin GV có thể nêu CH gợi ý, hướng dẫn HS quan sát tranhhình trên cơ sở đó HS sẽ thực hiện được nhiệm vụ mà GV yêu cầu, HS sẽ xác địnhđược các ý chính, phân biệt được chúng với các ý phụ dùng để minh hoạ cho ý chính
GV yêu cầu HS diễn đạt nội dung chính đọc được, đặt tên đề mục cho phần Có như thếmới đảm bảo sau khi hoàn thành các hoạt động khám phá đặt ra, HS sẽ tách ra được nộidung chính, bản chất, tức là phần nào đó đã tự lĩnh hội được kiến thức mới
Sau khi HS đã thu nhận được các thông tin từ SGK từ thảo luận, vấn đề đặt ra
cho HS là phải biết phân tích thông tin, xác định được các nội dung chính, mối liên hệgiữa các nội dung kiến thức rồi tổng hợp và rút ra được các kết luận khái quát
Hoạt động 3 Khi dạy bài 8 – Tế bào nhân thực, nhằm giúp HS biết phân tích
thông tin, xác định được các nội dung chính, mối liên hệ giữa các nội dung kiến thứcrồi tổng hợp và rút ra được các kết luận khái quát sau khi HS đã thu nhận được cácthông tin từ SGK, từ các kiến thức đã học
1 Mục tiêu:
- Khám phá cấu trúc của tế bào động vật và cấu trúc tế bào thực vật.
- Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật, qua đóchứng minh nguồn gốc và các hướng tiên hóa của 2 giới động vật này
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ, kĩ năng so sánh
2 Phương tiện hoạt động
Trang 37Hình 2.4 Cấu trúc Tế bào động vật và tế bào thực vật
3 Hoạt động:
Quan sát hình 2.4 kết hợp nghiên cứu SGK trang 36-37, hãy cho biết:
- Sự giống nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật Từ những đặc điểm đórút ra kết luận gì về nguồn gốc giữa chúng?
- Những loại bào quan nào có ở thực vật mà không có ở động vật và ngược lại?
Từ những đặc điểm khác nhau đó rút ra kết luận gì về chiều hướng tiến hóa giữachúng?
Hoạt động 4 Khi dạy bài giảm phân, để hình thành kiến thức mới GV tổ hoạt
động sau:
1 Mục tiêu:
- Khám phá sự vận động của NST trong quá quá trình giảm phân
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình và khái quát hóa
2 Phương tiện hoạt động:
Hình 2.5 Sự trao đổi chéo của cặp NST tương đồng
3 Hoạt động
Quan sát hình 2.5 và nghiên cứu thông tin SGK, Hãy cho biết:
- Thời điểm diễn ra quá trình trao đổi chéo của cặp NST tương đồng
Trang 38- Sự trao đổi chéo có ý nghĩa gì đối với tiến hóa và chọn giống?
Hoạt động 5: Khi dạy bài Quang hợp, GV tổ chức DH thông qua hoạt động sau
1 Mục tiêu:
- Khám phá quá trình quang hợp ở thực vật, phân tích quá trình tổng hợp các chấthữu cơ ở các nhóm sinh vật
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình và khái quát hóa
2 Phương tiện hoạt động: Thông tin kiến thức quang hợp.
3 Hoạt động: Khi dạy bài Quang hợp, GV tổ chức cho HS hình thành kiến thức
mới thông qua hoạt động khám phá sau: Em hãy cho biết:
- Trong quang hợp oxi được thải từ nguyên liệu nào? Quá trình đó xảy ra ở đâu?
- Trình bày mối liên quan giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật
- Nêu những điểm khác nhau về: nguồn cung cấp hyđrô, sản phẩm quang hợp,năng lượng hấp thụ và sắc tố quang hợp của cây xanh với vi khuẩn quang hợp
2.2.1.2 Hoạt động dạng trả lời câu hỏi rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông tin.
Diễn đạt lại những thông tin là một trong những cách thể hiện sự lĩnh hội thôngtin đã thu nhận và xử lí được Để HS diễn đạt được những thông tin đã thu nhận được,trước hết GV phải thiết kế các hoạt động khám phá nhằm kích thích tính tích cực, chủđộng và sáng tạo của HS Trên cơ sở phân tích đối tượng và tìm ra mối tương quangiữa các phần nội dung kiến thức sẽ giúp HS diễn đạt lại những thông tin kiến thức đãthu nhận và xử lý Diễn đạt thông tin có thể là ghi lại những ý cơ bản đã được chứngminh, giải thích trong bài đọc
Với các bài hoặc một số mục của bài mà nội dung kiến thức được SGK trình bàykhông theo một trật tự logic nào cả, các ý sắp xếp lộn xộn, HS sẽ khó nhận thức đượckiến thức một cách có hệ thống thì cần phải đưa ra các hoạt động hướng dẫn HS lập
lại dàn ý cho các bài, mục đó Với những kiến thức như giải thích cơ chế, giải thích
hiện tượng, nguyên nhân….thì có thể đưa ra các các hoạt động yêu cầu HS diễn đạt lạibằng những lập luận logic của mình sau khi đã thu nhận và xử lí thông tin để giải thíchnhững kiến thức đó Đó là các dạng CH như: Tại sao em có thể nhận biết được điềuđó?, Do đâu mà có hiện tượng đó?, Làm thế nào em phân biệt được nó với…?, Dựavào đâu mà em có thể giải thích được như vậy?
Hoạt động 6: Khi dạy xong bài 6 – Axit Nucêic, ở phần củng cố để giúp HS nắm
rõ kiến thức trọng tâm, khắc sâu kiến thức GV tổ chức dạy học nhằm rèn luyện cho HS
kỹ năng diễn đạt lại kiến thức thông qua hoạt động sau:
Trang 391 Mục tiêu: - Khám phá sự khác nhau trong cấu trúc của ARN với ADN.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ, kĩ năng so sánh vàkhái quát hóa
2 Phương tiện hoạt động:
Hình 2.6 Cấu trúc ADN và ARN
3 Hoạt động
Quan sát hình 2.6 Cấu trúc ADN và ARN và nghiên cứu thông tin SGK trang 26– 28, hãy cho biết :
- Sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và ARN
- Từ cấu trúc của ADN và ARN hãy giải thích tại sao trong tế bào nhân thựcADN bền vững hơn ARN?
Hoạt động 7 Khi dạy bài 26 - Quang hợp
1 Mục tiêu: - Khám phá cơ chế hoạt động của quang hợp
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, khái hóa kiếnthức
2 Phương tiện hoạt động:Thông tin về kiến thức quang hợp
Trang 40Hình 2.7 Sơ đồ các pha trong quang hợp
3 Hoạt động:
- Quan sát hình 2.7 kết hợp nghiên cứu SGK mục 3 "Cơ chế quang hợp" (trang
86-87), hãy cho biết:
+ Vị trí, diễn biến, nguyên liệu, sản phẩm, sơ đồ tóm tắt của pha sáng quang hợp.+ Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp
Hoạt động 8 Khi dạy bài 8 - Tế bào nhân thực, GV tổ chức HS thu nhân và xử
lý thông tin kiến thức thông qua các hoạt động khám phá sau:
1 Mục tiêu:
- Khám phá về quá trình v.ận chuyển các chất trong tế bào
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình và khái quát hóa
2 Phương tiện hoạt động:
Hình 2.8 Dòng di chuyển của vật chất
3 Hoạt động: Quan sát hình 2.8 và nghiên cứu thông tin SGK thảo luận hoàn
thành câu hỏi sau:
Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể động vật thì tế bào bạch cầu lympho B tiết rakháng thể để tiêu diệt vi khuẩn Hãy cho biết vai trò của mỗi loại bào quan ở tế bàolympho B tham gia vào quá trình sản xuất và tiết kháng thể